[2024] Cloud Server Là Gì? | Ưu và Nhược Điểm Của Cloud Server

Thay vì phải sử dụng máy chủ vật lý, bạn có thể chọn dịch vụ cloud server để lưu trữ, quản lý và truy cập thông tin dữ liệu trên không gian mạng. Nhà cung cấp dịch vụ Cloud server sẽ hỗ trợ bạn tùy chỉnh các tài nguyên như băng thông, CPU và bộ nhớ. Vậy Cloud server là gì? Bài viết sau đây của VinaHost sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

1. Cloud server là gì?

Cloud server (máy chủ đám mây) là một máy chủ ảo chạy trong môi trường điện toán đám mây.

Cloud server được tạo ra bằng cách sử dụng phần mềm ảo hóa để chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Do đó, Cloud server có thể thực hiện toàn bộ chức năng như máy chủ vật lý truyền thống, cung cấp khả năng xử lý, lưu trữ và chạy ứng dụng. 

Cloud server có các phần mềm liên quan để chạy và hoạt động như các đơn vị độc lập. Do đó, nó được gọi là máy chủ ảo, máy chủ riêng ảo hoặc nền tảng ảo. Máy chủ đám mây có mặt ở bất cứ đâu trên thế giới nên người dùng có thể truy cập cloud server dễ dàng trên không gian mạng. 

cloud server la gi
Cloud server (máy chủ đám mây) là một máy chủ ảo chạy trong môi trường điện toán đám mây.

Có thể nói, cloud server là một phần không thể thiếu của công nghệ đám mây. Việc sử dụng ảo hóa máy chủ khắp nơi đã góp phần lớn vào sự phát triển của điện toán đám mây. 

Xem thêm: Máy chủ Server là gì? Tổng hợp kiến thức A-Z về máy chủ Server

2. Lịch sử hình thành và phát triển của cloud server 

Lịch sử hình thành và phát triển của cloud server có thể được chia thành hai giai đoạn chính:

Giai đoạn đầu (1960-2000)

Các ý tưởng ban đầu về máy chủ đám mây đã xuất hiện vào những năm 1960, với sự phát triển của các hệ thống phân tán và mạng lưới máy tính. Tuy nhiên, các công nghệ này vẫn chưa đủ chín muồi để có thể triển khai các dịch vụ cloud server một cách hiệu quả.

Vào những năm 1990, sự phát triển của Internet đã tạo ra nền tảng cho việc triển khai các dịch vụ cloud server. Tuy nhiên, các dịch vụ cloud server vẫn còn khá hạn chế, chỉ được sử dụng bởi các doanh nghiệp lớn.

Giai đoạn phát triển (2000-nay)

Vào những năm 2000, sự phát triển của công nghệ điện toán đám mây đã tạo ra một bước ngoặt cho sự phát triển của cloud server. Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây đã bắt đầu triển khai các dịch vụ cloud server với chi phí hợp lý và khả năng mở rộng cao.

Sự phát triển của cloud server đã được thúc đẩy bởi một số yếu tố, bao gồm:

  • Sự gia tăng của Internet và các ứng dụng web.
  • Sự phát triển của các thiết bị di động.
  • Sự ra đời của các công nghệ mới như container và microservice.

Nhờ những yếu tố này, máy chủ đám mây đã trở thành một giải pháp phổ biến cho các doanh nghiệp và cá nhân, được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm:

  • Lưu trữ dữ liệu
  • Điện toán
  • Phân tích dữ liệu
  • Tự động hóa
  • Mạng xã hội
  • Trò chơi trực tuyến

Tương lai của cloud server

Theo dự đoán của Gartner, thị trường dịch vụ cloud server sẽ tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Thị trường này dự kiến sẽ đạt quy mô 495,7 tỷ USD vào năm 2026.

3. Tính năng nổi bật có trên cloud server

Công nghệ Cloud server đem lại nhiều tính năng nổi bật ví dụ như:

  • Quản lý dễ dàng: Cloud server cung cấp giao diện quản lý trực quan trên trình duyệt, giúp bạn dễ dàng quản lý tài nguyên, cài đặt lại server,…
  • Truy cập mạng từ xa: Bạn có thể truy cập, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ bất cứ đâu thông qua các thiết bị có kết nối mạng.
  • Thể hiện tính sẵn sàng cao: Hệ thống cloud server có cơ chế tự động chuyển đổi giữa các server khi một server gặp sự cố, đảm bảo dữ liệu của bạn luôn được bảo toàn.
  • Khả năng mở rộng đơn giản: Bạn có thể nâng cấp tài nguyên của cloud server một cách nhanh chóng và dễ dàng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình.
  • Cấu hình cao và mang tính chuyên dụng: Cloud server sử dụng hệ thống server chuyên dụng của các hãng sản xuất hàng đầu, đảm bảo hiệu năng và độ ổn định cao.
  • Hệ điều hành riêng biệt: Bạn có thể lựa chọn hệ điều hành phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
cloud server la gi
Tính năng nổi bật có trên cloud server

Xem thêm: Web Server là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về Web Server

4. Phân loại các cloud server

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại cloud server. 

4.1. Public cloud server

Public cloud server, hay còn gọi là server đám mây công cộng, là một loại dịch vụ điện toán đám mây cho phép bạn thuê tài nguyên máy tính (như CPU, RAM, dung lượng lưu trữ) qua Internet từ một nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Những tài nguyên này được chia sẻ giữa nhiều người dùng khác nhau, giống như cách bạn thuê căn hộ trong một tòa chung cư.

Xem thêm: Public Cloud là gì? | So sánh Private Cloud & Public Cloud

4.2. Private cloud server

Private cloud server, hay còn gọi là server đám mây riêng, là một loại dịch vụ điện toán đám mây tương tự như public cloud server, nhưng khác ở chỗ tài nguyên máy tính (CPU, RAM, dung lượng lưu trữ) chỉ được cung cấp cho một tổ chức cụ thể, không chia sẻ với các tổ chức khác.

Đặc điểm của private cloud server:

  • Tính riêng tư và bảo mật: Dữ liệu và ứng dụng của bạn được lưu trữ trên một môi trường riêng, không chia sẻ với các tổ chức khác, đảm bảo tính riêng tư và an toàn hơn.
  • Kiểm soát cao hơn: Bạn có toàn quyền kiểm soát cấu hình, quản lý và bảo trì của hệ thống, mang lại sự linh hoạt và khả năng tùy chỉnh cao hơn.
  • Hiệu năng tốt hơn: Bạn thường có quyền truy cập trực tiếp vào phần cứng, dẫn đến hiệu năng tốt hơn so với việc chia sẻ tài nguyên trong public cloud.
  • Chi phí cao hơn: Chi phí thường cao hơn public cloud vì bạn chịu trách nhiệm cho toàn bộ cơ sở hạ tầng, bao gồm cả phần cứng và phần mềm.

4.3. Cloud server chuyên dụng

Cloud server chuyên dụng hay còn được gọi là Cloud Server vật lý. Loại máy chủ này thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp cần triển khai lớp ảo hóa hoặc có yêu cầu cao về bảo mật và hiệu suất. Cloud server vật lý có khả năng xử lý nhiều tùy chọn tính toán khác nhau, với số lượng tài nguyên và bộ xử lý khác nhau. Điều này giúp bạn có thể lựa chọn một phiên bản phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Xem thêm: Cloud Backup là gì? | [TOP 3] phương thức Cloud Backup

5. Những thông số quan trọng cần nắm khi sử dụng cloud server

Trước khi sử dụng cloud server, các bạn nên tìm hiểu một số thông số quan trọng dưới đây. Chúng sẽ quyết định đến khả năng hoạt động của cloud server.

5.1. CPU

Yếu tố đầu tiên bạn cần nắm rõ khi sử dụng cloud server là CPU. CPU cũng có các thông số mà bạn phải quan tâm tới như số Hz, bộ nhớ đệm (cache) và số nhân (core). Thông số này thể hiện dịch vụ cloud server có tính ổn định và hoạt động mạnh mẽ hay không. Bên cạnh đó, nhà cung cấp hỗ trợ số core càng cao sẽ chứng tỏ sức mạnh tính toán càng lớn. 

Xem thêm: [Tìm Hiểu] CPU là gì | Phân loại CPU phổ biến hiện nay

5.2. RAM

RAM là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu suất hoạt động của máy chủ. Do đó, nhiều RAM đồng nghĩa với máy chủ ảo sẽ hoạt động tốt hơn. Tương tự với CPU, dung lượng RAM càng cao thì hiệu suất càng cao. Bên cạnh đó, máy chủ ảo cũng có thể tăng và giảm dung lượng nhanh chóng để phù hợp với tình hình thực tế. 

Xem thêm: RAM là gì | Sự khác nhau giữa RAM điện thoại & Laptop

5.3. Storage – Dung lượng bộ nhớ

Dung lượng bộ nhớ đóng vai trò thiết yếu với máy chủ vì nó là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ xử lý. Khi đánh giá storage, các bạn cần lưu ý tới dung lượng và loại bộ nhớ. Storage thường có 2 loại chính: SSD và HDD. SSD có tốc độ đọc-ghi và khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn hơn HDD (cao gấp 3 hoặc 4 lần). Tùy vào nhu cầu sử dụng thực tế, các bạn có thể chọn loại bộ nhớ phù hợp để đảm bảo cloud server vận hành tốt nhất. 

Xem thêm: Dung lượng lưu trữ là gì | Kiểm tra & Ước tính Disk Space

5.4. Uptime – Thời gian hoạt động Cloud

Uptime được hiểu là thời gian hoạt động ổn định của máy chủ ảo trong toàn bộ tiến trình sử dụng. Máy chủ có thời gian hoạt động càng cao thì càng chứng tỏ nó hoạt động tốt. Các nhà cung cấp dịch vụ thường cam kết uptime trên 99% để duy trì hoạt động của trang web được liên tục và mượt mà. 

5.5. Đội ngũ hỗ trợ

Dù cloud server thể hiện nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng không có gì đảm bảo hệ thống máy chủ ảo cloud server hoạt động ổn định vĩnh viễn. Khi gặp phải sự cố, các bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ của các công ty cho thuê máy chủ ảo. Trong quá trình tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ cho thuê cloud, bạn nên ưu tiên chọn nhà cung cấp uy tín và sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

cloud server la gi
Những thông số quan trọng cần nắm

6. Các mô hình của công nghệ điện toán đám mây – cloud server

Công nghệ điện toán đám mây có khuynh hướng tập trung phát triển theo mô hình LAAS. Mô hình này phải có cấu trúc trung tâm dữ liệu, các thiết bị, cá nhân hóa và hệ thống kỹ thuật tân tiến. 

Ảo hóa máy chủ vật lý: 

Ảo hóa là bước đầu tiên quan trọng trong triển khai đám mây. Có 2 loại ảo hóa chính: ảo hóa phần mềm và ảo hóa phần cứng. Ảo hóa phần mềm dựa trên hệ điều hành của máy chủ vật lý. Loại ảo hóa này tạo ra các máy ảo chạy trên cùng một hệ điều hành. Ảo hóa phần cứng dựa trên phần cứng của máy chủ vật lý. Loại ảo hóa này tạo ra các máy ảo chạy độc lập với nhau.

Triển khai đám mây:

Sau khi ảo hóa máy chủ vật lý, bạn cần đưa máy ảo lên đám mây. Công nghệ triển khai điện toán đám mây thường có 3 chức năng chính:

  • Compute Virtualization: Cung cấp tài nguyên máy tính cho máy ảo, bao gồm CPU, RAM, dung lượng lưu trữ, và băng thông.
  • Network Virtualization: Cung cấp kết nối mạng cho máy ảo, bao gồm mạng riêng, mạng công cộng, và mạng VPN.
  • Storage Virtualization: Cung cấp không gian lưu trữ cho máy ảo, bao gồm lưu trữ cục bộ, lưu trữ đám mây, và lưu trữ NAS.

Ngoài ra, bạn có thể thêm các tính năng bảo mật, tường lửa, và đồng bộ với hệ thống Cloud Server.

Vận hành và quản lý đám mây

Sau khi triển khai máy chủ ảo trên đám mây, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Khởi tạo máy ảo: Đây là bước đầu tiên để đưa máy ảo vào hoạt động.
  • Cấp phát tài nguyên: Bạn cần cấp phát tài nguyên máy tính, mạng, và không gian lưu trữ.
  • Phân tán máy ảo: Bạn có thể phân tán máy ảo trên nhiều máy chủ vật lý để tăng tính sẵn sàng.
  • Sao lưu: Bạn cần sao lưu để bảo vệ dữ liệu trong trường hợp xảy ra sự cố.
  • Di chuyển máy ảo: Bạn có thể di chuyển máy ảo giữa các nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

Xem thêm: Dedicated Server Là Gì? Tổng Hợp Toàn Bộ Kiến Thức [A-Z]

7. Một số phần mềm triển khai cloud server phổ biến

Các phần mềm triển khai cloud server có dạng trả phí và miễn phí. Dù hình thức nào, chúng vẫn mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho các công ty khi áp dụng công nghệ điện toán đám mây. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm chi phí vận hành. 

  • Open Stack: Phần mềm này miễn phí. Nó được xây dựng dựa trên mã nguồn mở và được phát triển bởi NASA (cơ quan hàng không vũ trụ) và Rackspace. Phần mềm này có hỗ trợ công nghệ ảo hóa dựa trên hệ thống phần cứng.
  • VMware vSphere: Là phần mềm hỗ trợ triển khai mô hình LAAS cho các công ty. Tuy nhiên, giá cả của nó là điều mà các doanh nghiệp phải cân nhắc. 
  • Virtuozzo: Là phần mềm ảo hóa và được thực hiện trên hệ điều hành Docker và Linux Container. Nó không chiếm nhiều tài nguyên của máy chủ và tiết kiệm chi phí.
  • Một số phần mềm khác: Ngoài 3 phần mềm phổ biến vừa nêu, các bạn sẽ thấy có nhiều phần mềm khác, ví dụ như OpenNebula, OnApp, OpenShift,
cloud server la gi
Một số phần mềm triển khai cloud server phổ biến

8. Những yêu cầu khi triển khai hệ thống cloud server từ server vật lý

Khi các bạn muốn triển khai một hệ thống máy chủ ảo đám mây, các bạn cần chuẩn bị một số việc cơ bản. 

  • Sở hữu ít nhất 2 máy chủ vật lý và ổ cứng mạng trở lên
  • Chuẩn bị thiết bị mạng Network Hardware nhằm phục vụ kết nối từ máy chủ đến ổ cứng và hệ thống mạng Internet công cộng
  • Xây dựng đội ngũ kỹ thuật viên am hiểu cách quản lý và vận hành cloud server
  • Hoàn thiện quy trình triển khai công nghệ ảo hóa máy chủ, ví dụ ảo hóa KVM theo công nghệ của Google
  • Quá trình thiết lập cloud server phải có kinh phí đầu tư về mặt công nghệ hạ tầng, hệ thống phần cứng và đội ngũ vận hành thực tế. Nếu chưa đủ tiềm lực, các doanh nghiệp nên chọn phương án thuê đơn vị bên ngoài

Xem thêm: Quản trị Server là gì? | 11 phần mềm quản trị Server tốt nhất

9. Ưu và nhược điểm của cloud server so với VPS

VPS và Cloud Server đều là máy chủ ảo, có thể được sử dụng để lưu trữ nhiều website khác nhau. Tuy nhiên, hai loại máy chủ này có những điểm khác biệt đáng kể về nguồn tài nguyên, hiệu suất và tính ổn định.

9.1. Ưu điểm

VPS được phát triển dựa trên các máy chủ vật lý, do đó nguồn tài nguyên của nó bị giới hạn bởi RAM, phần cứng và CPU. Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của VPS, đặc biệt là khi lượng truy cập tăng cao.

Cloud Server được phát triển dựa trên điện toán đám mây, với lượng lưu trữ hầu như không giới hạn. Nhờ đó, dữ liệu được lưu trữ trên Cloud Server luôn ổn định và có khả năng chống chịu tốt với các tác động từ bên ngoài. Ngoài ra, Cloud Server cũng có tính bảo mật cao hơn nhờ được trang bị nhiều công nghệ bảo mật hiện đại.

9.2. Nhược điểm

Cloud server thường có chi phí ban đầu cao hơn VPS do yêu cầu về cơ sở hạ tầng và công nghệ. Ngoài ra, Cloud server có nhiều tính năng và tùy chọn hơn VPS, do đó đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu.

cloud server la gi
Ưu và nhược điểm của cloud server so với VPS

10. So sánh sự khác biệt giữa cloud server và cloud hosting

Cloud hosting được thiết kế như một gói dịch vụ cho web hosting và hỗ trợ nhiều trang web có thể hoạt động trong một server có kết nối mạng. Nếu so sánh với cloud hosting thì cloud server vượt trội hơn, đặc biệt là về tính linh hoạt và khả năng mở rộng. 

Yếu tố so sánhCloud serverHosting server
Cách thức hoạt độngHoạt động dựa trên nền tảng đã trải qua quá trình ảo hóaHoạt động dựa trên nền tảng máy chủ
Tính linh hoạtDễ dàng điều chỉnh cấu hình, thêm hoặc giảm tài nguyên Phải phụ thuộc vào máy chủ nên điều chỉnh là rất khó
Khả năng mở rộngKhông có giới hạnHạn chế, đặc biệt là khi có các trang web lớn đang hoạt động
Khả năng quản lýCó thể quản lý ở bất cứ lúc nào, miễn là sử dụng thiết bị có kết nối mạng. Chỉ cho phép quản lý thông qua Hosting Panel
Tính ổn địnhHoạt động khá ổn định. Khi có một server gặp trục trặc, hệ thống sẽ tự động chuyển dữ liệu qua các khu vực lưu trữ khácDữ liệu lưu trữ chắc chắn bị ảnh hưởng khi máy chủ gặp sự cố

Xem thêm: Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết [A-Z] khi mua Web Hosting

11. Một số lưu ý khi thuê cloud server

Thuê cloud server là một giải pháp hiệu quả cho các doanh nghiệp và tổ chức cần một hệ thống máy chủ linh hoạt, có khả năng mở rộng và bảo mật cao. Tuy nhiên, để lựa chọn được cloud server phù hợp và tối ưu chi phí, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xác định nhu cầu sử dụng: Trước khi thuê cloud server, doanh nghiệp cần xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình, bao gồm các thông số kỹ thuật như CPU, RAM, dung lượng lưu trữ, băng thông mạng,… Càng xác định rõ nhu cầu sử dụng thì doanh nghiệp càng có thể lựa chọn được cloud server phù hợp với giá cả hợp lý.
  • So sánh giá cả và tính năng: Có rất nhiều nhà cung cấp cloud server trên thị trường với nhiều mức giá và tính năng khác nhau. Doanh nghiệp nên so sánh giá cả và tính năng của các nhà cung cấp trước khi đưa ra quyết định lựa chọn.
  • Lựa chọn nhà cung cấp uy tín: Nhà cung cấp cloud server uy tín sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng, hỗ trợ khách hàng tốt và cam kết đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ về nhà cung cấp trước khi ký hợp đồng thuê cloud server.

VinaHost là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hosting, VPS, cloud server, email, domain uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Dịch vụ cho thuê cloud server của VinaHost cung cấp nhiều tính năng và lợi ích vượt trội cho doanh nghiệp, bao gồm:

  • Tự động cài đặt – Reload OS – Uptime 99.99%
  • Phần cứng mạnh DELL với CPU Intel Xeon E5.
  • SSD – NVMe, mang lại tốc độ vượt trội vo sới VPS thông thường
  • Ảo hoá KVM – Mirgate nhanh chóng – Backup hằng tuần miễn phí.
  • Khả năng mở rộng linh hoạt, giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng
  • Tính ổn định cao, chống chịu tốt với các tác động từ bên ngoài
  • Tính bảo mật cao nhờ được trang bị nhiều công nghệ bảo mật hiện đại, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi các mối đe dọa như tấn công mạng, mất mát dữ liệu,…

cloud server vinahost

THUÊ CLOUD SERVER GIÁ RẺ

12. Một số câu hỏi liên quan đến cloud server

Trong phần cuối của bài viết, VinaHost sẽ giúp các bạn giải đáp một số câu hỏi có liên quan tới dịch vụ cho thuê máy chủ ảo cloud server.

12.1. Sử dụng dịch vụ cloud server có thể chứa tối đa bao nhiêu website?

Số lượng website tối đa có thể chứa trên một cloud server phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Thông số kỹ thuật: Cloud server có CPU, RAM, dung lượng lưu trữ, băng thông mạng càng lớn thì có thể chứa được nhiều website hơn.
  • Kích thước và loại website: Website tĩnh có kích thước nhỏ hơn và yêu cầu tài nguyên ít hơn website động. Do đó, một cloud server có thể chứa được nhiều website tĩnh hơn website động.
  • Lượng truy cập của website: Website có lượng truy cập lớn sẽ cần nhiều tài nguyên hơn website có lượng truy cập thấp. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến sức chứa của cloud server.’

Xem thêm: [Tìm Hiểu] 1 Hosting chứa được bao nhiêu Website, Domain?

12.2. Cloud server hỗ trợ cho những nền tảng nào?

Cloud server hiện nay có thể hỗ trợ trên nhiều hệ điều hành, ví dụ như Windows, Linux, Ubuntu, Fedora, Debian,…

13. Tổng kết

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cloud server là gì? Đây là giải pháp đáng cân nhắc để các doanh nghiệp và cá nhân cải thiện hiệu suất công việc. Để tìm hiểu và tư vấn chuyên sâu về dịch vụ cloud server, các bạn hãy liên hệ với VinaHost thông qua: 

Bạn có thể xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây.

Mail Server là gì? | Tổng hợp thông tin [A-Z] về Mail Server

Điện toán đám mây là gì? | Tìm hiểu về Cloud Computing

Tower Server là gì? | Tất tần tật kiến thức về Server Tower

Blade Server là gì? | Toàn bộ kiến thức về máy chủ phiến

Đánh giá
5/5 - (5 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem