[TÌM HIỂU] DNS là gì | Chức năng & Cách dùng của hệ thống phân giải tên miền 2024

Bạn mới tập tành tạo website cá nhân nhưng chưa biết phải bắt đầu như thế nào? Một số ý nghĩa của  thuật ngữ chuyên ngành như DNS là gì, khái niệm DNS Servers,…thật khó hiểu.

Không cần phải quá lo lắng,VinaHost đơn vị cung cấp máy chủ – Hosting – Cloud sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất, hỗ trợ bạn có riêng cho bản thân một website cá nhân thật thu hút. Tìm hiểu ngay DNS là gì nhé! 

1. DNS là gì? DNS là viết tắt của cụm từ nào?

DNS là gì – DNS là từ viết tắt của Domain Name System. Đây là một hệ thống phân giải tên miền dùng để tìm kiếm địa chỉ IP của một trang web hoặc một tài nguyên trên mạng Internet.

Khi bạn nhập một địa chỉ web vào trình duyệt, trình duyệt sẽ sử dụng DNS để tìm kiếm địa chỉ IP của máy chủ chứa trang web đó.

DNS còn có thể được sử dụng để phân giải tên miền của các dịch vụ khác nhau, chẳng hạn như địa chỉ email, máy chủ FTP hoặc các dịch vụ mạng khác.

DNS cũng hỗ trợ các tính năng bảo mật như chữ ký số và mã hóa để đảm bảo tính bảo mật của thông tin truyền tải qua mạng.

DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết
DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết

2. Chức năng của DNS Server thường để làm gì?

DNS Server có chức năng quan trọng trong việc phân giải tên miền thành địa chỉ IP và giúp trình duyệt tìm kiếm và kết nối đến các trang web hoặc tài nguyên trên mạng Internet. Cụ thể, DNS Server có các chức năng như sau: 

Phân giải tên miền: DNS Server giúp phân giải tên miền của các trang web thành địa chỉ IP của máy chủ chứa trang web đó.

Khi bạn nhập tên miền vào trình duyệt, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến DNS Server để tìm kiếm địa chỉ IP tương ứng.

Lưu trữ thông tin DNS: DNS Server lưu trữ thông tin về các tên miền và địa chỉ IP tương ứng. Khi trình duyệt yêu cầu tìm kiếm một tên miền, DNS Server sẽ truy vấn trong cơ sở dữ liệu của nó để tìm kiếm thông tin tương ứng với tên miền đó.

Cập nhật thông tin DNS: DNS Server có thể được cấu hình để cập nhật thông tin về tên miền và địa chỉ IP tương ứng. Các thay đổi này có thể được thực hiện bởi quản trị viên mạng hoặc tự động thông qua các công cụ quản lý DNS.

Tăng tốc độ truy cập: DNS Server cũng có thể được sử dụng để tăng tốc độ truy cập cho người dùng bằng cách lưu trữ thông tin DNS trong bộ nhớ đệm.

Khi truy vấn DNS là gì được thực hiện, DNS Server sẽ truy cập thông tin từ bộ nhớ đệm trước, nếu có, thay vì thực hiện truy vấn đến các máy chủ DNS khác.

Bảo mật thông tin DNS: DNS Server có thể được cấu hình để đảm bảo tính bảo mật của thông tin DNS.

Các tính năng bảo mật bao gồm chữ ký số, mã hóa và xác thực người dùng để đảm bảo rằng thông tin DNS là gì được truyền tải an toàn và không bị đánh cắp. 

Xem thêm: Domain là gì? Cấu trúc, phân loại và tiêu chí lựa chọn tên miền

DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết
DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết

3. Cách thức hoạt động của DNS

Mỗi nhà cung cung cấp các dịch vụ Internet (ISPs) sẽ hoạt động và duy trì từng DNS Server riêng. Khi người dùng muốn tìm kiếm địa chỉ website thì máy chủ DNS là gì sẽ phân giải tên miền và trả về địa chỉ IP tương ứng với nhu cầu tìm kiếm của bạn. 

Trong đó, INTERNIC sẽ làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý tên miền và các máy chủ DNS trên không gian mạng. INTERNIC sẽ thực hiện nhiệm vụ cụ thể là quản lí các tên miền đã đăng ký và tên miền đăng ký mới trên Internet. 

