[2025] Datacenter là gì? | Tổng quan kiến thức về trung tâm dữ liệu

Datacenter đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin vì có thể giúp tổ chức hay doanh nghiệp duy trì sự hiện diện online, xử lý dữ liệu một cách mượt mà và hiệu quả. Vậy Datacenter là gì? Bài viết sau đây của VinaHost sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về Datacenter cũng như những yếu tố cần thiết để Datacenter hoạt động hiệu quả.

1. Tổng hợp khái niệm về Datacenter

Datacenter là một khái niệm không quá xa lạ, có thể giải thích như sau:

1.1. Datacenter là gì?

Datacenter hay còn được gọi là trung tâm dữ liệu. Đây là một khu vực chuyên biệt được thiết kế để phục vụ cho hoạt động IT của tổ chức hay doanh nghiệp. Trong Datacenter sẽ chứa server/phòng máy tính và các thiết bị liên quan như hệ thống truyền thông mạng (network communications), hệ thống lưu trữ (storage systems), hệ thống dữ liệu,…

Datacenter sẽ là nơi lưu trữ, quản lý và phân phối dữ liệu của tổ chức.

Datacenter đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì tính hoạt động liên tục của hệ thống network. Do đó, độ bảo mật và an toàn của Datacenter là một trong những ưu tiên hàng đầu của tổ chức, doanh nghiệp.

Xem thêm: Máy chủ Server là gì? Tổng hợp kiến thức A-Z về máy chủ Server

khai niem datacenter la gi
Datacenter là trung tâm lưu trữ và phân phối dữ liệu

1.2. Colocation Datacenter là gì?

Colocation Datacenter là dịch vụ cung cấp không gian để đặt máy chủ. 

Trong bối cảnh mức chi phí quản lý và duy trì trung tâm dữ liệu nội bộ ngày càng tăng thì sử dụng Colocation Datacenter đang là lựa chọn hấp dẫn cho nhiều tổ chức. 

Các nhà cung cấp dịch vụ Colocation Datacenter sẽ cung cấp vị trí vật lý kèm theo các tiện ích như cấp nguồn, làm mát, mạng và bảo mật cho máy chủ của khách hàng. Do đó giảm thiểu đáng kể chi phí cũng như rủi ro trong quá trình vận hành cho khách hàng. 

Xem thêm: Dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ uy tín, chất lượng 

1.3. Proxy Datacenter là gì?

Proxy là một dạng máy chủ, đóng vai trò như trạm trung chuyển. Theo đó, yêu cầu truy cập từ người dùng sẽ được gửi đến máy chủ Proxy rồi mới đến trang đích mà người dùng muốn truy cập. Ngược lại, dữ liệu sẽ được phản hồi từ trang đích qua máy chủ Proxy rồi mới được truyền đến người dùng.

Proxy đóng vai trò như bộ lọc web, giúp tăng hiệu suất mạng và bảo mật dữ liệu. Một trong những loại Proxy phổ biến là Proxy Datacenter. Loại máy chủ Proxy này được đặt tại trung tâm dữ liệu và trong suốt quá trình sử dụng thì người dùng sẽ thấy địa chỉ IP không thay đổi. Vì thế, Proxy Datacenter còn được gọi là Proxy cố định.

2. Cách thức hoạt động của Datacenter

Trung tâm dữ liệu đóng vai trò như bộ não của tổ chức hay doanh nghiệp vì tất cả dữ liệu quan trọng đều được lưu trữ và sắp xếp thành các packet để truyền. Datacenter sẽ xác định con đường tốt nhất để truyền dữ liệu dựa vào các bộ định tuyến (router). Bản thân Datacenter cũng được tích hợp tính năng phục hồi nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu khi có sự cố xảy ra.

cach thuc hoat dong cua datacenter la gi
Datacenter đóng vai trò như bộ não của tổ chức

3. Datacenter bao gồm thành phần nào?

Kích cỡ và hình dạng của trung tâm dữ liệu rất đa dạng. Lý tưởng nhất là Datacenter được đặt trong một tòa nhà chắc chắn và an toàn trước các ảnh hưởng từ môi trường.

Các thành phần của Datacenter bao gồm:

  • Infrastructure – Cơ sở hạ tầng
  • Servers – Máy chủ
  • Software – Phần mềm
  • Networking – Hệ thống mạng
  • Storage – Hệ thống lưu trữ
  • Cabling – Hệ thống cáp
  • Cooling – Hệ thống làm mát
  • Backup Power – Hệ thống sao lưu dữ liệu
  • Environment Monitoring – Hệ thống kiểm soát môi trường

Quy mô xây dựng và thiết bị sử dụng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Xem thêm: Web Server là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về Web Server

4. Vai trò của Datacenter mang lại

Trung tâm dữ liệu có vai trò quan trọng đối với tính bảo mật của hệ thống network. Với Datacenter, người dùng có thể kết nối đến trung tâm cung cấp dữ liệu thông qua PSTN/ISD, xDSL,… để sử dụng không gian và các dịch vụ hỗ trợ khác chỉ với vài thao tác đơn giản.

5. Lý do chúng ta cần Datacenter?

Trong thời đại bùng nổ công nghệ và lượng dữ liệu tăng lên theo cấp số nhân thì các tổ chức, doanh nghiệp rất cần một không gian lưu trữ cũng như xử lý thông tin. 

Thậm chí trong nhiều trường hợp thì mô hình kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên trung tâm dữ liệu. Tiêu biểu có thể kể đến như Facebook, Apple, eBay, Amazon và LinkedIn. Tất cả dịch vụ mà những công ty này cung cấp đều phụ thuộc vào các trung tâm dữ liệu.

Trong các trường hợp trên thì Datacenter đóng vai trò quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh và khả năng tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường.

6. Đối tượng phù hợp để sử dụng Datacenter 

Nhu cầu sử dụng Datacenter có thể đến từ mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà có thể phân loại thành 2 nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.

  • Doanh nghiệp/ tổ chức vừa và nhỏ: Đây là những doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhu cầu thuê một, hoặc nhiều máy chủ riêng hoặc thuê chỗ đặt máy chủ.
  • Doanh nghiệp/ tổ chức lớn: Đây là những khách hàng có nhu cầu thuê tủ rack hoặc không gian theo diện tích mặt sàn và khu vực riêng đặt nhiều tủ rack.
doi tuong can su dung datacenter
Đối tượng sử dụng Datacenter là doanh nghiệp, ban, bộ, ngành

Xem thêm: Mail Server là gì? | Tổng hợp thông tin [A-Z] về Mail Server

7. Một số yếu tố cần thiết của Datacenter

Vậy các thành phần cần có của Datacenter là gì?

Những yếu tố tối thiểu mà Datacenter cần có là nền tảng cơ sở vật chất, thiết bị hỗ trợ và đội ngũ nhân viên kỹ thuật.

7.1. Cơ sở vật chất

Một trung tâm dữ liệu chỉ hoạt động hiệu quả khi có được sự đầu tư xứng đáng. Cơ sở vật chất gồm có vị trí và “white space”. White space là không gian vật lý chứa các thiết bị IT.  Tiêu chí của không gian đặt Datacenter là gì? Đó là cần phải đảm bảo an toàn và sạch sẽ.

Datacenter luôn được xem là cơ sở tiêu tốn nhiều năng lượng do các thiết bị phải hoạt động liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu truy cập dữ liệu 24/24. Do đó, không gian vật lý của trung tâm dữ liệu cần được kiểm soát nghiêm ngặt các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm phù hợp để các thiết bị được duy trì hoạt động.

7.2. Thiết bị hiện đại

Các thiết bị phải đảm bảo duy trì mức độ sẵn sàng cao nhất. Mức độ sẵn sàng chuẩn dao động từ 99,671% đến 99,995%.

Một vài thiết bị cơ bản cần có như sau:

  • Nguồn điện (UPS, Uninterruptible Power Sources): bao gồm nguồn điện, ngân hàng năng lượng và nguồn điện dự phòng.
  • Kiểm soát môi trường (Environmental Control): bao gồm hệ thống điều hòa phòng máy (CRAC), hệ thống ống xả, hệ thống sưởi, thông gió, điều hòa,…
  • Hệ thống an ninh (Physical Security Systems): Hệ thống giám sát sinh trắc học và video.

Ngoài ra còn có các thiết bị IT khác như: Server, phần cứng, công cụ bảo mật, cáp và giá đỡ. Các thiết bị này sẽ phục vụ hoạt động công nghệ thông tin và lưu trữ dữ liệu của hệ thống. 

7.3. Đội ngũ quản lý và điều hành

Đội ngũ kỹ thuật là yếu tố không thể thiếu của Datacenter. Họ có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra nhằm đảm bảo hệ thống được vận hành trơn tru và hiệu quả suốt ngày đêm. Ngoài ra, đội ngũ này cũng cần có trình độ chuyên môn nhất định để có thể xử lý các lỗi phát sinh kịp thời và nhanh chóng.

Vậy những tiêu chí để đánh giá một Datacenter là gì? Dựa vào những yếu tố quan trọng trên có thể đưa ra các tiêu chí sau:

  • Cơ sở vật chất đảm bảo sạch sẽ và an toàn
  • Thiết bị vận hành đầy đủ và chất lượng
  • Đội ngũ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao
yeu to can thiet cua datacenter la gi
Datacenter cần có cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ quản lý

8. Vì sao khách hàng lại quan tâm và lựa chọn Datacenter?

Khách hàng thường sẽ lựa chọn Datacenter khi có nhu cầu tìm kiếm những điều sau đây.

8.1. Độ an toàn và bảo mật

Tính an toàn và bảo mật cho dữ liệu là tiêu chí đầu tiên mà khách hàng quan tâm khi tự thiết kế trung tâm dữ liệu Datacenter hoặc lựa chọn dịch vụ Colocation Datacenter. Do đó, độ an toàn và bảo mật dữ liệu luôn được đặc biệt quan tâm để nâng cấp kịp thời, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp, tổ chức.

8.2. Tính ổn định

Nhằm đảm bảo tính ổn định, liền mạch trong vận hành kinh doanh, khách hàng cá nhân có thể sử dụng Datacenter để vừa lưu trữ dữ liệu, vừa làm trung tâm sao lưu. Điều này giúp hệ thống có thể phục hồi dữ liệu nhanh chóng khi sự cố xảy ra.

Ngoài ra, Datacenter cũng đảm bảo tính ổn định truy cập đối với các bộ, ban, ngành, các tổ chức có nhu cầu lưu trữ và xử lý lượng thông tin khổng lồ.

9. Các biện pháp an ninh của Datacenter

Trung tâm dữ liệu sẽ được tích hợp tính năng bảo mật để hạn chế quyền truy cập và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng. Các tính năng này sẽ được cải tiến và nâng cấp liên tục. Để làm được điều này thì các thiết bị và cơ sở hạ tầng cần được đầu tư xứng đáng.

Ngoài ra, Datacenter được trang bị các biện pháp đối phó với các thảm họa từ thiên nhiên, ví dụ như địa chấn hay hỏa hoạn. Do đó, vật liệu xây dựng Datacenter phải có khả năng chống nước, chịu nhiệt và chịu lực tốt, hệ thống phòng cháy bên ngoài và bên trong cũng cần được trang bị đầy đủ.

10. Các cấp độ của Datacenter chuẩn quốc tế

Những yêu cầu chuẩn quốc tế đặt ra cho Datacenter là gì? Theo tài liệu ANSI/TIA-942 do hiệp hội công nghiệp viễn thông (Telecommunications Industry Association) xuất bản năm 2005 thì trung tâm dữ liệu có 4 cấp độ như sau:

10.1. Cấp độ 1

  • Mọi thiết bị IT chỉ được cung cấp bởi đường dẫn đơn.
  • Các thành phần không có sự dự phòng.
  • Độ sẵn sàng chấp nhận được từ cơ sở hạ tầng là 99.671%.

10.2. Cấp độ 2

  • Đảm bảo tiêu chuẩn của Datacenter như cấp độ 1.
  • Hạ tầng và các thành phần có sự dự phòng.
  • Độ sẵn sàng chấp nhận được từ cơ sở hạ tầng là 99.741%.

10.3. Cấp độ 3

  • Đảm bảo cấp độ vượt qua cấp độ 1 và 2.
  • Thiết bị IT được cung cấp bởi các đường dẫn độc lập.
  • Tất cả thiết bị phải được cung cấp bởi nguồn điện kép và có cấu trúc liên kết phù hợp với kiến trúc.
  • Độ sẵn sàng của Datacenter là 99,982%.

10.4. Cấp độ 4

  • Mức độ Datacenter đáp ứng phải vượt cấp độ 1, 2 và 3.
  • Chế độ nguồn kép độc lập với hệ thống làm lạnh.
  • Độ sẵn sàng chấp nhận được từ cơ sở hạ tầng lên đến 99,995%.
cap do datacenter chuan quoc te
Có 4 cấp độ Datacenter chuẩn quốc tế

11. Phần mềm Data Center Infrastructure Management hỗ trợ quản lý Data Center như thế nào?

Nhiệm vụ chính của phần mềm Datacenter Infrastructure Management (DCIM) là hỗ trợ hoạt động hàng ngày của Datacenter. DCIM là nơi lưu trữ trung tâm để quản lý Datacenter và kết nối các tổ chức với các cải tiến về:

  • Hiệu suất về năng lượng
  • Thời gian hoạt động
  • Năng suất của các nhân viên

12. Tổng kết 

Nhìn chung, Datacenter đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, tổ chức, xử lý dữ liệu. Điều này giúp thúc đẩy quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như củng cố hoạt động công nghệ thông tin của các bộ, ban, ngành, các tổ chức. Hy vọng bài viết Datacenter là gì? sẽ giúp các bạn có thêm thông tin về trung tâm dữ liệu. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các bài viết khác của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với VinaHost để được hỗ trợ tư vấn:

Xem thêm

VPS là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về máy chủ ảo VPS 2023

CSF là gì? | Hướng dẫn cấu Hình CSF Firewall chi tiết

ISP là gì? Tổng hợp mọi thông tin cần biết về ISP 2023

Internet là gì? | [BẬT MÍ] Sự khác biệt giữa Internet và Wifi

Đánh giá
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem