VestaCP là một bảng điều khiển quản lý Web Hosting miễn phí với mã nguồn mở, dành cho các hệ điều hành như Linux. Đây còn được xem là công cụ control panel phổ biến với nhiều tính năng cần thiết. Bài viết sau đây của VinaHost sẽ giải thích cho bạn về khái niệm VestaCP là gì, một số tính năng chuyên dụng, cách cài đặt cũng như cách truy cập VestaCP.
1. VestaCP là gì?
VestaCP là một bảng điều khiển quản lý máy chủ Web Hosting miễn phí, mã nguồn mở, được phát triển bởi Vesta Software và phát hành lần đầu tiên vào năm 2009. Nền tảng này dễ cài đặt và cấu hình bảng điều khiển thường được dựa trên nền tảng Linux. Bất cứ ai cũng có thể dùng nền tảng này để quản lý các trang web trong VPS.
VestaCP có thể hỗ trợ mô hình Nginx + Apache. Đây là những mô hình web server được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì Nginx có thể giải quyết các nội dung tĩnh (ảnh, font chữ,..), còn Apache sẽ xử lý các request động. Từ đó, trang web có thể đáp ứng được nhiều truy cập cùng lúc nhưng ít lãng phí tài nguyên của máy chủ.
Nền tảng này hiện có thể hỗ trợ các hệ điều hành:
- RHEL 5, 6, 7;
- CentOS 5, 6, 7;
- Debian 7;
- Ubuntu 12.04/12.10/13.04/13.10/14.04/16.0
Xem thêm: [Tổng Hợp] 20 Phần Mềm Quản Lý Hosting Đơn Giản Và Hiệu Quả
2. Ưu điểm khi sử dụng VestaCP
VestaCP có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Không mất phí sử dụng
- Giao diện đơn giản
- Cấu hình dễ sử dụng
- Các tính năng thân thiện với người dùng
- Có khả năng sao lưu nhanh
- Có thể hỗ trợ DKIM
- Có tích hợp sẵn WHMCS để bán host
- Tự động cập nhật phiên bản mới
- Có chức năng chống virus và spam
- Giám sát hệ thống chặt chẽ
- Có chứng chỉ SSL
Xem thêm: DirectAdmin là gì? | Cài đặt & Sử dụng DirectAdmin [A-Z]
3. Nhược điểm khi sử dụng VestaCP
Sử dụng VestaCP có những mặt hạn chế nào? Một số tính năng và cấu hình sẽ không thể được tùy chỉnh hoặc mở rộng. Điều này dẫn đến việc điều khiển không có tính linh động.
Bên cạnh đó, nền tảng này chưa được nhiều người biết đến như với cPanel và Plesk. Do đó, người dùng muốn sử dụng VestaCP đều gặp khó khăn vì cộng đồng sử dụng ít. Phần lớn người dùng phải tự tìm hiểu và tự trải nghiệm.
4. Tính năng nổi bật của VestaCP
Các tính năng chung của VestaCP bao gồm:
- Quản lý Web Domains
- Quản lý DNS
- Quản lý cơ sở dữ liệu
- Sao lưu dữ liệu
- Cài đặt tác vụ định kỳ
Các tính năng của VestaCP cho mail server bao gồm:
- SpamAssassin
- Dovecot
- Exim
- RoundCube
Các tính năng khác của VestaCP bao gồm:
- FTP server (VsFTPD hoặc ProFTPD)
- Giấy phép GPL v3
- Giao diện dòng lệnh (CLI) và API
- Chứng chỉ SSL
- Tường lửa (firewall)
- Quản lý tập tin (file manager)
- Log truy cập (access log) và log lỗi (error log)
- 26 ngôn ngữ cho giao diện web
Xem thêm: Webmin là gì? | Cách Cài đặt & Sử dụng Webmin từ [A-Z]
5. Khi nào nên lựa chọn sử dụng VestaCP?
VestaCP chủ yếu phục vụ cho những ai có nhu cầu sử dụng cơ bản. Một số ví dụ như:
- Sử dụng dịch vụ web và mã nguồn được viết thông qua ngôn ngữ PHP hoặc cơ sở dữ liệu MySQL
- Các dịch vụ có liên quan đến email như webmail, mail server,…
- Áp dụng cho các dịch vụ thuộc DNS
- Nhu cầu sử dụng cấu hình sao lưu tự động hoặc thủ công
- Cần khả năng lưu trữ lại dữ liệu cho từng ứng dụng khác nhau
- Sử dụng cấu hình firewall cho server
- Cần dùng dịch vụ FTP để tải hoặc đăng tập tin
- Chia sẻ và phân bổ dữ liệu hoặc tài nguyên
- Cần tính năng phân quyền cho từng người dùng khác nhau
6. So sánh giữa VestaCP và CloudPanel
VestaCP và CloudPanel đều là 2 phần mềm quản lý máy chủ miễn phí và có mã nguồn mở. Người dùng có thể dùng để quản lý máy chủ dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng. Dưới đây là một số khác biệt giữa VestaCP và CloudPanel.
Giao diện và trải nghiệm của người dùng
VestaCP có giao diện khá đơn giản và dễ sử dụng. CloudPanel có giao diện trực quan và tích hợp đa dạng các tính năng mới. Bên cạnh đó, CloudPanel cung cấp nhiều công cụ phân tích và theo dõi hiệu suất nên người dùng có thể quản lý và tối ưu hóa máy chủ hiệu quả hơn.
Các tính năng
VestaCP cung cấp nhiều tính năng cơ bản như quản lý tài khoản FTP, email, cài đặt ứng dụng và cơ sở dữ liệu. CloudPanel lại có nhiều tính năng mở rộng hơn, giúp người dùng quản lý tài nguyên máy chủ như bộ nhớ, CPU, ổ cứng và băng thông rộng mạng.
Hỗ trợ hệ điều hành
VestaCP hỗ trợ nhiều hệ điều hành như Debian, Ubuntu, CentOS, RHEL và các phiên bản PHP khác. Trong khi đó, CloudPanel chỉ hỗ trợ hệ điều hành Ubuntu và Debian.
Hỗ trợ cộng đồng người sử dụng
VestaCP không có cộng đồng hỗ trợ thực thụ. CloudPanel thì ngược lại vì được phát triển và hỗ trợ từ một cộng đồng lớn.
Xem thêm: Cloudpanel là gì? | Cài đặt & Sử dụng trên Cloudpanel [A-Z ]
7. Hướng dẫn cách cài đặt VestaCP trên Linux
Để cài đặt VestaCP trên Linux, các bạn có thể thực hiện theo các bước:
Bước 1: Cài đặt hệ điều hành
Bạn truy cập và máy chủ Linux và cập nhật các gói phần mềm mới nhất theo lệnh
sql
sudo apt-get update
Bước 2: Tải xuống VestaCP
Bạn nên sử dụng lệnh Wget như sau:
javascript
sudo wget https://vestacp.com/pub/vst-install.sh
Bước 3: Cài đặt VestaCP
Thực hiện bằng cách chạy lệnh cài đặt với quyền root:
sudo bash vst-install.sh
8. Hướng dẫn cách cài đặt VestaCP trên VPS
Để cài đặt VestaCP trên VPS, bạn thực hiện theo các bước dưới đây.
Bước 1: Truy cập vào VPS
Bạn đăng nhập vào VPS bằng SSH, ví dụ với địa chỉ này: ssh root@địa_chỉ_IP_VPS
Bước 2: Cập nhật hệ thống
Bạn thực hiện qua 2 lệnh:
SQL
sudo apt-get update
Bước 3: Tải xuống VestaCP
Bạn thực hiện bằng lệnh wget sau:
Javascript
sudo wget https://vestacp.com/pub/vst-install.sh
Bước 4: Cài đặt VestaCP
Bạn chạy lệnh cài đặt VestaCP ở quyền root: sudo bash vst-install.sh
Xem thêm: VPS là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về máy chủ ảo VPS
9. Hướng dẫn cách cài đặt VestaCP trên Dedicated Server
Các bước cài đặt VestaCP trên dedicated server cũng tương tự như trên VPS. Tuy nhiên, các bạn cần có quyền truy cập quản trị máy chủ và đảm bảo các yêu cầu cài đặt, cụ thể.
- Yêu cầu cài đặt: Một máy chủ chạy trên hệ điều hành Linux (Ubuntu, Debian, CentOS, RHEL,…)
- Quyền truy cập root vào máy chủ: Tên miền hợp lệ được liên kết với máy chủ
Đến đây, các bạn thực hiện từng bước như sau.
Bước 1: Truy cập máy chủ
Bạn đăng nhập vào máy chủ của bạn bằng SSH hoặc đăng nhập trực tiếp trên console vật lý.
Bước 2: Cập nhật hệ thống
Bạn cập nhật hệ thống với lệnh:
sql
sudo apt-get update
Bước 3: Tải xuống VestaCP
Bạn thực hiện bằng lệnh wget:
javascript
sudo wget https://vestacp.com/pub/vst-install.sh
Bước 4: Cài đặt VestaCP
Bạn tiến hành chạy lệnh cài đặt VestaCP với quyền root:
sudo bash vst-install.sh
Bước tiếp theo yêu cầu cài đặt các ứng dụng cần thiết để khởi chạy VestaCP như Nginx, Apache, Bind,… Nhập ‘y’ và nhấn Enter.
Dù bạn cài đặt trên Linux, VPS hay Dedicated Server thì trong quá trình thực hiện, hệ thống sẽ hỏi bạn một số thông tin cần thiết như tên máy chủ, tên miền, địa chỉ email và mật khẩu quản trị. Khi đã cài đặt xong, VestaCP sẽ tự khởi động. Bạn có thể truy cập vào giao diện quản trị bằng cách truy cập vào địa chỉ IP của máy chủ với cổng 8033 (Ví dụ cụ thể là https://192.168.1.1:8083).
Giao diện dòng lệnh sau khi cài đặt thành công:
Truy cập http://[ip_address]:8083 trên trình duyệt và đăng nhập với thông tin đã được cung cấp.
Giao diện của VestCP sau khi đăng nhập thành công:
Xem thêm: Máy chủ Server là gì? Tổng hợp kiến thức A-Z về máy chủ Server
10. Hướng dẫn cách cấu hình VestaCP chi tiết
Sau khi đã cài đặt, bạn có thể cấu hình các tính năng và tùy chỉnh cài đặt theo nhu cầu thực tế. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cấu hình VestaCP.
- Đăng nhập vào VestaCP: Bạn mở trình duyệt web và truy cập vào địa chỉ https://<your_server_ip>:8083. Tiếp theo, bạn nhập tên người dùng và mật khẩu quản trị để đăng nhập vào VestaCP.
- Cấu hình DNS: Ở giao diện chính, bạn chọn mục DNS để cấu hình các bản ghi DNS cho tên miền của bạn. Ví dụ tiêu biểu là các bản ghi A, MX, TXT, NS,…
- Tạo hoặc xóa tài khoản người dùng: Ở giao diện chính của VestaCP, bạn chọn mục Users để quản lý tất cả tài khoản người dùng. Đồng thời, bạn có thể tạo hoặc xóa tài khoản người dùng. Thay đổi mật khẩu hoặc đặt giới hạn lưu lượng cho các tài khoản.
- Cài đặt SSL/TLS: Bạn chọn mục web để cấu hình đồng bộ các cài đặt SSL/TLS cho tên miền của bạn. Bạn cũng có thể cài đặt chứng chỉ SSL/TLS miễn phí từ Let’s encrypt hoặc nhập chứng chỉ SSL/TLS từ một nhà cung cấp bên ngoài.
- Cấu hình máy chủ web: Chọn mục web để cấu hình các tính năng và tùy chọn cho máy chủ. Kế tiếp, bạn có thể thay đổi máy chủ web như Apache hoặc Nginx. Sau đó, bạn cài đặt các tùy chọn bảo mật, tạo hoặc xóa các trang web.
- Cấu hình email: Tại mục Mail, bạn có thể cấu hình các tính năng, tùy chỉnh email, tạo, xóa một tài khoản email, hoặc cài đặt bộ lọc thư rác và quản lý hộp thư.
- Cấu hình cơ sở dữ liệu: Bạn chọn mục Database để quản lý các cơ sở dữ liệu MySQL hoặc PostgreSQL và toàn bộ cơ sở dữ liệu người dùng.
- Cấu hình Firewall: Tại mục Firewall, để cấu hình các tính năng tường lửa cho máy chủ, bạn có thể tạo hoặc xóa các quy tắc. Ngoài ra, bạn cũng có thể từ chối hoặc cho phép truy cập một địa chỉ IP cụ thể nào đó.
- Cấu hình backup: Tại mục Backup, bạn có thể cấu hình các tính năng sao lưu cho máy chủ, ví dụ như tạo, xóa các tập tin sao lưu và cấu hình lịch trình sao lưu tự động.
- Cấu hình FTP: Ở giao diện chính của VestaCP, bạn chọn mục FTP để có thể xóa hoặc tạo tài khoản FTP. Ngoài ra, bạn cũng có thể quản lý quyền truy cập cho từng tài khoản.
- Cấu hình SSH: Bạn chọn mục SSH để có thể thay đổi cài đặt SSH, bao gồm các chức năng tạo, xóa hoặc quản lý tài khoản người dùng SSH.
11. Hướng dẫn cách đăng nhập vào VestaCP
Để đăng nhập, bạn cần sử dụng thông tin người dùng hoặc mật khẩu mà bạn đã thiết lập trước đó. Thông tin này sẽ có hình thức tương tự như sau:
- https: //IPSERVER: 8083
- username: admin
- password: nA32mNstRsVVnN
Giao diện để chúng ta nhập thông tin vào khá đơn giản. Theo đó, bạn chỉ cần điền đúng thông tin đã thiết lập khi cài đặt. Sau khi đăng nhập, bạn nên thay đổi mật khẩu mặc định của quản trị viên. Để thực hiện điều này, bạn click vào admin user (ở trên cùng bên phải của Dashboard). Tiếp theo, bạn chuyển thành các ký tự mong muốn và click “save” để lưu lại.
12. Tổng kết
VestaCP là một giải pháp quản lý máy chủ Web Hosting toàn diện, phù hợp với mọi nhu cầu của các nhà cung cấp dịch vụ Web Hosting, doanh nghiệp nhỏ và người dùng cá nhân. Nếu bạn có thắc mắc về dịch vụ thì có thể liên hệ VinaHost để được tận tình giải đáp.
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Hoặc bạn có thể xem thêm các bài viết thú vị khác Tại đây
Xem thêm:
aaPanel là gì? | Hướng dẫn cách Cài Đặt & Sử Dụng aaPanel [A-Z]
CyberPanel là gì? | Hướng dẫn Cài đặt & Cấu hình trên CyberPanel
zPanel là gì? | Hướng dẫn chi tiết Cài đặt & Sử dụng zPanel [A-Z]