[2024] Hướng dẫn cách Tạo & Sử dụng VPS Google Cloud [A-Z]

VPS Google Cloud là giải pháp máy chủ ảo đặt trên nền tảng điện toán đám mây của Google. Dịch vụ này hoạt động dựa trên công nghệ ảo hóa, bạn có thể tùy chọn cấu hình phần cứng, hệ điều hành và phần mềm cho máy chủ ảo của mình để phù hợp với nhu cầu cụ thể. Trong bài viết này, hãy cùng VinaHost tìm hiểu các ưu nhược điểm của VPS Google cũng như cách đăng ký sử dụng VPS Google free nhé!

1. VPS Google Cloud là gì?

VPS trên Google Cloud là một dịch vụ cho phép bạn thuê một phần của hệ thống máy chủ ảo (Virtual Private Server) trên nền tảng điện toán đám mây của Google. Nó hoạt động dựa trên công nghệ ảo hóa, chia sẻ tài nguyên từ một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo riêng biệt, mỗi máy ảo được cấp một lượng tài nguyên CPU, RAM, dung lượng lưu trữ và băng thông mạng nhất định.

VPS trên Google Cloud cung cấp khả năng mở rộng dễ dàng, tính ổn định cao và hỗ trợ nhiều tùy chọn cấu hình phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng cá nhân hoặc doanh nghiệp.

Với VPS Google Cloud, bạn sẽ có quyền kiểm soát và quản lý hoàn toàn máy chủ ảo của mình, giống như sử dụng một máy chủ vật lý riêng biệt. Điều này cho phép bạn có được một môi trường máy chủ ảo có tính linh hoạt cao, có thể tùy chỉnh và quản lý từ xa thông qua giao diện điều khiển của Google Cloud Platform (GCP).  Bạn có thể cài đặt hệ điều hành, phần mềm và cấu hình máy chủ theo nhu cầu để triển khai các ứng dụng, trang web, cơ sở dữ liệu,…

VPS Google Cloud
VPS Google Cloud, hay còn gọi là Máy ảo Google Cloud, là dịch vụ cung cấp máy chủ ảo được đặt trên nền tảng điện toán đám mây của Google. 

Xem thêm: VPS Amazon là gì? | Đăng ký & Sử dụng VPS Amazon

2. Ưu điểm và nhược điểm của VPS Google Cloud

2.1. Ưu điểm của VPS Google Cloud

VPS Google Cloud là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai cần một máy chủ ảo mạnh mẽ, linh hoạt và đáng tin cậy với các tính năng sau:

  • Khả năng mở rộng linh hoạt: Bạn có thể dễ dàng mở rộng tài nguyên máy chủ như CPU, RAM, và lưu trữ theo nhu cầu thực tế của mình.
  • Độ tin cậy cao: Google Cloud được xây dựng trên cơ sở hạ tầng mạng lưới toàn cầu của Google, đảm bảo tính sẵn sàng và độ tin cậy cao.
  • Hiệu suất vượt trội: Sử dụng các công nghệ ảo hóa hàng đầu giúp cung cấp hiệu suất ổn định và đáng tin cậy.
  • Bảo mật cao: Google Cloud cung cấp các công cụ bảo mật tiên tiến như tường lửa, kiểm soát truy cập, và mã hóa dữ liệu để bảo vệ máy chủ của bạn.
  • Hỗ trợ khách hàng: Có sẵn dịch vụ hỗ trợ 24/7 từ Google, giúp bạn giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách nhanh chóng và hiệu quả.
  • Phân phối địa lý: Google Cloud có nhiều khu vực dữ liệu trên toàn thế giới, giúp bạn lựa chọn vị trí lưu trữ phù hợp để cải thiện hiệu suất truy cập cho người dùng.
  • Thanh toán linh hoạt: Bạn chỉ phải trả tiền cho những tài nguyên thực sự sử dụng, không bị ràng buộc bởi các hợp đồng dài hạn hay phí ẩn.

Xem thêm: Thuê máy chủ VPS ở đâu? | Top 12 VPS tốt nhất, nên mua

2.2. Nhược điểm của VPS Google Cloud

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật như khả năng tùy chỉnh cao, mở rộng dễ dàng, độ tin cậy và bảo mật, VPS Google Cloud cũng có một số nhược điểm:

  • Phức tạp về quản lý: Dịch vụ VPS trên Google Cloud yêu cầu người dùng có một ít kiến thức về quản lý hệ thống và việc cấu hình máy chủ. Ngoài ra, hiện tại có thể thấy các phiên bản quản lý khá yếu và lỗi thời.
  • Khả năng tùy chỉnh hạn chế: Các sản phẩm Core GCP  như Spanner, Datastore, BigQuery là đủ tốt nhưng khả năng tùy chỉnh bị hạn chế.
  • Hỗ trợ khách hàng có giới hạn: Dịch vụ hỗ trợ khách hàng có nhiều thiếu sót do là dịch vụ trải nghiệm miễn phí.
  • Chi phí cao: So với một số dịch vụ VPS khác, Google Cloud có thể đắt hơn đáng kể, đặc biệt là khi sử dụng các tài nguyên cao cấp hoặc ở các vùng địa lý đắt đỏ.
  • Yêu cầu kết nối internet ổn định: Để sử dụng VPS trên Google Cloud một cách hiệu quả, bạn cần kết nối internet ổn định và có băng thông đủ để đảm bảo hoạt động liên tục và nhanh chóng.
  • Rủi ro về dịch vụ điện toán đám mây: Mặc dù Google Cloud cung cấp một cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, nhưng vẫn có khả năng xảy ra sự cố hoặc gián đoạn dịch vụ trong một số trường hợp.

Xem thêm: VPS Azure là gì? | Hướng dẫn tạo VPS Azure Miễn Phí

3. Một số lưu ý khi tạo VPS Google Cloud

VPS Google Cloud
Khi sử dụng VPS Google Cloud, bạn sẽ phụ thuộc vào nền tảng và cơ sở hạ tầng của Google.

Khi sử dụng chương trình VPS miễn phí trên Google Cloud, có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần nhớ:

Thẻ VISA và xác thực thanh toán:

  • Để tạo VPS Google Cloud Free, bạn cần có thẻ VISA với số dư tối thiểu 12 USD để Google có thể xác thực thanh toán.
  • Việc xác thực này nhằm đảm bảo bạn có khả năng thanh toán các khoản phí phát sinh trong tương lai, sau khi kết thúc chương trình miễn phí.
  • Google sẽ chỉ tạm trừ 1 USD từ thẻ của bạn để xác thực, sau đó sẽ hoàn trả lại số tiền này.

Theo dõi chương trình khuyến mãi:

  • Google Cloud thường xuyên có các chương trình khuyến mãi miễn phí VPS với thời gian và dung lượng sử dụng giới hạn.
  • Việc theo dõi giúp bạn nắm bắt các chương trình mới, tận dụng tối đa ưu đãi và tránh bỏ lỡ thời gian sử dụng miễn phí.
  • Bạn có thể theo dõi thông tin khuyến mãi trên trang web chính thức của Google Cloud, đăng ký nhận email thông báo hoặc tham gia các cộng đồng về VPS Google Cloud.

Sử dụng miễn phí:

  • Đúng như lưu ý đã đề cập, việc tạo và sử dụng VPS Google Cloud trong thời gian miễn phí hoàn toàn không tính phí.
  • Để được sử dụng miễn phí, bạn chỉ cần tạo một máy ảo theo cấu hình phù hợp với chương trình khuyến mãi.
  • Sau khi hết thời gian miễn phí (thường là 12 tháng hoặc 300 USD sử dụng), bạn cần tự thanh toán cho các dịch vụ sử dụng tiếp theo.

Xem thêm: VPS US là gì? | Phân biệt giữa VPS US & VPS Việt Nam

Xóa máy ảo và thẻ sau khi hết hạn:

  • Sau khi hết hạn sử dụng miễn phí, nếu bạn không tiếp tục thanh toán, Google Cloud sẽ tự động tính phí cho dịch vụ. Việc xóa máy ảo giúp bạn tránh phát sinh chi phí ngoài ý muốn.
  • Bạn có thể xóa máy ảo trực tiếp từ giao diện quản trị Google Cloud hoặc sử dụng các công cụ quản lý cloud khác.
  • Việc xóa thẻ khỏi tài khoản giúp đảm bảo an toàn cho thông tin thanh toán của bạn và tránh bị tự động thanh toán khi hết hạn sử dụng miễn phí.

Hậu quả của việc gian lận:

  • Google có thể khóa tài khoản Google của bạn nếu phát hiện hành vi gian lận trong việc sử dụng VPS Google Cloud Free.
  • Việc khóa tài khoản Google đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất quyền truy cập vào các dịch vụ khác của Google như Gmail, YouTube, Google Drive,…
  • Gian lận có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng đến uy tín, gây thiệt hại tài chính và thậm chí là vi phạm pháp luật.

Cấm chạy các ứng dụng trái phép:

  • Google Cloud nghiêm cấm việc sử dụng VPS Free để chạy các ứng dụng vi phạm pháp luật hoặc gây hại cho người khác.
  • Một số ví dụ về các ứng dụng bị cấm bao gồm script tăng traffic ảo, tool leech file, tool DDoS,…
  • Việc vi phạm các quy định của Google Cloud có thể dẫn đến việc khóa tài khoản, thậm chí là truy cứu trách nhiệm pháp lý.

Xem thêm: VPS Vultr là gì? | Cách Cài đặt & Sử dụng VPS Vultr [A-Z]

4. Lúc nào nên hoặc không nên sử dụng VPS Google Cloud?

Trước khi đăng ký sử dụng VPS Google Cloud Free, bạn cần hiểu rằng VPS Free có một số hạn chế về tài nguyên như CPU, RAM, dung lượng lưu trữ,… so với các gói dịch vụ trả phí. Sau khi hết hạn sử dụng miễn phí, bạn có thể nâng cấp lên các gói dịch vụ trả phí để sử dụng nhiều tài nguyên hơn và có thêm nhiều tính năng nâng cao.

Vậy khi nào nên và không nên sử dụng VPS Google Cloud, hãy cùng VinaHost tìm hiểu ngay nhé!

4.1. Lúc nào nên sử dụng VPS Google Cloud?

  • Khi người dùng trang web của bạn đến từ nước ngoài: Google có các trung tâm dữ liệu toàn cầu, nhưng hiện tại chưa có ở Việt Nam. Nếu traffic của bạn đến từ Nhật Bản, Singapore,… thì việc sử dụng VPS của Google là rất thích hợp.
  • Cần tính linh hoạt và mở rộng: Bạn cần một môi trường máy chủ linh hoạt có thể điều chỉnh tài nguyên theo nhu cầu thay đổi.
  • Đòi hỏi hiệu suất cao: Các ứng dụng hoặc dịch vụ của bạn cần độ ổn định và hiệu suất cao, mà Google Cloud có thể đáp ứng.
  • Được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng toàn cầu: Bạn cần một nền tảng mạng lưới rộng khắp và đáng tin cậy, mà Google Cloud có khả năng cung cấp.
  • Cần tính bảo mật cao: Google Cloud cung cấp các công nghệ bảo mật tiên tiến và tuân thủ các chuẩn mực bảo mật nghiêm ngặt.
  • Cần tính khả dụng cao và dịch vụ hỗ trợ 24/7: Bạn cần một dịch vụ có sẵn 24/7 để hỗ trợ kỹ thuật và giải quyết sự cố nhanh chóng.

4.2. Lúc nào không nên sử dụng VPS Google Cloud?

  • Người dùng của bạn chủ yếu đến từ Việt Nam: Khoảng cách địa lý từ máy chủ có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Do đó, một nhà cung cấp VPS Việt Nam sẽ là sự lựa chọn phù hợp hơn.
  • Ngân sách hạn chế: Bạn có ngân sách hạn chế và có thể tìm thấy các giải pháp VPS giá rẻ hơn từ các nhà cung cấp khác.
  • Yêu cầu sử dụng đơn giản: Bạn cần một giải pháp đơn giản, không phức tạp và không cần nhiều tùy chọn cấu hình phức tạp.
  • Chỉ có nhu cầu sử dụng tạm thời hoặc thử nghiệm: Nếu bạn chỉ cần sử dụng VPS trong thời gian ngắn hoặc muốn thử nghiệm các dịch vụ khác nhau, có thể có các lựa chọn miễn phí hoặc thử nghiệm khác phù hợp hơn.
  • Không có nhu cầu sử dụng các tính năng cao cấp của Google Cloud: Nếu bạn không cần các tính năng cao cấp như machine learning, big data, hoặc các dịch vụ đặc biệt khác mà Google Cloud cung cấp.

Xem thêm: Cloud VPS là gì | Ưu điểm & Nhược điểm của Cloud VPS

5. Hướng dẫn tạo VPS Google Cloud dễ dàng, nhanh chóng

5.1. Chuẩn bị trước khi tạo VPS Google

Để tạo VPS Google Cloud một cách dễ dàng và nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị một số điều sau:

  • Tài khoản Google: Bạn cần có tài khoản Google để đăng nhập vào Google Cloud Platform. Nếu bạn chưa có tài khoản, bạn có thể tạo tài khoản miễn phí tại https://www.google.com/.
  • Thẻ thanh toán: Bạn cần có thẻ thanh toán quốc tế (Visa, Mastercard,…) để thanh toán cho dịch vụ VPS Google Cloud. Google Cloud cung cấp chương trình miễn phí VPS trong 300 USD đầu tiên hoặc 12 tháng, tuy nhiên sau thời gian này bạn sẽ cần thanh toán cho dịch vụ sử dụng. Bạn có thể tham khảo bảng giá VPS Google tại đây.
  • Kiến thức cơ bản về hệ điều hành và mạng: Việc tạo và sử dụng VPS Google Cloud đòi hỏi bạn có kiến thức cơ bản về hệ điều hành (Linux, Windows) và mạng (cài đặt và cấu hình mạng, truy cập VPS từ xa…).

5.2. 6 bước tạo và sử dụng VPS Google Cloud dễ dàng

5.2.1. Bước 1: Tạo tài khoản Google Cloud

VPS Google Cloud
Nhấn Start Free để bắt đầu đăng ký VPS Google Cloud free.
  • Truy cập trang web Google Cloud Platform: https://cloud.google.com/.
  • Nhấp vào nút “Start free” hoặc “Sign in“.
  • Nếu bạn chưa có tài khoản Google, hãy nhấp vào “Create new account” để tạo tài khoản mới.
  • Làm theo hướng dẫn trên màn hình để hoàn tất việc tạo tài khoản.

5.2.2. Bước 2: Lựa chọn khu vực, quốc gia

  • Sau khi đăng nhập, trên thanh điều hướng bên trái, chọn “Select a project” và sau đó chọn “New Project“.
  • Đặt tên cho dự án của bạn và chọn “Create“.
  • Chọn khu vực và quốc gia nơi bạn muốn đặt VPS của mình. Việc lựa chọn khu vực gần nơi bạn sinh sống sẽ giúp giảm độ trễ khi truy cập VPS.

5.2.3. Bước 3: Xác thực phương thức thanh toán

VPS Google Cloud
Bạn cần nhập thông tin thanh toán theo yêu cầu.
  • Trong Google Cloud Console, chọn “Billing” từ menu bên trái.
  • Nhập thông tin thanh toán trên thẻ của bạn theo yêu cầu.
  • Google Cloud sẽ tạm trừ $1 từ thẻ của bạn để xác thực và sẽ hoàn trả lại sau.
  • Xác nhận phương thức thanh toán.

5.2.4. Bước 4: Khởi tạo máy chủ ảo VPS

  • Trong Google Cloud Console, chọn “Compute Engine” từ menu bên trái.
  • Chọn “Create” để bắt đầu tạo máy chủ ảo mới.
  • Điền các thông tin như tên máy chủ, loại máy chủ (cấu hình CPU, RAM, ổ cứng), khu vực và dải IP (nếu cần).
  • Nhấn “Create” để khởi tạo máy chủ ảo.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng VPS trên Điện thoại & Máy tính

5.2.5. Bước 5: Kết nối và sử dụng VPS Google Cloud

VPS Google Cloud
Bạn có thể sử dụng giao diện Google Cloud Console để quản lý máy chủ
  • Sau khi máy chủ ảo được tạo, bạn có thể sử dụng giao diện Google Cloud Console để quản lý máy chủ.
  • Để kết nối từ xa, bạn có thể sử dụng SSH thông qua giao diện web hoặc các công cụ SSH như PuTTY (trên Windows) hoặc Terminal (trên macOS và Linux).
  • Sử dụng tên người dùng và mật khẩu root mặc định để đăng nhập.
  • Bạn có thể thay đổi mật khẩu và cài đặt các phần mềm cần thiết cho VPS của mình.

5.2.6. Bước 6: Điều kiển từ xa đến VPS Google Cloud

  • Google Cloud cung cấp nhiều công cụ để bạn quản lý VPS của mình từ xa, bao gồm:
    • Google Cloud Console: Giao diện web để quản lý VPS trực quan.
    • gcloud command-line tool: Công cụ dòng lệnh để quản lý VPS linh hoạt.
    • Third-party tools: Nhiều công cụ của bên thứ ba cũng hỗ trợ quản lý VPS Google Cloud, ví dụ như Terraform, Ansible.
  • Để đảm bảo an toàn, hãy đảm bảo rằng bạn đã cấu hình bảo mật và quản lý truy cập vào máy chủ ảo của bạn.

Xem thêm: VPS NVMe là gì? | So sánh giữa VPS NVMe với VPS SSD

6. Tổng kết

Vậy là VinaHost đã hướng dẫn xong cách tạo và sử dụng VPS Google Cloud. Hi vọng rằng bạn đã hiểu rõ VPS Google là gì cũng như các ưu điểm, hạn chế của dịch vụ này và có thể tự đăng ký sử dụng VPS Google. Bạn có thể xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây và đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost nếu mua VPS giá rẻ hoặc các dịch vụ khác nhé:

>>> Xem thêm:

VPS Hong Kong là gì? | 5 đơn vị VPS Hong Kong tốt nhất

VPS SSD là gì? So sánh chi tiết VPS SSD và VPS HDD

VPS Windows là gì? | Lúc nào nên sử dụng VPS Windows

VPS Linux là gì? | Lý do nên sử dụng máy chủ VPS Linux

Đánh giá
5/5 - (6 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem