Hosting là yếu tố đóng vai trò chen chốt, giúp một website/phần mềm/ứng dụng… hoạt động trên môi trường Internet. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều gói Hosting phù hợp với từng nhu cầu lưu trữ khác nhau của người dùng. Người mới bắt đầu rất khó lựa chọn được dịch vụ tốt nhất cho mình. VinaHost sẽ giúp bạn giải quyết khúc mắc này với bài viết Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết khi mua Web Hosting? Cùng theo dõi nhé!
1. Hosting là gì? Web Hosting là gì?
Hosting là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ trên dữ liệu trực tuyến, cho phép bạn truy cập vào các tệp, website, ứng dụng, phần mềm… trên một máy chủ (server). Sử dụng hosting giúp cá nhân, tổ chức lưu trữ và chia sẻ thông tin trực tuyến một cách dễ dàng và hiệu quả thông qua mạng Internet.
Web Hosting là dịch vụ giúp lưu trữ và vận hành wesite. Hosting website được chia nhỏ từ một máy chủ chủ vật lý được cài đặt sẵn các dịch vụ Internet cần thiết như world wide web, FTP, Mail… để website của bạn có thể hoạt động.
Nói một cách dễ hiểu, nếu xem website là ngôi nhà, tên miền là địa chỉ nhà thì hosting chính là mảnh đất mà ngôi nhà tọa lạc.
Tùy thuộc vào ngân sách và nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn các loại hosting khác nhau như Shared hosting, Dedicated hosting, VPS hosting và Cloud hosting.

2. Web Hosting hoạt động như thế nào?

2.1. Đối với vai trò nhà cung cấp Hosting
Nhà cung cấp hosting sẽ mua server, kết nối Internet và chia sẻ không gian lưu trữ trên server thành nhiều Hosting.
Hay nói cách khác, mỗi tài khoản Hosting Website sẽ chia sẻ tài nguyên trên cùng một máy chủ vật lý (dedicated server). Mỗi Hosting có thể lưu trữ được một hoặc nhiều website tùy vào giới hạn tài nguyên của từng gói dịch vụ.

2.2. Đối với vai trò người thuê Hosting
Để lưu trữ và vận hành website, người dùng cần đẩy toàn bộ dữ liệu (các file văn bản, file đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, video, source code…) lên hosting.
Sau đó, tiếp tục trỏ tên miền về địa chỉ IP của hosting để website được hoạt động với tên miền chính thức. Để truy cập vào website, user chỉ cần gõ tên miền lên trình duyệt, browser sẽ nhận thông tin về dữ liệu và server tiến hành duyệt web.
2.3. Đối với vai trò người dùng truy cập website
Khi người dùng muốn truy cập một trang web, họ nhập địa chỉ (URL) của trang web đó vào trình duyệt. Trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ lưu trữ (hosting) chứa trang web này.
Máy chủ hosting xử lý yêu cầu và trả về nội dung trang web tương ứng, cho phép người dùng xem trang web trên trình duyệt của họ.
Tham tham khảo thêm:

3. Mục đích của việc sử dụng Hosting là gì?
Như đã đề cập, hosting đóng vai trò cung cấp không gian lưu trữ trên server để lưu trữ các tệp và dữ liệu của trang web… Không có Hosting, bạn không thể xây dựng website, quảng bá thương hiệu cá nhân, hoặc triển khai hoạt động kinh doanh trên môi trường Internet.
Trong thời đại mọi thứ đều hiện diện trực tuyến, thì điều này là hạn chế rất lớn, có thể khiến bạn đi lùi hoặc bị vượt mặt bởi các đối thủ cạnh tranh.
Bên canh đó, việc sử dụng hosting sẽ đảm bảo website của bạn luôn ổn định và có tốc độ truy cập nhanh, đáp ứng được lưu lược người dùng truy cập website. Hosting cũng đóng vai trò là nơi để bạn cài đặt, lưu trữ các công cụ, phần mềm phân tích và quản lý website của mình.
Nói tóm lại, việc sử dụng hosting là cần thiết để đưa trang web của bạn lên mạng Internet, cho phép người dùng truy cập vào trang web của bạn từ bất kỳ đâu trên thế giới.

4. Hosting có ảnh hưởng đến SEO như thế nào?
Hosting và SEO (Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) tưởng chừng như không có mối liên hệ nào với nhau, nhưng thực tế, Hosting cũng có ảnh hưởng đáng kể đến quá trình SEO. Cụ thể:
Tốc độ website: Tốc độ load trang là yếu tố quan trọng trong SEO. Nếu website tải quá lâu, người dùng có thể sẽ mất kiên nhẫn, rời đi và truy cập vào website của đối thủ.
Ngoài các yếu tố như đường truyền Internet, mã nguồn, thì Hosting cũng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tải trang web. Hosting dùng phần cứng mạnh (DELL, HP, IBM…), tài nguyên cao (RAM, SSD,…), tích hợp các tính năng giúp tăng tốc Hosting như (RAID, Litespeed…) sẽ giúp tăng tốc độ tải trang.
Cam kết uptime và Crawler: Khái niệm Uptime trong lĩnh vực hosting – server đề cập đến sự liên tục, không bị gián đoạn của hệ thống. Hosting với độ uptime cao thể hiện rằng Hosting hoạt động liên tục, luôn trực tuyến (online), với thời gian chết (downtime) tối thiểu.
Hosting không đạt Cam kết Uptime (thường ở mức 99.9%) sẽ không đảm bảo được hoạt động liền mạch của website. Trang web có thể bị sập và người dùng sẽ không truy cập được website.
Nếu bạn triển khai SEO cho website thì Crawler (con bọ tìm kiếm) của các công cụ tìm kiếm sẽ ghé thăm trang web của bạn để đánh chỉ mục. Nếu lúc này website của bạn bị sập, Crawler sẽ không thu thập được bất kỳ thông tin nào. Nỗ lực SEO của bạn cũng trở nên vô ích.
Tính an toàn, bảo mật cho website: Hosting tích hợp các tính năng bảo mật như anti-DDoS, chống tấn công mạng, chống tấn công local, anti-vius/malware sẽ đảm bảo an toàn cho cả website và người dùng. Với tính năng backup tự động – liên tục của Hosting, dữ liệu của website cũng sẽ được đảm bảo an toàn và dễ dàng khôi phục khi có sự cố xảy ra.
Trải nghiệm người dùng: Tất cả những yếu tố vừa đề cập bên trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng – cũng là yếu tố quan trọng trong SEO. Cụ thể, website load chậm/không truy cập cập được/website kém an toàn sẽ ảnh hưởng đến khả năng khách hàng tiếp cận website của người dùng, gây tổn hại đến doanh thu doanh nghiệp.

5. Đối với Website WordPress nên lựa chọn gói Hosting nào?
Đối với Website WordPress, lựa chọn gói Hosting phù hợp nhất là WordPress Hosting (hoặc Managed WordPress Hosting). Đây là gói hosting được tối ưu hóa đặc biệt cho WordPress, đảm bảo hiệu suất và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
- Tối ưu hóa cho WordPress: WordPress Hosting được tối ưu hóa đặc biệt để hoạt động tốt với WordPress. Hệ thống được cấu hình để hỗ trợ các yêu cầu đặc biệt của WordPress, giúp trang web chạy nhanh và mượt mà.
- Cài đặt tự động và cập nhật: Nhà cung cấp WordPress Hosting thường cung cấp cài đặt tự động của WordPress, giúp bạn dễ dàng cài đặt trang web một cách nhanh chóng. Ngoài ra, hệ thống cũng tự động cập nhật phiên bản mới nhất của WordPress, giúp bảo mật và tối ưu hóa trang web.
- Bảo mật cao cấp: WordPress Hosting thường đi kèm với các biện pháp bảo mật cao cấp, bao gồm chứng chỉ SSL, bảo vệ chống tấn công DDoS và quét mã độc, giúp bảo vệ trang web khỏi các mối đe dọa an ninh.
- Hỗ trợ chuyên gia về WordPress: Nhà cung cấp WordPress Hosting có đội ngũ hỗ trợ chuyên gia về WordPress, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật và hỗ trợ mọi thao tác quản trị website WordPress.
- Hiệu suất cao và tốc độ truy cập nhanh: Với cấu hình tối ưu và hạ tầng mạng mạnh mẽ, WordPress Hosting đảm bảo hiệu suất cao và tốc độ truy cập nhanh cho trang web của bạn.
6. Tổng hợp các loại Hosting phổ biến được người dùng lựa chọn
Hiện tại trên thị trường có các loại hosting phổ biến bao gồm Shared hosting, VPS hosting (Virtual Private Server), Cloud hosting, WordPress hosting.
Mỗi loại hosting có tính năng cũng như ưu và nhược điểm riêng. Bạn có thể chọn giải pháp phù hợp nhất với mình tùy theo nhu cầu và ngân sách.
6.1. Shared hosting là gì?

Shared hosting là dịch vụ lưu trữ mà tại đó nhiều gói Hosting cùng nằm trên một máy chủ vật lý (dedicated server) và chia sẻ các tài nguyên như dung lượng, bộ nhớ, băng thông cũng như các tính năng khác. Việc thuê shared hosting đồng nghĩa với việc bạn đang cùng chia sẻ tài nguyên máy chủ với những khách hàng khác của nhà cung cấp hosting.
Đối tượng sử dụng: Shared hosting thường được dùng để lưu trữ các website nhẹ, có lưu lượng truy cập vừa và nhỏ như blog cá nhân, website tin tức, giới thiệu công ty,…. Nếu cần lưu trữ website chạy mã nguồn WordPress, bạn nên có thể thuê shared hosting wordpress.
Ưu điểm của Shared Hosting là gì?
- Chi phí thấp: Nhiều người dùng cùng chia sẻ với nhau tài nguyên máy chủ sẽ giúp giảm thiểu chi phí thuê Shared Hosting. Chính vì vậy, Shared Hosting thường là lựa chọn tiết kiệm nhất cho việc lưu trữ, vì tổng chi phí vận hành, bảo trì máy chủ và cơ sở hạ tầng hệ thống được phân bổ cho nhiều khách hàng.
- Dễ quản trị: Shared Hosting thường sử dụng các Control panel cơ bản (cPanel, DirectAdmin, Pesk…). Không quá khó khăn để quản lý shared hosting cpanel vì nó không đòi không đòi kỹ năng quản trị đặc biệt ở người dùng.
Nhược điểm của Shared Hosting là gì?
- Giới hạn tài nguyên, bảo mật thấp: Do hoạt động trên nguyên tắc chia sẻ tài nguyên và các tính năng khác nên các gói hosting trên cùng 1 server dễ bị giới hạn về tài nguyên, rủi ro bảo mật, an toàn dữ liệu cũng cao hơn. Khi một Shared Hosting bị tấn công thì các Shared Hosting còn lại có thể bị ảnh hưởng.
- Hiệu suất vừa đủ: Giới hạn tài nguyên chính là lý do Shared Hosting chỉ có hiệu suất vừa đủ, phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Khi website có lượng người truy cập cao hơn, hệ thống có thể không đáp ứng được, làm giảm tốc độ load của website.
- Khả năng mở rộng hạn chế: Một khi các website sử dụng vượt mức tài nguyên của Shared hosting, tài khoản hosting của bạn sẽ bị khóa nếu server quá tải. Lúc này website của bạn có thể bị sập.
Xem thêm: Shared Hosting Là Gì? So Sánh Shared Hosting Và VPS
6.2. VPS hosting là gì?

VPS hosting (Virtual Private Server hosting) là dịch vụ lưu trữ được tạo thành bằng cách dùng công nghệ ảo hóa để phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo riêng biệt. Trong đó, mỗi máy chủ ảo có khả năng hoạt động như một máy chủ độc lập.
Đối tượng sử dụng: VPS hosting thường được dùng để lưu trữ, vận hành các website, ứng dụng, phần mềm…. có lưu lượng truy cập trung bình cao, nhưng không đủ lớn để phải sử dụng máy chủ riêng. VPS hosting cũng được sử dụng như một môi trường độc lập để kiểm thử, phát triển các dự án.
Thông thường, các nhà cung cấp phân loại VPS hosting thành 2 loại: Windows VPS và Linux VPS. Tùy vào nhu cầu mà người dùng sẽ chọn giải pháp phù hợp:
- Như tên gọi, Windows VPS chạy hệ điều hành Windows, thường sử dụng Control Panel Direct Admin, VPS Windows có giao diện dễ sử dụng, tuy nhiên người dùng phải trả phí bản quyền.
- Linux VPS chạy hệ điều hành Linux, thường sử dụng Control Pannel cPanel. Chi phí của Linux rẻ hơn với bộ mã nguồn mở miễn phí, các ứng dụng dành cho Linux cũng miễn phí hoàn toàn.
Ưu điểm của VPS hosting là gì?
- Chi phí hợp lý và quyền quản trị độc lập: VPS thường có giá rẻ hơn Dedicated Hosting, nhưng mặt khác vẫn đảm bảo cung cấp cho người dùng tài nguyên và quyền quản trị độc lập tương tương một máy chủ riêng.
- Tính an toàn cao: So với Shared hosting, VPS hosting có tính an toàn cao hơn VPS vì hoạt động độc lập độc lập, hạn chế bị ảnh hưởng bởi các tài khoản VPS khác trên cùng server.
- Dễ dàng nâng cấp: VPS Hoting cho phép khách hàng nâng cấp tài nguyên tùy thuộc tài nguyên còn lại của máy chủ vật lý. Tuy nhiên, nếu trên 1 node server đã có quá nhiều VPS, thì sẽ không đủ tài nguyên để nâng cấp.
Nhược điểm của VPS hosting là gì?
- Yêu cầu kỹ năng quản trị: Tương tự Dedicated hosting, bạn cần phải có các kiến thức và kỹ năng quản trị máy chủ cần thiết. Nếu không có khả năng quản trị, bạn phải thuê dịch vụ quản trị VPS từ nhà cung cấp hosting của mình.
- Hiệu suất: Nếu thời điểm các VPS trên cùng một máy chủ vật lý quá tải, VPS Hosting của bạn có thể bị treo, dẫn đến việc website tạm ngừng hoạt động.
Xem thêm: VPS Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Máy Chủ Ảo VPS
6.3. Cloud hosting là gì?

Cloud hosting hay Cloud server là dịch vụ lưu trữ ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng, cung cấp cho khách hàng khả năng xử lý không giới hạn các lưu lượng truy cập lớn. Trong đó, các tài nguyên lưu trữ của khách hàng được phân bổ linh động trên nhiều máy chủ ảo được kết nối và quản lý bởi công nghệ Cloud.
Đối tượng sử dụng: Cloud hosting thường được sử dụng để lưu trữ và vận hành các trang web, ứng dụng…. yêu cầu độ tin cậy, tính linh hoạt, sẵn sàng và khả năng mở rộng cao.
Ưu điểm Cloud hosting là gì?
- Tính linh hoạt, sẵn sàng cao: Không giống như VPS chỉ chạy trên 1 server vật lý, Cloud Server được thiết lập lưu trữ dữ liệu phân tán trên nhiều server. Do đó, khi có sự cố ở server vật lý, Cloud Server có thể “di chuyển” qua lại giữa các server vật lý, giúp tăng độ sẵn sàng của hệ thống.
- Dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu: Cloud Hosting cho phép khách hàng linh hoạt nâng cấp, hạ cấp tài nguyên theo nhu cầu sử dụng thực tế, giúp tối ưu hóa chi phí.
Nhược điểm Cloud hosting là gì?
- Chi phí cao: Cloud Hosting nhìn chung có chi phí cao hơn shared Hosting và VPS, thậm chí các gói cấu hình cao có giá tương đương với dedicated server. Mặt khác, tính linh hoạt của cloud hosting cũng sự phụ thuộc vào kết nối Internet và băng thông.
- Yêu cầu kỹ năng quản trị: Tương tự VPS và dedicated server, việc sử dụng Cloud Server yêu cầu người dùng có kiến thức và kỹ năng quản trị máy ảo.
Xem thêm: Cloud Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức về Cloud Hosting chi tiết
6.4. WordPress Hosting là gì?
WordPress Hosting là dịch vụ lưu trữ website chuyên biệt dành riêng cho mã nguồn WordPress, giúp tối ưu hóa hiệu suất website WordPress, hỗ trợ cài đặt WordPress tự động, bảo mật cao.
Nếu bạn vẫn còn thắc mắc WordPress là gì, hãy tham khảo bài viết này: WordPress là gì? Tìm Hiểu Về WordPress
Đối tượng sử dụng: Hosting WordPress thường nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trung bình nhỏ cần giải pháp web hosting đơn giản và dễ sử dụng để lưu trữ web/blog cá nhân hoặc website doanh nghiệp.

Có hai loại Hosting cho WordPress phổ biến:
Managed Wordpress Hosting là gì? | Unmanaged Wordpress Hosting là gì? |
Managed Wordpress Hosting: là một dịch vụ lưu trữ được cài đặt sẵn trong WordPress và được quản lý bởi nhà cung cấp dịch vụ.
Managed wordpress Hosting cung cấp các tính năng cần thiết giúp tối ưu khả năng quản trị, tối ưu bảo mật WordPress và giải quyết tốt các vấn đề khác liên quan đến mã nguồn này. Ưu điểm và nhược điểm của Managed WordPress Hosting là gì? Bên cạnh ưu điểm là giúp tối ưu website wordpress, Managed WordPress Hosting lại có chi phí cao. Bạn cũng bị hạn chế can thiệp vào quá nhiều vào các thao tác quản lý kỹ thuật như khi dùng một shared hosting thông thường. |
Unmanaged Wordpress Hosting: Trái ngược với managed hosting, Unmanaged wordpress Hosting là sự lựa chọn phù hợp cho đối tượng khách hàng muốn độc lập quản trị hosting và website của mình.
Unmanaged hosting cho phép khách hàng tự tài xuống, cài đặt, cấu hình theo ý thích bất kỳ phần mềm nào Ưu điểm và nhược điểm của Unmanaged wordpress Hosting là gì? Unmanaged hosting có giá rẻ, cho phép người dùng tự do tùy chỉnh mọi thứ theo ý thích. Bạn cũng cần có kinh nghiệm quản trị hosting cho WordPress để tránh mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, Unmanaged hosting thường không có các tính năng, tiện ích bổ sung đi kèm, nếu muốn có bạn phải bỏ thêm chi phí. |
6.5. Dedicated hosting là gì?

Dedicated hosting hay Dedicated Server là một dịch vụ lưu trữ trong đó khách hàng thuê riêng một máy chủ vật lý không chia sẻ với bất kỳ ai khác. Dedicated hosting cho phép khách hàng toàn quyền quản trị, kiểm soát tài nguyên của máy chủ và tự do cài đặt, cấu hình nhu cầu riêng.
Ưu điểm của Dedicated hosting là gì?
- Tài nguyên độc lập, hiệu suất cao: Dedicated Hosting có tài nguyên riêng biệt, độc lập, không chia sẻ với bất kỳ ai. Do đó, dedicated Hosting đảm bảo hiệu suất và tính ổn định cao nhất.
- Toàn quyền quản trị: Khách hàng sẽ có toàn quyền sử dụng tài nguyên, quản trị máy chủ, cấu hình phần cứng, cài đặt phần mềm, hệ điều hành, cơ sở dữ liệu…
- Bảo mật cao: Do không hoạt động theo nguyên lý chia sẻ, dùng chung như Shared Hosting, dedicated hosting có độ bảo mật, an toàn cao hơn, không lo ngại việc bị ảnh hưởng bởi người dùng khác.
Nhược điểm của Dedicated hosting là gì?
- Chi phí cao: Chi phí sử dụng và quản trị Dedicated Hosting cao hơn đáng kể Shared hosting, VPS… Việc triển khai backup dedicated hosting cũng tốn nhiều chi phí.
- Yêu cầu kỹ năng quản trị: Để quản trị dedicated hosting, bạn cần phải có các kiến thức và kỹ năng quản trị máy chủ cần thiết. Nếu không có khả năng quản trị, bạn phải thuê dịch vụ quản trị từ nhà cung cấp hosting của mình.
6.6. SEO Hosting là gì?
SEO Hosting (còn được gọi là Multiple IP Hosting) là một loại dịch vụ hosting được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các chiến dịch SEO (Search Engine Optimization).
Trong SEO Hosting, người dùng có thể đăng ký nhiều địa chỉ IP riêng biệt cho các trang web của họ. Việc sở hữu nhiều địa chỉ IP khác nhau giúp phân tách các trang web và tạo ra sự đa dạng IP, một yếu tố được cho là có lợi trong việc tối ưu hóa SEO và tăng cường khả năng xếp hạng của các trang web trên các công cụ tìm kiếm.
- Ưu điểm của SEO Hosting là gì? Hỗ trợ tối ưu hóa SEO với nhiều địa chỉ IP riêng biệt, tăng cường khả năng xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm.
- Nhược điểm của SEO Hosting là gì? Giá cao hơn các gói hosting thông thường, không phù hợp cho trang web cá nhân hoặc nhỏ.
6.7. Reseller Hosting là gì?
Reseller Hosting là một dịch vụ hosting mà người dùng (reseller) mua một khoảng tài nguyên lớn từ nhà cung cấp dịch vụ hosting, sau đó chia nhỏ và bán lại dưới dạng các gói hosting nhỏ hơn cho các khách hàng của mình.
Trong Reseller Hosting, reseller hoạt động như một nhà cung cấp dịch vụ hosting độc lập và có thể tùy chỉnh, quản lý và cung cấp dịch vụ hosting cho khách hàng của họ.
Điều này giúp reseller có thể tạo ra doanh thu và lợi nhuận từ việc bán dịch vụ hosting mà không cần quản lý và duy trì các máy chủ riêng.
- Ưu điểm của Reseller Hosting là gì? Kiếm lời từ việc bán lại dịch vụ hosting, quản lý độc lập và tùy chỉnh gói hosting cho khách hàng.
- Nhược điểm của Reseller Hosting là gì? Yêu cầu kiến thức kỹ thuật và quản lý, có thể gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các nhà cung cấp hosting lớn.
6.8. Email Hosting là gì?
Email Hosting là dịch vụ lưu trữ và quản lý hộp thư điện tử của một tên miền cụ thể hoặc một doanh nghiệp.
Thay vì sử dụng các dịch vụ email miễn phí như Gmail hoặc Yahoo, Email Hosting cho phép người dùng tạo và sử dụng các địa chỉ email có tên miền riêng của họ (ví dụ: [email protected]).
Dịch vụ Email Hosting thường đi kèm với các tính năng bảo mật cao cấp, lưu trữ đáng tin cậy và các công cụ quản lý email chuyên nghiệp.
- Ưu điểm của Email Hosting là gì? Cung cấp địa chỉ email tùy chỉnh với tên miền riêng, tăng độ chuyên nghiệp và tin cậy.
- Nhược điểm của Email Hosting là gì? Chưa hỗ trợ các tính năng web hosting hoàn chỉnh như trang web và cơ sở dữ liệu.
6.9. Windows Hosting là gì?
Hosting Windows là dịch vụ lưu trữ các trang web và ứng dụng trên máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows Server của Microsoft.
Hosting Windows hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình phổ biến như ASP.NET và .NET Framework, cũng như cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server.
Đây là lựa chọn phù hợp cho các trang web và ứng dụng được xây dựng trên nền tảng Microsoft và có yêu cầu sử dụng các công nghệ Windows đặc biệt.
- Ưu điểm của Windows Hosting là gì? Phổ biến, ổn định, hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu mã nguồn mở, giá phải chăng.
- Nhược điểm của Windows Hosting là gì?Yêu cầu hiểu biết kỹ thuật Linux, không hỗ trợ các ứng dụng và công nghệ phát triển trên nền tảng Microsoft.
6.10. Linux Hosting là gì?
Hosting Linux là dịch vụ lưu trữ các trang web và ứng dụng trên máy chủ sử dụng hệ điều hành Linux.
Hầu hết các trang web công cộng sử dụng hệ điều hành Linux vì nó có tính bảo mật cao, ổn định và phổ biến.
Hosting Linux hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình phổ biến như PHP, Python và Ruby, cũng như cơ sở dữ liệu như MySQL. Đây là lựa chọn phổ biến và linh hoạt cho các trang web đa dạng và yêu cầu sử dụng mã nguồn mở.
- Ưu điểm của Linux Hosting là gì?Hỗ trợ các ứng dụng và công nghệ phát triển trên nền tảng Microsoft, dễ dàng tích hợp với các ứng dụng Windows.
- Nhược điểm của Linux Hosting là gì?Thường có giá cao hơn Linux Hosting và có hạn chế trong việc sử dụng mã nguồn mở.
7. Các thông số nên biết trong hosting là gì?
7.1. Băng thông của hosting server là gì?
Băng thông (Bandwidth) là thông số cho biết lưu lượng dữ liệu được truyền đi trong một giây. Thường sẽ được định lượng theo tháng, vì thế nếu hết băng thông, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp để mở rộng.
Băng thông web hosting càng lớn, tốc độ load web càng nhanh. Bạn nên theo dõi để cung cấp đủ lượng băng thông cần thiết cho Hosting để tránh ảnh hưởng đến tốc độ truy cập website.
7.2. Dung lượng lưu trữ (Storage) của hosting là gì?
Dung lượng lưu trữ (ổ đĩa) thường có hai loại chính là HDD (Hard Disk Drive) và SSD (Solid State Drive). Về cơ bản, SSD mang đến có tốc độ xử lý nhanh hơn cho hosting, chính vì vậy giá thành cũng cao hơn.
Xem thêm: Dung lượng lưu trữ là gì | Kiểm tra & Ước tính Disk Space

7.3. CPU trong Hosting là gì?
CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm của máy chủ, quản lý và thực hiện các tác vụ tính toán và xử lý dữ liệu. Hiệu năng CPU quyết định khả năng xử lý và tải trọng mà máy chủ có thể xử lý cùng một lúc.
Đối với các trang web có lưu lượng truy cập lớn hoặc yêu cầu xử lý phức tạp, cần chọn gói Hosting với CPU mạnh mẽ để đảm bảo trang web chạy thông suốt.
7.4. RAM trong Hosting là gì?
RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ ngẫu nhiên được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi máy chủ thực hiện các tác vụ xử lý. RAM quyết định khả năng đồng thời xử lý của máy chủ.
Các trang web và ứng dụng phức tạp thường yêu cầu RAM cao hơn để đảm bảo xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Chọn gói Hosting với dung lượng RAM phù hợp để đáp ứng yêu cầu của trang web.
7.5. Hệ điều hành của Hosting là gì?
Mỗi hosting cần chạy hệ điều hành riêng. Các hệ điều hành phổ biến hiện nay là Linux và Windows. Linux Hosting phù hợp với các mã nguồn PHP như WordPress, Joomla, NukeViet, Drupal… Windows hosting phù hợp để lưu trữ các ngôn ngữ ASP.NET.
7.6. Addon Domain và Sub Domain của hosting nghĩa là gì?
Addon domain là cách gọi của tên miền được thêm vào hosting của bạn và đóng vai trò như tên miền chính thức. Sử dụng addon domain giúp bạn chạy nhiều website với domain khác nhau trên cùng một hosting.
Sub Domain được hiểu là tên miền phụ của tên miền chính có thể hoạt động như một tên miền bình thường. Ví dụ vinahost.vn là tên miền chính, thì Sub Domain là kb.vinahost.vn.
7.7. Các tham số bảo mật của dịch vụ hosting là gì?
Để tăng cường sự an toàn, bảo mật, hosting thường được tích hợp các tính năng như:
- Chứng chỉ số SSL (Secure Sockets Layer): Đây là tên gọi của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa Web server và browser. SSL cài trên website là dấu hiệu giúp khách hàng nhận biết được tính xác thực, tin cậy của website.
SSL mã hóa dữ liệu và đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được an toàn, tránh nguy cơ bị rò rỉ hoặc bị can thiệp. Dấu hiệu nhận biết của SSL là ổ khóa màu hiển thị trên url khi truy cập website.
- Tính năng anti-virus, quét mã độc, phòng chống tấn công DDoS: Đây là các tính năng/công cụ cần thiết giúp bảo vệ hosting khỏi sự tấn công từ virus, hacker hoặc các đối thủ cạnh tranh khác, bảo vệ an toàn dữ liệu.
7.8. Sao lưu và phục hồi cho hosting là gì?
Sao lưu và phục hồi (data backup) là quá trình tạo ra và lưu trữ bản sao của dữ liệu nhằm mục đích tránh mất dữ liệu và sẵn sàng khôi phục khi có sự cố xảy ra.
Hiện tại các nhà cung cấp hosting đều cung cấp tính năng sao lưu và khôi phục dữ liệu tự động. Bạn cần lưu ý điều này khi chọn mua web hosting.
8. Sự khác nhau của hosting nước ngoài và Việt Nam hosting là gì?
Hosting nước ngoài | Hosting Việt Nam | |
Định nghĩa | Hosting nước ngoài có server đặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Các máy chủ thường sẽ được đặt ở Data Center tại khu vực Singapore, Hongkong, USA, các nước châu Âu hay bất kỳ quốc gia nào khác mà bạn có nhu cầu.
Tóm lại, địa điểm đặt máy chủ chính là cách phân biệt giữa Hosting Việt Nam và Hosting nước ngoài. |
Hosting Việt Nam có server tại đặt Việt Nam, phục vụ nhu cầu phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, máy chủ được đặt trong các trung tâm dữ liệu (Data Center) chuẩn quốc tế của các nhà cung cấp như Viettel, VNPT, FPT,… để đảm bảo an toàn, hiệu suất hoạt động cho máy chủ. |
Ưu điểm |
|
|
Hạn chế |
|
|
Khi nào nên sử dụng |
|
|
9. Sự khác nhau giữa hosting có phí và hosting miễn phí – free hosting là gì?

Hosting miễn phí hay Free Hosting là gì? | Hosting có phí hay Paid Hosting là gì? | |
Định nghĩa | Hosting miễn phí là dịch vụ hosting cung cấp miễn phí cho người dùng. Thông thường, hosting miễn phí thường chạy hệ điều hành Linux, có tài nguyên (storage, RAM, CPU,…) không cao, cấu hình cơ bản và không tích hợp các tính năng nâng cao cho hosting. | Như tên gọi, Hosting trả phí là dịch vụ lưu trữ mà bạn phải trả chi phí cho các nhà cung cấp hosting để sử dụng. Khi sử dụng hosting trả phí, bạn sẽ yên tâm vì được nhà cung cấp cam kết các yếu tố về bảo mật, hiệu suất, độ ổn định sẵn sàng của hệ thống, dịch vụ chăm sóc khách hàng, hỗ trợ kỹ thuật, chính sách hoàn tiền khi có sự cố…
Nếu bạn lưu trữ website với mục đích kinh doanh, xây dựng thương hiệu thì nên chọn hosting trả phí từ các nhà cung cấp dịch vụ uy tín để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả cho website. |
Ưu điểm | Ưu điểm lớn nhất của hosting miễn phí là với chi phí bằng 0, bạn vẫn có thể sử dụng được một hosting với hiệu năng vừa đủ. | Hosting miễn phí được nhà cung cấp cam kết về hiệu suất, an toàn, bảo mật; Sao lưu định kỳ đảm bảo an toàn dữ liệu; toàn quyền chỉnh sửa, quản lý trang website/hosting… Khách hàng cũng được hưởng chế độ chăm sóc khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật toàn thời gian miễn phí – điều mà ít có dịch vụ hosting nào đáp ứng được. |
Nhược điểm | Các rủi ro bảo mật, spam quảng cáo, giới hạn về hỗ trợ kỹ thuật và hiệu suất hosting chính là những hạn chế của hosting miễn phí. | Hạn chế duy nhất của hosting trả phí là về mặt chi phí, khi bạn có một khoản ngân sách nhất định thì mới có thể thuê và sử dụng hosting trả phí. |
10. Hướng dẫn cách chọn hosting tốt nhất dành cho người mới
10.1. Chọn Hosting phù hợp
- Xác định yêu cầu của trang web: Trước khi chọn hosting, hãy xác định yêu cầu của trang web của bạn, bao gồm dung lượng lưu trữ, băng thông, loại hệ điều hành (Windows hoặc Linux) và các tính năng cần thiết khác.
- Kiểm tra hiệu suất: Tìm hiểu về hiệu suất và tốc độ của hosting bằng cách xem xét thông tin về CPU, RAM, và đặc điểm kỹ thuật khác của máy chủ. Hosting có hiệu suất cao sẽ giúp trang web của bạn hoạt động mượt mà và nhanh chóng.
- Hỗ trợ PHP và MySQL: Đối với người mới, lựa chọn hosting hỗ trợ PHP và MySQL là cần thiết để có thể triển khai trang web dễ dàng và sử dụng các hệ thống quản lý nội dung như WordPress, Joomla hoặc Drupal…
- Đảm bảo bảo mật: Đặc biệt đối với các trang web thương mại điện tử hoặc chứa thông tin nhạy cảm, chọn hosting với các tính năng bảo mật cao như SSL, firewall, và công nghệ chống tấn công DDoS.
10.2. Giá cả gói Hosting
- Xem xét ngân sách: Xác định ngân sách của bạn và tìm kiếm các gói hosting phù hợp với giá trị đó. Đừng chỉ xem giá rẻ nhất mà hãy cân nhắc giá trị mà hosting mang lại.
- So sánh thị trường: So sánh giữa các nhà cung cấp hosting và xem xét những gì họ cung cấp trong gói hosting. Đôi khi, một gói hosting có giá cao hơn nhưng đi kèm với nhiều tính năng và hỗ trợ tốt hơn.
10.3. Hỗ trợ/chăm sóc khách hàng
- Kiểm tra hỗ trợ: Đảm bảo nhà cung cấp hosting cung cấp hỗ trợ khách hàng 24/7 qua các kênh như điện thoại, email hoặc chat trực tuyến. Điều này quan trọng để bạn có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời khi gặp sự cố kỹ thuật hoặc có thắc mắc về trang web của bạn.
- Đánh giá chất lượng hỗ trợ: Đọc các đánh giá và đánh giá của người dùng khác về chất lượng hỗ trợ của nhà cung cấp hosting. Một dịch vụ hỗ trợ tốt và nhanh chóng sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề nhanh chóng và duy trì trang web của bạn hoạt động ổn định.
11. Các yếu tố để lựa chọn hosting phù hợp với nhu cầu
Để lựa chọn hosting phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy xem xét các yếu tố sau đây:
- Yêu cầu trang web: Xác định yêu cầu cụ thể của trang web của bạn, bao gồm loại trang web (blog, thương mại điện tử, diễn đàn, v.v.), kích thước trang web, số lượng lượt truy cập dự kiến và tính năng đặc biệt mà trang web cần.
- Hiệu suất và tốc độ: Kiểm tra đặc điểm kỹ thuật của hosting như CPU, RAM, và ổ cứng. Hosting với hiệu suất cao và tốc độ nhanh sẽ giúp trang web của bạn hoạt động mượt mà và tăng cường trải nghiệm người dùng.
- Băng thông: Đảm bảo hosting cung cấp đủ băng thông để đáp ứng lưu lượng truy cập dự kiến của trang web. Nếu trang web có nhu cầu về video hoặc hình ảnh lớn, cần chọn gói hosting có băng thông lớn.
- Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu: Kiểm tra xem hosting có hỗ trợ ngôn ngữ lập trình mà trang web của bạn sử dụng (ví dụ: PHP, Python, Ruby) và cơ sở dữ liệu (ví dụ: MySQL, PostgreSQL) không.
- Bảo mật: Đặc biệt đối với các trang web thương mại điện tử hoặc chứa thông tin nhạy cảm, hãy chọn hosting có các tính năng bảo mật như SSL, firewall, và công nghệ chống tấn công DDoS.
- Quản lý dễ dàng: Hãy chọn hosting với giao diện quản lý dễ sử dụng và cung cấp các công cụ quản lý trang web và tài khoản hosting một cách dễ dàng.
- Uptime đáng tin cậy: Đảm bảo nhà cung cấp hosting cam kết với tỷ lệ uptime đáng tin cậy (ví dụ: 99.9% uptime) để trang web của bạn luôn hoạt động một cách ổn định và không bị gián đoạn.
- Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng: Xem xét chất lượng và tính sẵn lòng của dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng. Đảm bảo bạn có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời và chuyên nghiệp khi gặp sự cố hoặc cần giúp đỡ.
- Giá cả: Xác định ngân sách của bạn và tìm kiếm các gói hosting phù hợp với giá trị và yêu cầu của bạn.
- Đánh giá và đánh giá: Tìm hiểu về nhà cung cấp hosting bằng cách xem xét đánh giá và đánh giá từ người dùng khác, điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về chất lượng và đáng tin cậy của nhà cung cấp.
Tóm lại, việc lựa chọn hosting phù hợp với nhu cầu của bạn đòi hỏi bạn cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố kỹ thuật, tính năng, bảo mật, hiệu suất và giá cả, cũng như đảm bảo sự hỗ trợ và chăm sóc khách hàng tốt từ nhà cung cấp hosting.
12. Mua hosting chất lượng, giá rẻ ở đâu?

Tại thị Việt Nam, công nghệ lưu trữ có chất lượng không hề thua kém với nước ngoài. Thời kì bùng nổ của mảng hosting – website – domain có thể nói là khoảng những năm 2005 – 2015, khi người người nhà nhà bắt đầu làm website và cần sử dụng hosting.
Nhu cầu mạnh mẽ đó đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của hàng loạt các công ty hosting uy tín trên thị trường, tiêu biểu là VinaHost, PAVietnam, Mắt Bão, Nhân Hòa, Vietnix, TinoHost, 123Host…
Để phát triển kinh doanh tai thị trường Việt Nam, lời khuyên tốt nhất cho bạn đó là hãy đăng ký thuê hosting từ VinaHost – một trong những nhà cung cấp hosting uy tín hàng đầu Việt Nam với hơn 15 năm hoạt động.
Ngoài ra, VinaHost còn cung cấp Hosting nước ngoài tại các quốc gia như Singapore, Thái Lan, USA, Trung Quốc, Hàn Quốc…. và nhiều quốc gia khác đáp ứng nhu cầu của các khách hàng nhắm đến thị trường nước ngoài.

VinaHost là nhà cung cấp hàng đầu trong lĩnh vực Máy Chủ – Hosting – Cloud nói riêng cùng các dịch vụ công nghệ khác nói chung tại thị trường Việt Nam và quốc tế.
Được chính thức thành lập vào 5 – 2008, VinaHost đã nhanh chóng mở rộng hoạt động trên toàn cầu và phục vụ cho hàng ngàn khách hàng tại Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và nhiều quốc gia khác trên toàn cầu.
Tại VinaHost, chúng tôi có các tư vấn viên chuyên nghiệp, các chuyên gia quản trị hệ thống, các nhà phát triển và lập trình viên, chuyên gia bảo mật… với năng lực và kinh nghiệm dày dặn có thể tạo ra các giải pháp tối ưu nhất cho mọi khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Với tư cách là một nhà cung cấp và đối tác đáng tin cậy, VinaHost đảm bảo đánh giá kỹ lưỡng, chính xác yêu cầu và cung cấp dịch vụ, giải pháp mang lại hiệu quả lâu dài nhất cho tất cả khách hàng.
Hiện tại, VinaHost cung cấp các dịch vụ và giải pháp công nghệ chính sau:
Server & Hosting
- Dedicated Server & Colocation
- Site-To-Site VPN
- Proxy/Web DDoS Filter
- Web Hosting & Database Hosting
Cloud & VPS
- Public Cloud
- Private Cloud
- Cloud Backup
- CDN & Networking
- Email Server/Hosting
- Email Marketing
- Microsoft 365
- Email Filter (Anti-Spam & Anti-Virus)
Dịch vụ khác
- Web Design
- Domain
- SSL
- License
- Software
Sau hơn 15 năm hoạt động, đến nay VinaHost sở hữu các thế mạnh:
- Sản phẩm, dịch vụ ổn định, chất lượng.
- Sự ủng hộ của các khách hàng trong và ngoài nước.
- Nền tảng công nghệ vững chắc trong ngành.
- Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại, chất lượng cao.
- Qui trình làm việc, quản lý được chuẩn hóa chặt chẽ.y VinaHost đã sở hữu:
Đồng thời, VinaHost cũng xây dựng được mối quan hệ đối tác và khách hàng sâu rộng trong và ngoài nước:
- Đối tác: Alibaba Cloud, Microsoft, Cisco, eNom, Supermicro…
- Khách hàng: Vinamilk, Nguyen Kim, Thien Hoa, Topica, Meta.vn, Bamboo Airways, VNNIC…
Nếu đang tìm kiếm một dịch vụ Hosting chất lượng cao, bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ sau đây để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của mình.
Đối với Hosting Giá Rẻ hay Linux Hosting
Hosting giá rẻ do VinaHost cung cấp là dịch vụ Linux Hosting có chất lượng cao và chi phí rẻ. Linux Hosting phù hợp với các mã nguồn PHP như WordPress, Joomla, NukeViet, Drupal…
Nếu bạn đang tìm kiếm hosting giá rẻ cho sinh viên, hosting wordpress giá rẻ, thì đây chính là lựa chọn hoàn hảo. Với cấu hình cao và chi phí phải chăng, Host giá rẻ thích hợp cho các bạn sinh viên đang có nhu cầu học tập, trải nghiệm về website cũng như các doanh nghiệp đang tìm sự hỗ trợ trong bước đầu Start – Up.
Hosting giá rẻ đảm bảo website hoạt động ổn định (cam kết Uptime 99,99%), bảo mật tối đa với tốc độ vượt trội.
Tính năng chính của Linux hosting là gì?
- Phần cứng DELL + Full-SSD RAID 10.
- Web Server LiteSpeed & Lscache nhanh hơn gấp +6 lần.
- Jetbackup an toàn dữ liệu – CloudLinux chống Local-Attack.
- AutoSSL miễn phí; Hỗ trợ IPv6.
- Hỗ trợ PHP (PHP 4.4 đến PHP 8.0); Hỗ trợ Python; Hỗ trợ NodeJS (SSH Required); Hỗ trợ Java (SSH Required).
- Hỗ trợ kỹ thuận 24/7 và hoàn tiền trong vòng 30 ngày sử dụng nếu khách hàng không hài lòng.
Chi phí:
Hosting giá rẻ cung cấp nhiều tùy chọn đa dạng về giá cả và tài nguyên, giúp tiết kiệm chi phí và đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng với giá chỉ từ 15,000 vnđ/tháng. Các gói Hosting từ LH-Start đến LH2 phù hợp với các website không phức tạp, ít lượt truy cập.
Nếu cần dung lượng lưu trữ lớn để quản lý nhiều website, khách hàng có thể chọn các gói từ LH3 đến LH6.
Khách hàng được trải nghiệm sử dụng miễn phí Hosting giá rẻ trong 7 ngày và có áp dụng giảm giá từ 5% đến 10% cho các khách hàng đăng ký theo năm.

Đối với Hosting Doanh Nghiệp hay Business Hosting
Hosting doanh nghiệp SIÊU TỐC ĐỘ tại VinaHost phù hợp với khách hàng cần chạy website giới thiệu dịch vụ / bán hàng / thương mại điện tử… với quy mô vừa phải / lưu lượng truy cập ở mức trung bình cao, yêu cầu có độ ổn định, tốc độ xử lý nhanh.
Tính năng của Business Hosting là gì?
- Tài nguyên CPU – Ram – I/O cao, Full SSD + RAID 10.
- SSL Let’s Encrypt bảo mật tối đa.
- Tăng tốc với WS Litespeed Enterprise & Litespeed Cache.
- Tích hợp bộ công cụ “SEO AND MARKETING TOOLS” với các tính năng: Kiểm tra và khai báo sitemap website; Google Blacklist Check; Link Building; See Your New Listings; Social Share; Email Marketing.
- Hỗ trợ PHP từ PHP 4.4 đến PHP 8.0; Hỗ trợ Python Web Application; Hỗ trợ NodeJS (SSH Required); Hỗ trợ Java (SSH Required).
- Hosting doanh nghiệp giới hạn số lượng website trong mỗi gói ít để đảm bảo về tốc độ và sự ổn định cho website.
- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7 và áp dụng chính sách hoàn tiền 30 ngày.
Chi phí:
Chi phí của gói Hosting doanh nghiệp ở mức cao, tương xứng với nguồn tài nguyên mạnh mẽ. VinaHost cung cấp 3 gói lựa chọn với mức giá thấp nhất là 180,000 vnđ/tháng (có giảm giá theo năm).
Khách hàng được trải nghiệm sử dụng miễn phí trong 7 ngày và có áp dụng giảm giá từ 5% đến 10% cho các khách hàng đăng ký theo năm.

ĐĂNG KÝ HOSTING DOANH NGHIỆP GIÁ RẺ
Đối với Hosting Thương Mại Điện Tử hay eCommerce Hosting
Hosting thương mại điện tử (TMĐT) phù hợp các doanh nghiệp chuyên về TMĐT, cần chạy các website có cơ sở dữ liệu lớn, lượng truy cập nhiều, tốc độ xử lý cao, dùng các mã nguồn TMĐT chiếm dụng nhiều tài nguyên như Magento, OpenCart, Prestashop, CSCart…
Hosting thương mại điện tử có giới hạn tài nguyên Storage, CPU, RAM, I/O cao vượt trội so với gói hosting Doanh Nghiệp/Linux Hosting. Số lượng website trong mỗi gói được giới hạn, mang đến sự ổn định tối đa & tốc độ tải nhanh nhất.
Tính năng của ecommerce hosting là gì?
- SSD, CPU, RAM, I/O cao vượt trội so với hosting Doanh Nghiệp / Linux Hosting.
- Ổ cứng full-SSD + RAID 10.
- Đảm bảo an toàn dữ liệu với SSL Let’s Encrypt, JetBackup.
- Litespeed & Litespeed Cache tăng tốc +6 lần
- Cài đặt mã nguồn tự động với Softaculous.
- Tích hợp bộ công cụ “SEO AND MARKETING TOOLS“.
- Hosting TMĐT hỗ trợ PHP từ PHP 4.4 đến PHP 8.0; Hỗ trợ Python Web Application; Hỗ trợ NodeJS; Hỗ trợ Java.
- Hỗ trợ 24/7 và áp dụng chính sách hoàn tiền 30 ngày.
Chi phí:
VinaHost cung cấp 3 gói Hosting thương mại điện tử với giá từ 250,000 vnđ/tháng, được trải nghiệm sử dụng miễn phí trong 7 ngày và có áp dụng giảm giá từ 5% đến 10% cho các khách hàng đăng ký theo năm.

ĐĂNG KÝ HOSTING THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIÁ RẺ
Đối với Windows Hosting
Windows Hosting hay Windows Server giá rẻ phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp cần hosting với tài nguyên cao, giá rẻ để lưu trữ website giới thiệu sản phẩm/bán hàng viết bằng ngôn ngữ ASP.NET.
Windows hosting cung cấp không giới hạn lưu lượng truyền tải dữ liệu, subdomain, parked domain, tài khoản FTP, tài khoản & số lượng cơ sở dữ liệu, số lượng thư mục & file.
Tính năng của Windows Hosting là gì?:
- Control Panel: Plesk.
- Ổ cứng SSD với công nghệ RAID 10.
- Không giới hạn lưu lượng truyền tải dữ liệu.
- Windows Server được đặt trong Tier 3 Data center, cam kết Uptime 99.99%.
- Bảo mật với AutoSSL miễn phí.
- Miễn phí Backup, đảm bảo an toàn dữ liệu.
- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7 và cam kết hoàn tiền 30 ngày.
Chi phí:
- VinaHost cung cấp 7 gói Windows Hosting với giá thấp nhất chỉ từ 15,000 vnđ/tháng, được trải nghiệm sử dụng miễn phí trong 7 ngày và có áp dụng giảm giá từ 5% đến 10% cho các khách hàng đăng ký theo năm.

ĐĂNG KÝ WINDOWS HOSTING GIÁ RẺ
Đối với Unlimited Hosting
Hosting Unlimited là gói dịch vụ hosting không giới hạn về tài nguyên dung lượng, tên miền, parked domain và tài khoản emails. Hosting không giới hạn phù hợp với khách hàng cần dung lượng lưu trữ thoải mái với chi phí thấp.
Với nguồn tài nguyên không giới hạn, Hosting Unlimited đảm bảo website luôn hoạt động ổn định (cam kết Uptime 99,99%), bảo mật tối đa, tốc độ vượt trội với chi phí tối ưu nhất.
Tính năng của Unlimited Hosting là gì?:
- Phần cứng DELL + Full-SSD RAID 10.
- Web Server LiteSpeed & Lscache nhanh hơn gấp +6 lần.
- Jetbackup an toàn dữ liệu – CloudLinux chống Local-Attack.
- AutoSSL miễn phí; Hỗ trợ IPv6.
- Hỗ trợ PHP từ PHP 4.4 đến PHP 8.0; Hỗ trợ Python Web Application; Hỗ trợ NodeJS (SSH Required); Hỗ trợ Java (SSH Required).
- Hỗ trợ kỹ thuật 24/7 và cam kết hoàn tiền 30 ngày.
Chi phí:
VinaHost cung cấp 3 gói Unlimited Hosting với giá thấp nhất là 40,000 vnđ/tháng, có áp dụng giảm giá từ 5% đến 10% cho các khách hàng đăng ký theo năm. Bạn có thể liên hệ email [email protected] để đăng ký trải nghiệm hosting unlimited websites 7 ngày miễn phí.

ĐĂNG KÝ UNLIMITED HOSTING GIÁ RẺ
Bên cạnh đó, VinaHost còn cung cấp các gói dịch vụ Hosting khác như đáp ứng nhu cầu đa dạng của tất cả đối tượng khách hàng:
Đối với WordPress Hosting
WordPress Hosting tại VinaHost là dịch vụ lưu trữ website chuyên biệt dành riêng cho mã nguồn WordPress. WordPress Hosting hỗ trợ từ PHP 4.4 đến PHP 8.0.
Nhờ nguồn tài nguyên mạnh mẽ với phần cứng DELL + ổ cứng Full-SSD, Web Server LiteSpeed & Lscache, Imunify AV… WordPress Hosting có thể vận hành tốt các plugin của WordPress như Yoast SEO, WooCommerce, BuddyPress,…
ĐĂNG KÝ WORDPRESS HOSTING GIÁ RẺ
Đối với Seo Hosting
SEO Hosting giá rẻ tại VinaHost sử dụng cPanel và CloudLinux chống local hack 100%. Khi bạn sử dụng gói hosting thường để xây dựng hệ thống site vệ tinh, các site này sẽ có cùng địa chỉ IP. Các công cụ tìm kiếm như Google sẽ loại bỏ các liên kết trùng địa chỉ IP như vậy vì độ tin cậy thấp.
Với SEO Hosting chất lượng, một tài khoản SEO Hosting có thể gán nhiều địa chỉ IP khác nhau. Bạn có thể chạy nhiều website trên gói hosting của mình và mỗi website có thể cài đặt IP riêng. Mục đích của việc này là để tối ưu và nâng cao thứ hạng từ khóa website trên các công cụ tìm kiếm.
Tìm hiểu thêm: Ưu điểm các gói SEO Hosting là gì?
Đối với Hosting Đại Lý hay Reseller Hosting
Hosting Đại Lý tại VinaHost cho phép khách hàng chia các gói hosting nhỏ tương ứng với các thông số kỹ thuật tùy ý để cung cấp cho người dùng cuối.
Cá nhân/doanh nghiệp mới khởi nghiệp, cá nhân/công ty thiết kế web,… là những đối tượng thích hợp trở thành đại lý hosting của VinaHost. Khách hàng hosting đại lý của VinaHost sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt.
Đối với Database Hosting
Database Hosting là dịch vụ dành riêng cho các khách hàng cần hệ thống lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu chuyên nghiệp, mạnh mẽ và linh hoạt, tách biệt hoàn toàn với hệ thống máy chủ web. Khách hàng không cần phải quan tâm đến vấn đề cài đặt, cấu hình hay tối ưu, chỉ cần tạo database và kết nối.
ĐĂNG KÝ DATABASE HOSTING GIÁ RẺ
VinaHost thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi Hosting vào mỗi tháng. Bạn có thể đăng ký nhận bản tin ở cuối bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với VinaHost để nhận thông tin khuyến mãi:
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
13. Lời kết
Bài viết “Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết khi mua Web Hosting” vừa rồi đã cung cấp cho bạn kiến thức tổng hợp cần biết khi mua Web Hosting, bao gồm các yếu tố quyết định như hiệu suất, băng thông, bảo mật và hỗ trợ khách hàng.
Hi vọng rằng VinaHost đã giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn gói hosting website phù hợp nhất cho trang web của mình!
Bạn có thể xem thêm các bài viết khác của VinaHost tại đây nhé!
Xem thêm:
Landing Page là gì | [So Sánh] Landing Page & Website
[Bật Mí] – Website Là Gì | Tổng Hợp Kiến Thức Website
Hướng dẫn 3 cách trỏ Tên Miền về Hosting [A-Z] đơn giản, hiệu quả