[2025] Giao thức HTTP và HTTPS khác nhau ở những điểm nào?

Trên môi trường mạng, hiểu rõ sự khác biệt giữa HTTP và HTTPS rất quan trọng với người dùng và nhà phát triển web. HTTP và HTTPS đều là giao thức truyền tải dữ liệu qua internet, nhưng HTTPS có chứng chỉ bảo mật SSL/TLS. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động và sự khác biệt giữa hai giao thức này, và lý do tại sao chuyển sang HTTPS là bước quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu trực tuyến.

1. Giao thức HTTP hoạt động thế nào?

1.1 Khái niệm

Giao thức HTTP (HyperText Transfer Protocol) là một giao thức lớp ứng dụng trong mô hình OSI (Open Systems Interconnection) và là nền tảng cơ bản cho việc trao đổi thông tin giữa máy khách (client) và máy chủ (server) qua internet. HTTP định nghĩa các loại yêu cầu và phản hồi giữa máy khách và máy chủ, giúp World Wide Web hoạt động một cách nhất quán và hiệu quả. Giao thức HTTP sử dụng mô Hình Client-Server:

  • Máy Khách: Là thiết bị hoặc phần mềm, chẳng hạn như trình duyệt web, gửi yêu cầu tới máy chủ.
  • Máy Chủ: Là hệ thống lưu trữ các tài nguyên web và phản hồi yêu cầu từ máy khách.
Giao thức HTTP là giao thức thường được dùng trong các trình duyệt website
Tìm hiểu cách hoạt động của giao thức HTTP.

1.2 Cách mà giao thức HTTP hoạt động

Bước 1: Khởi tạo yêu cầu

  • Nhập địa chỉ Web: Khi bạn nhập một URL vào trình duyệt và nhấn Enter, trình duyệt tạo một lệnh HTTP yêu cầu máy chủ tìm và gửi nội dung của trang web tương ứng với địa chỉ đã nhập.
  • Gửi yêu cầu HTTP: Yêu cầu này được gửi đến máy chủ qua giao thức HTTP và có thể bao gồm:
    • Phương Thức: Chẳng hạn như GET (để lấy dữ liệu) hoặc PUT (để gửi dữ liệu).
    • URL: Địa chỉ của tài nguyên cần truy cập.
    • Headers: Thông tin bổ sung như loại trình duyệt, ngôn ngữ chấp nhận.
    • Body: Dữ liệu gửi đi, chỉ có trong các yêu cầu PUT hoặc POST.

Bước 2: Xử lý yêu cầu

  • Máy chủ nhận yêu cầu: Máy chủ nhận yêu cầu và xử lý nó. Máy chủ tìm kiếm tài nguyên, thực hiện các truy vấn cơ sở dữ liệu nếu cần, và chuẩn bị phản hồi.

Bước 3: Gửi phản hồi HTTP Máy chủ gửi phản hồi HTTP về trình duyệt, bao gồm:

  • Mã Trạng Thái: Mã số cho biết tình trạng của yêu cầu, ví dụ:
    • 200 OK: Yêu cầu thành công và máy chủ trả lại nội dung yêu cầu.
    • 400 Bad Request: Yêu cầu bị lỗi và không thể được xử lý.
    • 404 Not Found: Tài nguyên yêu cầu không được tìm thấy trên máy chủ.
  • Headers: Thông tin về phản hồi như loại nội dung và chiều dài.
  • Body: Nội dung thực tế của phản hồi, chẳng hạn như mã HTML, CSS, hoặc dữ liệu JSON.

Bước 4: Hiển thị nội dung: Trình duyệt nhận phản hồi từ máy chủ, giải mã và hiển thị trang web cho bạn. Nếu trang web có các tài nguyên phụ thuộc như hình ảnh, script, hoặc style sheets, trình duyệt sẽ gửi thêm các yêu cầu HTTP để tải các tài nguyên này.

Bước 5: Kết thúc kết nối: Sau khi dữ liệu được truyền tải hoàn tất, kết nối có thể được đóng. Tuy nhiên, với các phiên bản mới hơn của HTTP, kết nối có thể được giữ mở để tái sử dụng cho các yêu cầu tiếp theo.

Xem thêm: [2024] HTTP là gì? | HTTP hoạt động như thế nào?

2. Giao thức HTTPS hoạt động như thế nào

2.1 Khái niệm

Giao thức HTTPS (HyperText Transfer Protocol Secure) là phiên bản bảo mật của giao thức HTTP, thiết kế để bảo vệ dữ liệu khi truyền qua internet bằng cách mã hóa thông tin. Trong khi HTTP truyền dữ liệu không được mã hóa, điều này có nghĩa là các bên thứ ba có thể dễ dàng chặn và đọc thông tin, HTTPS thêm một lớp bảo mật bằng cách kết hợp HTTP với công nghệ mã hóa SSL (Secure Sockets Layer) và TLS (Transport Layer Security).

HTTPS hoạt động như thế nào
Tìm hiểu cách hoạt động của giao thức HTTPS.

2.2 Giao thức hoạt động

Bước 1: Khởi tạo kết nối an toàn

  • Nhập URL HTTPS: Khi bạn truy cập vào một trang web HTTPS, bạn nhập địa chỉ web bắt đầu bằng https:// vào thanh địa chỉ của trình duyệt.
  • Yêu cầu chứng chỉ: Trình duyệt gửi yêu cầu tới máy chủ để cung cấp chứng chỉ SSL/TLS, chứng minh tính xác thực của trang web.

Bước 2: Xác thực và thiết lập kết nối

  • Gửi chứng chỉ SSL/TLS: Máy chủ phản hồi bằng cách gửi chứng chỉ SSL/TLS chứa khóa công khai. Chứng chỉ này, được cấp bởi một nhà cung cấp chứng chỉ (CA) độc lập, chứng minh danh tính của máy chủ và cho phép thiết lập kết nối bảo mật.
  • Xác minh chứng chỉ: Trình duyệt kiểm tra chứng chỉ để xác minh rằng nó hợp lệ và được phát hành bởi một tổ chức chứng thực đáng tin cậy. Nếu chứng chỉ được xác nhận, trình duyệt tiếp tục thiết lập kết nối an toàn.

Bước 3: Mã hóa và trao đổi khóa

  • Gửi khóa phiên: Trình duyệt sử dụng khóa công khai từ chứng chỉ để mã hóa và gửi một thông điệp chứa khóa phiên bí mật đến máy chủ.
  • Giải mã và phản hồi: Máy chủ sử dụng khóa riêng của mình để giải mã thông điệp và truy xuất khóa phiên. Sau đó, máy chủ mã hóa khóa phiên và gửi một thông điệp xác nhận trở lại trình duyệt.

Bước 4: Bảo mật giao tiếp: Sau khi cả trình duyệt và máy chủ đều có khóa phiên, chúng sẽ sử dụng khóa này để mã hóa và giải mã dữ liệu trao đổi trong suốt phiên làm việc. Điều này đảm bảo rằng tất cả thông tin được truyền qua kết nối HTTPS đều được mã hóa và bảo mật.

Xem thêm: HTTPS là gì? Phân biệt giữa giao thức HTTP và HTTPS

2.3 Công nghệ bảo mật của HTTPS

  • Chứng Chỉ SSL/TLS: Để sử dụng HTTPS, các trang web phải đạt chứng chỉ SSL/TLS từ nhà cung cấp chứng chỉ. Chứng chỉ này chứa thông tin mã hóa và xác thực giúp máy chủ và trình duyệt trao đổi dữ liệu một cách an toàn.
  • Hệ thống PKI (Public Key Infrastructure): SSL và TLS sử dụng hệ thống PKI không đối xứng với hai loại khóa: khóa công khai và khóa riêng. Dữ liệu mã hóa bằng khóa công khai chỉ có thể giải mã bằng khóa riêng và ngược lại. Điều này bảo đảm rằng ngay cả khi một hacker chặn thông tin, họ cũng không thể đọc được dữ liệu nếu không có khóa riêng tương ứng.

3. Những điểm giống và khác nhau giữa HTTP và HTTPS

3.1. Những điểm giống nhau giữa HTTP và HTTPS

Dưới đây là những điểm giống nhau khi so sánh HTTP và HTTPS như:

  • HTTP và HTTPS là giao thức truyền tải siêu văn bản: Được sử dụng để truyền tải dữ liệu giữa trình duyệt web và máy chủ web.
  • Cấu trúc URL tương tự: Địa chỉ web cho cả HTTP và HTTPS đều có dạng URL và đều sử dụng các thành phần như tên miền, đường dẫn và tham số.
  • Hỗ trợ các phương thức HTTP: Giao thức HTTP và HTTPS đều hỗ trợ các phương thức HTTP như GET, POST, PUT, DELETE để yêu cầu và gửi dữ liệu.
  • Sử dụng mã trạng thái HTTP: Đều sử dụng mã trạng thái HTTP (như 200 OK, 404 Not Found, 500 Internal Server Error) để phản hồi các yêu cầu của máy khách.
  • Tuân theo tiêu chuẩn HTTP: Cả HTTP và HTTPS đều tuân theo các tiêu chuẩn của giao thức HTTP để cấu trúc và xử lý dữ liệu.
  • Tương thích với trình duyệt và máy chủ: Đều được các trình duyệt và máy chủ web hỗ trợ, và các trang web có thể hoạt động trên cả hai giao thức.
  • Mô hình giao tiếp yêu cầu-phản hồi: Cả hai đều hoạt động theo mô hình yêu cầu và phản hồi giữa máy khách (trình duyệt) và máy chủ.
  • Dựa trên giao thức TCP: Cả HTTP và HTTPS đều dựa trên giao thức TCP (Transmission Control Protocol) để truyền tải dữ liệu qua mạng
Những điểm giống nhau giữa 2 giao thức http và https
Khám phá những điểm giống và khác nhau giữa HTTP và HTTPS.

3.2. Điểm khác biệt giữa HTTP và HTTPS

Dưới đây là bảng chi tiết so sánh HTTP và HTTPS, dựa trên các thông tin mới nhất về hai giao thức này để bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa HTTP và HTTPS:

Tiêu chíHTTPHTTPS
Ý nghĩaHyperText Transfer ProtocolHyperText Transfer Protocol Secure
Bảo mậtKhông mã hóa dữ liệu. Dữ liệu sẽ được truyền đi dưới dạng văn bản rõ ràng.Mã hóa dữ liệu bằng SSL/TLS để bảo vệ thông tin trong suốt quá trình truyền tải.
Cổng mặc định 80443
Cơ chế mã hóaKhông có cơ chế mã hóa dữ liệu.Sử dụng loại mã hóa SSL (Secure Sockets Layer) hoặc TLS (Transport Layer Security).
Chứng chỉ bảo mậtKhông yêu cầuCần chứng chỉ SSL/TLS từ nhà cung cấp chứng chỉ (CA).
Xác thực máy chủKhông xác thực danh tính máy chủXác thực danh tính máy chủ thông qua chứng chỉ SSL/TSL
Bảo mật dữ liệuDữ liệu có thể bị đọc hoặc thay đổi bởi các bên thứ ba trong quá trình truyền tải.Dữ liệu được mã hóa, đảm bảo rằng thông tin không thể đọc hoặc thay đổi khi truyền tải.
Giao tiếp yêu cầu – Phản hồiDữ liệu yêu cầu và phản hồi được truyền trong văn bản không mã hóa.Dữ liệu yêu cầu và phản hồi được mã hóa và giải mã thông qua khóa phiên.
Định danh trang WebDữ liệu yêu cầu và phản hồi được mã hóa và giải mã thông qua khóa phiên.Chứng chỉ SSL/TLS cung cấp xác thực và bảo mật trang web.
Nguy cơDễ bị tấn công như man-in-the-middle và nghe lén.Ngăn ngừa tấn công như man-in-the-middle và bảo vệ thông tin nhạy cảm như mật khẩu và số thẻ tín dụng.
Hiệu suấtTốc độ có thể nhanh hơn do không có bước mà hóa và giải mãTốc độ có thể bị ảnh hưởng nhẹ do quá trình mã hóa và giải mã, nhưng thường không đáng kể do phần cứng và phần mềm ngày càng hiện đại.
Nhận diệnURL bắt đầu bằng http://URL bắt đầu bằng https://
Sử dụngPhù hợp cho các trang web không yêu cầu bảo mật, như các trang thông tin công cộng.Phù hợp cho các trang web yêu cầu bảo mật cao, như trang ngân hàng, mua sắm trực tuyến, và dịch vụ email.
Yêu cầu của các trình duyệtKhông yêu cầu chứng chỉ bảo mật.Các trình duyệt hiện đại yêu cầu HTTPS để bảo mật và hiển thị cảnh báo khi không sử dụng HTTPS.

4. Tại sao bạn lại nên chọn HTTPS thay vì HTTP?

Trong bối cảnh môi trường mạng ngày càng phát triển và các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, việc bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu trực tuyến trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đó là lý do tại sao chúng ta chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng trong việc sử dụng giao thức HTTPS trên toàn thế giới. Nhưng tại sao sự chuyển đổi HTTP sang HTTPS lại trở nên quan trọng đến vậy, hãy cùng tìm hiểu câu trả lời dưới đây nhé:

4.1. Tính bảo mật thông tin người dùng cao

Một trong những lý do chính để chọn HTTPS thay vì HTTP là khả năng bảo mật thông tin người dùng. Dưới đây là những điểm nổi bật về tính bảo mật của HTTPS:

  • Mã hóa dữ liệu: HTTP truyền tải dữ liệu dưới dạng văn bản thuần, nghĩa là bên thứ ba nào cũng có thể dễ dàng truy cập và đọc thông tin qua mạng. Ngược lại, HTTPS mã hóa tất cả dữ liệu gửi đi giữa trình duyệt và máy chủ. Điều này có nghĩa là ngay cả khi dữ liệu bị chặn trong quá trình truyền tải, nó sẽ không thể đọc được bởi các bên thứ ba như hacker.
  • Bảo đảm tính nguyên vẹn của dữ liệu: Với HTTPS, các thông điệp trao đổi giữa máy khách và máy chủ luôn ở trạng thái nguyên vẹn. Dữ liệu không bị chỉnh sửa hoặc làm sai lệch trong quá trình truyền tải. Điều này sẽ bảo vệ thông tin cá nhân, đảm bảo người dùng nhận được dữ liệu chính xác như được gửi đi.
  • Chứng nhận và xác thực máy chủ: HTTPS yêu cầu sử dụng chứng chỉ SSL/TLS để xác thực danh tính máy chủ. Trước khi bắt đầu trao đổi dữ liệu, trình duyệt kiểm tra chứng chỉ SSL của máy chủ để đảm bảo rằng người dùng đang giao tiếp với đúng máy chủ, không phải với một trang web giả mạo. Điều này giúp ngăn ngừa các cuộc tấn công lừa đảo (phishing) và bảo đảm người dùng đang kết nối với trang web hợp pháp.

4.2. Khả năng phân tích nhanh và hiệu năng cao

HTTPS không chỉ mang lại lợi ích về bảo mật mà còn có những ưu điểm đáng kể về khả năng phân tích và hiệu suất như:

  • Tốc độ tải trang: Nhiều nghiên cứu cho thấy các ứng dụng web sử dụng HTTPS tải nhanh hơn so với các ứng dụng HTTP. Điều này một phần nhờ vào sự hỗ trợ của HTTP/2, một giao thức được thiết kế để cải thiện tốc độ và hiệu suất của các trang web HTTPS. HTTP/2 cung cấp các tính năng như multiplexing (cho phép nhiều yêu cầu và phản hồi truyền tải đồng thời trên cùng một kết nối), nén tiêu đề, và ưu tiên tải tài nguyên, tất cả đều góp phần vào việc tăng tốc độ tải trang.
  • Phân tích lưu lượng truy cập chính xác: HTTPS cũng cải thiện khả năng phân tích và theo dõi lưu lượng truy cập của bạn. Khi bạn sử dụng HTTPS, các công cụ phân tích có thể xác định chính xác nguồn lưu lượng truy cập vào trang web của bạn từ các liên kết giới thiệu, quảng cáo, hoặc mạng xã hội.
  • Giám sát hiệu suất tốt hơn: Các công cụ phân tích và theo dõi hiệu suất web hoạt động hiệu quả hơn với HTTPS vì tính toàn vẹn và bảo mật của dữ liệu. Bạn có thể theo dõi chính xác các chỉ số quan trọng như tỷ lệ thoát, thời gian lưu lại trang, và hiệu suất của các chiến dịch marketing.
HTTP và HTTPS tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng HTTPS có nhiều điểm vuột trội hơn HTTP
3 Lợi ích vượt trội khi chuyển đổi HTTP sang HTTPS mà bạn cần biết.

4.3. Độ uy tín cao

  • Xếp hạng tìm kiếm cao hơn: Các công cụ tìm kiếm như Google ưu tiên các trang web sử dụng HTTPS trong kết quả tìm kiếm. Điều này xảy ra vì HTTPS được coi là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo bảo mật và độ tin cậy của trang web.
  • Tăng lòng tin của người dùng: Khi người dùng truy cập một trang web sử dụng HTTPS, trình duyệt hiển thị một biểu tượng ổ khóa bên cạnh URL trên thanh địa chỉ, cho thấy kết nối là an toàn. Điều này không chỉ cung cấp cho người dùng sự an tâm về bảo mật mà còn làm tăng sự tin tưởng của họ đối với trang web hoặc ứng dụng. Ngược lại, các trang web HTTP có thể bị đánh dấu là “Không An Toàn” hoặc “Không Bảo Mật,” gây ra lo ngại và giảm niềm tin của người dùng.
  • Khách hàng ưa thích HTTPS: Người dùng ngày càng ưu tiên các trang web và ứng dụng cung cấp HTTPS vì các yếu tố bảo mật và độ tin cậy cao hơn. HTTPS đảm bảo rằng thông tin cá nhân và dữ liệu nhạy cảm được bảo vệ, điều này đặc biệt quan trọng đối với các trang web yêu cầu thông tin nhạy cảm như thông tin thẻ tín dụng, mật khẩu, và các giao dịch trực tuyến.
  • Tạo niềm tin trong giao dịch: Đối với các doanh nghiệp và trang web thương mại điện tử, việc sử dụng HTTPS giúp xây dựng niềm tin với khách hàng và đối tác. Việc có một chứng chỉ SSL/TLS xác thực cho thấy rằng bạn coi trọng sự bảo mật và có đầu tư vào sự an toàn của người dùng, qua đó củng cố hình ảnh uy tín và chuyên nghiệp thương hiệu.

5. Giá thiết lập HTTPS có cao hơn HTTP hay không?

Về cơ bản, giá thiết lập HTTPS có thể cao hơn so với HTTP, nhưng điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

5. 1 Chi phí thiết lập HTTP và HTTPS

  • HTTPS: Để sử dụng HTTPS, bạn cần phải mua chứng chỉ SSL/TLS từ một nhà cung cấp chứng chỉ (CA). Có nhiều loại chứng chỉ với mức giá khác nhau:
    • Miễn phí: Các chứng chỉ SSL/TLS miễn phí như: Let’s Encrypt, SSL for free, CloudFlare, StartCom, Comodo, VinaHost,..
    • Trả phí: Các chứng chỉ trả phí từ các CA nổi tiếng như DigiCert, Comodo, hoặc GlobalSign có thể có giá từ vài chục đến vài trăm đô la mỗi năm. Chứng chỉ trả phí thường cung cấp thêm các tính năng như bảo hiểm, hỗ trợ kỹ thuật và xác thực nâng cao (EV).
  • HTTP: HTTP không yêu cầu chứng chỉ bảo mật, vì vậy không có chi phí liên quan đến chứng chỉ SSL/TLS. Điều này làm cho thiết lập HTTP có chi phí thấp hơn.
tiêu chí thiết lập giao thức http và https
Các nguyên nhân làm chi phí thiết lập khác nhau giữa HTTP và HTTPS.

5.2 Chi phí cài đặt và quản lý HTTP và HTTPS

  • HTTPS:
    • Cài đặt và cấu hình: Việc cài đặt chứng chỉ SSL/TLS có thể yêu cầu một số kiến thức kỹ thuật. Nếu bạn không tự thực hiện, có thể cần phải trả phí cho dịch vụ hỗ trợ hoặc thuê một kỹ thuật viên.
    • Bảo trì và gia gạn: Chứng chỉ SSL/TLS cần được gia hạn định kỳ, và việc gia hạn có thể tốn kém hơn tùy thuộc vào loại chứng chỉ.
  • HTTP: Không có chi phí liên quan đến chứng chỉ hoặc bảo trì chứng chỉ SSL/TLS.

5.3 Chi phí hạ tầng HTTP và HTTPS

  • HTTPS: Trước đây, mã hóa và giải mã dữ liệu có thể tạo thêm tải cho máy chủ, nhưng với các cải tiến công nghệ và phần cứng tối ưu hóa hiện nay, sự ảnh hưởng về hiệu suất đã giảm đi nhiều.
  • HTTP: Không có yêu cầu mã hóa dữ liệu, do đó không có chi phí liên quan đến phần cứng mã hóa.

Mặc dù thiết lập HTTPS có thể tốn thêm một số chi phí, các lợi ích về bảo mật, uy tín và hiệu suất thường vượt trội so với chi phí bổ sung. Trong môi trường mạng ngày càng phát triển và quan trọng như hiện nay, việc đầu tư vào HTTPS là sự lựa chọn hợp lý và cần thiết để bảo vệ dữ liệu và duy trì sự tin cậy với người dùng.

Nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về mức giá và chức năng của đa dạng các loại chứng chỉ SSL phổ biến hiện nay, bạn có thể tham khảo tại VinaHost. VinaHost cung cấp các giải pháp bảo mật mạnh mẽ với sự hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp, sẵn sàng 24/7 để giải quyết nhanh chóng mọi vấn đề bạn gặp phải. Ngoài chứng chỉ SSL, VinaHost còn cung cấp một loạt dịch vụ khác như tên miền, VPS, Dedicated Server và Web Hosting, đáp ứng nhu cầu của cả cá nhân lẫn doanh nghiệp.

bảng so sánh các gói dịch vụ SSL tại VINAHOST
Bảng giá một số gói dịch vụ chứng chỉ SSL tại VinaHost.

Xem thêm: Bảng giá mua chứng chỉ bảo mật

6. Kết luận

Tóm lại, qua bài viết với các thông tin về HTTP và HTTPS, chúng ta đã hiểu rõ hơn về giao thức hoạt động và sự khác nhau giữa HTTP và HTTPS trong các so sánh HTTP và HTTPS. Với các lợi ích và ưu điểm vượt trội, giao thức HTTPS là phương thức bảo mật quan trọng mà các chủ website nên ưu tiên triển khai. Nếu bạn cần tư vấn, đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost qua thông tin sau nhé:

Bạn có thể xem thêm các bài viết thú vị khác:

Encrypt là gì? Chứng chỉ Let’s Encrypt SSL có giá trị trong bao lâu?

[2024] HTTP/2 là gì? Những đặc điểm nổi bật của HTTP/2

Cách khắc phục lỗi ERR_SSL_VERSION_OR_CIPHER_MISMATCH

HTTPS là gì? Phân biệt giữa giao thức HTTP và HTTPS

Đánh giá
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem