Alibaba là gì? Tìm hiểu tổng quan nền tảng Alibaba Việt Nam

Tập đoàn Alibaba là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, với các hoạt động kinh doanh đa dạng từ thương mại điện tử, điện toán đám mây đến thanh toán di động.

Với sự phát triển vượt bậc trong hơn hai thập kỷ qua, Alibaba đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia với phạm vi hoạt động rộng khắp, trong đó có cả các đại lý ủy quyền của Alibaba tại Việt Nam. Vậy cụ thể Alibaba là gì? Trong bài viết này, VinaHost sẽ cung cấp cho bạn góc nhìn tổng quan toàn diện về quá trình phát triển, các nền tảng chính và sức ảnh hưởng của Alibaba đối với nền kinh tế toàn cầu.

Tổng quan về Alibaba Group
Tìm hiểu Alibaba là gì?

1. Alibaba là gì?

Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử đến từ đất nước “tỷ dân” Trung Quốc. Tập trung vào kinh doanh B2C lẫn B2B, Alibaba Group không chỉ thành công tại thị trường nội địa, họ còn đang dần khẳng định mình và thậm chí có thể cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn lớn khác trên toàn cầu như Google hay Amazon. Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2023, tập đoàn thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba Group đã ghi nhận tổng doanh thu khoảng 868.69 tỷ nhân dân tệ. Con số này tương đương với khoảng 12.649 tỷ đô la Mỹ.

doanh thu của alibaba
Theo số liệu của: Statista Research Department

Qua đó có thể thấy đường hướng phát triển của Alibaba đang rất đúng đắn, họ tập trung bao phủ gần như mọi công đoạn trong quá trình giao dịch trực tuyến với các thương hiệu nổi tiếng như Taobao, Tmall, Alipay, AliExpress, Alibaba Cloud và tất nhiên là Alibaba.com. Điều này đã giúp cho Công ty Online marketplace này không chỉ đi đầu trong ngành thương mại điện tử mà còn trong cả các lĩnh vực khác như: tài chính, logistics, cloud và trí tuệ nhân tạo AI.

2. Nguồn gốc & lịch sử hình thành tập đoàn Alibaba

Để có được nhiều thành tựu như ngày hôm nay, Alibaba Group đã trải qua một hành trình nhiều biến động.

nguồn gốc trang alibaba là gì
Các cột mốc phát triển của Alibaba group
  • Alibaba được sáng lập vào năm 1999 bởi Jack Ma (founder of Alibaba Group) – cùng 17 thành viên khác, Alibaba với sứ mệnh giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ có nhiều cơ hội mở rộng kinh doanh, tăng sức cạnh tranh cả trong nước và ngoài nước.
  • Vào tháng 10/1999, Goldman Sachs cùng SoftBank đã rót 25 triệu USD để đầu tư cho Alibaba Group. Dự án thành lập Alibaba.com nhằm mục đích phục vụ nhu cầu mua bán trên nền tảng thương mại điện tử, tập trung giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới, đồng thời vượt qua những thách thức từ sân chơi WTO.
  • Năm 2003, Alibaba cho ra mắt Taobao Marketplace, Alipay, Alimama.com và Lynx để phát triển thị trường thương mại điện tử toàn cầu.
  • Năm 2009, ra mắt Alibaba Cloud – Một trong những dịch vụ điện toán đám mây lớn nhất, cung cấp nhu cầu cho các trang web và bán lượng truy cập ra bên ngoài.
  • Năm 2010, tập đoàn Alibaba cho ra mắt sàn thương mại điện tử AliExpress nổi tiếng toàn cầu. Ban đầu, người mua trên toàn thế giới chỉ mua được hàng từ những người bán ở Trung Quốc.Nhưng hiện nay người bán từ nước ngoài đã có thể kinh doanh mua bán cách dễ dàng.
  • Đầu năm 2011 đã có hơn 65 triệu người bán từ 240 quốc gia đăng ký trên các trang web của Alibaba.
  • Năm 2013 Alibaba cùng 8 công ty khác thành lập doanh nghiệp logistic Cainiao (mạng lưới logistics của Alibaba).
  • Đầu năm 2018 Giá trị công ty vượt 500 tỷ đô la do tăng giá cổ phiếu. Ngoài ra, Alibaba cũng công bố dự án phát triển xe tự hành không người lái cấp độ 4.
  • Năm 2021 tại thị trường Việt Nam VinaHost đã trở thành đối tác toàn cầu của Alibaba ở lĩnh vực điện toán đám mây.
  • Cho đến hiện tại vào đầu năm 2024, Alibaba Group đang ngày càng phát triển lớn mạnh với hơn 300 công ty con hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. Mặc dù có dấu hiệu chững lại khi doanh thu của Alibaba đạt tổng cộng 260,3 tỷ nhân dân tệ, tương đương 36,7 tỷ USD, chỉ tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái (báo báo quý tháng 12 – phát hành tháng 2/2024 Tại đây). Tuy nhiên dấu hiệu tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc vào năm 2024 đang tích cực trở lại, điều này có thể dẫn đến kích thích chi tiêu của người tiêu dùng và sẽ là cơ hội giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng của Alibaba.

3. Một số lĩnh vực hoạt động của Alibaba group

Sau khi đã tìm hiểu sự phát triển của Alibaba là gì, tiếp theo cùng VinaHost khám phá thêm các dịch vụ nổi bật của Alibaba:

3.1 Thương mại điện tử (E-commerce)

Alibaba là một cái tên tiên phong trong thị trường thương mại điện tử, bao gồm cả dịch vụ B2B (Doanh nghiệp với Doanh nghiệp) và C2C (Cá nhân với Cá nhân). Những nền tảng chính của Alibaba phục vụ cho thương mại điện tử bao gồm:

  • Alibaba.com: Nền tảng kết nối doanh nghiệp trên phạm vi toàn cầu, giúp các nhà cung cấp Trung Quốc tiếp cận người mua quốc tế.
  • Taobao: Nền tảng thương mại điện tử C2C lớn nhất tại Trung Quốc, tương tự như eBay.
  • Tmall: Nền tảng thương mại điện tử B2C cao cấp, nơi các thương hiệu uy tín bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng.

3.2 Điện toán đám mây (Cloud Computing)

Alibaba Cloud – Aliyun là đơn vị cung cấp dịch vụ điện toán đám mây số 1 tại Trung Quốc và số 3 trên toàn thế . Các dịch vụ mà Alibaba Cloud cung cấp gồm: máy chủ ảo, hệ thống lưu trữ, cơ sở dữ liệu, mạng, phân tích dữ liệu… Dịch vụ này có thể cạnh tranh trực tiếp với nhiều ông lớn trong ngành như Amazon Web Services hay Microsoft Azure.

3.3 Giải pháp công nghệ tài chính (Fintech)

Alibaba group đã phát triển nhiều giải pháp công nghệ tài chính  trong những năm gần đây. Một trong những giải pháp nổi bật nhất là Alipay – ứng dụng ví điện tử lớn nhất Trung Quốc. Alipay cho phép người dùng thanh toán trực tuyến, chuyển tiền và tiếp cận nhiều dịch vụ tài chính khác.

3.4 Trí tuệ nhân tạo (AI)

Tại lĩnh vực vô cùng “hot” này, Alibaba group cũng không ngừng nghiên cứu và mang đến cho người dùng những giải pháp tốt nhất. Alibaba ra mắt 2 mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) có tên là Qwen-7B và Gwen-7B-Chat. Mỗi mô hình sở hữu 7 tỷ tham số, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động trí tuệ nhân tạo của Alibaba.

Ngoài ra, Alibaba cũng công bố LLM có tên là Tongyi Qianwen, với nhiều phiên bản sở hữu số lượng tham số khác nhau. Đây là một dịch vụ có thể cạnh tranh trực tiếp với các mô hình tương tự của Meta.

3.5 Logistic

Alibaba sở hữu Cainiao (China Smart Logistics Network Limited) cung cấp các dịch vụ như giao nhận, kho bãi và quản lý chuỗi cung ứng cho các hoạt động thương mại điện tử trên nền tảng của mình.

Với việc hợp tác với các công ty giao hàng hàng đầu Trung Quốc (cụ thể là 14 công ty) như: YTO Express, Yunda, Shentong Express và ZTO Express… giúp Alibaba tối ưu tốc độ vận chuyển và giao hàng. Tại Việt Nam, người tiêu dùng là khách hàng của Lazada sẽ được hưởng lợi vì điều này, việc hợp tác cùng Cainiao giúp đơn đặt hàng trên nền tảng Lazada từ của hàng Trung Quốc của bạn được rút ngắn thời gian vận chuyển hơn.

4. So sánh nền tảng Alibaba và Amazon

Để phân biệt hai nền tảng Amazon và Alibaba là gì, ta có thể lược qua một số tiêu chí như sau:

AmazonAlibaba
Đối tượngChủ yếu là B2B và B2C.Tập trung vào cả 3 hình thức: C2C; B2C và B2B.
Lượng khách hàngKhổng lồ, hàng triệu khách hàng trên toàn thế giới.Toàn cầu, kết nối người mua và người bán từ khắp nơi.
Dịch vụ vận chuyểnFBA (Lưu trữ, đóng gói, vận chuyển).Tự xử lý vận chuyển và hậu cần.
Quy định khắt kheCó (có thể bị đình chỉ bán hàng nếu không tuân thủ).Không.
Phạm vi sản phẩmRộng rãi, từ sách đến đồ điện tử.Phù hợp cho cả doanh nghiệp và cá nhân.
Chi phí tham giaCao (phí giới thiệu, phí FBA, …).Thấp hơn (ít phí ban đầu hơn so với Amazon).
An ninh thanh toánCó (Trade Assurance).Có (Trade Assurance).
Kiểm soát chất lượngÍt (tập trung vào khách hàng hơn là thương hiệu).Tự đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Chắn hẳn bạn đã tìm thấy sự khác biệt giữa hai dịch vụ Amazon và Alibaba là gì rồi nhỉ? Tổng quan, trang web Alibaba sẽ tập trung nhiều hơn vào các hoạt động giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong khi đó, trang web amazon lại hướng đến người tiêu dùng và các sản phẩm bán lẻ.

5. Đối tượng người dùng phù hợp sử dụng Alibaba

Hệ sinh thái sản phẩm kinh doanh của Alibaba có thể phù hợp với đại đa số người dùng, từ doanh nghiệp đến cá nhân hay từ thị trường nội địa đến toàn cầu.

Đối với nền tảng Alibaba.com hay Alibabacloud.com sẽ phù hợp với phương pháp Online business-to-business marketplace (B2B). Qua đó, doanh nghiệp đối tác và các nhà bán buôn sẽ là đối tượng mà Alibaba hướng đến.

Theo thống kê từ Alibaba group, đa số các đơn hàng đến 2 trang web trên đều đến từ hoạt động buôn bán từ phía doanh nghiệp. Ví dụ như việc đơn vị bán buôn hay nhà bán lẻ muốn tìm đơn vị cung cấp lô hàng số lượng lớn. Hoặc với lĩnh vực điện toán đám mây, các doanh nghiệp sẽ đăng ký sử dụng dịch vụ tại trang web Alibabacloud.com

người dùng của công ty alibaba là ai
Khách hàng của Công ty Alibaba vô cùng đa dạng

Ngoài ra, các nền tảng thương mại điện tử khác của Alibaba như Taobao hay Tmall lại phù hợp cho các giao dịch B2C (business to customer) và C2C (customer to customer).

6. Một số đại lý ủy quyền của Alibaba tại Việt Nam

Tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc – Alibaba đã hình thành và phát triển trong giai đoạn 21 năm nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Với tầm nhìn của mình, Alibaba luôn thúc đẩy kết nối hợp tác với các toàn cầu, trong số đó có các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam.

Mặc dù không có con số chính thức nhưng với mục tiêu của mình, Alibaba hướng đến việc cung cấp nền tảng kỹ thuật số cho hơn 10.000 doanh nghiệp Việt Nam. Hợp tác với 100 doanh nghiệp tham gia vào gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com. Và hơn hơn 70 đối tác chính thức của Alibaba Cloud tại Việt Nam.

Trong số đó có thể điểm qua một số doanh nghiệp tiêu biểu như:

6.1 VinaHost – Đại lý Alibaba tại Việt Nam mảng Cloud Computing

Kể từ cuối năm 2021, VinaHost chính thức trở thành đại lý đối tác toàn cầu của Alibaba Cloud tại Việt Nam. Đây là bước ngoặt quan trọng trong sứ mệnh mang dịch vụ điện toán đám mây tiên tiến của Alibaba đến gần hơn với khách hàng Việt. Cụ thể:

  • Nhờ quá trình hợp tác, VinaHost mang đến giải pháp điện toán đám mây toàn diện, đảm bảo bảo mật và tiết kiệm chi phí nhất.
  • VinaHost đầu tư phát triển đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản bởi đội ngũ của Alibaba Cloud.
  • Alibaba và VinaHost cũng thường xuyên hợp tác và trao đổi thông qua các hội nghị, chương trình sự kiện nhằm thúc đẩy hợp tác và định hướng mục tiêu cho chặng đường phát triển cùng nhau.

6.2 Công ty HBS Việt Nam

HSB hợp tác cùng Alibaba trong lĩnh vực xúc tiến thương mại điện tử, xuất nhập khẩu. Với sự hợp tác toàn diện, khách hàng có thể đăng ký trực tiếp tại khoản Alibaba tại HBS với dịch vụ đáng tin cây và chuyên nghiệp.

6.3 Công ty OBS

Hợp tác từ tháng 06/2009, OSB đã hỗ trợ nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam phát triển cơ hội kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh sàn Ecommerce. Hai đơn vị này cũng thường xuyên hợp tác trong các chương trình sự kiện, với mong muốn mang lại sự hỗ trợ thiết thực nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được Alibaba là gì, đối với chúng tôi nhận định Alibaba Group là một đế chế thương mại điện tử đa quốc gia, đang thống trị thị trường tại China và dần mở rộng phạm vi hoạt động trên toàn thế giới. Các nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ của tập đoàn, bao gồm cả Taobao, Tmall và AliExpress, đã cách mạng hóa cách thức mua sắm, bán hàng và tương tác của người tiêu dùng.

Mô hình kinh doanh sáng tạo và khả năng thích ứng nhanh chóng với xu hướng thị trường đã tạo nên sự thành công đáng kinh ngạc cho Alibaba. Với một hệ sinh thái toàn diện bao gồm dịch vụ điện toán đám mây, thanh toán và logistic, Alibaba đang định hình lại bối cảnh kinh tế kỹ thuật số và dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động toàn cầu trong những năm tới.

Đánh giá
5/5 - (3 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem