[2025] Quản lý tên miền là gì? | Phân biệt Nhà Quản Lý & Nhà Đăng Ký

Quản lý tên miền là một trong những việc đầu tiên mà bạn cần tìm hiểu sau khi đã sở hữu tên miền riêng. Vậy, quản lý tên miền là gì, làm thế nào để phân biệt nhà đăng ký và nhà quản lý tên miền? Bài viết sau đây của VinaHost sẽ giải đáp thắc mắc của bạn, đồng thời chia sẻ những cách đơn giản giúp bạn quản lý tên miền hiệu quả.

1. Quản lý tên miền là gì?

Tên miền là địa chỉ truy cập Website, gắn liền với thương hiệu của bạn và là cầu nối giữa bạn với khách hàng. Do đó, tên miền đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển Website cũng như xây dựng thương hiệu.

Quản lý tên miền là tập hợp các công việc mà người dùng cần biết và thực hiện nhằm duy trì quyền sử dụng tên miền của mình.

Khi tên miền đã thuộc quyền sở hữu của bạn thì bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với tên miền đó. Vì thế, việc quản lý cần được thực hiện một cách nghiêm túc nhằm tránh các vấn đề phát sinh ngoài ý muốn. 

quan ly ten mien
Quản lý tên miền là việc duy trì quyền sử dụng tên miền.

Mỗi tên miền đều là duy nhất nên nếu 1 tên miền đã thuộc quyền sở hữu của bạn thì người khác không thể mua được, trừ khi tên miền đó hết hạn và bạn quyết định không gia hạn tiếp tục. Theo đó, thông tin quản lý tên miền đồng thời cũng sẽ là thông tin của chủ sở hữu. Vì thế, bạn nên trực tiếp đăng ký tên miền hoặc nếu nhờ người khác đăng ký thì thông tin sở hữu phải là thông tin của bạn, bao gồm: họ và tên, email, ngày sinh, số điện thoại. 

Khi quá trình đăng ký tên miền thành công, bạn sẽ nhận được tài khoản quản lý tên miền. Lúc này, bạn cần kiểm tra thông tin một lần nữa và đổi lại mật khẩu để đảm bảo tính bảo mật.

Xem thêm: Domain là gì? Cấu trúc, phân loại và tiêu chí lựa chọn tên miền

2. Cơ quan quản lý tên miền của Việt Nam là ai? 

Có bao giờ bạn thắc mắc tại Việt Nam, cơ quan nào đang chịu trách nhiệm quản lý tên miền? Đó chính là Trung tâm Internet Việt Nam (viết tắt là VNNIC), được thành lập vào ngày 28/04/2000, trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. 

Mỗi quốc gia đều có một đơn vị quản lý tên miền riêng, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tên miền Internet trong lãnh thổ. Theo đó, VNNIC đóng vai trò quan trọng như một đầu mối cung cấp thông tin, quản lý tất cả tên miền của Việt Nam và thúc đẩy phát triển Internet trong nước. VNNIC chịu trách nhiệm quản lý, cấp phát và giám sát hoạt động của hệ thống tên miền quốc gia .VN, cũng như phát triển các chính sách và quy định liên quan đến tên miền tại Việt Nam.

Theo số liệu từ Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tính đến tháng 5 năm 2024, Việt Nam đã có hơn 610.000 tên miền “.vn”, đứng thứ 2 khu vực ASEAN và thứ 10 châu Á – Thái Bình Dương.

Trung tâm Internet Việt Nam (viết tắt là VNNIC) chịu trách nhiệm quản lý tên miền

Xem thêm: Subdomain là gì? Cách tạo và quản lý Subdomain chi tiết

3. Vai trò và trách nhiệm của tổ chức quản lý tên miền

Tổ chức quản lý tên miền, như VNNIC tại Việt Nam, có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc duy trì và phát triển hệ thống tên miền quốc gia. Các vai trò và trách nhiệm chính của tổ chức này bao gồm:

Quản lý và cấp phát tên miền

  • Cấp phát tên miền quốc gia: Tổ chức quản lý tên miền chịu trách nhiệm cấp phát và duy trì các tên miền có đuôi quốc gia (ví dụ: .vn cho Việt Nam).
  • Đảm bảo tính hợp pháp: Giám sát việc đăng ký tên miền để bảo đảm các tên miền đăng ký tuân thủ đúng các quy định pháp lý, không vi phạm bản quyền hay các quy định về bảo mật.

Duy trì hạ tầng tên miền quốc gia

  • Hệ thống DNS quốc gia: Tổ chức quản lý tên miền phải đảm bảo hệ thống DNS (Domain Name System) của quốc gia hoạt động ổn định, an toàn và không bị gián đoạn.
  • Cập nhật và bảo trì hạ tầng: Đảm bảo hạ tầng tên miền quốc gia được duy trì và phát triển, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân sử dụng.

Đảm bảo an ninh mạng

  • Bảo vệ tên miền và hệ thống DNS: Tổ chức quản lý tên miền phải triển khai các biện pháp bảo mật để bảo vệ tên miền quốc gia khỏi các cuộc tấn công mạng, chẳng hạn như tấn công DDoS (Distributed Denial of Service).
  • Giải quyết sự cố: Khi có sự cố liên quan đến tên miền (ví dụ: tranh chấp tên miền hoặc vấn đề bảo mật), tổ chức quản lý tên miền cần có các biện pháp xử lý kịp thời.

Chính sách và quy định về tên miền

  • Xây dựng chính sách quản lý tên miền: Tổ chức quản lý tên miền cần phát triển và cập nhật các chính sách, quy định liên quan đến việc cấp phát, sử dụng và bảo mật tên miền.
  • Tuân thủ các quy định quốc tế: Các tổ chức quản lý tên miền cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định quốc tế về tên miền, chẳng hạn như các nguyên tắc của ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers).

Giám sát và báo cáo

  • Theo dõi và báo cáo về tên miền: Tổ chức quản lý tên miền cần giám sát các hoạt động liên quan đến tên miền quốc gia, báo cáo tình hình phát triển, cũng như các vấn đề an ninh liên quan đến hệ thống tên miền.
  • Đảm bảo tính minh bạch và công bằng: Tổ chức phải đảm bảo tính minh bạch trong quá trình cấp phát tên miền và công bằng trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến tên miền.

Liên kết với các tổ chức quốc tế

Tổ chức quản lý tên miền cần hợp tác với các tổ chức quốc tế như ICANN để phát triển và duy trì hệ thống tên miền toàn cầu và quốc gia.

Tổ chức quản lý tên miền có trách nhiệm đảm bảo sự hoạt động ổn định, an toàn và hiệu quả của hệ thống tên miền quốc gia, hỗ trợ người dùng, bảo vệ an ninh mạng, và phát triển các chính sách và quy định liên quan đến tên miền.

quan ly ten mien
Ngoài quản lý tên miền, VNNIC còn thiết lập và khai thác hạ tầng mạng Internet Việt Nam

Xem thêm: Whois là gì? Hướng dẫn tra cứu, cập nhật, ẩn thông tin tên miền

4. Sự khác nhau giữa cơ quan quản lý tên miền và nhà đăng ký tên miền

Hai khái niệm cơ quan quản lý tên miền và nhà đăng ký tên miền thường rất dễ nhầm lẫn. 

4.1. Đối với cơ quan quản lý tên miền

Cơ quan quản lý tên miền (ví dụ: VNNIC ở Việt Nam) là tổ chức chịu trách nhiệm cấp phép, giám sát, và quản lý hệ thống tên miền quốc gia. Cơ quan này xây dựng các chính sách, quy định liên quan đến tên miền và bảo vệ hạ tầng tên miền quốc gia.

Trách nhiệm:

  • Quản lý hệ thống tên miền quốc gia: Cơ quan này quản lý toàn bộ hệ thống DNS của quốc gia và các tên miền cấp cao (.vn cho Việt Nam).
  • Cấp phép và giám sát: Cơ quan này cấp phép cho các nhà đăng ký tên miền hoạt động và giám sát các hoạt động đăng ký tên miền, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
  • Phát triển chính sách: Cơ quan quản lý tên miền tạo ra các quy định, chính sách liên quan đến việc đăng ký, bảo mật, và xử lý các tranh chấp liên quan đến tên miền.
  • Hợp tác quốc tế: Nhằm đảm bảo tính toàn cầu của hệ thống tên miền.

4.2. Đối với nhà đăng ký tên miền

Nhà đăng ký tên miền là các tổ chức hoặc công ty được cấp phép bởi cơ quan quản lý tên miền để cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền cho người dùng. Họ là cầu nối giữa người sử dụng và cơ quan quản lý tên miền.

Trách nhiệm:

  • Đăng ký tên miền cho khách hàng: Nhà đăng ký tên miền thực hiện việc đăng ký tên miền cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu, bao gồm việc quản lý các tên miền đã được cấp.
  • Cung cấp các dịch vụ bổ sung: Các nhà đăng ký thường cung cấp các dịch vụ liên quan như bảo mật tên miền (DNSSEC), chuyển nhượng tên miền, gia hạn tên miền, bảo vệ quyền riêng tư cho chủ sở hữu tên miền, và các dịch vụ email hoặc hosting.
  • Hỗ trợ khách hàng: Họ cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và chăm sóc khách hàng trong suốt quá trình sử dụng tên miền.
  • Tuân thủ các quy định: Nhà đăng ký tên miền phải tuân thủ các quy định và chính sách của cơ quan quản lý tên miền, đồng thời đảm bảo rằng tất cả các đăng ký tên miền thực hiện hợp pháp.

VinaHost là nhà đăng ký tên miền uy tín, với hơn 15 năm kinh nghiệm. Với lượng tên miền lớn, chúng tôi tự tin đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Quá trình đăng ký, kích hoạt và gia hạn tên miền tại VinaHost luôn được thực hiện nhanh chóng nhờ hệ thống tối ưu cùng sự hướng dẫn tận tình của kỹ thuật viên.

5. Hướng dẫn cách quản lý tên miền chi tiết, hiệu quả

Quản lý tên miền là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu tên miền của khách hàng. Sau đây là một vài lưu ý để bạn quản lý tốt hơn.

5.1. Thay đổi thông tin đăng ký tên miền

Khi có thay đổi về thông tin cá nhân hoặc tổ chức sở hữu tên miền, bạn cần cập nhật ngay thông tin đăng ký của mình để đảm bảo rằng bạn nhận được tất cả các thông báo quan trọng về tên miền. Sau khi cập nhật, hãy kiểm tra lại để đảm bảo mọi thông tin đã chính xác và đảm bảo rằng bạn có thể nhận được thông báo quan trọng từ nhà đăng ký.

5.2. Nộp đầy đủ phí đăng ký mới và duy trì

Khi đăng ký tên miền lần đầu, bạn sẽ phải trả phí đăng ký. Sau đó, để duy trì tên miền, bạn cần nộp phí gia hạn đúng hạn. Để tránh mất tên miền, hãy chú ý thanh toán đúng thời gian, các nhà đăng ký tên miền sẽ gửi thông báo nhắc nhở trước khi đến hạn. Việc thanh toán đầy đủ giúp bạn duy trì quyền sở hữu và tránh bị mất tên miền.

5.3. Nhớ gia hạn tên miền trước 10 – 15 ngày

Trước khi tên miền hết hạn, bạn nên thực hiện gia hạn ít nhất 10 – 15 ngày để tránh các rủi ro liên quan đến việc mất quyền sở hữu tên miền. Việc gia hạn sớm giúp bạn bảo vệ tên miền của mình khỏi việc bị mua lại bởi người khác và đảm bảo dịch vụ không bị gián đoạn.

5.4. Điền đầy đủ và chính xác thông tin khi gia hạn

Khi gia hạn tên miền, việc điền đầy đủ và chính xác thông tin liên hệ là rất quan trọng. Bạn cần kiểm tra lại tất cả thông tin liên quan đến tên miền và người sở hữu, đặc biệt là địa chỉ email và số điện thoại để đảm bảo rằng bạn có thể nhận được các thông báo về việc gia hạn và trạng thái tên miền. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo rằng thông tin thanh toán của bạn (như thẻ tín dụng hoặc phương thức thanh toán khác) được cập nhật đầy đủ và chính xác để quá trình gia hạn diễn ra dễ dàng.

quan ly ten mien
Quản lý tên miền là việc làm cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu tên miền.

Xem thêm: [Miễn Phí] Đăng ký & Quản lý tên miền Tiếng Việt có dấu 2023

6. Giới thiệu các chức năng trên trang quản lý tên miền tại VinaHost

Sau khi đăng ký tên miền tại VinaHost thì việc quản lý tên miền sẽ được thực hiện trên nền tảng DNS Manager, với điều kiện phải đăng ký tên miền và phải được sử dụng cặp Nameserver ns3.vinahost.vn và ns4.vinahost.vn do VinaHost quản lý.

ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN NGAY

bang gia ten mien vinahost
Bảng giá đăng ký tên miền tại VinaHost

6.1. DNS Manager

DMS Manager là trình quản lý DNS với các chức năng chính là:

  • Quản lý Zone: Thêm, xóa, sửa Zone cho từng tên miền
  • Quản lý Record: Thêm, xóa, sửa Record cho từng Zone của tên miền đã được tạo

6.2. Quản lý Zone

Để quản lý Zone, bạn cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị theo đường dẫn: https://secure.vinahost.vn/ac/clientarea.php

Bước 2: Chọn vào mục Tên miền (Domains), rồi nhấn Manage DNS

Bước 3: Trong giao diện DNS Manager, sẽ có 2 trường hợp.

quan ly ten mien
Quản lý Zone

Trường hợp 1

Nếu tên miền đã có Zone thì nút Chỉnh sửa sẽ được hiển thị ở góc phải như hình. Bạn nhấn vào nút Chỉnh sửa để thực hiện các thay đổi Record DNS mong muốn.

Trường hợp 2

Nếu Zone chưa có tên miền, bạn cần thiết lập theo các bước sau:

Bước 1: Nhấn vào nút Add New Zone, nhập thông tin Zone Name (Tên miền) và IP Address (địa chỉ IP cập nhật thông số bảng ghi)

Bước 2: Nhấn vào nút Add Zone để hoàn tất

quan ly ten mien
Quản lý Zone

Nếu thông tin bạn nhập sai thì có thể xóa Zone bằng cách nhấn nút có hình thùng rác màu đỏ bên cạnh nút Edit Zone.

6.3. Quản lý Record

Nếu cần thay đổi Record, bạn thực hiện theo các hướng dẫn sau:

Bước 1: Nhấn vào nút chỉnh sửa của Zone cần thực hiện cấu hình

Bước 2: Tại trang Edit Zone, bạn có thể xem và chỉnh sửa Record của bảng ghi DNS

Bước 3: Lưu lại những thay đổi bằng cách nhấn vào nút Save changes 

quan ly ten mien
Quản lý Record

Xem thêm: [TOP] 13+ Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho Website 2023

7. Một số câu hỏi liên quan đến quản lý tên miền

Dưới đây có thể là những điều mà bạn sẽ thắc mắc trong quá trình quản lý tên miền.

7.1. Thông tin quản trị tên miền là gì?

Tên miền .vn, thuộc quốc gia Việt Nam, được quản lý bởi VNNIC (Trung tâm Internet Việt Nam). VNNIC là tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ quản lý và phát triển hệ thống tên miền quốc gia .vn, bao gồm các công việc như cấp phát tên miền .vn, giám sát việc đăng ký và sử dụng tên miền, cùng với việc bảo vệ hạ tầng kỹ thuật của hệ thống tên miền quốc gia.

7.2. Tài khoản tên miền là gì?

Tài khoản tên miền là tài khoản mà chủ sở hữu tên miền sử dụng để quản lý các tên miền của mình thông qua nhà đăng ký tên miền. Qua tài khoản này, chủ sở hữu có thể thực hiện các thao tác như đăng ký, gia hạn, thay đổi thông tin liên lạc, cập nhật máy chủ DNS, hoặc chuyển nhượng tên miền. Tài khoản này yêu cầu mật khẩu bảo mật để đảm bảo an toàn cho các quyền quản lý tên miền.

7.3. Tên miền .vn thuộc sự quản lý của tổ chức nào?

Tên miền .vn, thuộc quốc gia Việt Nam, được quản lý bởi VNNIC (Trung tâm Internet Việt Nam). VNNIC là tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông giao nhiệm vụ quản lý và phát triển hệ thống tên miền quốc gia .vn, bao gồm các công việc như cấp phát tên miền .vn, giám sát việc đăng ký và sử dụng tên miền, cùng với việc bảo vệ hạ tầng kỹ thuật của hệ thống tên miền quốc gia.

7.4. Tài khoản quản lý Hosting là gì?

Tài khoản quản lý Hosting là tài khoản cho phép người dùng quản lý dịch vụ hosting của mình, chẳng hạn như dịch vụ lưu trữ website, cơ sở dữ liệu, hoặc các dịch vụ phụ trợ khác. Qua tài khoản này, người sử dụng có thể truy cập và cấu hình các dịch vụ liên quan đến hosting như upload dữ liệu, cấu hình email, quản lý bảo mật, hoặc thay đổi các cài đặt của máy chủ web. Tài khoản này thường được bảo vệ bằng mật khẩu và có thể yêu cầu thông tin xác thực để truy cập.

7.5. Tài khoản quản lý Website là gì?

Tài khoản quản lý Website là tài khoản người dùng sử dụng để quản lý toàn bộ nội dung và các tính năng của website. Qua tài khoản này, người quản trị website có thể chỉnh sửa, cập nhật, và duy trì các nội dung trên website, quản lý người dùng, cài đặt plugin, hoặc kiểm tra các báo cáo và phân tích website. Tài khoản này thường liên kết với các hệ thống quản lý nội dung (CMS) như WordPress, Joomla, hoặc Drupal, và có quyền truy cập vào các công cụ hỗ trợ quản lý website.

8. Tổng kết 

Tóm lại, quản lý tên miền là những công việc mà bạn cần thực hiện để duy trì quyền sở hữu tên miền, ví dụ như đảm bảo vấn đề bảo mật tài khoản và thực hiện gia hạn để tiếp tục sử dụng. Ngoài tài khoản quản lý tên miền thì bạn cũng cần quan tâm đến tài khoản Hosting và tài khoản quản lý Website. Việc cẩn thận trong vấn đề bảo mật sẽ giúp Website của bạn được vận hành một cách an toàn và ổn định. Để đọc thêm nhiều bài viết thú vị, bạn có thể truy cập vào trang Blog của chúng tôi TẠI ĐÂY.

Cuối cùng, nếu có nhu cầu mua tên miền giá rẻ thì bạn có thể liên hệ VinaHost để được tư vấn cụ thể:

Xem thêm

Tên miền quốc tế là gì? | Mua & Đăng ký tên miền quốc tế

Addon Domain là gì? Hướng dẫn thêm Addon Domain vào Hosting

Parked Domain là gì | Hướng dẫn thiết lập & Cấu hình Parked Domain

Top 6 công cụ kiểm tra lịch sử tên miền [Miễn Phí], uy tín nhất 2023

Đánh giá
5/5 - (3 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem