1. Nguyên tắc sử dụng tên miền quốc tế
Tên miền đăng ký phải tuân thủ theo quy định của Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/08/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet và Thông tư số 21/2021/TT-BTTTT ngày 08/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 24/2015/TT-BTTTT.
Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký phải đảm bảo không có các cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt – (điểm 2.2,a) khoản 2 mục II theo Thông tư 24/2015/TT-BTTTT Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành (thay thế Thông tư 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet).
Tổ chức, cá nhân đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ “Trách nhiệm của chủ thể đăng ký tên miền quốc tế” tránh bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 44, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 03/02/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP.
Tuân thủ mọi qui định của ICANN về việc đăng ký và sử dụng tên miền quốc tế. Chủ thể tên miền tham khảo thông tin về quyền và nghĩa vụ của mình do ICANN qui định trên website ICANN tại mục: Quyền và trách nhiệm của chủ thể đăng ký tên miền quốc tế.
Theo quy định tại Điều 6, khoản 2 sửa đổi bổ sung Thông tư số 21/2021/TT-BTTTT:
- Tổ chức, cá nhân không liên quan không đăng ký sử dụng tên miền là tên gọi của tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam…);
- Tổ chức, cá nhân không liên quan không đăng ký sử dụng các tên miền liên quan đến hoạt động bảo đảm an ninh, quốc phòng, ngoại giao của đất nước;
- Không phải là tên miền có các cụm từ dễ gây nhầm lẫn là trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nếu chủ thể đăng ký sử dụng không phải đối tượng được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội theo quy định của pháp luật;
2. Trách nhiệm của chủ thể đăng ký tên miền
Chủ thể đăng ký tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền đúng quy định, không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.
Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền chịu trách nhiệm về việc quản lý, duy trì quyền sử dụng tên miền của mình và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về tài nguyên Internet của Việt Nam.
Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền có nghĩa vụ quản lý và theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của tên miền đã đăng ký. Trong mọi trường hợp, tên miền không tiếp tục nộp phí duy trì khi đến hạn đều bị tự động tạm ngừng và thu hồi theo quy định.
Điều 41 Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi đăng ký tên miền quốc tế mà không tuân thủ các quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; sử dụng tên miền quốc tế mà không thông báo hoặc thông báo thiếu thông tin, thông tin không chính xác hoặc thay đổi thông tin mà không thông báo với Bộ Thông tin và Truyền thông.
Chủ thể phải hoàn tất thủ tục bản khai đăng ký tên miền theo quy định của nhà đăng ký VinaHost:
- Chủ thể phải nộp “Bản khai đăng ký tên miền” (hoặc theo mẫu của NĐK) theo quy định của VNNIC cho Nhà đăng ký. Trong bản khai, chủ thể phải cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin tên miền theo quy định (tải bản khai tên miền quốc tế cá nhân/tổ chức tại đây).
- Khi thay đổi tên gọi của các nhân, các cơ quan, tổ chức hoặc các thông tin dùng để liên hệ như địa chỉ liên hệ, điện thoại, hộp thư điện tử, giấy tờ tùy thân thì cá nhân, cơ quan, tổ chức, phải thông báo ngay cho Nhà đăng ký biết để cập nhật lên lên hệ thống và CSDL của tên miền, đảm bảo thông tin chính xác.
Nhà đăng ký không thể và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do chủ thể tên miền không tuân thủ quy định này. - Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng tên miền đăng ký theo đúng quy định của pháp luật về tài nguyên Internet.
- Chịu trách nhiệm thông báo việc sử dụng tên miền không phải là tên miền quốc gia .VN trên website http://www.thongbaotenmien.vn của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông theo Điều 23 Luật Công Nghệ Thông Tin số 67/2006/QH 11 ngày 29/6/2006. Tham khảo: Hướng dẫn khai báo tên miền Quốc tế sau khi đăng ký.
- Chủ thể tên miền phải chủ động theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của các tên miền đã đăng ký, nộp phí duy trì trước 10 ngày kể từ ngày tên miền hết thời hạn.
- Quy trình cập nhật thông tin tên miền quốc tế đã khai báo: quý khách hàng vui lòng xem chi tiết tại đây.
- Chủ thể có thể tham khảo video hướng dẫn sử dụng tên miền quốc tế tại đây:
3. Trách nhiệm của nhà đăng ký VinaHost
- Chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế cho công cộng, Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam phải gửi báo cáo việc cung cấp dịch vụ cho Bộ thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam).
- Trước ngày 15 của tháng đầu tiên hàng quý, Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam báo cáo danh sách cập nhật các tên miền quốc tế mà mình đang quản lý về VNNIC trên môi trường mạng theo hướng dẫn chi tiết được quy định tại địa chỉ www.thongbaotenmien.vn.
- Thực hiện báo cáo về việc cung cấp dịch vụ với Bộ Thông tin và Truyền thông khi cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền (Chi tiết thủ tục tại Điều 14, Điều 15 của Nghị định 147 /2024 /NĐ-CP về quản lý ,cung cấp sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng ( Thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013; Nghị định số 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính phủ và Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông). Quy định tại khoản 3, Điều 12 của Nghị định 147
- a) Tiếp nhận, xác thực thông tin chủ thể đăng ký sử dụng tên miền, quản lý, lưu trữ đầy đủ, chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ dữ liệu, thông tin do chủ thể cung cấp khi đăng ký tên miền quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định147/2024/NĐ-CP, sao lưu hồ sơ dữ liệu tên miền theo quy định pháp luật;
- c) Từ chối cung cấp dịch vụ khi chủ thể đăng ký sử dụng tên miền không đáp ứng quy định về đăng ký, sử dụng tên miền;
- đ) Nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” thực hiện việc tạm ngừng hoạt động hoặc phối hợp thu hồi tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam) trong các trường hợp quy định tại khoản 13, khoản 16 Điều 9 Nghị định này; các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền quốc tế có trách nhiệm tạm ngừng hoạt động hoặc thu hồi tên miền quốc tế theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật trong các trường hợp quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 13, điểm c, điểm d, điểm e khoản 16 Điều 9 Nghị định này.”
- Quản lý thông tin về tổ chức, cá nhân ở Việt Nam đăng ký tên miền quốc tế tại đơn vị mình bao gồm tên tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử đối với tổ chức; họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, nơi cấp, ngày cấp, địa chỉ thường trú, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử đối với cá nhân;
- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký tên miền quốc tế thông báo việc sử dụng tên miền quốc tế theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 23 Luật công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để giải quyết, xử lý vụ việc liên quan tới tên miền quốc tế mà mình quản lý;
4. Nộp phí đăng ký mới và duy trì
Tên miền đăng ký mới phải được nộp đầy đủ lệ phí đăng ký (thu 01 lần duy nhất) và phí duy trì tên miền (thu theo năm, tối thiểu là 01 năm, khuyến khích nộp cho nhiều năm) ngay khi nộp hồ sơ. Khi chưa hoàn tất nộp phí, lệ phí, tên miền sẽ không được đăng ký.
Chủ thể đăng ký tên miền phải chủ động theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của các tên miền đã đăng ký, phải chủ động phối hợp hoàn thành thủ tục ký hợp đồng gia hạn tên miền và nộp phí duy trì trước 10 ngày kể từ ngày tên miền hết thời hạn. Phí duy trì tên miền có thể nộp một lần cho nhiều năm hoặc nộp cho từng năm.
Khi nộp phí duy trì, chủ thể đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ các thông tin về: Tên của chủ thể đăng ký tên miền, nộp phí cho những tên miền nào, số năm duy trì cho mỗi tên miền và tuân thủ các quy định hướng dẫn thanh toán của chúng tôi nêu tại hướng dẫn thanh toán. VinaHost không thể và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do chủ thể tên miền không tuân thủ quy định thanh toán này.
Khuyến cáo:
Khách hàng chịu trách nhiệm thông báo việc sử dụng tên miền quốc tế:
- Trên website http://thongbaotenmien.vn của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông.
- Theo Điều 23 Luật Công Nghệ Thông Tin Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
- Thông tư 24/2015/TT-BTTTT Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
- Điều 23, luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH 11 ngày 29/6/2009.
5. Tranh chấp tên miền
VinaHost tuân thủ chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của ICANN: Tại đây
Các hình thức giải quyết tranh chấp
- Thông qua thương lượng, hòa giải
- Thông qua Trọng tài
- Khởi kiện tại Tòa án
Tuân thủ chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của ICANN
Trong chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của ICANN các thủ tục bắt buộc đối với vụ kiện tranh chấp bao gồm:
Người bị khiếu kiện được yêu cầu tham gia tố tụng khi liên quan tới 3 trường hợp sau
- Tên miền của Người bị khiếu kiện trùng hoặc giống đến mức nhầm lẫn với nhãn hiệu thương mại (thương hiệu) hoặc nhãn hiệu dịch vụ mà Người khiếu kiện là người có quyền; và
- Người bị khiếu kiện không có quyền hoặc lợi ích hợp pháp đối với tên miền đó; và
- Tên miền mà Người bị khiếu kiện đã đăng ký và đang sử dụng với mục đích xấu.
Người khiếu kiện phải đưa ra được đồng thời cả 3 điều kiện nêu trên trong đơn khiếu kiện
Chứng cớ cho việc đăng ký và sử dụng với mục đích xấu trong (nhưng không giới hạn) các trường hợp sau:
- Người bị khiếu kiện đã đăng ký hoặc đã có được tên miền chỉ vì mục đích bán, cho thuê hoặc nếu không thì chuyển đăng ký tên miền cho người khiếu kiện, người chủ thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ hoặc chuyển cho đối thủ cạnh tranh của người khiếu kiện với số tiền lớn vượt quá chi phí mà người bị khiếu kiện chi trực tiếp cho tên miền đó.
- Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền để ngăn cản người chủ của thương hiệu hay nhãn hiệu dịch vụ phản ánh nhãn hiệu đó vào trong tên miền tương ứng hoặc là người bị khiếu kiện đã hành động với mục đích như vậy; hoặc
- Người bị khiếu kiện đăng ký tên miền nhằm mục đích ngăn cản công việc kinh doanh của đối thủ cạnh tranh; hoặc
- Người bị khiếu kiện sử dụng tên miền để cố tình lôi kéo sự chú ý của người sử dụng Internet vì mục đích thương mại vào Website của mình hoặc vào địa chỉ trực tuyến khác, bằng cách tạo ra một cái tên tương tự gây nhầm lẫn nhãn mác của người khiếu kiện làm cho người sử dụng Internet nhầm lẫn với trang Web gốc, nghĩ rằng người bị khiếu kiện là người đỡ đầu, là chi nhánh của người khiếu kiện hoặc đã được người khiếu kiện đồng ý.
- Người bị khiếu kiện làm sao để chứng minh được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tên miền cho Người khiếu kiện:
Các trường hợp sau (nhưng không giới hạn) sẽ chứng minh cho người bị khiếu kiện:- Trước khi nhận được thông báo có tranh chấp, người bị khiếu kiện đã sử dụng hoặc chứng minh được là chuẩn bị sử dụng tên miền hoặc tên tương ứng với tên miền liên quan tới việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ một cách thực sự; hoặc
- Người bị khiếu kiện được công chúng biết đến thông qua tên miền đó mà thậm chí người bị khiếu kiện chưa có các quyền nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ; hoặc
- Người bị khiếu kiện đang sử dụng tên miền hợp pháp không liên quan đến thương mại hay đang sử dụng tên miền một cách đúng đắn ngay thẳng, không có ý định thương mại để đánh lạc hướng người tiêu dùng hay để làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu thương mại hay nhãn hiệu dịch vụ mà người khiếu kiện kiện.
Sau khi phê chuẩn UDRP, ICANN chỉ định 4 tổ chức sau đây làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giải quyết tranh chấp tên miền:
- Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO)
- Diễn đàn trọng tài quốc gia (NAF)
- Công ty CPR
- Công ty eResolution
Nhà đăng ký căn cứ vào Quyết định của các tổ chức trên để thực thi quyết định.
6. Vòng đời tên miền quốc tế
Tên miền quốc tế thuộc quyền sở hữu của cá nhân (hoặc tổ chức) đã đăng ký với ICANN cho tới khi bạn không tiếp tục trả phí để duy trì sử dụng.
Trạng thái tự do (Available)
- Domain đang không được đăng ký bởi bất kỳ ai và bạn có thể đăng ký tên miền hợp lệ thông qua các nhà cung cấp tên miền.
Trạng thái đã được đăng ký (Registered)
- Ngay sau khi được mua, domain sẽ chuyển sang giai đoạn này. Nếu bạn muốn chuyển tên miền sang nhà cung cấp khác, cần phải đợi cho domain đủ 60 ngày tuổi.
- Bạn có thể gia hạn tên miền vào ngày cuối cùng hoặc bất kỳ thời điểm nào khi domain đang active. Thời gian sử dụng domain sẽ được cộng thêm 1 năm vào ngày hết hạn. Bạn có thể gia hạn thêm nhưng thời hạn hiệu lực của 1 tên miền Quốc tế không quá 10 năm.
- Nếu bạn không gia hạn, tên miền sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là Expired.
Trạng thái hết hạn (Expired)
- Khi domain hết hạn, bạn không thể truy cập vào tên miền và cũng không thể chuyển tên miền sang nhà cung cấp khác.
- Thời gian bạn có thể gia hạn tên miền tính từ ngày hết hạn là 0 đến 30 ngày.
- Theo quy định của ICANN thời gian chờ gia hạn là từ 30-45 tuỳ tên miền. Tuy nhiên có một số tên miền trạng thái gia hạn đặc biệt sau:
- Tên miền .EU: không có thời gian chờ gia hạn, nó sẽ hết hạn vào ngày cuối cùng thứ 2 của tháng mà tên miền sẽ hết hạn
- Tên miền .CO: sẽ có 15 ngày chờ gia hạn
- Tên miền .UK: thời gian chờ của tên miền này lên tới 90 ngày sau khi hết hạn
- Tên miền .WS: không có thời gian chờ gia hạn
- Tên miền .NAME: không có thời gian chờ gia hạn
- Tên miền .TEL: sẽ có 30 ngày chờ gia hạn
- Tên miền .DE: không có thời gian chờ gia hạn và chờ xóa.
Trạng thái chờ xử lý, thu hồi (Redemption Period)
- Sau khi domain hết hạn và trước khi nó bị xóa, tổ chức quản lý tên miền quốc tế ICANN có quy định toàn bộ tên miền phải qua 1 giai đoạn 30 ngày. Lúc này toàn bộ thông tin sẽ bị xóa, đồng nghĩa với việc website, email hoặc các dịch vụ khác liên quan đến tên miền không hoạt động.
- Tên miền có thể được khôi phục bằng cách liên hệ trực tiếp đến Nhà đăng ký để yêu cầu chuộc tên miền (tuỳ từng tên miền). Chi phí phải trả = phí chuộc + phí gia hạn tên miền tối thiểu 1 năm. Thông thường phí chuộc sẽ khoảng $10.
Trạng thái chờ xóa (Pending Deletion)
- Sau khi tên miền qua giai đoạn Redemption, nó sẽ chuyển status sang trạng thái Pending Delete
- Giai đoạn này diễn ra trong vòng 5 ngày và vào ngày cuối cùng, trong khoảng thời gian 11AM và 2PM Pacific Time (giờ VN là 1AM và 4AM), tên miền sẽ bị xóa và ai cũng có thể đăng ký được.
- Bạn có thể sử dụng công cụ Date Calculator để tính toán ngày hết hạn tên miền.
Trở lại trạng thái có sẵn (Released)
- Tên miền trở về giai đoạn đầu Available, có thể đăng ký lại và bắt đầu một vòng đời mới.