Tuy nhiên, INTERNIC sẽ không tham gia vào quá trình phân giải các tên miền thành địa chỉ IP bạn nhé! 

Máy chủ DNS (DNS server) có khả năng truy vấn nhiều máy chủ DNS khác nhau để có thể hoàn thành nhiệm vụ phân giải tên miền trên hệ thống.

Nó cũng có thể dùng để lưu trữ các miền đã được phân giải thành địa chỉ IP để xử lý tốc độ cho những yêu cầu phân giải sau này. 

Lưu ý: Số lượng tên miền được lưu trữ trên máy chủ DNS (DNS Server) sẽ tùy vào quy mô của từng máy chủ. 

Trong mỗi máy chủ DNS là gì có hai nhiệm vụ chính: 

  • Phân giải tên miền (Domain Name) thành địa chỉ IP cho các máy tính trong miền mà nó đang quản lý. 
  • Trả lời và giải đáp các yêu cầu phân giải tên miền từ hệ thống máy chủ bên ngoài cho tên miền mà Server DNS đang quản lý. 

Xem thêm: IP là gì | Hướng dẫn cách xem địa chỉ IP trên điện thoại & PC, Laptop

DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết
DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết

4. Các loại bản ghi trên DNS Server

Hiện tại, đang có 7 bản ghi trên DNS Server để tìm hiểu bạn đọc ngay thông tin từ nhà cung cấp máy chủ – Hosting – Cloud, VinaHost cập nhật ngay bên dưới nhé! 

  • A Record 

A record (Address record) là một loại bản ghi trên DNS (Domain Name System) Server, được sử dụng để lưu trữ thông tin về địa chỉ IP của một tên miền cụ thể.

Đây được xem là một bản ghi đơn giản, được dùng phổ biến trên thị trường và thực hiện nhiệm vụ trỏ tên về website để tới một địa chỉ IP cụ thể. 

Mỗi tên miền có thể có nhiều bản ghi A khác nhau, nhằm hỗ trợ tính sẵn sàng cao hơn và chia sẻ tải trên nhiều máy chủ.

Ngoài ra, khi sử dụng bản ghi A Record bạn có thể đổi tên mới dễ dàng hơn hay thêm Time to live (thời gian tự động tái lại bản ghi) và Points to để chỉ tới IP mong muốn.  

  • CNAME Record 

CNAME record (Canonical Name record) là một loại bản ghi trên DNS (Domain Name System) Server, được sử dụng để tạo ra một tên miền thay thế (alias) cho một tên miền khác.

CNAME record cung cấp cách thức để liên kết một tên miền với một tên miền khác mà có cùng địa chỉ IP, giúp tăng tính sẵn sàng và dễ dàng quản lý các tên miền.

  • MX Record    

MX Record là bản ghi dùng để lưu trữ thông tin về server thư điện tử (mail server) được sử dụng để nhận và gửi email cho một tên miền cụ thể.

Khi một email được gửi đến một địa chỉ email thuộc tên miền cụ thể, server thư điện tử của người gửi sẽ sử dụng MX record để phân giải tên miền và xác định địa chỉ IP của server thư điện tử tương ứng.

Sau đó, email sẽ được gửi đến server thư điện tử này để tiếp tục xử lý và chuyển tiếp đến người nhận.

Mỗi tên miền có thể có nhiều bản ghi MX khác nhau, nhằm hỗ trợ tính sẵn sàng cao hơn (Thậm chí là TTL) và chia sẻ tải trên nhiều server thư điện tử.

DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết
Các loại bản ghi trên DNS Server – Nguồn: DNS là gì
  • TXT Record 

Tiếp tục là bản ghi TXT Record đảm nhiệm vai trò chứa các thông tin định dạng văn bản của tên miền. Khi sử dụng bản ghi này, bạn có thể thêm được host mới, thêm giá trị TXT, TTLPoints to

  • AAA Record 

AAAA record (IPv6 Address record) là một loại bản ghi trên DNS (Domain Name System) Server, được sử dụng để lưu trữ thông tin về địa chỉ IPv6 của một tên miền cụ thể.

Địa chỉ IPv6 là phiên bản mới hơn của địa chỉ IP và được sử dụng để định danh cho các thiết bị trên mạng internet.

Mỗi tên miền có thể có nhiều bản ghi AAAA khác nhau, nhằm hỗ trợ tính sẵn sàng cao hơn và chia sẻ tải trên nhiều máy chủ.

Xem thêm: IPv6 Là Gì? Các Kiến Thức Cần Biết Về IPv6

  • NS Record 

NS Record (Name Server record) là bản ghi dùng để Lưu trữ thông tin về tên miền của máy chủ DNS chịu trách nhiệm cho một tên miền cụ thể nào đó. 

Mỗi tên miền có thể có nhiều máy chủ DNS khác nhau, nhằm hỗ trợ tính sẵn sàng cao hơn và chia sẻ tải trên nhiều máy chủ. Sử dụng bản ghi NS Record bạn có thể tạo Name Server, TTL và cả Host mới. 

Khi một trình duyệt hoặc ứng dụng yêu cầu truy cập đến một tên miền cụ thể, DNS Server sẽ sử dụng bản ghi NS để tìm máy chủ DNS chịu trách nhiệm cho tên miền này.

Sau đó, DNS Server sẽ tiếp tục sử dụng các bản ghi DNS Record khác để phân giải tên miền thành địa chỉ IP tương ứng.

  • SRV Record

Cuối cùng là bản ghi SRV Record được biết đến như một bản ghi đặc biệt của Domain Name System dùng để chỉ định chính xác về thông tin của các dịch vụ mạng được cung cấp bởi một tên miền nào đó. 

SRV record được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng dịch vụ mạng như VoIP (Voice over Internet Protocol), LDAP (Lightweight Directory Access Protocol)XMPP (Extensible Messaging and Presence Protocol) để tìm kiếm các máy chủ cung cấp dịch vụ cụ thể cho một tên miền.

5. Phân loại DNS Server

5.1. Root Name Server

Root Name Server (Máy chủ gốc DNS) là một tập hợp các máy chủ DNS (Domain Name System) trên toàn cầu, chịu trách nhiệm cho việc phân giải tên miền trên mạng internet.

Các máy chủ này được duy trì bởi các tổ chức quản lý tên miền quốc tế, bao gồm ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers) và Verisign.

Root Name Server cung cấp danh sách các tên miền cấp cao nhất trên internet, bao gồm các tên miền cấp cao nhất (top-level domain) như .com, .org, .net, .edu, .gov, .mil và các tên miền quốc gia cấp cao nhất như .us, .uk, .fr,..

Các máy chủ gốc DNS là gì không chứa thông tin về các tên miền cụ thể, mà chỉ cung cấp thông tin về các máy chủ DNS cấp cao hơn để tiếp tục phân giải tên miền.

DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết
Phân loại DNS Server – Nguồn: DNS là gì

Cơ chế hoạt động của Root Name Server cụ thể như sau: Khi một trình duyệt hoặc ứng dụng truy cập một tên miền cụ thể, DNS resolver (phần mềm trên máy tính hoặc trên mạng) sẽ gửi yêu cầu đến một trong các máy chủ gốc DNS là gì để xác định các máy chủ DNS cấp cao hơn cho tên miền đó.

Sau đó, DNS resolver sẽ tiếp tục gửi yêu cầu đến các máy chủ DNS cấp cao hơn cho đến khi tìm thấy máy chủ DNS là gì chứa thông tin về tên miền cụ thể và trả về địa chỉ IP tương ứng.

5.2. Local Name Server

Local Name Server là một máy chủ DNS được cấu hình trên mạng nội bộ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp, giúp hỗ trợ quản lý tên miền và phân giải tên miền nhanh chóng và hiệu quả trên mạng nội bộ.

Local Name Server hoạt động bằng cách lưu trữ các bản ghi DNS Record cho các tên miền được sử dụng thường xuyên trên mạng nội bộ, giúp giảm thiểu thời gian phản hồi và tăng cường tính sẵn sàng khi truy cập các tài nguyên trên mạng.

6. Cách thức hoạt động của DNS Server

Để hiểu được cơ chế hoạt động của DNS là gì bạn cần hiểu quy trình của một máy tính cá nhân khi muốn truy cập vào địa chỉ VinaHost.vn, cụ thể theo từng bước như sau: 

Bước 1: Khi bạn sẽ truy cập vào website của VinaHost.vn bằng máy tính cá nhân, lúc này máy client sẽ gửi đến yêu cầu tìm địa chỉ IP của tên miền  Vinahost.vn đến máy chủ tên miền cục bộ. 

Bước 2: Tiếp tục, máy chủ miền cục bộ sẽ thực hiện rà soát các cơ sở dữ liệu để xem có những thông tin vào khác có tương ứng IP  tên miền “VinaHost.vn” nữa không? Nếu không thì sẽ nhanh chóng trả IP của VinaHost.vn cho máy Client. 

Trường hợp, nếu sau khi rà soát và không phát hiện cơ sở dữ liệu có liên quan đến miền VinaHost.vn máy chủ miền cục bộ sẽ tiếp tục gửi yêu cầu đến ROOT Name Server. 

Bước 3: Tuy nhiên, Root Name Server không chứa thông tin về địa chỉ IP của Vinahost.vn, mà chỉ chứa thông tin về máy chủ quản lý tên miền của Việt Nam (.vn).

Khi đó Root Name Server sẽ gửi thông tin về địa chỉ máy chủ quản lý tên miền .vn cho máy chủ tên miền cục bộ.

Bước 4: Lúc này, máy chủ tên miền cục bộ sau đó sẽ gửi yêu cầu tìm kiếm đến máy chủ quản lý tên miền .vn để tìm địa chỉ IP của Vinahost.vn.

Máy chủ quản lý tên miền .vn có cơ sở dữ liệu chứa thông tin về tất cả các tên miền .vn, bao gồm cả Vinahost.vn. Vì vậy, máy chủ quản lý tên miền .vn sẽ trả lại địa chỉ IP của Vinahost.vn cho máy chủ tên miền cục bộ.

Bước 5: Bởi vì máy chủ quản lý tên miền VN có chứa cơ sở dữ liệu của tất cả các website có đuôi .vn (Tức là miền .vn) nên sẽ trả lại địa chỉ IP tên miền VinaHost cho máy chủ tên miền cục bộ. 

Bước 6: Cuối cùng máy chủ tên miền cục bộ sẽ gửi thông tin về tên miền Vinahost đến máy Client, sau đó client sẽ tiếp tục sử dụng ip vừa được cấp để truy cập tới máy  Server Vinahost.vn

DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết
Cách thức hoạt động của DNS Server – Nguồn: DNS là gì

7. Nguyên tắc vận hành của DNS Server

Về vận hành của DNS là gì sẽ có cơ chế hoạt động tương tự với hệ thống khách, nó cũng sẽ có những nguyên tắc hoạt động nhất định và muốn sử dụng được bạn bắt buộc phải hiểu được nguyên lý hoạt động.

Nội dung bên dưới sẽ đề cập khái quát về nguyên tắc làm việc DNS Server cụ thể như sau: 

  • Mỗi nhà cung cấp dịch vụ sẽ có hệ thống DNS riêng để phân giải tên miền của mình trên Internet và đảm bảo cho người dùng có thể truy cập vào các trang web của doanh nghiệp nhanh chóng nhất.
  • Khi người dùng truy cập vào một trang web, DNS server sẽ phân giải tên miền của website đó tại chính tổ chức quản lý website, không phải ở các tổ chức hay nhà cung cấp dịch vụ khác.
  • INTERNIC là tổ chức được thành lập với mục đích đăng ký tên miền của internet và theo dõi các DNS server tương ứng. Tuy nhiên, INTERNIC không thực hiện phân giải tên miền mà chỉ quản lý tất cả các DNS trên server. DNS có khả năng truy vấn các DNS Server khác để có được tên miền đã được phân giải, và nó có hai chức năng chính là phân giải tên miền và trả lời các yêu cầu của các DNS server khác.
  • Mỗi DNS server sẽ quản lý và chịu trách nhiệm phân giải tên miền từ các máy bên trong tên miền đến các địa chỉ internet mà nó quản lý. Ngoài ra, nó còn có trách nhiệm trả lời các yêu cầu từ các DNS server khác bên ngoài đang cố gắng phân giải tên miền mà nó quản lý. Tất cả các nhà cung cấp dịch vụ đều có hệ thống DNS riêng để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người dùng, và INTERNIC là tổ chức quản lý các tên miền và DNS server trên toàn thế giới.

8. Hướng dẫn cách sử dụng DNS Server chi tiết

Mỗi DNS server có tốc độ hoạt động khác nhau, vì vậy người dùng có thể tự do lựa chọn DNS server phù hợp cho thiết bị của mình.

Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng DNS của nhà cung cấp mạng thì không cần phải điền địa chỉ DNS là gì khi kết nối với Internet.

Và ngược lại khi sử dụng máy chủ khác, người dùng sẽ phải điền địa chỉ cụ thể của máy chủ mà họ muốn sử dụng.

Để thay đổi địa chỉ DNS là gì, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn mở Control Panel từ Start Menu.

Bước 2: Truy cập vào View network status and tasks.

Bước 3:Tiếp tục, bạn kết nối với internet đang sử dụng.

Bước 4: Chọn phần Properties, sau đó chọn Internet Protocol Version 4.

Bước 5: Tại cửa sổ Properties, chọn Use the following DNS server addresses để thay đổi DNS.

Bước 6: Nhập địa chỉ DNS mới vào các trường Preferred DNS server và Alternate DNS server (nếu có) và nhấn OK để lưu thay đổi. 

Sau đó, bạn có thể kiểm tra lại kết nối Internet để đảm bảo rằng thay đổi DNS là gì đã được áp dụng thành công. Việc thay đổi DNS là gì có thể giúp cải thiện tốc độ kết nối Internet và truy cập các trang web một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn đấy! 

DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết
Hướng dẫn cách sử dụng DNS Server chi tiết – Nguồn: DNS là gì

9. Tại sao DNS dễ bị tấn công nhất?

DNS là một trong những dịch vụ internet quan trọng và cũng không thể tránh khỏi những cuộc tấn công từ các hacker.

Mục đích của những cuộc tấn công này là ngắt kết nối hoặc làm gián đoạn các trang web mà người dùng đang truy cập, đây là dạng tấn công từ chối dịch vụ (DoS). Hiện tại, có hai dạng máy chủ tên miền là: máy chủ tên có thẩm quyền và máy chủ tên đệ quy.

Trong đó, máy chủ tên đệ quy có vai trò sẽ trả lời các truy vấn DNS là gì của người dùng khi sử dụng Internet, đây cũng chính là nơi lưu trữ các kết quả phản hồi của DNS trong thời gian dài vì vậy thường sẽ được Hacker nhắm để để tấn công nhằm đánh cắp cơ sở dữ liệu của người dùng.

DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết
Tại sao DNS dễ bị tấn công nhất – Nguồn: DNS là gì

Các hacker có thể mò tìm ra các điểm yếu của DNS là gì sau đó có thể chiếm quyền điều khiển DNS để điều hướng người dùng đến các trang web độc hại hoặc đánh cắp thông tin quan trọng của người dùng hoặc doanh nghiệp bằng cách sử dụng kỹ thuật DNS Tunneling.

Một dạng tấn công nguy hiểm khác là Man-In-The-Middle (người trung gian). Hacker có thể can thiệp trực tiếp vào các dịch vụ như Voice Over IP (VoIP), đánh cắp email, chuyển hướng trang web, đánh cắp thông tin tài khoản thẻ, thông tin mật hay mật khẩu của người dùng.

10. Tìm hiểu về rò rỉ DNS

Khi thông tin DNS là gì bị rò rỉ, các bên thứ ba có thể thu thập và sử dụng thông tin đó để theo dõi và phân tích hành vi trực tuyến của khách hàng, đối tác từ công ty.

Vì vậy, khi bị rò rỉ DNS doanh nghiệp của bạn sẽ bước đến bờ vực bị mất khách hàng, mất dữ liệu đối tác,…

Có thể nói, vấn đề DNS là gì bị rò rỉ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của doanh nghiệp vì vậy đây được xem là lỗi khá quan trọng mà bạn cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách xử lý nếu xảy ra sự cố này. 

10.1. Rò rỉ DNS là gì?

Rò rỉ DNS là hiện tượng khi thông tin truy vấn DNS của người dùng bị rò rỉ ra ngoài mạng Internet, thường là do thiết bị mạng hay phần mềm đang sử dụng không được cấu hình chính xác hoặc bị lỗ hổng bảo mật.

Cụ thể khi bạn kết nối dịch vụ DNS để kết nối với Domain để nhập và giữ địa chỉ IP của máy chủ dùng để lưu trữ Website.

Nhờ có nguyên lý hoạt động này mà trang web của bạn có thể hiển thị khi người dùng tìm kiếm trên Google. 

Tuy nhiên, khi bạn kết nối Internet thông qua VPN, thì DNS trong kết nối sẽ di chuyển trực tiếp tới ISP và không đi qua các VPN khác để cung cấp tất cả thông tin của website đang kết nối. 

Như vậy khi gặp vấn đề rò rỉ DNS là gì thì nguy cơ thông tin truy vấn DNS của doanh nghiệp có thể bị lộ ra ngoài. 

10.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rò rỉ DNS

Có nhiều nhân dẫn đến rò rỉ DNS là gì, tuy nhiên chủ yếu xuất phát từ vấn đề lỗi kết nối của VPN không được cấu hình đúng cách.

Những sự cố rò rỉ DNS có thể xuất hiện ở tất cả các hệ điều hành cụ thể là: Windows, MacOS, IOS, Android hay Linux,…Chỉ cần là thiết bị có kết nối với VPN đều có thể bị rò rỉ DNS vì vậy bạn cần thật sự lưu ý vấn đề này nhé! 

Bên cạnh đó, nguyên nhân rò rỉ DNS là gì sẽ tùy thuộc vào nhà cung cấp VPN nhưng phổ biến nhất sẽ liên quan đến cấu hình. 

Trường hợp cấu hình đúng thì máy tính sẽ kết nối với VPN bằng cách sử dụng ISP và các DNS Server của ISP  “Internet Service Provider” (Nhà cung cấp dịch vụ Internet) tương ứng.

Sau khi kết nối thành công nó sẽ sử dụng DNS của VPN và hệ thống máy chủ đó phải đảm bảo đang cùng truy cập chung một mạng với máy chủ VPN. Điều này sẽ đảm bảo mã hóa được lưu lượng của DNS. 

Tuy nhiên, nếu mô hình này không thể tuân theo do gặp sự cố bất kỳ nào đó. Thì lúc này lưu lượng DNS có thể sẽ thoát khỏi VPN Tunnel và bên ngoài có thể dễ dàng nhìn thấy được thông tin, dữ liệu ở bên trong.

Hậu quả là các yêu cầu DNS sẽ không được mã hóa và có thể tất cả DNS sẽ không hỗ trợ cho việc mã hóa theo yêu cầu của DNS. 

VinaHost sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể giúp bạn dễ hình dung như sau: 

Máy tính cá nhân của bạn được cấp quyền cho phép sử dụng một máy chủ DNS cụ thể trên mạng VPN.

Nếu máy chủ đó không thể truy cập hay xuất hiện tình trạng truy cập tăng cao một cách bất thường và hết luôn cả thời gian chờ vẫn không truy cập được thì bắt buộc lúc này Client (máy cá nhân) sẽ quay trở lại máy chủ DNS đã được mặc định cấu hình trong hệ điều hành.

Vì vậy bạn sẽ gặp ngay vấn đề bị rò rỉ DNS là gì. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì sự cố này khả năng phát sinh không cao. 

DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết
Nguyên nhân dẫn đến rò rỉ DNS – Nguồn: DNS là gì

10.3. Cách kiểm tra và khắc phục tình trạng rò rỉ DNS

Hiện nay, bạn có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để kiểm tra rò rỉ DNS là gì, trong đó công cụ được đánh giá tốt nhất là DNSleaktest.com và sử dụng Torrent để kiểm tra lỗi rò rỉ DNS là gì. 

Cách 1: Dùng công vụ DNSleaktest.com

Điểm mạnh của công cụ là dễ sử dụng, có thể kiểm tra nhiều bài kiểm tra cùng một lúc để xem thông tin DNS là gì của bạn có đang gặp lỗi rò rỉ không? 

Sau đó nó còn có thể liệt kê được tất cả các Server (máy chủ) và những địa chỉ IP, chủ sở hữu mà đó đã tìm thấy được trong quá trình kiểm tra. 

Bạn nhìn vào những thông tin được liệt kê và tìm thấy nhiều IP khác nhau nhưng không phải đến từ máy chủ VPN Host của mình thì có thể đây chính là dấu hiệu rò rỉ kết nối DNS là gì rồi đấy! 

Cách 2: Dùng Torrent để kiểm tra lỗi rò rỉ DNS: 

Bạn chỉ cần truy cập vào liên kết này để có thể kiểm tra kết nối từ máy của bạn đến Torrent. Đây là công cụ khá phổ biến được rất nhiều người sử dụng.

Thông qua nó bạn có thể kiểm tra được thiết bị của bạn đang xuất hiện IP nào với mọi người bằng cách dùng Magnet Link. 

Lưu ý: Sẽ có những trường hợp địa chỉ IP sẽ không khớp vì có thể  nhiều nhà cung cấp VPN sẽ thuê những không gian Server từ Host khác. Như vậy, khi kiểm tra bạn sẽ tập trung và rà soát thật chính xác nhé, tránh trường hợp kết lận sai. 

11. Tìm hiểu về Public DNS và Private DNS

11.1. Public DNS là gì?

Public DNS là các DNS mà bạn thường thấy, nó sẽ cho phép thiết bị của bạn truy cập vào không gian mạng. Bạn có thể hiểu rằng các địa chỉ IP của máy chủ đều có thể truy cập trên Internet. 

11.2. Private DNS là gì? 

Trong đó, Private DNS được dùng cho các thiết bị được bảo vệ bởi tường lửa, nó được sử dụng trong mạng nội bộ của doanh nghiệp.

Khi truy cập vào hệ thống này các máy tính sẽ được nhận diện theo tên dựa trên Private DNS. Như vậy mức độ bảo mật tốt hơn, các máy tính ngoài sẽ không thể truy cập vào mạng nội bộ. 

11.3. So sánh Public DNS và Private DNS

Điểm khác nhau rõ nhất của Public DNS và Private DNS mà bạn dễ dàng nhận biết nhất chính cụ thể như sau: 

  • Public DNS: Là Server DNS công cộng cho phép bất kỳ ai cũng có thể truy cập và kết nối mà không cần yêu cầu xác thực trên Internet. 
  • Private DNS: Là một hệ thống DNS được triển khai bởi một tổ chức hoặc doanh nghiệp để quản lý và kiểm soát việc phân giải tên miền trong mạng nội bộ của họ. Khác với DNS công cộng, Private DNS không phải là một phần của cơ sở hạ tầng DNS toàn cầu, mà chỉ hoạt động trong phạm vi mạng nội bộ của tổ chức hoặc doanh nghiệp.
DNS là gì? Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết
DNS là gì? So sánh Public DNS và Private DNS

12. Top 10 DNS phổ biến nhất hiện nay

Hiện tại có rất nhiều DNS đang hoạt động, VinaHost tổng hợp 10 DNS là gì phổ biến nhất hiện nay bạn nên biết

12.1. DNS Google

Đầu tiên phải kể đến DNS Google vì tốc độ hoạt động rất tốc độ ổn định nhất. DNS Google cung cấp cho người dùng một giải pháp DNS công cộng miễn phí và nhanh chóng để phân giải tên miền.

Nếu người dùng sử dụng DNS Google, các yêu cầu của họ sẽ được gửi đến các máy chủ DNS của Google để phân giải.

DNS Google được thiết kế để cải thiện tốc độ và tính sẵn sàng của việc phân giải tên miền, đồng thời cũng đảm bảo tính bảo mật và quyền riêng tư của thông tin mạng. 

Để sử dụng hệ thống Google Public DNS là gì thì cấu hình cài đặt hệ thống mạng của bạn cần địa chỉ IP như sau: 

Preferred DNS server: 8.8.8.8

Alternate DNS server: 8.8.4.4

Primary DNS: 2001:4860:4860::8888

Secondary DNS: 2001:4860:4860::8844 

12.2. DNS Cloudflare

Cloudflare DNS là gì – Đây là một dịch vụ trung gian dùng để điều phối lượng truy cập qua Cloudflare.

Lúc này người dùng sẽ được bảo vệ khỏi cuộc tấn công DNS là gì như DNS Spoofing hay DNS Cache Poisoning giúp chặn truy cập đến các trang web độc hại.

Đặc biệt, DNS Cloudflare cũng cung cấp cho người dùng khả năng tùy chỉnh các bản ghi DNS và chuyển hướng yêu cầu DNS đến các máy chủ có thẩm quyền khác trong mạng của họ.

1.1.1.1 

1.0.0.1 

12.3. DNS OpenDNS

DNS OpenDNS là gì – Đây là một dịch vụ DNS công cộng được cung cấp bởi công ty Cisco, cung cấp giải pháp DNS nhanh chóng, tốc độ của nó hiện tại chỉ đang xếp sau DNS Google. Địa chỉ nó như sau: 

Preferred DNS Server: 208.67.222.222

Alternate DNS Server: 208.67.220.220​

12.4. DNS VNPT

Đây là hệ thống máy chủ DNS của nhà cung cấp VNPT, thông tin iP của máy chủ là: 

Preferred DNS Server: 203.162.4.191

Alternate DNS Server: 203.162.4.190

12.5. DNS Viettel

Tương tự với DNS VNPT, hệ thống máy chủ DNS Viettel là của nhà cung cấp Viettel, IP cụ thể như sau: 

Preferred DNS Server: 203.113.131.1

Alternate DNS Server: 203.113.131.2

12.6. DNS FPT

FPT DNS là gì – Đây là máy chủ của nhà cung cấp FPT, IP máy chủ là: 

Preferred DNS Server: 210.245.24.20

Alternate DNS Server: 210.245.24.22

12.7. Norton ConnectSafe

Norton là phần mềm diệt Virus giúp bảo vệ hệ thống mạng của bạn, ngoài ra nó còn là hệ thống cung cấp các dịch vụ DNS Server rất chất lượng chính là Norton ConnectSafe. 

12.8. Comodo Secure DNS

Comodo Secure DNS là gì – Đây là một trong những Public DNS Server hoạt động tốt nhất, Comodo Secure DNS cung cấp dịch vụ trình duyệt web tốt hơn so với các nhà cung cấp Internet mà thiết bị của bạn được mặc định. 

Nếu muốn sử dụng bạn không cần phải cài đặt thêm một chương trình nào khác, chỉ cần thay đổi Primary DNS Server thành 8.26.56.26 và Secondary DNS Server thành 8.20.247.20.

12.9. DNS Advantage

Advantage DNS là gì Được biết đến là Public DNS Servers có tốc độ xử lý nhanh nhất hiện nay, sử dụng DNS Advantage giúp máy tính tải nhanh hơn và được bảo vệ khá an toàn. Để sử dụng thì cấu hình hệ thống của bạn phải là địa chỉ IP: 

Preferred DNS server: 156.154.70.1

Alternate DNS server: 156.154.71.1

12.10. SafeDNS

Safe DNS là gì – thì đây cũng là một trong những Public DNS Server, nó sẽ bảo vệ máy tính của bạn và cung cấp những trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng trình duyệt. Để sử dụng được bạn cần sử dụng DNS là gì như thông tin dưới đây: 

195.46.39.39

195.46.39.40

13. Tổng kết

Tổng quan nội dung bài viết của nhà cung cấp máy chủ – tên miền giá rẻ – Hosting giá rẻ VinaHost cập nhật về khái niệm của DNS là gì? Cũng như hệ thống về kiến thức có liên quan đến Chức năng và cách sử dụng DNS Server chi tiết nhất! Xem thêm các bài viết hay chất lượng tại VinaHost

Nếu bạn đang cần đăng ký tên miền, mua hosting giá rẻ hay mua bán địa chỉ IP chất lượng hãy gọi ngay đến hotline 1900.6046 hoặc nhắn tin đến fanpage VinaHost để được đội ngũ kỹ thuật viên tư vấn và giải đáp nhé! 

Đánh giá
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem