[2025] ROM là gì? | So sánh sự khác nhau giữa ROM và RAM

ROM là gì? Đây là thuật ngữ thường gặp khi bạn tìm hiểu về bộ nhớ của điện thoại di động hay máy tính. ROM được định nghĩa là bộ nhớ trong của thiết bị, tuy nhiên khái niệm này rất hay bị nhầm lẫn với RAM. Vậy ROM và RAM có gì khác biệt? Khi mua thiết bị, cần lưu ý dung lượng ROM bao nhiêu là phù hợp. Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của VinaHost.

1. ROM là gì?

ROM là viết tắt của “Read-Only Memory” trong tiếng Anh, có nghĩa là “bộ nhớ chỉ đọc”. Điều này ngụ ý rằng ROM là một loại bộ nhớ bất biến, nơi mà dữ liệu chỉ có thể đọc ra mà không thể ghi vào.

Nó chứa các chương trình được cài đặt sẵn, không thể chỉnh sửa, phục vụ việc khởi động và hoạt động các thiết bị điện tử. Nhiệm vụ chính là tự động lưu trữ dữ liệu và chương trình để chúng không bị mất khi nguồn điện bị tắt cho đến khi thiết bị được khởi động lại.

Vai trò của ROM trong các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, máy tính cá nhân rất quan trọng. Nếu thiếu bộ nhớ trong, các thiết bị này sẽ vô dụng.

rom la gi
ROM là viết tắt của “Read-Only Memory” trong tiếng Anh, có nghĩa là “bộ nhớ chỉ đọc”.

Xem thêm: Dung lượng lưu trữ là gì | Kiểm tra & Ước tính Disk Space

2. RAM là gì?

RAM, viết tắt của “Random Access Memory”, là một trong những thành phần chính của phần cứng máy tính. Được biết đến như bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên, RAM đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý thông tin, dữ liệu, chương trình và hệ điều hành.

RAM là một phần quan trọng của máy tính, ảnh hưởng đến tốc độ truy xuất và khởi chạy của máy. Tốc độ này phụ thuộc vào dung lượng RAM có trong máy. Mặc dù là loại bộ nhớ nhanh nhất, RAM chỉ lưu trữ dữ liệu tạm thời. Nó không giữ lại dữ liệu sau khi máy bị tắt hoặc mất điện.

Khả năng của máy tính trong việc xử lý các chương trình cũng phụ thuộc vào dung lượng RAM. Điều này có nghĩa là, một máy tính sẽ hoạt động nhanh hơn nếu có dung lượng RAM lớn hơn.

Trong quá khứ, RAM thường được cố định trong máy, nhưng với tiến bộ của công nghệ hiện đại, việc nâng cấp RAM đã trở nên dễ dàng hơn. Người dùng có thể nâng cấp RAM theo nhiều cách khác nhau để tăng hiệu suất và đáp ứng nhu cầu sử dụng của mình một cách tốt nhất.

Xem thêm: RAM là gì | Sự khác nhau giữa RAM điện thoại & Laptop

3. Phân loại ROM phổ biến hiện nay 

Sau khi đã hiểu ROM là gì cũng như phân biệt giữa RAM và ROM, bạn cần tìm hiểu về các loại ROM phổ biến mà thị trường đang sử dụng hiện nay. Trong quá trình phát triển, ROM đã được phân loại thành nhiều dạng, trong đó có những loại đã ngừng sản xuất và những loại vẫn đang được sử dụng rộng rãi. Dưới đây là 5 loại phổ biến vẫn được sử dụng trong thị trường ngày nay:

3.1. PROM (Programmable Read Only Memory)

PROM, hay còn được biết đến với tên gọi Mask ROM, được tạo ra thông qua các mối nối và thuộc loại WORM ROM, có nghĩa là Write Once Read Many. Loại bộ nhớ này chỉ có thể được lập trình một lần và thường có giá thành rẻ nhất trên thị trường. PROM thường được sử dụng trong các thiết bị như điện thoại di động, thiết bị y tế, thẻ RFID,…

3.2. EAROM (Electrically Alterable Read Only Memory)

Dòng này có khả năng lập trình lại, nhưng không ổn định và khá phức tạp nên người ta đã tiến hành nâng cấp EAROM lên một loại mới được gọi là EPROM.

3.3. EPROM (Erasable Programmable Read Only Memory)

EPROM là một loại bộ nhớ có khả năng xóa và lập trình, được thiết kế dựa trên nguyên lý phân cực tĩnh điện. Nó có khả năng xóa và ghi lại dữ liệu thông qua việc sử dụng tia cực tím với bước sóng cụ thể.

3.4. EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read Only Memory)

EEPROM là một loại bộ nhớ trong có khả năng xóa và lập trình thông qua điện. Nó được sản xuất bằng công nghệ bán dẫn, có thể xóa và ghi lại dữ liệu thông qua sự sử dụng của điện, không đòi hỏi tới tia cực tím. Dữ liệu có thể được ghi lại mà không cần phải loại bỏ khỏi thiết bị.

3.5. ROM FLASH

ROM FLASH là một phiên bản nâng cấp từ EEPROM, có khả năng xóa hoặc ghi dữ liệu khoảng 512 byte với tốc độ nhanh hơn đáng kể so với phiên bản trước đó.

Hơn nữa, ROM FLASH còn có nhiều ưu điểm khác như:

  • Có thể ghi lại dữ liệu mà không cần loại bỏ khỏi thiết bị.
  • Thời gian truy cập rất nhanh, khoảng từ 45 đến 90 nano giây.
  • Chịu được nhiệt độ cao và áp suất lớn.
  • Độ bền cao nhất so với các loại khác trên thị trường hiện nay.

ROM FLASH thường được sử dụng trong nhiều thiết bị như máy ảnh kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3, ổ đĩa flash USB, modem, và ổ cứng SSD.

rom la gi
Phân loại ROM phổ biến hiện nay

Xem thêm: Ổ Cứng Là Gì? | Có Bao Nhiêu Loại và Lựa Chọn Ổ Cứng Nào?

4. Cấu trúc của bộ nhớ ROM 

ROM chứa phần mềm hệ thống đã được nhà sản xuất cài đặt trước và không cho phép người dùng thay đổi bất kỳ dữ liệu nào trong đó.

Về cơ bản, ROM gồm 2 thành phần chính là cổng OR và bộ giải mã. Trong máy tính, cấu trúc của ROM được tổ chức phức tạp hơn, bao gồm 3 phần chính: Bộ giải mã địa chỉ, bộ đệm đầu ra và thanh ghi dịch chuyển. 

  • Bộ giải mã địa chỉ: Bao gồm bộ giải mã cho cả hàng và cột, có nhiệm vụ chọn lọc thanh ghi cụ thể nào sẽ được gán 8 byte dữ liệu của nó vào đường truyền dữ liệu.
  • Bộ đệm đầu ra: Sử dụng một hệ thống mạch đệm 3 trạng thái để xác định liệu dữ liệu nên ở mức cao hay thấp, từ đó chuyển dữ liệu đó vào đường truyền.
  • Máng thanh ghi: Đây là khu vực chứa dữ liệu đã được cài đặt trước, được tổ chức theo cấu trúc của một ma trận vuông. Người dùng không thể thêm bất kỳ dữ liệu mới nào vào các thanh ghi này.

5. Lợi ích của ROM 

ROM mang lại nhiều lợi ích cho hệ thống máy tính và các thiết bị điện tử khác vì:

  • Bảo mật và tin cậy: Dữ liệu lưu trữ trên nó an toàn khỏi sự thay đổi không mong muốn hoặc phần mềm độc hại. Do dữ liệu trên ROM không thay đổi, nó cung cấp một nền tảng ổn định và đáng tin cậy cho các chức năng cố định của thiết bị, như kiểm tra phần cứng, khởi động hệ điều hành, hoặc thực hiện các chức năng cơ bản khác của thiết bị. Điều này làm tăng độ tin cậy của hệ thống.
  • Khởi động hệ thống: ROM chứa firmware, cụ thể là BIOS trên máy tính, chịu trách nhiệm cho quá trình khởi động (boot) hệ thống. Nó đảm bảo rằng phần cứng được kiểm tra và hệ điều hành được tải đúng cách mỗi khi thiết bị được bật.
  • Tiết kiệm năng lượng: So với các loại bộ nhớ khác có khả năng ghi và đọc liên tục, ROM tiêu thụ ít năng lượng hơn, bởi vì nó chủ yếu được sử dụng để đọc dữ liệu.
  • Chi phí thấp: Việc sản xuất, đặc biệt là trong số lượng lớn, thường rẻ hơn so với bộ nhớ RAM.
  • Lưu trữ dài hạn: ROM có khả năng lưu trữ dữ liệu trong thời gian dài mà không cần điện năng, điều này làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho việc lưu trữ firmware hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác mà không cần cập nhật thường xuyên.

Xem thêm: RAID là gì | Tìm hiểu các loại RAID & Cách triển khai [A-Z]

6. Tính ứng dụng của ROM 

ROM thường được dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Tạo chip bộ nhớ: Ứng dụng phổ biến là việc dùng nó để chứa dữ liệu của các file hệ thống. ROM, với khả năng tải thông tin nhanh chóng là lựa chọn lý tưởng cho việc làm bộ nhớ đệm và lưu trữ dữ liệu cho nhiều ứng dụng khác nhau.
  • Thành phần của hệ điều hành Android: Trong các điện thoại dùng hệ điều hành Android, ROM đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc nâng cấp là cần thiết để tăng cường hiệu suất và đảm bảo thiết bị hoạt động trơn tru hơn.

7. So sánh sự khác nhau giữa ROM và RAM

Bộ nhớ RAM và ROM đều được sử dụng trong việc lưu trữ dữ liệu trên các thiết bị như điện thoại và máy tính. Do đó, nhiều người thường nhầm lẫn khi phân biệt giữa hai loại bộ nhớ này.

rom la gi
So sánh sự khác nhau giữa ROM và RAM

Dưới đây là các tiêu chí cụ thể để phân biệt:

RAMROM
Thiết kếMột dải nhỏ dạng chữ nhật được gắn vào khe cắm của máy tính. Thường thì kích thước của RAM được thiết kế to hơn so với ROM.Kích thước của bộ nhớ ROM thường nhỏ hơn so với RAM, và nó được tạo thành từ một đĩa quang hoặc băng từ, với nhiều chân kết nối được làm để tương tác trực tiếp với bảng mạch điện tử của máy tính.
Khả năng lưu trữKhi điện nguồn bị mất hoặc máy tính bị tắt, dữ liệu sẽ bị mất.Đây là loại bộ nhớ bất biến (static), có khả năng lưu trữ dữ liệu ngay cả khi máy đã được tắt.
Hình thức hoạt độngRAM bắt đầu hoạt động sau khi hệ thống máy tính được khởi động và hệ điều hành được nạp. Dữ liệu trong RAM có thể bị xóa, khôi phục hoặc thay đổi.Được sử dụng trong quá trình khởi động máy tính và không thể được chỉnh sửa, chỉ có thể đọc được nội dung của nó.
Tốc độXử lý dữ liệu với tốc độ cao và truy cập dữ liệu nhanh.Trong quá trình xử lý thông tin, dữ liệu được xử lý ở tốc độ chậm và tốc độ truy cập dữ liệu cũng chậm.
Khả năng lưu trữBộ nhớ RAM có khả năng lưu trữ một lượng lớn dữ liệu, từ 1GB đến 256GB, và có thể được nâng cấp để tăng khả năng lưu trữ.Một vi mạch có thể chứa từ 4MB đến 8MB dữ liệu, khả năng lưu trữ ít dữ liệu hơn so với RAM.
Khả năng ghi chép dữ liệuViệc ghi dữ liệu trở nên đơn giản hơn vì thông tin lưu trữ trong RAM có thể dễ dàng truy cập và lập trình lại.Tất cả thông tin được lưu trữ trên ROM đã được lập trình từ trước, khó có thể thay đổi hoặc lập trình lại.

8. Nên chọn dung lượng ROM bao nhiêu là phù hợp?

8.1. Đối với điện thoại, máy tính bảng

Dưới đây là cách lựa chọn ROM phù hợp khi mua máy tính bảng, điện thoại di động,… Trong thời điểm hiện nay, phần lớn smartphone được trang bị bộ nhớ ROM ở mức 128GB. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong tình hình tài chính hạn chế, có thể bạn sẽ quan tâm đến các dòng sản phẩm có dung lượng 64GB.

Mức sử dụng bình thường của một người dùng, bao gồm việc quay video, chụp ảnh và cài đặt ứng dụng, thường chiếm khoảng 10GB – 15GB bộ nhớ. Tuy nhiên, nếu bạn có xu hướng thích quay chụp hoặc cần lưu trữ nhiều file dữ liệu lớn, thì nên chọn thiết bị có dung lượng lớn hơn, như 256GB, để đảm bảo có đủ không gian lưu trữ.

Đối với máy tính bảng, mặc dù có các sản phẩm có ROM 64GB trên thị trường, nhưng bạn không nên lựa chọn chúng. Thay vào đó, việc chọn dung lượng 128GB sẽ mang lại lợi ích và tiện ích cao hơn rất nhiều.

8.2. Đối với Laptop, PC

Với máy tính bàn hoặc laptop, một số mẫu máy tính giá rẻ có thể được trang bị ổ cứng EMCC với dung lượng thấp từ 16GB. Nếu mục đích sử dụng chỉ là xem phim hoặc duyệt web, bạn không cần phải lo lắng quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn cần máy tính để làm việc hoặc học tập, thì không nên chọn loại có dung lượng 16GB. Nhiều thiết bị  hiện nay đang có mức giá khá hợp lý với dung lượng từ 120GB trở lên.

Xem thêm: [Tìm Hiểu] 1GB bằng bao nhiêu KB? | Bảng đơn vị đo lường

9. Một số câu hỏi liên quan đến ROM 

9.1. Tầm quan trọng của bộ nhớ ROM đối với điện thoại 

ROM là phần bộ nhớ dùng để lưu trữ dữ liệu lâu dài trên điện thoại, vì vậy dung lượng cần phải phù hợp với nhu cầu sử dụng của thiết bị. Nếu điện thoại của bạn có dung lượng quá ít trong khi nhu cầu sử dụng cao, điều này có thể dẫn đến tình trạng nhanh chóng hết bộ nhớ, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.

Do đó, bạn cần hạn chế cài đặt quá nhiều ứng dụng, loại bỏ những ứng dụng không cần thiết và thường xuyên xóa bớt dữ liệu cũ để giảm lượng dữ liệu không cần thiết, giảm thiểu tình trạng điện thoại bị đầy bộ nhớ mặc dù không sử dụng nhiều.

9.2. Bộ nhớ khả dụng là gì? 

Bộ nhớ khả dụng là phần dung lượng còn lại có thể được sử dụng để lưu trữ dữ liệu ứng dụng sau khi đã cài đặt trong thiết bị. Đây là phần dung lượng không thể thay đổi được bởi bất kỳ ai.

Ví dụ, trên một điện thoại có dung lượng ROM được quy định là 32GB, thực tế chỉ có khoảng 28GB được sử dụng (được gọi là bộ nhớ khả dụng). Trong số này, có 4GB được dành riêng cho hệ điều hành và các ứng dụng cốt lõi đi kèm nên không thể sử dụng cho các dữ liệu người dùng.

10. Tổng kết

Dưới đây là tất cả thông tin cụ thể để bạn có cái nhìn sâu hơn về khai niệm ROM là gì, bao gồm ứng dụng và các dạng phổ biến hiện nay. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của ROM trong các thiết bị điện tử. Để có thể tìm hiểu thêm thông tin, mời bạn truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ.

Xem thêm một số bài viết khác:

Ổ cứng HDD là gì? | So sánh ổ cứng HDD và SSD chi tiết

Disk I/O Là Gì? Cách Kiểm Tra và Tối Ưu Hiệu Suất Disk I/O

[Tìm Hiểu] CPU là gì | Phân loại CPU phổ biến hiện nay

Number of Processes là gì? | Ý nghĩa của Number of Processes

Đánh giá
5/5 - (6 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem