[2025] Prestashop Là Gì? Cách Cài Đặt và Cấu Hình Prestashop

Trước đây, việc xây dựng một website bán hàng trực tuyến hiệu quả gặp rất nhiều khó khăn, do phải sử dụng PHP, MySQL, HTML và nhiều ngôn ngữ web khác. Ngày nay, quá trình triển khai một trang thương mại điện tử trở nên dễ dàng hơn nhiều, nhờ vào PrestaShop – một công cụ quản lý website thương mại điện tử hiệu quả và dễ sử dụng. Trong bài viết này, VinaHost sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc PrestaShop là gì?

1. Prestashop là gì?

PrestaShop là mã nguồn CMS và được sử dụng để xây dựng các trang thương mại điện tử. Mục tiêu tạo ra PrestaShop là hỗ trợ người dùng tạo các cửa hàng trực tuyến đẹp và nhanh chóng.

Đây là nền tảng miễn phí nên bạn có thể tạo trang web thương mại điện tử của mình mà không phải lo lắng về vấn đề mã hóa. Hiện nay, ước tính có hơn 16500 trang web được thiết kế dựa trên nền tảng của PrestaShop. 

prestashop la gi
PrestaShop là mã nguồn CMS và được sử dụng để xây dựng các trang thương mại điện tử

Có mặt trên thị trường từ năm 2005 nhưng thời điểm đó chưa ai biết đến PrestaShop là gì. 10 năm trở lại đây, nền tảng này lại trở thành mã nguồn mở thịnh hành nhờ sự cải tiến không ngừng nghỉ của đội lập trình viên.  Thậm chí, PrestaShop còn được giải Open Source Business Application Award do Packt Publishing trao tặng. Đây là một trong các giải thưởng uy tín và danh giá bậc nhất dành cho các mã nguồn mở. 

Xem thêm: [Tìm Hiểu] CMS là gì | Top 12 Hệ thống CMS phổ biến nhất

2. Những tính năng nổi bật của Prestashop

Vì được phát triển sau, nên PrestaShop tích hợp nhiều tính năng để xây dựng một trang web thương mại điện tử đúng chuẩn. Dưới đây là các tính năng nổi bật của nó.

  • Quản lý module: Người dùng có thể truy cập và cấu hình toàn bộ các module nhờ có chức năng lọc và nhóm các module với nhau.
  • Quản lý danh mục: Tạo mới và sửa đổi một sản phẩm sẽ được thực thi trên cùng một trang web và được phân cấp bằng các tab. Do đó, việc quản lý các sản phẩm sẽ vô cùng trực quan và dễ dàng.
  • Quy trình đặt hàng: Quy trình đặt hàng sẽ được tối ưu hóa nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi. Chỉ cần 4 bước mua hàng trên cùng 1 trang.
  • Thiết kế giao diện tùy chỉnh: Giao diện của PrestaShop rất trực quan, bố cục tinh tế, đơn giản và dễ dàng tương thích với các thiết bị di động thông minh.
  • Quản lý các biểu mẫu: Biểu mẫu đều được thiết kế dưới dạng widget. Các trường thông tin sẽ được quản lý và sắp xếp bằng cách “kéo và thả” đơn giản.
  • Hình thức thanh toán: Đa dạng phương thức thanh toán cho khách hàng. Thậm chí, hình thức thanh toán sẽ đi cùng với tùy chỉnh giỏ hàng cần thanh toán.
  • Hỗ trợ cho các chiến dịch tiếp thị và truyền thông: Hỗ trợ tạo các ưu đãi đặc biệt, quảng cáo sản phẩm và thu thập email khách hàng tiềm năng.

Xem thêm: WordPress là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về WordPress

3. Ưu và nhược điểm của Prestashop

Với ưu thế là thế hệ mã nguồn mở phát triển sau, PrestaShop đã kế thừa được kha khá ý tưởng từ các nền tảng đi trước.

3.1. Ưu điểm của Prestashop

  • Là phần mềm có mã nguồn mở và có thể sử dụng miễn phí
  • Cung cấp đầy đủ chức năng của một trang web thương mại điện tử như bổ sung, chỉnh sửa, xóa, thống kê các sản phẩm, liệt kê thông tin khách hàng và đối tác,…
  • Khả năng theo dõi tiến độ bán hàng
  • Tự động thông báo cho các khách hàng qua tin nhắn
  • Có thể sử dụng nhiều phương thức thanh toán cùng một lúc và trên nhiều đơn vị tiền tệ
  • Có tốc độ tải và xử lý vấn đề nhanh chóng
  • Cập nhật version mới thường xuyên để chỉnh sửa các lỗi bug và thêm các chức năng hoặc modules mới
  • Giao diện đơn giản và thân thiện với người dùng. Bên cạnh đó, kiểu thiết kế giao diện mang tính độc lập

3.2. Nhược điểm của Prestashop

  • Một số tính năng rất khó để ứng dụng
  • Một số tính năng không thực sự hữu dụng
  • Thuật toán tìm kiếm được đánh giá là rất yếu so với các mã nguồn mở khác
  • Khả năng quản lý Url-rewrite khá yếu
  • Không có khả năng mở rộng tùy biến 
  • Giảm khả năng tối ưu SEO của website 

Xem thêm: Wix là gì? | Hướng dẫn [A-Z] thiết kế WEBSITE bằng WIX

4. Lý do nên sử dụng Prestashop để thiết kế web bán hàng?

Ưu thế hàng đầu của PrestaShop là dễ sử dụng. Nền tảng này hỗ trợ người dùng thiết kế trang web bán hàng trực tuyến theo mong muốn vì có nhiều PrestaShop themes. Bạn có thể tùy chọn màu sắc, logo thương hiệu và giao diện mà không gặp rào cản nào. 

Các tính năng đã được tích hợp sẵn vào trong trang web nên trang của bạn chắc chắn sẽ vận hành tối ưu và thông minh hơn. Do đó, trang web sẽ thu hút khách hàng bằng cách thiết lập các chương trình quảng bá trực tuyến. Đây cũng là điểm cộng lớn khi sử dụng PrestaShop. 

prestashop la gi
Ưu thế hàng đầu của PrestaShop là dễ sử dụng

Xem thêm: Magento là gì | Tổng hợp thông tin [A-Z] về Magento

5. Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Prestashop

Sau đây, Vinahost sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt trang web bằng PrestaShop với Softaculous trên cPanel. 

5.1. Truy cập vào Softaculous Apps Installer

Đầu tiên, các bạn phải sở hữu phần mềm Softaculous. Đây là công cụ hỗ trợ bạn cài đặt tự động các mã nguồn (như nukeviet, wp,…) thông qua các control panel phổ biến như cPanel chẳng hạn. Để tải Softaculous, các bạn truy cập vào đây. Tiếp theo, bạn đăng nhập vào hosting và tìm đến phần plugins có Softaculous Apps Installer và PrestaShop download. 

5.2. Tải và cài đặt Prestashop

Tải source tại: https://prestashop.com/prestashop-offers/classic/#download

prestashop la gi
Tải và cài đặt Prestashop

Nhập email và ấn vào download

prestashop-la-gi
Tải và cài đặt

Sau khi tải sẽ có source code của prestashop bản mới nhất

prestashop-la-gi
Tải và cài đặt 

Tiến hành upload mã nguồn lên hosting

prestashop-la-gi
Tải và cài đặt

Giải nén mã nguồn

prestashop-la-gi
Tải và cài đặt 

Tạo database sử dụng cho Prestashop

prestashop-la-gi
Tải và cài đặt

Truy cập vào đường link http://www.example.com/install để bắt đầu quá trình cài đặt mã nguồn

prestashop la gi
Tải và cài đặt Prestashop

Chọn ngôn ngữ mong muốn và ấn next

prestashop la gi
Tải và cài đặt Prestashop

Chọn I agree … và ấn next

prestashop la gi
Tải và cài đặt Prestashop

Nhập thông tin cần thiết để tạo account quản trị 🡺 next

prestashop la gi
Tải và cài đặt Prestashop

Chọn install module 🡺 next

prestashop la gi
Tải và cài đặt
prestashop la gi
Tải và cài đặt

Nhập thông tin database đã tạo ở trên 🡺 next

Sau khi thực hiện các bước và cài đặt xong sẽ hiển thị thông tin quản trị PrestaShop

prestashop la gi
Tải và cài đặt Prestashop

Xóa file install sau khi đã cài đặt xong

prestashop la gi
Tải và cài đặt Prestashop

5.3. Đăng nhập và kiểm tra website

Sau khi cài đặt thư mục admin sẽ thay đổi thành admin…, cần truy cập

prestashop la gi
Đăng nhập và kiểm tra website

Truy cập http://www.example.com/admin… Để vào trang quản trị

prestashop la gi
Đăng nhập và kiểm tra website

Đăng nhập bằng thông tin admin đã tạo trước đó

prestashop la gi
Đăng nhập và kiểm tra website

Giao diện trang quản trị sau khi cài đặt

prestashop la gi
Đăng nhập và kiểm tra website

Website mặc định sẽ ở trạng thái bảo trì cần bật trong phần general 🡺 enable store

prestashop la gi
Đăng nhập và kiểm tra website

Truy cập website và kiểm tra

prestashop la gi
Đăng nhập và kiểm tra website

Xem thêm: Nên lựa chọn thiết kế Website bằng Code Tay hay CMS

6. Một số câu hỏi liên quan đến Prestashop

6.1. Thiết kế web bằng Prestashop tốn nhiều thời gian không?

Thiết kế trang web bằng nền tảng này không khó nên các bạn không phải mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, các bạn nên chuẩn bị sẵn một số công cụ để hỗ trợ trong quá trình cài đặt. Khi đã tự tin là mình có đầy đủ các công cụ hỗ trợ, bạn thực hiện từng bước như hướng dẫn của VinaHost là được. 

6.2. Độ bảo mật của Prestashop có an toàn không?

Các nhận định có liên quan tới mã nguồn mở thường bị cho là không có tính bảo mật. Trên thực tế, các trang web bị tin tặc tấn công là do không được cập nhật phiên bản mới liên tục, khi đó các plugin hoặc theme không có bản quyền sẽ là lỗ hổng cho tin tặc tấn công. Một trường hợp khác cũng khá thông dụng là người dùng đặt mật khẩu đơn giản hoặc quá ngắn, tin tặc có thể truy cập dễ dàng. 

6.3. Các doanh nghiệp vừa và lớn có nên sử dụng Prestashop hay không?

Các doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn đều nên sử dụng PrestaShop. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc thêm một số CMS khác. Vì khả năng quản lý Url-rewrite của PrestaShop rất yếu. Nó không có khả năng mở rộng tùy biến. 

Do đó, khả năng thực hiện SEO của web sẽ bị giảm đáng kể. Các doanh nghiệp lớn không chỉ cần chuyển đổi thành khách hàng thực mà còn muốn gia tăng nhận diện thương hiệu. SEO là một trong những cách thức giúp doanh nghiệp thực hiện điều đó trên trang web.

Xem thêm: Opencart là gì | So Sánh giữa WordPress & Opencart

7. Tổng kết

Vậy PrestaShop là gì? PrestaShop là một nền tảng thương mại điện tử miễn phí, mã nguồn mở, cho phép người dùng tạo và quản lý cửa hàng trực tuyến một cách hiệu quả. Chúc các bạn cài đặt thành công và sử dụng PhotoShop để tạo trang cửa hàng trực tuyến theo mong muốn. Bạn có thể xem thêm các bài viết khác của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ:

Xem thêm một số bài viết khác:

Shopify Là Gì? Hướng Dẫn Tạo và Sử Dụng Shopify [A-Z]

Joomla Là Gì? Cách Cài Đặt và Sử Dụng Joomla [A-Z] Chi Tiết

Drupal là gì? | Cách Cài đặt & Tạo Website bằng Drupal

Landing Page Là Gì | [So Sánh] Landing Page & Website

Đánh giá
5/5 - (5 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem