Spam email là gì? Nguyên nhân và các hình thức spam email phổ biến

Thư rác điện tử, hay còn gọi là Spam Email, đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thế giới công nghệ hiện đại. Nó không chỉ gây phiền toái cho người dùng mà còn ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng internet của họ. Nhiều công ty đã lạm dụng việc gửi Spam Email như một phương tiện liên lạc với khách hàng. Vậy Spam email là gì?

Spam email là gì
Tìm hiểu Spam Email là gì?

Dưới đây là một số kiến thức cơ bản về Spam Email và cách ngăn chặn nó một cách hiệu quả mà VinaHost muốn chia sẻ với bạn. Nhưng trước đó, hãy chắc chắn bạn đã hiểu e-mail là gì và cập nhật các thông tin mới nhất về hình thức thư điện tử này nhé. Bây giờ thì bắt đầu nào!

1. Tìm hiểu Spam email là gì?

Spam Email (hay Junk Mail) được gọi là thư rác. Đó là các email thường mang tính quảng cáo, thậm chí là lừa đảo thường xuyên gửi đến người dùng mà họ không mong muốn nhận phải.

Những email này thường được gửi tự động đến hàng ngàn hoặc hàng triệu địa chỉ email một cách không hợp pháp hoặc không được người nhận yêu cầu. Spam mail không chỉ gây phiền toái cho người dùng mà còn có thể chứa các liên kết lừa đảo, virus hoặc phần mềm độc hại khác.

Theo số liệu của Statista:

  • Vào năm 2022, ước tính có khoảng 333,2 tỷ email đã được gửi và nhận mỗi ngày.
  • Năm 2023, gần 45,6% tổng số email trên toàn thế giới được xác định là thư rác, giảm so với gần 49% vào năm 2022. Mặc dù vẫn chiếm một phần lớn trong lưu lượng email, nhưng kể từ năm 2011, tỷ lệ spam hòm thư email đã giảm đáng kể.
  • Dự tính đến tháng 12 năm 2024, thư rác sẽ chiếm hơn 46,8% trên tổng số lưu lượng email.
biểu đồ thống kê tình trạng gửi spam mail
Số liệu thống kê tình trạng gửi spam mail từ 2011 – 2023

2. Phân biệt Phishing và Spam

Phân biệt giữa Phishing và Spam là điều quan trọng để người dùng có thể bảo vệ thông tin cá nhân và tránh rủi ro an ninh mạng. Dưới đây là những điểm khác biệt giữa hai loại email này:

PhishingSpam
Mục TiêuEmail Phishing nhằm vào việc lừa đảo người nhận để lấy thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, mật khẩu, hoặc các thông tin quan trọng khác.Spam Email thường mang tính chất quảng cáo và thường được gửi đến một lượng lớn người dùng mà không có sự đồng ý.
Nội DungThông thường, email Phishing giả mạo như các thông điệp từ các tổ chức, ngân hàng, hoặc dịch vụ mà bạn đã đăng ký. Chúng thường cố gắng tạo ra sự cấp bách để bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc truy cập vào trang web giả mạo.Nội dung của Spam mail thường là các thông điệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, hoặc chương trình khuyến mãi. Chúng không nhắm đến việc lừa đảo thông tin cá nhân như Phishing.
Link độc hạiEmail Phishing thường chứa các liên kết độc hại dẫn đến các trang web giả mạo để lừa đảo người dùng nhập thông tin cá nhân.Spam Email thường được sử dụng để lừa đảo, xâm nhập vào hệ thống, hoặc phát tán các phần mềm độc hại.

Tìm hiểu thêm: Email business là gì? Phân biệt mail cá nhân và doanh nghiệp

3. Spam email hoạt động với mục đích gì?

Mục tiêu của việc gửi Spam Email là để tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc tiếp cận và quảng cáo cho một lượng lớn người dùng. So với việc gửi thư truyền thống, việc gửi Email hàng loạt dễ dàng và chi phí thấp hơn nhiều.

Phần lớn Spam thường sử dụng ngôn ngữ quảng cáo để gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người nhận. Chẳng hạn, những email này có thể tuyên bố cung cấp các sản phẩm như “thuốc giảm cân siêu tốc” hoặc “phương pháp chăm sóc sức khỏe 100% hiệu quả” nhằm lôi cuốn người nhận. Bên cạnh việc quảng cáo sản phẩm và dịch vụ, Spam còn xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả nội dung người lớn và các email hứa hẹn cơ hội kiếm tiền dễ dàng thông qua các hướng dẫn đơn giản.

Nghe qua có thể nhiều người liên tưởng đến chiến dịch quảng cáo sản phẩm của các nhãn hàng. Ồ không! Đừng nhầm lẫn giữa Email marketing và email spam nhé. Để chắc chắn điều này, VinaHost khuyên bạn hãy tìm hiểu thêm: Marketing email là gì?

4. Nguyên nhân khiến người dùng nhận phải nhận email làm phiền

4 nguyên nhân khiến người dùng thường xuyên nhận các email gây phiền toái và quấy rồi có thể bao gồm:

4.1 Rò rỉ thông tin và địa chỉ email khi đăng nhập trang web

Khi người dùng đăng ký tài khoản hoặc tham gia các trang web, thông tin cá nhân và địa chỉ email thường được yêu cầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các trang web đều bảo mật thông tin này một cách an toàn. Nếu trang web không có hệ thống bảo mật tốt, thông tin của bạn có thể bị rò rỉ và sử dụng một cách không đúng đắn, dẫn đến việc nhận email Spam.

4.2 Dính phần mềm quét email

Các phần mềm hoặc ứng dụng không rõ nguồn gốc thường được cài đặt vào máy tính mà không được người dùng biết. Những phần mềm này có thể quét email của người dùng để thu thập thông tin, sau đó sử dụng để gửi các email quảng cáo hoặc lừa đảo.

Bài viết: DKIM là gì? Phương thức xác thực email trên chữ ký số

4.3 Địa chỉ email bị đánh cắp từ danh sách liên hệ

Địa chỉ email của bạn có thể bị đánh cắp từ các danh sách liên hệ hoặc cơ sở dữ liệu của bạn đã tham gia trước đây. Các hacker hay tội phạm mạng (Cyber Criminals) có thể tìm cách truy cập vào những danh sách này và sử dụng thông tin của bạn để gửi email Spam hoặc lừa đảo.

4.4 Thông tin bị bán từ các công ty

Một số công ty tiếp thị có thể bán hoặc chia sẻ thông tin cá nhân và địa chỉ email của khách hàng cho các bên thứ ba mà không được sự đồng ý của bạn. Điều này có thể là một nguồn gốc tiềm ẩn khiến bạn nhận được các email quảng cáo không mong muốn.

5. Một số loại email dưới dạng spam phổ biến

5.1 Quảng cáo thương mại (Commercial advertisements)

Đây là loại Spam thư điện tử phổ biến nhất, trong đó người nhận sẽ nhận được các thông điệp quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hoặc chương trình khuyến mãi. Những email này thường chứa các liên kết đến các trang web bán hàng hoặc trang web giới thiệu sản phẩm, mục đích là tăng doanh số bán hàng hoặc thu hút sự chú ý đến một dịch vụ cụ thể.

Spam Email dưới dạng Marketing
Một ví dụ về ô Tick để đồng ý hoặc không đồng ý nhận Email Marketing

5.2 Cảnh báo Virus (Antivirus Warnings)

Các email cảnh bảo Virus thường giả mạo là từ các công ty bảo mật và cảnh báo người nhận về việc hệ thống của họ có thể bị nhiễm virus hoặc phần mềm độc hại. Để “giải quyết” vấn đề này, họ thường sẽ yêu cầu bạn tải về một phần mềm bảo mật hoặc click vào một liên kết, nhưng thực tế đó là một hình thức lừa đảo.

Phising email
Link chứa mã độc sau nội dung cảnh báo

5.3 Email giả mạo (Email Spoofing)

Spoofing email được thiết kế để giả mạo như nguồn gửi là một tổ chức hoặc cá nhân bạn quen thuộc. Mục tiêu của chúng là lừa bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản của mình. Các email giả mạo thường khó phân biệt với email chính thống và có thể dẫn đến các rủi ro bảo mật.

Email Spoofing
Email giả mạo được ngụy trang tinh vi

5.4 Thông báo trúng thưởng (Sweepstakes Winners)

Các spam hộp thư email này thường thông báo rằng bạn đã trúng thưởng trong một cuộc thi hoặc quay số may mắn. Để nhận thưởng, họ sẽ yêu cầu bạn cung cấp thông tin cá nhân hoặc thanh toán một khoản phí. Tuy , đó là một hình thức lừa đảo để lấy thông tin của bạn.

Sweepstakes Winners
Email lừa đảo trúng thưởng

5.5 Thanh toán khoản vay không có thật (Money Scams)

Đây là các email cung cấp các cơ hội vay tiền với lãi suất hấp dẫn hoặc yêu cầu bạn hỗ trợ tài chính cho một người không quen biết. Các loại email này thường muốn lừa đảo bạn để trích lập tiền hoặc thông tin tài khoản của bạn.

Money Scams
Email lừa đảo yêu cầu thanh toán tiền

Bằng việc nhận biết và hiểu rõ về các loại email Spam này, người dùng có thể tăng cường bảo mật và phòng tránh các rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng email.

6. Cách ngăn chặn email spam vào hòm thư của mình

6.1 Kiểm tra và liệt các email lạ vào danh sách spam

Đầu tiên, người dùng nên thiết lập các cài đặt bộ lọc trong hộp thư email để tự động di chuyển các email không mong muốn hoặc không quen thuộc vào thư mục Spam. Việc này giúp hạn chế việc bạn phải nhìn thấy và mở các email spam, từ đó giảm nguy cơ bị lừa đảo hoặc nhiễm virus.

Tìm hiểu: Giao thức DMARC là gì? Bảo vệ tiền miền email doanh nghiệp

6.2 Không công khai email khi truy cập trang web lạ

Khi truy cập các trang web mới hoặc không rõ nguồn gốc, bạn nên cân nhắc việc không công khai địa chỉ email của mình. Điều này giúp tránh việc email của bạn bị thu thập và sử dụng để gửi spam.

6.3 Không được mở email spam

Điều quan trọng là bạn không nên mở hoặc click vào bất kỳ liên kết hoặc tệp đính kèm trong các email spam. Các liên kết này có thể chứa phần mềm độc hại hoặc dẫn đến các trang web lừa đảo.

6.4 Hạn chế nhập email cho các bên không chính thống

Khi đăng ký tài khoản hoặc mua hàng trực tuyến, hãy kiểm tra xem trang web đó có chính sách bảo mật và an ninh thông tin rõ ràng hay không. Tránh cung cấp địa chỉ email của bạn cho các bên không chính thống hoặc không tin cậy để ngăn chặn việc thông tin của bạn bị rò rỉ và gửi spam.

6.5 Sử dụng dịch vụ truy vấn địa chỉ IP

Trong kinh nghiệm triển khai dịch vụ Email, VinaHost chúng tôi thường tích hợp triển khai nhiều biện pháp để nâng cao tính bảo mật cho email của mình. Và việc kiểm tra địa chỉ IP của email gửi đến cũng là một phương pháp hiệu quả để xác định các email độc hại. Chúng tôi khuyến khích bạn sử dụng dịch dịch vụ miễn phí của Spamhaus, công cụ này sử dụng API Dữ liệu IP & DNSBLs (Dịch vụ truy vấn dữ liệu) để cho phép người dùng kiểm tra xem địa chỉ IP có nằm trong danh sách đen của Spamhaus hay không.

Xem ngay: SPF là gì? Công nghệ xác thực danh tính email

6.5 Sử dụng các phiên bản email bản quyền

Việc sử dụng các ứng dụng email bản quyền từ các nhà cung cấp uy tín không chỉ mang lại trải nghiệm tốt hơn mà còn giúp bảo mật thông tin cá nhân và ngăn chặn email spam hiệu quả. Các ứng dụng email bản quyền thường có tính năng bảo mật và bộ lọc spam tiên tiến giúp ngăn chặn các email không mong muốn.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều dịch vụ email doanh nghiệp bản quyền khác nhau, nếu bạn đang băn khoăn và muốn tìm hiểu về những dịch vụ email này, hãy tham khảo bài viết “Các loại email doanh nghiệp tốt nhất 2024“. Bài viết sẽ cung cấp thêm cho bạn nhiều kiến thức và kinh nghiệm để lựa chọn dịch vụ email phù hợp.

6.6 Tích hợp các giải pháp bảo vệ email

Các hệ thống email doanh nghiệp khi được tích hợp công nghệ Email filter, Email replay giúp loại bỏ tình trạng spam email lên đến gần như tuyệt đối. Tính năng giúp phát hiện các phần mềm độc hại, email giả mạo… và loại bỏ nó trước khi đến hòm thư của mình.

Bằng việc áp dụng các biện pháp trên, người dùng có thể tăng cường bảo mật hòm thư email của mình và giảm thiểu nguy cơ nhận email spam và lừa đảo.

Hy vọng thông tin trong bài viết đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về Spam email là gì và cách nhận biết cũng như ngăn chặn nó trên các nền tảng khác nhau. Đừng quên đón xem các bài viết tiếp theo trên Blog của VinaHost để cập nhật thêm kiến thức và thông tin bổ ích.

Nếu bạn cần sự hỗ trợ hoặc tư vấn chi tiết về các dịch vụ, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn.

Xem thêm:

Đánh giá
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem