[2024] Port là gì? | Phân loại & Tính năng nổi bật của cổng Port

Đối với mảng công nghệ máy tính, Port là giao thức vô cùng quen thuộc với người làm công nghệ và đây cũng là giao thức được biết đến rộng rãi. Hoặc bạn cũng có thể hiểu đơn giản Port là cổng vào máy tính. Vậy nên, tất cả các hoạt động như nhận và gửi dữ liệu trên máy tính đều cần đi qua Port. Để hiểu rõ cổng Port là gì hãy cùng VinaHost tìm hiểu ngay ở bài viết này nhé.

1. Port là gì

Port là gì? Là giao thức bit 16 của mỗi gói tin trong giao thức TCP và UDP hay còn được gọi là cổng port (nơi quy định các tệp dữ liệu riêng biệt). Port là một thuật toán mà mỗi máy tính đều cần cài đặt sẵn thì mới có thể nhận và gửi các gói tin đi được.

Trong lúc hoạt động, Port cũng được quy đổi giống một mã dữ liệu với số bit bất kỳ. Có thể hiểu đơn giản thì đây giống với cánh cổng, có quyền cho hoặc không cho dữ liệu vào hệ thống máy tính của bạn. Địa chỉ IP giúp bạn nhận diện một máy tính trên mạng. Tuy nhiên, nếu máy tính đó đang chạy nhiều dịch vụ cùng lúc, bạn cần một cách để phân biệt các dịch vụ này. Đó là lúc chúng ta sử dụng Port.

port la gi
Port là gì

Xem thêm: Mạng máy tính là gì? Lợi ích và Phân loại Mạng máy tính

2. Phân loại Port phổ biến hiện nay

Nếu ở nội dung trên bạn đã hiểu cổng Port là gì, vậy hãy cùng VinaHost tìm hiểu xem các phân loại Port phổ biến hiện nay.

2.1. Phân loại Port dựa trên chức năng cụ thể

Dưới đây là các loại Port được ứng dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin;

  • Port vật lý: Là các cổng kết nối trên máy tính hoặc thiết bị, ví dụ như cổng Ethernet, cổng USB, cổng HDMI hoặc là cổng âm thanh. Các cổng này có nhiệm vụ giúp thiết bị kết nối với các thiết bị khác hoặc mạng.
  • Port phần mềm: Giống như là cổng cố định trên một thiết bị mạng trong môi trường mạng ứng dụng. Nó được ứng dụng trong giao tiếp và truy cập các dịch vụ mạng như email server, web server hoặc dịch vụ FTP.
  • Porting phần mềm: Port còn có thể sử dụng để chuyển đổi một phần mềm, ứng dụng từ một nền tảng khác hoặc môi trường này sang một môi trường khác.

2.2. Phân loại Port dựa trên phiên bản

Port có số lượng cổng lên đến 65535 và được chia làm 3 phần:

  • Well Known Port (WKP): các Port quy định từ 0 -1023
  • Registered Port (RP): Port từ 1024 – 49151
  • Dynamic/Private Port (D/PP): các Port từ 49152 – 65535

Theo quy định của IANA thì RP và WKP phải được đăng ký với IANA trước khi sử dụng.

Dưới đây là một số port thông dụng khác:

  • 20 – TPC – File Transfer – FTP data: Cho phép download và upload dữ liệu từ server
  • 21 – TPC – File Transfer – FTP control: Khi máy tính của bạn muốn kết nối dịch vụ FTP, máy sẽ tự động thêm Port và tìm cách để có thể đến được cổng 21 theo mặc định. Khi khớp đầu bit với cổng 21, cổng sẽ mở để kết nối.
  • 22 – TPC /UDP – SSH Remote Login Protocol: Cổng 22 là cổng được sử dụng cho giao thức SSH (Secure Shell), một giao thức mạng dùng để truyền dữ liệu một cách an toàn giữa các thiết bị trong mạng. SSH hỗ trợ bảo mật bằng cách phòng chống các hành vi tấn công như giả mạo, trộm cắp thông tin, hay sửa đổi dữ liệu khi dữ liệu được truyền đi.
  • 23 – TPC – Telnet: Cổng 23 được dùng để kết nối với máy chủ sử dụng giao thức Telnet.
  • 25 – TPC – Simple Mail Transfer Protocol (SMTP): Khi có thư được gửi đến server SMTP của bạn, chúng sẽ vào cổng 25 theo mặc định để kết nối với server. 
  • 45 – TPC – Message Processing Module (receive): Dùng để nhận tin nhắn hoặc dữ liệu đến các thành phần khác nhau trong mạng hoặc giữa các hệ thống.
  • 46 – TPC -Message Processing Module (send): Dùng để phân phối tin nhắn hoặc dữ liệu đến các thành phần khác nhau trong mạng hoặc giữa các hệ thống. 
  • 80 – Hyper-Text Transfer Protocol (HTTP): Cổng này thường được dùng để truy cập các trang web thông qua giao thức HTTP.
  • 88 – TPC -Trivial File Transfer Protocol (TFTP): Cổng kết nối TFTP, thường được sử dụng trong các tình huống yêu cầu truyền tải dữ liệu mà không cần các tính năng phức tạp của các giao thức truyền tải file lớn hơn như FTP.
  • 110 – TCP UDP – Post Office Protocol (POP) Version 3: Dùng để liên kết với POP3. Đây là một giao thức thuộc hệ thống email được sử dụng để lấy email từ máy chủ email về máy tính cá nhân hoặc thiết bị di động của người dùng.
  • 119 – TCP UDP – Network News Transfer Protocol: Cổng này thường được sử dụng để truy cập các dịch vụ tin tức và diễn đàn trên mạng.
  • 143 – TCP UDP – Internet Message Access Protocol (IMAP) Mail Server: Cổng này thường được sử dụng để truy cập hòm thư qua giao thức IMAP.
  • 161 – TCP UDP – SNMP: Được dùng để liên kết với SNMP. Đây là một giao thức tiêu chuẩn được sử dụng để quản lý và giám sát các thiết bị mạng và hệ thống thông qua việc thu thập thông tin từ các thiết bị mạng như máy chủ, router, switch, và các thiết bị mạng khác.
port la gi
Phân loại Port dựa trên phiên bản

Xem thêm: OSPF là gì? Ưu, Nhược điểm và cách cấu hình OSPF

3. Tính năng nổi bật của cổng Port

Để tìm hiểu xem các tính năng của Port là gì hãy cùng tìm hiểu ngay ở nội dung dưới đây nhé:

3.1. Xác định địa chỉ truy cập của tập tin và dịch vụ

Mỗi tập tin hoặc một dịch vụ bất kỳ trên một thiết bị mạng được xác định bằng một số port mạng duy nhất. Việc sử dụng port mạng sẽ hỗ trợ các thiết bị khác trong mạng có thể tìm kiếm và truy cập đến các tập tin hoặc dịch vụ đó một cách chính xác và dễ dàng, dựa trên địa chỉ Port khớp với đầu bit tập tin.

3.2. Chọn lọc gói tin ra và vào thiết bị

Ở đầu mỗi tập tin sẽ chứa giao thức bit 16. Port sẽ quy định đâu là những tập được phép truy cập vào thiết bị và ngược lại những tập tin nào được phép ra khỏi thiết bị. Nếu địa chỉ Port khớp với đầu bit của tập tin, giao thức tương ứng sẽ hỗ trợ bạn chọn lọc và kiểm soát được đâu là gói tin an toàn, đâu là gói tin không xác định để từ chối quyền truy cập.

Xem thêm: Mô hình OSI là gì? | Vai trò và Chức năng của 7 tầng OSI

3.3. Ngăn chặn xâm nhập trên máy tính

Port còn được ví như là một người gác cổng, bảo vệ an toàn máy tính cho người sử dụng. Port mạng có khả năng phát hiện những gói tin chứa virus hoặc mã độc, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống máy tính.

3.4. Một số tính năng khác

  • Kết nối vật lý: Thông qua các cổng Port để thiết lập liên kết vật lý giữa các thiết bị và phần cứng khác nhau. Ví dụ, cổng USB cho phép kết nối với các thiết bị vi ngoại như máy in, chuột, bàn phím.
  • Truyền dữ liệu: Cổng Port còn hỗ trợ truyền dữ liệu giữa các thiết bị kết nối với nhau. Chẳng hạn như cổng Ethernet cho phép truyền tải dữ liệu thông qua mạng LAN.
  • Sạc và nguồn điện: Một số cổng Port có thể cung cấp nguồn điện cho các cổng sạc như cổng sạc USB hoặc cổng sạc trên điện thoại di động.
  • Kết nối mạng: Sử dụng cổng Port để liên kết thiết bị với mạng LAN (như cổng Ethernet), cho phép truy cập internet và các tài nguyên mạng khác.
  • Giao tiếp âm thanh và hình ảnh: Sử dụng các cổng Port như cổng âm thanh hoặc HDMI để truyền tải âm thanh và hình từ một thiết này đến thiết bị khác. Ví dụ như truyền tải âm thanh, hình ảnh từ máy tính đến một màn hình hoặc hệ thống âm thanh.
port la gi
Thông qua các cổng Port để thiết lập liên kết vật lý giữa các thiết bị và phần cứng khác nhau.

Xem thêm: 192.168.1.1 là gì? | Nguyên nhân & Khắc phục [Hiệu Quả]

4. Hướng dẫn kiểm tra Port mạng trên hệ điều hành Windows

Để kiểm tra số Port trên hệ điều hành Windows rất dễ, chỉ cần bạn thực hiện các bước dưới đây:

  • Sử dụng thanh tìm kiếm hoặc tổ hợp Windows + R hoặc Windows + X để mở hộp thoại RUN.
  • Tiếp đến nhập lệnh cmd và mở cửa sổ CMD
  • Sau đó gõ lệnh ipconfig và nhấn Enter.
  • Cuối cùng nhập lệnh netstat và bạn sẽ nhận được danh sách tất cả các port đang hoạt động trên thiết bị của bạn.

5. Đăng ký cổng Port cần phụ thuộc vào yếu tố nào?

5.1. Dựa trên thông số ổ cứng của máy

Thông số của ổ cứng sẽ tác động đến việc lựa chọn Port, vậy nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng. Loại Port và số lượng Port sẽ được sử dụng hoàn toàn khác nhau tùy thuộc vào ổ cứng máy tính của bạn, chính vì thế mà bạn cần tìm hiểu thật kỹ hoặc nhờ nhân viên tư vấn để lựa chọn cho phù hợp.

5.2. Kho lưu trữ và khả năng chứa tập tin

Mỗi cổng Port riêng biệt sẽ phù hợp với mỗi loại nguồn dữ liệu cũng như là những số liệu về dung lượng và dạng tập tin. Do vậy, nếu bạn muốn đăng ký Port, bạn nên dựa trên 2 yếu tố sau đây:

  • Loại tập tin mà máy tính của bạn đang hỗ trợ. 
  • Thông số kho lưu trữ

Xem thêm: Mạng 5G là gì? Điểm khác nhau giữa mạng 5G và 4G

6. Tổng kết

Vừa rồi là bài viết tổng quát về nội dung Port là gì cũng như những phân loại, vai trò của port trong công nghệ mạng máy tính. Hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn. Để có thể tìm hiểu thêm thông tin, mời bạn truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ.

Xem thêm một số bài viết khác:

RJ45 là gì? | Hướng dẫn 2 cách bấm dây mạng chuẩn A-B

Mạng WAN là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về mạng WAN

WLAN là gì? | Tổng quan kiến thức [A-Z] về mạng WLAN

Mạng MAN là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về mạng MAN

Đánh giá
5/5 - (6 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem