[Tổng hợp] So sánh Cloud và Ảo hóa chi tiết nhất 2024

Rất nhiều người hiểu lầm ảo hoá và điện toán đám mây là một, nhưng thực tế thì cả hai công nghệ này hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên cả hai có một điểm chung đó chính là đều xoay quanh việc tạo ra các môi trường hữu ích từ các tài nguyên ảo. Vậy thì hôm nay hãy cùng VinaHost so sánh cloud và ảo hoá để có thể phân biệt hai công nghệ này và tìm hiểu tính ứng dụng của chúng trong cuộc sống nhé.

1. So sánh Cloud và ảo hóa

Giữa virtualization (ảo hóa) và cloud (đám mây) rất dễ gây nhầm lẫn bởi chúng có đều được kết hợp để cung cấp dịch vụ. Đầu tiên, virtualization là một công nghệ giúp tạo ra nhiều môi trường mô phỏng hoặc tạo tài nguyên chuyên dụng từ một hệ thống phần cứng vật lý duy nhất.

Còn về đám mây là trừu tượng hoá môi trường công nghệ thông tin. Đám mây có thể tổng hợp và chia sẻ các tài nguyên để mở rộng trên mạng. Tổng quát lại, ảo hoá là một công nghệ còn đám mây là một môi trường. Và để hiểu rõ hơn về ảo hóa và điện toán đám mây hãy cùng VinaHost đi đến với những nội dung dưới đây.

1.1. Cloud là gì?

Bạn có thể xem đám mây (Cloud) như một cụm máy chủ từ xa có nhiệm vụ cung cấp dịch vụ – hay hiểu theo cách khác là một nhóm các máy tính được kết nối với nhau (cụm máy chủ), có thể truy cập từ mọi lúc mọi nơi miễn là thiết bị của bạn có kết nối với Internet.

Điện toán đám mây là khi bạn sử dụng máy tính trên đám mây để lưu trữ hoặc xử lý dữ liệu, do đó giải phóng tài nguyên máy tính (hiệu suất xử lý và không gian lưu trữ) của chính bạn. Lưu ý, một số dịch vụ đám mây có sử dụng ảo quá, nhưng nhiều dịch vụ thì không.

so sanh cloud va ao hoa
So sánh Cloud và ảo hóa

1.1.1 Ví dụ về dịch vụ đơn giản

Nếu sử dụng Gmail, thì bạn đã sử dụng một trong những dịch vụ của điện toán đám mây. Trong trường hợp này, tất cả dữ liệu email của bạn đã được lưu trữ trên mạng máy chủ của Google và các máy chủ Google có nhiệm vụ thực hiện tất cả các công việc gửi – nhận và xử lý dữ liệu đó – quá trình điện toán đó được thực hiện trên đám mây chứ không phải thực hiện trên máy tính của bạn.

Điều này cũng đúng với đa phần các dịch vụ dựa trên web ví dụ như lịch, danh sách việc cần làm, lưu trữ dữ liệu từ xa, mạng xã hội, trình quản lý ngân sách, trình chỉnh sửa ảnh trực tuyến,…

1.1.2. Ví dụ về dịch vụ nâng cao 

Có những dịch vụ đám mây nâng cao hơn những dịch vụ khác ví dụ như lưu trữ email trên Gmail hoặc Outlook.com thì khá đơn giản khi so sánh với việc chỉnh sửa tài liệu trên Office Online, Google Documents.

Trên Google Documents, mọi bảng tính hay tài liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ của Google. Khi mở một tệp và chỉnh sửa nó đồng nghĩa với việc bạn đang tương tác với một tệp ở cách xa bạn hàng nghìn dặm. Đó là nguyên nhân tại sao người khác có thể mở cùng tệp trong thời gian thực.

1.1.3 Ví dụ về dịch vụ điện toán đám mây

Khi bạn đăng ký gói lưu trữ web, gói này thường được lưu trữ chia sẻ trên một máy duy nhất và không có bất kỳ công nghệ ảo hoá nào và hàng chục máy khác cũng đang sử dụng cùng một máy chủ đó. Nếu một người dùng mắc lỗi và khoá CPU của máy chủ, trang web của những người dùng khác sẽ ngừng hoạt động cho đến khi máy chủ được sửa chữa.

Nhưng khi bạn đăng ký gói máy chủ ảo riêng (virtual private hoặc VPS), bạn vẫn đang ở trên một máy duy nhất nhưng mọi tài nguyên máy chủ của bạn đều được ảo hoá. Nếu một người dùng xảy ra lỗi, họ chỉ cần khoá phần CPU của máy chủ lỗi để sửa chữa. Bạn sẽ không bị bất kỳ ảnh hưởng gì.

so sanh cloud va ao hoa
Ví dụ về dịch vụ điện toán đám mây

Xem thêm: Hybrid Cloud là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về Hybrid Cloud

1.2. Ảo hóa là gì?

Ảo hóa (virtualization) là khi bạn tạo ra một phiên bản ảo của một thứ gì đó hiện diện trong thế giới vật lý. Chẳng hạn như thực tế ảo chỉ là một đại diện của thực tế vật lý với một số điều chỉnh và khác biệt. Nhưng trong bối cảnh của máy tính thì ảo hoá cụ hơn.

Ảo hoá là khi bạn lấy tài nguyên vật lý (ví dụ như CPU, RAM, dung lượng đĩa,..) và chia chúng thành các phần rời rạc được hệ thống coi là riêng biệt. Mỗi phần có thể được dành riêng cho những người dùng khác nhau bởi vì các phần này là rời rạc, người dùng chỉ có thể sử dụng tài nguyên đã được chỉ định.

1.2.1. Ví dụ về máy ảo

Máy ảo (Virtual Machine) là một chương trình tạo ra một máy tính ảo trên hệ thống của người dùng và máy tính ảo này có thể chạy hệ điều hành riêng và hoàn toàn tách biệt với hệ điều hành thực của bạn. Hệ thống thực còn được gọi là “máy chủ” (host) và hệ thống ảo được gọi là “khách” (guest).

Ví dụ bạn đang chạy Windows. Đó là hệ điều hành của máy chủ. Sử dụng phần mềm máy ảo như VirtualBox, bạn cũng có thể cài đặt bên trong Windows và chạy một bản sao của Ubuntu. Nó chạy trong một cửa sổ tương tự như bất kỳ chương trình nào khác, ngoài trừ việc nó bị giới hạn ở dung lượng Ram, dung lượng đĩa, CPU,.. mà bạn dành ra khi tạo máy ảo.

Máy ảo tốt nhất là để chạy nhiều hệ điều hành trên một máy, nếu như bạn có đủ tài nguyên vật lý để phân chia. Vì các tài nguyên được chia nhỏ và tách biệt  nên nếu bạn bị nhiễm vi-rút trong hệ điều hành khác thì nó cũng sẽ không ảnh hưởng đến hệ điều hành chủ, đó là một điểm vô cùng tiện lợi. Vậy nên, máy ảo là cách được khuyên dùng để kiểm tra hệ điều hành và các chương trình mới.

1.2.2. Ví dụ về máy chủ ảo

Đa phần người dùng bình thường sẽ không bao giờ chạy nhiều hơn một máy ảo cùng một lúc, thế nên, tối đa bạn sẽ có một hệ điều hành chủ và một hệ điều hành khách. Nhưng đối với một doanh nghiệp, không có gì lạ khi các máy tính chạy nhiều máy ảo song song với nhau, dẫn đến việc một hệ điều hành chủ và hàng chục và có khi lên đến hàng trăm hệ điều hành khách.

Khi việc này xảy ra, máy tính thường được gọi là máy chủ ảo (virtual server). Việc này rõ ràng đòi hỏi một hệ thống cực kỳ mạnh mẽ cùng với các thông số kỹ thuật hàng đầu, nếu không sẽ không đủ tài nguyên để có thể phân chia, dẫn đến mỗi máy ảo sẽ thu thập dữ liệu với tốc độ rất chậm. Máy chủ ảo thường đắt tiền, đó là nguyên nhân tại sao máy chủ ảo thường chỉ được chạy bởi các doanh nghiệp.

Xem thêm: Ảo hóa là gì? | Tổng hợp các công nghệ ảo hóa phổ biến

2. Lợi ích của Cloud và ảo hóa

Cả ảo hoá và điện toán đám mây đều có những lợi ích nổi trội. Để biết những lợi ích đó là gì hãy cùng đi đến nội dung bên dưới nhé.

2.1. Lợi ích của Cloud 

Người dùng có thể tạo Cloud bằng cách xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và các máy tính khác cũng có thể truy cập thông qua Internet. Hệ thống Cloud chứa các tài nguyên công nghệ thông tin và có thể nhanh chóng cung cấp cũng như mở rộng quy mô.

Người dùng có thể tự quản trị, mở rộng cơ sở hạ tầng và tự động hoá các nhóm tài nguyên một cách linh hoạt. Đó là lợi ích của đám mây và cũng chính là sự khác biệt rõ rệt nhất so với ảo hóa truyền thống.  

so sanh cloud va ao hoa
Lợi ích của Cloud

2.2. Lợi ích của ảo hóa

Ảo hoá cũng có những lợi ích riêng biệt của nó. Nó hợp nhất các máy chủ và cải tiến việc sử dụng phần cứng, làm giảm nhu cầu tiêu hao về điện, không gian và làm mát. Bản thân máy ảo là một môi trường biệt lập. Do vậy, chúng có thể sử dụng được để thử nghiệm các ứng dụng mới.

Xem thêm: Multi Cloud là gì? So sánh chi tiết Multi Cloud và Hybrid Cloud

3. So sánh Cloud và ảo hóa chi tiết

3.1. Ảo hóa

Ảo hoá là một công nghệ cho phép tài nguyên chuyên dụng được tạo ra bởi một hệ thống phần cứng vật lý duy nhất hoặc cho phép nhiều môi trường mô phỏng. Phần mềm hypervisor kết nối trực tiếp với phần cứng này, việc này cho phép một hệ thống được chia thành những môi trường riêng biệt và an toàn (máy ảo). Máy ảo dựa vào khả năng của hypervisor để tách biệt tài nguyên máy ra khỏi phần cứng, sau đó phân bổ chúng một cách thích hợp.

3.2. Điện toán đám mây

Điện toán đám mây, hay còn gọi là cloud computing, là một mô hình công nghệ cho phép truy cập và chia sẻ tài nguyên máy tính như máy chủ, lưu trữ, cơ sở dữ liệu, ứng dụng và các dịch vụ khác thông qua internet. Thay vì phải có cơ sở hạ tầng máy tính riêng, người dùng có thể sử dụng các tài nguyên này từ các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thông qua mạng internet.

3.3. Bảng so sánh Cloud và ảo hóa chi tiết

Ảo hóaCloud
Định nghĩaCông nghệPhương pháp
Mục đíchTạo nhiều môi trường mô phỏng từ một hệ thống phần cứng vật lýNhóm và tự động hóa các tài nguyên ảo để phục vụ theo yêu cầu
Sử dụngCung cấp các tài nguyên đã được đóng gói đến người dùng, theo mục đích sử dụng cụ thểCung cấp tài nguyên có khả năng mở rộng, cho các người dùng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau
Cấu hìnhImage-basedTemplate-based
Vòng đờiDài (nhiều năm)Ngắn (có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc vài tháng)
Chi phíChi phí tài sản cố định cao (CAPEX), chi phí vận hành thấp (OPEX)Private cloud: CAPEX cao, OPEX thấp

Public cloud: CAPEX thấp, OPEX cao

Khả năng mở rộngScale up (tăng kích thước tài nguyên)Scale out (tăng số lượng tài nguyên)
WorkloadCó trạng tháiKhông trạng thái
Lượng người thuêMột ngườiNhiều người

4. Chuyển đổi từ ảo hóa sang điện toán đám mây

Thông qua thông tin giới thiệu và bảng so sánh cloud và ảo hoá, bạn cũng có thể biết được ảo hoá có thể được chuyển thành điện toán đám mây. Nếu như bạn đã có cơ sở hạ tầng ảo, cloud có thể được tạo bằng cách gộp các tài nguyên ảo với nhau. Tiếp đó là sắp xếp chúng bằng phần mềm quản lý tự động hoá. Song song đó, tạo giao diện quản lý cho người dùng.

Xem thêm: Cloud Server Là Gì? | Ưu và Nhược Điểm Của Cloud Server

5. Tổng kết

Vừa rồi là những thông tin cơ bản về ảo hoá và điện toán đám mây. Hy vọng qua nội dung so sánh cloud và ảo hoá, mọi người đã nắm được sự khác biệt của hai khái niệm này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các chủ đề khác bằng cách truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ:

Xem thêm một số bài viết khác:

Cloud Backup là gì? | [TOP 3] phương thức Cloud Backup

Edge Computing là gì? | Tổng quan về Edge Computing

Microsoft Azure là gì? | Hướng dẫn sử dụng Microsoft Azure chi tiết A-Z

Google Cloud Platform là gì? | Ưu điểm nổi bật của Google Cloud Platform

Đánh giá
5/5 - (6 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem