Ethernet là gì? Đây là một thuật ngữ phổ biến mà bạn sẽ gặp khi nói về mạng. Ethernet là một công nghệ kết nối mạng, cho phép các thiết bị mạng khác nhau có thể giao tiếp được với nhau. Nhưng nó là gìvà tại sao nó quan trọng? Đặc điểm nổi bật của công nghệ ấy là gì? Hiệu suất của nó ra sao? Hãy cùng theo VinaHost khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây!
1. Tổng quan kiến thức về Ethernet
1.1. Ethernet là gì?
Ethernet là công nghệ thường được sử dụng để kết nối các thiết bị trong mạng cục bộ có dây (LAN) hoặc mạng diện rộng (WAN).
Nó tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa các thiết bị bằng một giao thức, về cơ bản bao gồm một bộ quy định xác định hoặc tiêu chuẩn truyền thông mạng chia sẻ.
Ethernet thường ít bị gián đoạn hơn so với công nghệ mạng LAN không dây (WLAN). Điều này là do nó cung cấp mức độ kiểm soát và bảo mật mạng cao hơn, đặc biệt là vì các thiết bị phải được kết nối vật lý bằng hệ thống cáp. Sự kết nối này làm cho dữ liệu mạng trở nên khó truy cập hơn đối với người không có quyền truy cập hoặc làm cho việc chiếm đoạt băng thông trở nên khó khăn hơn. Do đó, công nghệ này thường là lựa chọn hàng đầu của các doanh nghiệp và game thủ.
1.2. Cổng Ethernet là gì?
Cổng Ethernet, còn gọi là Ethernet Port, cổng mạng hoặc cổng LAN, là nơi dùng để kết nối cáp Ethernet với phần cứng mạng dây.
Thường là một lỗ nhỏ trên thiết bị, cổng Ethernet có kích thước lớn hơn so với cổng sạc điện thoại và thường đặt ở phía sau hoặc bên cạnh các thiết bị. Chúng có thể được tìm thấy trên case của máy tính để bàn, một số loại laptop, tivi, router và các thiết bị chơi game.
2. Nguyên lý hoạt động của cáp Ethernet
- Carrier Sense: Khi muốn gửi dữ liệu, thiết bị sẽ kiểm tra xem đường truyền có đang bận rộn hay không. Nếu đường truyền đang được sử dụng, thiết bị sẽ đợi cho đến khi nó trở thành trống trước khi bắt đầu gửi dữ liệu.
- Multiple Access: Khi đường truyền trống, thiết bị sẽ bắt đầu gửi dữ liệu của mình. Nếu nhiều thiết bị cùng lúc muốn gửi dữ liệu, khả năng xảy ra va chạm là cao.
- Collision Detection: Khi va chạm xảy ra, các thiết bị sẽ phát hiện tín hiệu xung đột và tạm ngừng gửi dữ liệu. Sau đó, chúng sẽ chờ một khoảng thời gian ngẫu nhiên trước khi thử gửi lại.
3. Các tính năng nổi bật của cáp Ethernet
3.1. Cải thiện Internet đối với người dùng
Ethernet cho phép truyền dẫn dữ liệu với tốc độ cao, lên đến hàng Gigabit mỗi giây (Gbps). Điều này mang lại trải nghiệm internet nhanh chóng, cho phép người dùng trải nghiệm các hoạt động trực tuyến như chơi game mượt mà, xem phim HD/4K không bị giật lag, và tải xuống file nhanh chóng.
3.2. Khuếch đại tốc độ và phủ sóng khả năng phát Wi-Fi
Cổng Ethernet có thể được sử dụng để kết nối với các thiết bị phát Wi-Fi, giúp khuếch đại tốc độ và phủ sóng Wi-Fi trong mạng.
3.3. Cung cấp băng thông cao
Cung cấp băng thông rộng, cho phép truyền dẫn dữ liệu lớn và nhanh chóng.
3.4. Cung cấp tốc độ khác nhau dựa trên ngân sách, khu vực và yêu cầu
Cho phép người dùng lựa chọn và điều chỉnh tốc độ truyền dữ liệu theo ngân sách, khu vực sử dụng và yêu cầu cụ thể của họ. Điều này mang lại sự linh hoạt và thích nghi cho mạng, đảm bảo rằng cổng Ethernet có thể hoạt động hiệu quả trong điều kiện và ứng dụng khác nhau.
3.5. Độ bảo mật và tin cậy cao
Sử dụng kết nối có dây, Ethernet ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu sóng và yếu tố môi trường bên ngoài. Do đó, kết nối “vật lý” này thường ổn định hơn so với Wi-Fi. Ethernet cung cấp mức độ bảo mật cao hơn so với Wi-Fi, với quản lý truy cập mạng được thực hiện chặt chẽ hơn, giảm thiểu nguy cơ bị tấn công mạng.
3.6. Hỗ trợ truyền tải điện một chiều (DC)
Ethernet có khả năng cung cấp nguồn điện một chiều (DC) cho các thiết bị kết nối thông qua cáp Ethernet. Điều này giúp đơn giản hóa việc cung cấp nguồn điện cho các thiết bị mạng và tiết kiệm chi phí cài đặt.
3.7. Đạt được tính cân bằng giữa hiệu suất và chi phí
Ethernet cung cấp hiệu suất đáng tin cậy trong khi vẫn giữ chi phí phải chăng cho việc triển khai và duy trì mạng.
Xem thêm: Mạng máy tính là gì? Lợi ích và Phân loại Mạng máy tính
4. Vì sao Ethernet lại được sử dụng phổ biến
Trong môi trường doanh nghiệp, tổ chức giáo dục và cơ sở y tế, Ethernet là giải pháp mạng ưa thích do tốc độ vượt trội, các biện pháp bảo mật mạnh mẽ và độ tin cậy cao.
Có thể nói “công nghệ có dây” này ban đầu trở nên phổ biến vì chi phí thấp. Với sự tiến bộ của công nghệ mạng, nó có khả năng phát triển và cung cấp hiệu suất cao hơn, đảm bảo sự phổ biến lâu dài. Công nghệ này luôn duy trì khả năng tương thích trong suốt quá trình phát triển của nó.
Ban đầu, thông lượng của Ethernet chỉ đạt 10 megabit/giây. Sau đó nó đã tăng lên gấp 10 lần, đạt 100 Mbps vào giữa những năm 1990. Viện IEEE tiếp tục tăng hiệu suất với các bản cập nhật liên tiếp. Các phiên bản hiện tại có thể hỗ trợ lên đến 400 Gigabit/giây (Gbps).
5. Phân loại cáp Ethernet phổ biến hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có ba loại cáp Ethernet phổ biến và được sử dụng rộng rãi:
5.1. Cáp CAT5E
Được sản xuất với với tiêu chuẩn cao hơn và thiết kế giảm “nhiều nhiễu âm”, một hiện tượng gây mất thông lượng bằng cách truyền tín hiệu không mong muốn trong dây.
5.2. Cáp CAT6
Hoạt động ở tần số 250 MHz và hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu 10 Gbps, CAT6 có tốc độ tối đa nhanh hơn 10 lần so với tiêu chuẩn trước đó là CAT5E.
5.3. Cáp CAT6A
CAT6A không có nhiều sự khác biệt lớn so với CAT6, nhưng giá thành cao hơn khoảng 20-35% so với CAT6, nhưng CAT6A có khả năng hỗ trợ chiều dài cáp tối đa là 100 mét cho Gigabit Ethernet và tốc độ truyền dữ liệu tối đa lên đến 10 Gbps trên 100 mét (330 feet) cáp.
6. Phân loại cáp Ethernet tại Việt Nam
6.1. Ethernet có dây
Mạng Ethernet có dây là một loại mạng phổ biến ở Việt Nam. Nó cho phép kết nối trong khoảng cách khoảng 10km bằng cách sử dụng cáp quang và yêu cầu người dùng cài đặt một thẻ giao diện mạng trên máy tính, với một địa chỉ IP duy nhất. Ngoài ra, người dùng cũng cần thiết lập hệ thống truyền dẫn dữ liệu để giao tiếp với các thiết bị khác như máy in và máy tính.
6.2. Ethernet không dây
Ethernet không dây sử dụng Network Interface Card (NIC) không dây để kết nối các thiết bị và truyền dữ liệu mạng thông qua sóng vô tuyến. Thiết bị này được kết nối với một trạm cơ sở hoặc trung tâm không dây để truy cập mạng. Mặc dù đòi hỏi bảo trì, nhưng Ethernet không dây thường dễ sử dụng hơn.
Xem thêm: Mô hình OSI là gì? | Vai trò và Chức năng của 7 tầng OSI
7. Ưu và nhược điểm của Ethernet
7.1. Ưu điểm:
- Cung cấp tốc độ truyền dẫn dữ liệu nhanh chóng.
- Ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu sóng, đảm bảo kết nối ổn định.
- Có mức độ bảo mật cao hơn, bảo vệ dữ liệu mạng tốt hơn.
7.2. Nhược điểm:
- Sử dụng trong một phạm vi hẹp khiến cho việc di chuyển bị hạn chế.
- Thách thức phát sinh trong quá trình bảo trì.
- Chi phí thiết lập tăng lên với việc mua cáp Ethernet, hub, switch và bộ định tuyến.
8. So sánh sự khác nhau giữa Mạng Ethernet và WiFi
Kết nối Ethernet
- Cung cấp tốc độ nhanh và ổn định hơn so với WiFi.
- Cung cấp tín hiệu ổn định và nhanh hơn bằng cách kết nối trực tiếp thiết bị với modem qua dây cáp.
- Độ bảo mật cao do cho phép kết nối qua dây cáp, giúp kiểm soát số lượng thiết bị và dữ liệu vào mạng cục bộ.
- Giới hạn di chuyển của thiết bị dựa trên độ dài của dây cáp, làm cho các thiết bị phải cố định ở một vị trí khi sử dụng mạng.
- Chi phí tăng với việc mua dây cáp để kết nối, đặc biệt khi muốn kết nối với nhiều thiết bị.
- Không thích hợp cho các thiết bị không có cổng như điện thoại thông minh,…
Kết nối WiFi
- Tốc độ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khoảng cách, môi trường, số lượng kết nối,…
- Cung cấp tín hiệu yếu, gián đoạn, gây ra sự bất tiện cho người dùng.
- Hệ thống dễ bị tấn công bởi các kẻ xấu, họ có thể xâm nhập và đánh cắp thông tin, gây ra thiệt hại nặng nề.
- Cho phép các thiết bị kết nối mọi lúc mọi nơi, có thể tự do di chuyển trong vùng phủ sóng và vẫn giữ được kết nối mạng.
- WiFi không tốn chi phí cho việc mua dây mạng bởi vì nó sử dụng kết nối không dây.
- WiFi tương thích hầu hết các thiết bị hiện đại.
Xem thêm: Internet là gì? | Sự khác biệt giữa Internet và Wifi
9. Một số câu hỏi liên quan đến Ethernet
9.1. Liệu có thể sử dụng cùng lúc Ethernet và WiFi không?
Có thể, bạn có thể sử dụng cả Ethernet và WiFi cùng một lúc trên cùng một thiết bị. Việc này mang lại một số lợi ích như sau:
- Tăng hiệu suất mạng: Để cải thiện hiệu suất mạng, sử dụng kết nối Ethernet thay vì Wifi là một giải pháp hiệu quả, đặc biệt là ở những vùng có tín hiệu Wifi không ổn định. Điều này đặc biệt quan trọng khi thực hiện các hoạt động đòi hỏi băng thông lớn như chơi game trực tuyến, xem video HD, hoặc truyền tải tệp tin lớn.
- Giảm tắc nghẽn mạng: Khi nhiều thiết bị cùng chia sẻ một kết nối Wifi, có thể gây ra tắc nghẽn mạng. Tuy nhiên, việc sử dụng kết nối Ethernet cho một số thiết bị có thể giải phóng băng thông Wifi cho các thiết bị khác, giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn.
- Mở rộng phạm vi phủ sóng mạng: Nếu tín hiệu Wifi không đủ mạnh để phủ sóng đến mọi khu vực trong nhà hoặc văn phòng, việc sử dụng kết nối Ethernet có thể giúp mở rộng phạm vi phủ sóng. Bằng cách kết nối bộ mở rộng phạm vi Wifi với mạng qua Ethernet, bạn có thể đảm bảo rằng tín hiệu Wifi mạnh mẽ sẽ được truyền đi đến các khu vực xa hơn từ bộ định tuyến.
9.2. Chi phí Ethernet có rẻ hơn WiFi không?
Chi phí Ethernet so với WiFi có thể rẻ hơn hay đắt hơn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
Ethernet | WiFi | |
Chi phí ban đầu | Cần phải mua dây cáp, bộ chuyển đổi Ethernet-USB (nếu thiết bị không có cổng Ethernet), | Chỉ cần mua bộ phát WiFi. Không cần thêm dây cáp hoặc thiết bị chuyển đổi như Ethernet. |
Chi phí vận hành | Miễn phí, không có chi phí vận hành hằng tháng. | Phí internet thay đổi theo nhà mạng và tốc độ, còn chi phí điện cho bộ phát WiFi phụ thuộc vào thời gian sử dụng và công suất. |
Độ bền | Dây cáp và bộ chuyển đổi thường có độ bền cao và có thể sử dụng lâu dài. | Tuổi thọ trung bình của bộ phát wifi thường khoảng 5 năm. |
Bảo trì và quản lý | Có thể kiểm soát dây cáp và kết nối vật lý một cách đơn giản. | Xử lý các vấn đề liên quan đến băng thông và sóng, đòi hỏi kiến thức kỹ thuật sâu sắc và cấu hình phức tạp. |
Nói tóm lại, việc so sánh chi phí giữa Ethernet và WiFi không thể đưa ra một kết luận tổng quát vì mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Các yếu tố như chi phí ban đầu, chi phí vận hành, yêu cầu bảo trì và quản lý sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chi phí cuối cùng.
Xem thêm: Mạng 5G là gì? | Điểm khác nhau giữa mạng 5G và 4G
10. Tổng kết
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về Ethernet là gì, cách hoạt động của nó cũng như những ưu và nhược điểm đi kèm. Đừng quên nghiên cứu kỹ về loại cáp Ethernet phù hợp trước khi quyết định sử dụng. Bạn có thể xem thêm các bài viết khác của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ VPS, dịch vụ Hosting, tên miền giá rẻ,
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm một số bài viết khác:
Mạng Intranet là gì? Tìm hiểu chi tiết về Mạng Intranet
Mạng Extranet là gì? | Tổng quan kiến thức về Extranet