Các chỉ số đo lường chiến dịch email marketing mà bạn cần nắm bắt trong năm 2025

Chỉ số đo lường chiến dịch email marketing đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của các chiến dịch email. Để đạt được kết quả tốt nhất, các nhà tiếp thị cần hiểu và phân tích các chỉ số này để tối ưu hóa nội dung, thiết kế và chiến lược gửi email. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá 9 chỉ số chính giúp bạn đánh giá và nâng cao hiệu quả chiến dịch email marketing của mình.

1. Marketing emails delivered (số lượng email gửi)

Khi bạn gửi email marketing, không phải tất cả email đều sẽ đến được hộp thư đến của người nhận. Thực tế, tỷ lệ gửi thành công 100% là không thể đạt được vì nhiều lý do khác nhau, nó còn tùy thuộc vào phần mềm và nội dung của email marketing. Ví dụ, nếu bạn có 1.000 người trong danh sách email của mình và chỉ 85% trong số đó nhận được email, thì có nghĩa là 150 người không nhận được thông điệp của bạn.

Điều này có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như địa chỉ email không tồn tại hoặc bị chặn. Ngoài ra, bạn cũng cần theo dõi xem có bất kỳ sự sụt giảm đột ngột nào trong khả năng gửi email không. Đôi khi, vấn đề không phải do bạn mà do các nhà cung cấp dịch vụ email (ISP) đặt bạn vào danh sách đen, đặc biệt nếu bạn sử dụng IP chung thay vì IP riêng. Nếu bạn phát hiện rằng email của bạn không đến được người dùng Gmail, bạn cần ngay lập tức tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục vấn đề.

chi so do luong chien dich email marketing
Giới thiệu các chỉ số đo lường chiến lược email marketing quan trọng.

Lưu ý: Có sự khác biệt giữa việc email được “gửi” và thực sự đến được hộp thư đến của người nhận. Email có thể bị đưa vào thư mục thư rác thay vì hộp thư đến. Vì lý do này, nhiều nhà tiếp thị hiện nay sử dụng Tỷ lệ đưa email vào hộp thư đến (Inbox Placement Rate – IPR) như một chỉ số đo lường chiến dịch email marketing chính để đo lường hiệu quả thực sự của các chiến dịch.

2. Opened rate (Tỷ lệ email được mở)

Trước khi bạn đảm bảo thành công với kế hoạch gửi email tiếp của mình, hãy nhớ rằng việc chỉ đưa email vào hộp thư đến của người nhận là chưa đủ. Chúng ta đều biết hộp thư đến thường đầy ắp tin nhắn, nhưng điều quan trọng là xem xét có bao nhiêu email thực sự được mở.

Tỷ lệ mở email là chỉ số đo lường chiến dịch email marketing then chốt cho thấy mức độ quan tâm của người nhận đối với nội dung email của bạn. Dù bạn có thể gửi thành công 85% email và tỷ lệ đưa vào hộp thư đến (IPR) là 79%, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc người nhận chú ý đến thông điệp của bạn.

Email có thể chỉ đơn thuần nằm trong hộp thư đến mà không được mở. Để tối ưu hóa chiến dịch của mình, bạn cần theo dõi tỷ lệ mở email và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Một mẹo hữu ích là so sánh tỷ lệ mở của bạn với các chuẩn mực ngành. Ví dụ, ngành tài chính và khách sạn thường có tỷ lệ mở cao hơn vì người tiêu dùng thường xuyên kiểm tra email từ các ngân hàng hoặc khách sạn mà họ thường lui tới.

Lưu ý: Một số chức năng ngăn xem trước email có thể làm tăng tỷ lệ mở giả, và email chỉ có văn bản có thể không được ghi nhận là đã mở, dù người nhận thực sự đã đọc chúng.

Tỷ lệ mở email được tính bằng công thức:

chi so do luong chien dich email marketing
Công thức tính tỷ lệ mở email của người nhận.

Trong đó:

  • Emails opened là số lượng email thực sự được mở bởi người nhận.
  • Emails sent là tổng số email đã được gửi đi thành công.
  • Bounced emails là số lượng email không thể gửi thành công do lỗi địa chỉ hoặc các vấn đề khác.

Ví dụ, nếu bạn gửi 100.000 email và 60.000 trong số đó được mở, thì tỷ lệ mở email là: Tỷ lệ mở email = 60.000/100.000 = 0.6 hay 60%

Lưu ý: Tỷ lệ mở nhiều lần (Open times) có thể cao hơn tỷ lệ mở duy nhất (Unique Open), vì một địa chỉ email có thể mở cùng một email nhiều lần.

3. Click-through rate (Tỷ lệ nhấp chuột)

Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) là một chỉ số đo lường chiến dịch email marketing quan trọng. Nó cho biết tỷ lệ phần trăm người nhận email đã nhấp vào các liên kết trong email để đến một trang web cụ thể. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hiệu quả của CTR, bạn cần phân tích sâu hơn. Đối với mỗi chiến dịch email, hãy xem xét kỹ lưỡng liên kết nào thu hút sự chú ý nhiều nhất và vị trí của chúng trong email.

Ví dụ, nếu hầu hết các lượt nhấp chuột tập trung ở phần đầu của email, điều đó cho thấy nội dung nổi bật của bạn thực sự hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn thử nghiệm hai cách diễn đạt khác nhau cho cùng một liên kết và một cách mang lại kết quả tốt hơn, bạn nên áp dụng cách thành công đó cho các chiến dịch tương lai. Hãy so sánh hiệu quả của các nút với các liên kết văn bản và không quên theo dõi hiệu quả của các hình ảnh có liên kết.

chi so do luong chien dich email marketing
Tỷ lệ nhấp chuột là chỉ số đo lường chiến dịch gửi email marketing quan trọng.

Lưu ý: Đừng quên rằng không phải tất cả các lần nhấp đều có ý nghĩa tích cực. Ví dụ, các liên kết hủy đăng ký cũng được tính là một lần nhấp chuột, vì vậy hãy chắc chắn phân tích kỹ lưỡng để hiểu chính xác hiệu quả của các liên kết trong email của bạn.

Tỷ lệ nhấp chuột được tính bằng công thức:

  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) = (Tổng số lần nhấp chuột vào liên kết / Tổng số lần liên kết được hiển thị) * 100%

Ví dụ, nếu bạn gửi đi 100.000 email và có tổng cộng 3.000 lần nhấp chuột vào các liên kết trong email, thì tỷ lệ nhấp chuột sẽ được tính như sau:

  • Tỷ lệ nhấp chuột (CTR) = (3.000/ 100.000) * 100%

Điều này có nghĩa là 3% số người nhận đã nhấp vào liên kết trong email của bạn.

4. Unsubscribe rate (Tỷ lệ hủy đăng ký)

Tỷ lệ hủy đăng ký email là một chỉ số đo lường chiến dịch email marketing không thể bị xem nhẹ khi đánh giá hiệu quả chiến dịch email của bạn. Tỷ lệ hủy đăng ký (Unsubscribe Rate) đo lường tỷ lệ người nhận email đã chọn ngừng nhận thư từ bạn. Tỷ lệ hủy đăng ký được tính bằng cách chia số lượng người hủy đăng ký cho tổng số email đã gửi.

Chỉ số này có thể cung cấp nhiều thông tin quan trọng về cách người nhận phản hồi với email của bạn. Nếu tỷ lệ hủy đăng ký thấp, đó là dấu hiệu tích cực cho thấy người nhận không coi email của bạn là thư rác và vẫn quan tâm đến nội dung của bạn.

Ngược lại, nếu tỷ lệ hủy đăng ký cao, có thể độc giả của bạn đang mất hứng thú, và bạn nên xem xét việc loại bỏ họ khỏi danh sách gửi để cải thiện tỷ lệ phân phối và tiết kiệm chi phí. Phân loại danh sách email của bạn là một cách hiệu quả để giảm tỷ lệ hủy đăng ký. Bằng cách gửi thông điệp đến những người thực sự quan tâm, bạn có thể tăng cường sự tương tác và giảm số lượng người hủy đăng ký. Nhiều công ty hiện sử dụng các công cụ CRM để cá nhân hóa chiến dịch email marketing của họ.

chi so do luong chien dich email marketing
Tỷ lệ hủy đăng ký là chỉ số đo lường chiến dịch email marketing rất được quan tâm.

Nếu bạn đã thực hiện thay đổi gần đây trong chiến lược email của mình, hãy chú ý đến xu hướng tỷ lệ hủy đăng ký. Những thay đổi này có thể bao gồm:

  • Phân khúc theo nhóm nhân khẩu học
  • Phân khúc theo nhóm khách hàng mục tiêu
  • Thiết kế lại mẫu email
  • Điều chỉnh lịch gửi email
  • Thay đổi tần suất gửi email

Để phân tích hiệu quả một cách chính xác, hãy chỉ thay đổi một yếu tố tại một thời điểm. Điều này giúp bạn dễ dàng xác định tác động của từng thay đổi đối với tỷ lệ hủy đăng ký.

Tỷ lệ hủy đăng ký được tính bằng công thức: Tỷ lệ hủy đăng ký = Tổng số lượt hủy đăng ký / Tổng số email gửi thành công.

Nếu tỷ lệ hủy đăng ký của bạn vượt quá 2%. Điều này có thể chỉ ra rằng nội dung email của bạn không còn phù hợp với nhu cầu của người nhận hoặc không đủ hấp dẫn và có giá trị đối với họ.

Bài viết: Dynamic email là gì? Các điểm tương tác trong email

5. Bounce rate (Tỷ lệ email không gửi được)

Tỷ lệ email không gửi được là chỉ số đo lường chiến dịch email marketing phản ánh mức độ thất bại trong việc gửi email tới người nhận, khi email bị hệ thống trả lại không thành công.

Tỷ lệ hủy đăng ký được tính bằng công thức:

  • Tỷ lệ không gửi được = Tổng số lượt email bị trả lại / Tổng số email gửi

Ví dụ, nếu bạn gửi tổng cộng 100.000 email và có 3.500 email bị trả lại, tỷ lệ không gửi được sẽ được tính như sau:

  • Tỷ lệ không gửi được = 3.500 / 100.000 = 0,035 hay 3,5 %

Nguyên nhân khiến email bị trả lại có thể được chia thành hai loại chính:

  • Soft Bounce: Đây là những trường hợp tạm thời không gửi được do các vấn đề như hộp thư đến của người nhận đầy hoặc máy chủ gặp sự cố. Những email này thường sẽ được giữ lại và sẽ được gửi lại khi sự cố được khắc phục.
  • Hard Bounce: Đây là những email không gửi được do địa chỉ email của người nhận không tồn tại hoặc không còn hoạt động. Những email này cần được xóa khỏi danh sách của bạn vì tỷ lệ email bị hỏng cao có thể làm bạn bị đánh dấu là gửi thư rác.
chi so do luong chien dich email marketing
Dựa vào tỷ lệ email không gửi được để điều chỉnh tệp khách hàng nhận email.

Để duy trì danh sách email sạch và hiệu quả, hãy thường xuyên kiểm tra và loại bỏ các địa chỉ email không hợp lệ.

6. Spam complaints (Lượt đánh giá email spam)

Chỉ số đo lường chiến dịch email marketing về báo cáo lạm dụng phản ánh mức độ người nhận đánh dấu email của bạn là thư rác. Hãy theo dõi cả tỷ lệ khiếu nại thư rác và tỷ lệ hủy đăng ký của bạn. Thật không may, có những người sẽ báo cáo email của bạn là thư rác thay vì hủy đăng ký, điều này có thể xảy ra dù chúng ta không mong muốn. Nếu bạn nhận thấy cả tỷ lệ khiếu nại thư rác và tỷ lệ hủy đăng ký đều tăng lên, đây là dấu hiệu cần chú ý.

Sự gia tăng đồng thời của cả hai chỉ số này có thể cho thấy bạn đang gặp vấn đề trong cách tiếp cận của mình. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện những thay đổi gần đây, hãy kiểm tra con số này một lần nữa, vì vấn đề có thể xuất phát từ những thay đổi đó và thường có thể được khắc phục dễ dàng.

Lượt đánh giá email spam được tính bằng công thức:

  • Tỷ lệ lượt đánh giá email spam = (Số người đánh dấu email là thư rác / Tổng số email gửi thành công) * 100%

Nếu tỷ lệ báo cáo lạm dụng cao, điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu suất chiến dịch của bạn mà còn có thể làm giảm uy tín của địa chỉ email bạn sử dụng. Kết quả là, email của bạn có nguy cơ cao hơn sẽ bị tự động chuyển vào thư mục thư rác của người nhận trong tương lai.

7. Social shares (Lượt chia sẻ mạng xã hội)

Tỷ lệ chia sẻ email là chỉ số đo lường chiến dịch email marketing đáng chú ý giúp đo lường phần trăm người nhận email đã chia sẻ nó trên các mạng xã hội. Lượt chia sẻ trên mạng xã hội đo lường mức độ tương tác của người nhận với nội dung của bạn trên các nền tảng truyền thông xã hội, phản ánh chất lượng của nội dung đó.

Đây là số liệu cho phép bạn đánh giá nội dung của bạn có sức hấp dẫn và giá trị, giúp mở rộng danh sách liên hệ và tăng cường hiệu quả của các chiến lược trong tương lai. Để tăng cường khả năng chia sẻ, hãy đảm bảo tích hợp các nút chia sẻ xã hội vào email của bạn.

chi so do luong chien dich email marketing
Lượt chia sẻ trên mạng xã hội là độ tương tác của người nhận với nội dung email trên nền tảng truyền thông xã hội.

Lượt chia sẻ qua mạng xã hội được tính bằng công thức:

  • Tỷ lệ lượt chia sẻ qua mạng xã hội = (Số người bấm vào mục hay liên kết chia sẻ / Tổng số email gửi thành công) * 100%

Ví dụ, nếu bạn gửi 10.000 email và có 100 lượt nhấp vào các nút chia sẻ, tỷ lệ chia sẻ sẽ là:

  • Tỷ lệ lượt chia sẻ qua mạng xã hội = (100 / 10.000) * 100% = 1%

8. Email forwards (Tỷ lệ chuyển tiếp)

Giá trị về tỷ lệ chuyển tiếp email có sự tương đồng với chia sẻ trên mạng xã hội, nhưng có một điểm khác biệt quan trọng. Những người nhận email được chuyển tiếp thường sẽ tiếp nhận nội dung một cách chủ động hơn so với những người nhận nội dung qua chia sẻ trên mạng xã hội.

chi so do luong chien dich email marketing
Tỷ lệ chuyển tiếp thể hiện mức độ quan tâm của email với khách hàng.

Vì chuyển tiếp email tương tự như việc nhận cuộc gọi điện thoại trực tiếp hoặc thư gửi qua bưu điện – nó nổi bật vì ít phổ biến hơn. Điều này giúp đo lường mức độ tương tác và giá trị của nội dung mà bạn gửi, vì nội dung được chuyển tiếp thường có sự chú ý và quan tâm cao hơn. Tăng cường tỷ lệ chuyển tiếp email là một cách hiệu quả để nâng cao sự tương tác và giá trị của nội dung trong chiến dịch email của bạn.

Tỷ lệ chuyển tiếp được tính bằng công thức:

  • Tỷ lệ chuyển tiếp = (Số người bấm vào chuyển tiếp / Tổng số email gửi thành công) * 100%

Ví dụ, nếu bạn gửi 10.000 email và có 100 lượt chuyển tiếp, tỷ lệ chuyển tiếp sẽ là:

  • Tỷ lệ lượt chia sẻ qua mạng xã hội = (100 / 10.000) * 100% = 1%

9. Conversions (Tỷ lệ chuyển đổi)

Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate – CR) đo lường phần trăm người nhận email thực hiện hành động mong muốn sau khi nhấp vào liên kết trong email. Một tỷ lệ chuyển đổi cao thường đồng nghĩa với doanh thu lớn hơn từ chiến dịch tiếp thị thư điện tử của bạn.

chi so do luong chien dich email marketing
Tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số đo lường về kết quả thành công của một chiến lược

Tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch email, hành động mong muốn có thể bao gồm:

  • Tạo doanh thu
  • Đăng ký tham dự sự kiện
  • Đăng ký nhận bản tin
  • Đăng ký dùng thử hoặc bản demo
  • Tải xuống nội dung

Việc hiểu rõ lý do và mục tiêu chỉ số đo lường chiến dịch email marketing về chuyển đổi là rất quan trọng. Điều này giúp bạn biết được chiến dịch của mình đang hướng đến đâu và đánh giá sự thành công một cách chính xác. Để tối ưu hóa tỷ lệ này, các nhà tiếp thị cần thiết kế các CTA (Call-to-Action) hấp dẫn và đảm bảo trang đích (landing page) được tối ưu hóa tốt, nhằm tăng cường khả năng chuyển đổi của chiến dịch.

Qua đây bạn cũng thấy rằng việc theo dõi các chỉ số đo lường email marketing là cực kỳ quan trọng để đánh giá hiệu quả chiến lược của mình. Vậy làm cách nào để người triển khai có thể quản lý tốt các chỉ số đo lường trên? Câu trả lời nằm ngay ở công cụ mà người dùng sử dụng, hiện nay trên thị trường có các đơn vị cung cấp phần mềm hỗ trợ tiếp thị qua thư điện tử. Một trong số đó là Dịch vụ Email marketing VinaHost, hỗ trợ đo lường mọi chỉ số của chiến lược gửi email và nhiều tính năng nổi bật khác.

cong-cu-do-luong-chien-dich-email-marketing
Chỉ số đo lường chiến dịch email marketing của VinaHost

Xem thử: Email marketing VinaHost

Hy vọng các thông tin hữu ích về các chỉ số đo lường chiến dịch email marketing và công thức tính của mỗi chỉ số sẽ giúp ích đến bạn trong công việc. Nếu bạn cần tư vấn, đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost qua thông tin sau nhé:

Xem thêm các bài viết liên quan:

 

Đánh giá
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem