Uptime hiện nay được xem như một tiêu chí hàng đầu giúp đánh giá độ tin cậy và khả năng duy trì hoạt động của các trung tâm dữ liệu. Dựa trên khái niệm này, một tập đoàn tại Mỹ đã nghiên cứu và hình thành nên tiêu chuẩn Uptime tier – nó bao gồm các hạng mục để đánh giá một data center đạt chuẩn theo cấp bậc từ 1-4. Nhờ sự uy tín và phù hợp, tiêu chí này ngày càng phổ biến kể cả tại Việt Nam.
Thông tin cho bạn: Tại Việt Nam, hầu như các datacenter đều đạt tiêu chuẩn Tier 3 và rất ít trung tâm nào có thể đạt đến tiêu chuẩn 4. Vào cuối năm 2024, CMC Telecom Data Center Tân Thuận đã trở thành đơn vị đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn An toàn Hệ thống Thông tin Cấp độ 4 thông qua 116 bài kiểm tra nghiêm ngặt.
Tiếp theo, Cùng VinaHost khám phá chi tiết 4 cấp độ của Uptime Tier – từ Tier I với hạ tầng cơ bản nhất đến Tier IV với khả năng khắc phục lỗi toàn diện. Qua đây giúp bạn hiểu rõ chất lượng của các trung tâm dữ liệu và lựa chọn giải pháp phù hợp với nhu cầu kinh doanh cũng như ngân sách của mình.
1. Uptime Tier là tiêu chuẩn gì?
Uptime Tier là tiêu chuẩn nhằm đánh giá các trung tâm dữ liệu (Data Center) để đáp ứng các hạng mục trong xây dựng và vận hành. Được phát triển bởi Uptime Institute – một tổ chức danh tiếng của Mỹ chuyên về nghiên cứu và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin.
Tiêu chuẩn của tổ chức này đưa ra này nhằm định lượng độ tin cậy và khả năng duy trì hoạt động liên tục của trung tâm dữ liệu, dựa trên nhiều khía cạnh quan trọng như thiết kế hệ thống, quy trình vận hành, xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý mức độ dự phòng của các hệ thống điện, làm mát và an toàn.
Không chỉ dừng lại ở việc đánh giá khả năng phòng ngừa sự cố, Uptime Tier còn xem xét khả năng xử lý và khôi phục hệ thống khi gặp sự cố. Trung tâm dữ liệu đạt cấp độ Uptime Tier cao nhất có thể duy trì hoạt động liên tục, ngay cả trong tình huống lỗi kỹ thuật nghiêm trọng, mang lại sự ổn định và độ tin cậy vượt trội cho dịch vụ.

Hệ thống Uptime Tier được chia thành bốn cấp bậc (Tier I đến Tier IV), mỗi cấp độ phản ánh mức độ bảo vệ, dự phòng và khả năng xử lý lỗi khác nhau của một trung tâm dữ liệu:
- Tier I: Cung cấp hạ tầng cơ bản, không có dự phòng. Đây là mức tối thiểu với nguy cơ gián đoạn cao hơn.
- Tier II: Có một số thành phần dự phòng, nhưng mức độ bảo mật và liên tục vẫn hạn chế so với các cấp cao hơn.
- Tier III: Được thiết kế theo mô hình “concurrently maintainable”, cho phép bảo trì các hệ thống mà không làm gián đoạn hoạt động.
- Tier IV: Mức độ cao nhất, với tính năng chịu lỗi và dự phòng đầy đủ, đảm bảo hoạt động liên tục ngay cả khi xảy ra sự cố.
VinaHost là đơn vị cho thuê chỗ đặt máy chủ đạt chuẩn Tier 3.
2. Các cấp độ Datacenter theo chuẩn Uptime Tier
2.1 Tier I (Basic Capacity)
Tier I là cấp độ cơ bản nhất trong hệ thống phân loại Uptime Tier, được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cơ bản của trung tâm dữ liệu. Uptime Tier này không có bất kỳ tính năng dự phòng nào, khiến hạ tầng dễ bị gián đoạn bởi sự cố kể..
Đặc điểm chính:
- Hạ tầng trung tâm dữ liệu Tier I yêu cầu tối thiểu các thành phần như:
- Bộ lưu điện (UPS) đơn giản, không gian dành riêng cho hệ thống công nghệ thông tin
- Hệ thống làm mát chuyên dụng ngoài giờ làm việc, và máy phát điện.
Tuy nhiên, hạ tầng này chỉ được thiết kế với một đường phân phối duy nhất, cung cấp năng lượng và làm mát đủ để hỗ trợ tải CNTT tối đa. Do đó, khả năng phục hồi còn hạn chế và không đảm bảo việc ngăn ngừa hoặc xử lý hậu quả của các sự cố khi xảy ra.
- Độ sẵn sàng của hạ tầng: Đảm bảo tối thiểu 99,671% mỗi năm, tương đương với tối đa 28,8 giờ ngừng hoạt động.
- Ứng dụng: Thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ hoặc những hệ thống không yêu cầu hoạt động 24/7 liên tục, nơi mà các rủi ro gián đoạn có thể được chấp nhận.
2.2 Tier II (Redundant Capacity Components)
Tier II là bước cải tiến vượt trội từ Tier I trong hệ thống phân loại Uptime Tier, mang đến mức độ bảo vệ cao hơn và nâng cấp quan trọng nhằm duy trì tính liên tục trong vận hành trung tâm dữ liệu. Với sự bổ sung các thành phần dự phòng cho nguồn điện (UPS) và hệ thống làm mát, Tier II đảm bảo khả năng xử lý sự cố phần cứng mà không gây gián đoạn hoạt động, giúp doanh nghiệp vận hành ổn định hơn và giảm thiểu rủi ro gián đoạn.
Dù chưa đạt đến mức bảo vệ toàn diện như Tier III, Tier II vẫn là lựa chọn đáng tin cậy nhờ khả năng hạn chế thời gian gián đoạn khi xảy ra sự cố, mang lại sự an tâm đáng kể cho doanh nghiệp.
Đặc điểm chính:
- Nâng cấp dự phòng: So với Tier I, hạ tầng Tier II được trang bị thêm các thành phần dự phòng giúp xử lý các sự cố phát sinh một cách hiệu quả mà không ảnh hưởng đến vận hành chung của trung tâm dữ liệu.
- Giảm thiểu rủi ro: Việc tích hợp các thành phần dự phòng cho phép hạ tầng hoạt động ổn định hơn, giảm thời gian ngừng hoạt động khi gặp sự cố.
- Độ sẵn sàng: Uptime của trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Tier II vào khoảng 99,741% mỗi năm, tương đương với tối đa 22,7 giờ ngừng hoạt động hàng năm.
- Ứng dụng: Tier II là lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những tổ chức cần đảm bảo tính liên tục của hoạt động kinh doanh ở mức độ cơ bản nhưng vẫn mong muốn tiết kiệm chi phí so với việc đầu tư vào các trung tâm dữ liệu có hệ thống dự phòng đầy đủ như Tier III hoặc Tier IV.

2.3 Tier III (Concurrent Maintainability)
Data center Tier III là cấp độ phổ biến trong hệ thống phân loại Uptime Tier và được nhiều trung tâm dữ liệu tại Việt Nam hướng tới. Tier này là tiêu chuẩn cao về tính liên tục và sẵn sàng hoạt động, vượt trội so với các cấp độ Tier I và Tier II. Với khả năng bảo trì hệ thống mà không làm gián đoạn hoạt động chung, Tier III mang lại sự ổn định và tin cậy cao cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những tổ chức yêu cầu thời gian hoạt động liên tục và không thể chấp nhận sự gián đoạn kéo dài.
Đặc điểm chính:
- Hạ tầng dự phòng: Tier III được thiết kế để cho phép bảo trì hệ thống mà không gây gián đoạn cho toàn bộ hoạt động. Hạ tầng này được trang bị đầy đủ các thành phần dự phòng (N+1) cho mọi hệ thống quan trọng như bộ lưu điện (UPS), hệ thống làm mát hiện đại và các thiết bị mạng, giúp duy trì nguồn điện ổn định và nhiệt độ lý tưởng cho các thiết bị CNTT. Nhờ đó, ngay cả khi một thành phần quan trọng gặp sự cố, trung tâm dữ liệu vẫn có thể vận hành liên tục, đảm bảo dịch vụ không bị gián đoạn.
- Khả năng chịu lỗi và phục hồi: Một điểm nổi bật của Tier III là khả năng chịu lỗi – trung tâm dữ liệu có thể hoạt động bình thường ngay cả sau khi mất điện hoặc gặp lỗi hệ thống, với khả năng phục hồi trong vòng 72 giờ từ sự cố. Điều này đạt được thông qua việc tích hợp hệ thống dự phòng N+1, cho phép thay thế các thành phần gặp trục trặc một cách nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung của hệ thống.
- Độ sẵn sàng của hạ tầng đạt chuẩn Uptime Tier III được ước tính ở mức 99,982%, chỉ cho phép tối đa khoảng 1,6 giờ ngừng hoạt động mỗi năm. Điều này mang lại sự tin cậy vượt trội, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động liên tục 24/7 như ngân hàng, tài chính, công nghệ thông tin hay các dịch vụ trực tuyến, nơi mà mọi gián đoạn dù nhỏ nhất cũng có thể gây thiệt hại đáng kể về tài chính và uy tín.
- Ứng dụng: Với những đặc điểm như vậy, Uptime Tier III – trở thành lựa chọn lý tưởng cho các công ty lớn, các tổ chức yêu cầu tính liên tục và ổn định cao, đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu linh hoạt và hiệu quả vận hành của môi trường doanh nghiệp hiện đại.
2.4 Tier IV (Fault Tolerance)
Tier IV là cấp độ cao nhất trong hệ thống phân loại Uptime Tier, mang lại khả năng sẵn sàng và hoạt động liên tục tuyệt đối cho các trung tâm dữ liệu. Đây là Uptime Tier tinh vi nhất, được chứng nhận bởi Uptime Institute, với thiết kế chịu lỗi toàn diện nhằm đảm bảo hệ thống vẫn vận hành ngay cả khi gặp phải những sự cố nghiêm trọng.
Đặc điểm chính:
- Hạ tầng dự phòng tối ưu: Hệ thống Uptime Tier IV được thiết kế với nhiều đường dẫn phân phối điện, hệ thống làm mát và thiết bị mạng dự phòng hoàn toàn tách biệt. Với mô hình dự phòng 2N+1, trung tâm dữ liệu luôn được cung cấp đầy đủ điện năng và làm mát ngay cả khi hoạt động ở mức tải tối đa. Đồng thời, mô hình này còn bổ sung thêm một thành phần dự phòng độc lập, nhằm đảm bảo hệ thống vẫn vận hành ổn định ngay cả khi một thiết bị phụ trợ gặp sự cố.
- Thiết kế chịu lỗi toàn diện: Uptime Tier IV được xây dựng với mục tiêu đảm bảo tính liên tục tối đa của trung tâm dữ liệu. Mọi thành phần quan trọng đều được nhân đôi hoặc có dự phòng theo mô hình 2N hoặc 2N+1, nghĩa là không có bất kỳ điểm lỗi đơn lẻ nào. Nhờ cấu trúc này, dù gặp sự cố nghiêm trọng, hệ thống vẫn có thể duy trì hoạt động mà không bị gián đoạn.
- Khả năng chịu lỗi và phục hồi xuất sắc: Các trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Tier IV được thiết kế để xử lý mọi tình huống hỏng hóc, từ mất điện cho đến lỗi phần cứng nặng, mà không ảnh hưởng đến hoạt động liên tục. Điều này mang lại khả năng phục hồi nhanh chóng và đảm bảo rằng dịch vụ không bị gián đoạn, kể cả trong trường hợp mất điện kéo dài lên đến 96 giờ.
- Độ sẵn sàng cực cao: Với thiết kế đặc biệt này, trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Uptime Tier IV có độ sẵn sàng lên tới 99,995%, tương đương với thời gian ngừng hoạt động tối đa chỉ khoảng 26,3 phút mỗi năm. Đây là mức độ tin cậy vượt trội so với các cấp thấp hơn trong hệ thống Uptime Tier.
- Tính năng toàn diện: Ngoài việc đảm bảo nguồn điện ổn định và hệ thống làm mát hiện đại, hạ tầng Tier IV còn được trang bị cơ sở hạ tầng mạng và các thiết bị thiết yếu khác theo tiêu chuẩn cao nhất, tạo nên một hệ thống bảo vệ hoàn hảo cho dữ liệu và ứng dụng.
- Ứng dụng: Thiết kế dự phòng hoàn toàn Uptime Tier IV có thể tốn kém đối với nhiều tổ chức, đó là lý do tại sao Tier này thường được sử dụng bởi các tổ chức chính phủ và các doanh nghiệp toàn cầu lớn.

3. Chỗ đặt data Datacenter chuẩn Tier 3 tại VinaHost
Tại Việt Nam, Uptime Tier III đã trở thành tiêu chuẩn vàng cho các trung tâm dữ liệu hiện đại, đảm bảo hiệu suất vận hành cao, tính sẵn sàng ổn định và khả năng mở rộng linh hoạt. Đây chính là nền tảng quan trọng giúp các doanh nghiệp duy trì hoạt động liên tục, bảo vệ dữ liệu an toàn và thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.
Với hệ thống Datacenter đạt chuẩn Uptime Tier III, VinaHost không chỉ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế mà còn cung cấp giải pháp hạ tầng colocation tối ưu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu tư, nâng cao hiệu suất hệ thống và chủ động trong chiến lược kinh doanh.

Độ ổn định và thời gian hoạt động cao.
- Uptime cao: Hạ tầng Tier 3 tại VinaHost cam kết đạt mức uptime lên tới 99,9%, tương đương với thời gian ngừng hoạt động chỉ khoảng 1,6 giờ mỗi năm. Điều này đảm bảo hệ thống luôn hoạt động liên tục, giúp doanh nghiệp duy trì dịch vụ mà không lo gián đoạn.
- Hệ thống dự phòng N+1: VinaHost hợp tác với các đối tác chiến lược như Viettel IDC, VNPT Data và FPT để triển khai hệ thống. Khi gặp sự cố, các thành phần dự phòng tự động kích hoạt để duy trì hoạt động, giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu và gián đoạn dịch vụ.
- Lợi ích: Doanh nghiệp sẽ có cơ sở hạ tầng ổn định, đảm bảo vận hành 24/7, rất phù hợp với các ngành nghề như thương mại điện tử, tài chính, ngân hàng hay các dịch vụ trực tuyến – nơi mỗi phút giây hoạt động đều có giá trị kinh tế cao.
Bảo mật vật lý
- Bảo mật vật lý: Các trung tâm dữ liệu được trang bị hệ thống an ninh đa lớp, bao gồm camera giám sát 24/7, kiểm soát ra vào bằng thẻ từ hoặc sinh trắc học, cùng đội ngũ bảo vệ chuyên nghiệp.
- Bảo mật mạng: Hạ tầng cũng được tích hợp các giải pháp bảo mật tiên tiến như tường lửa chuyên dụng, hệ thống chống tấn công DDoS, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài và duy trì chất lượng dịch vụ ổn định.
- Lợi ích: Với mức độ bảo mật cao, doanh nghiệp không chỉ đảm bảo an toàn dữ liệu mà còn tuân thủ các quy định pháp lý, đồng thời tạo dựng niềm tin vững chắc với khách hàng và đối tác.
Hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ khách hàng
- Hỗ trợ 24/7: VinaHost cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật liên tục 24/7 với đội ngũ chuyên gia sẵn sàng xử lý mọi vấn đề, từ cài đặt, cấu hình đến khắc phục sự cố. Điều này giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động kinh doanh mà không phải lo lắng về quản lý hạ tầng CNTT.
- Các dịch vụ bổ sung: Ngoài ra, khách hàng còn được hưởng các tiện ích như chuyển dữ liệu miễn phí trong 48 giờ đầu, cung cấp IPv6, và các gói dịch vụ linh hoạt phù hợp với từng yêu cầu riêng của doanh nghiệp.
- Lợi ích: Sự hỗ trợ nhanh chóng và chuyên nghiệp giúp giảm thiểu thời gian gián đoạn và đảm bảo rằng mọi vấn đề kỹ thuật đều được giải quyết kịp thời, tăng cường hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Thuê chỗ đặt máy chủ đạt chuẩn Tier 3 | Thuê máy chủ vật lý |
4. Tóm lại
Trên đây là các thông tin về Uptime Tier, tại Việt Nam, Uptime Tier III đã được khẳng định là tiêu chuẩn hàng đầu cho các trung tâm dữ liệu, cung cấp độ sẵn sàng lên đến 99,982% và khả năng bảo trì không gián đoạn. Các máy chủ của VinaHost đều được đặt tại Trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Tier III, mang lại giải pháp tối ưu với độ tin cậy cao và chi phí hợp lý, phù hợp cho các doanh nghiệp cần hiệu suất ổn định mà không phải chịu chi phí lớn như khi sử dụng Tier IV.
Việc lựa chọn trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Uptime Tier phù hợp không chỉ là một quyết định kỹ thuật mà còn là yếu tố chiến lược giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả. Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã có được cái nhìn tổng quan rõ ràng và dễ hiểu hơn về Uptime Tier, từ đó đưa ra quyết định tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.