
I. Ảo hóa là gì? Mục tiêu của ảo hóa là gì?
Ảo hóa là gì?
Công nghệ ảo hóa được xem như một môn khoa học nghệ thuật tạo ra chức năng của một đối tượng phần mềm giống với đối tượng vật lý tương ứng. Nói một cách đơn giản, bạn có thể xem ảo hóa là công nghệ giả lập phần cứng máy tính để chạy phần mềm trên nền tảng giả lập đó. Công nghệ ảo hoá tạo ra tầng trung gian giữa phần cứng và phần mềm nhằm quản lý, phân chia tài nguyên phần cứng cho phần mềm hoạt động.
Bắt nguồn từ việc phân chia ổ đĩa thực thành nhiều ổ đĩa ảo, việc tạo máy chủ ảo VPS đã được hình thành. Vào thập niên 90, người ta dùng công nghệ ảo hóa chủ yếu để tái lập môi trường người dùng trực tiếp trên một phần của phần cứng máy lớn. Lúc này, công nghệ ảo hóa sẽ tạo ra một môi trường thực nghiệm lý tưởng để các kỹ sư thử nghiệm sản phẩm mới trên những hệ điều hành hành khác nhau như Windows NT, Linux…

Ảo hóa có các hình thức cơ bản sau:
- Ảo hóa hệ thống máy chủ
- Ảo hóa hệ thống lưu trữ
- Ảo hóa ứng dụng
- Ảo hóa hệ thống mạng
Trong số đó, công nghệ ảo hóa máy chủ được xem là phổ biến nhất. Nó cho phép một máy chủ vật lý đơn lẻ có khả năng phân chia thành nhiều máy chủ ảo độc lập (Virtual Private Server – VPS). Mỗi VPS đều sở hữu hệ thống riêng biệt, gồm hệ điều hành và các ứng dụng riêng. Ngoài ra, hình thức khởi tạo máy chủ ảo (máy chủ ảo Cloud – Cloud VPS) từ một hạ tầng ảo hóa cũng đang trở nên rất phổ biến.
Mục tiêu của ảo hóa
Ảo hóa nhắm vào các mục tiêu chính: Ổn định (Scalability), Sẵn sàng (Availability), Quản trị (Management) và Tối ưu (Optimization).
- Tính ổn định: Cho phép tùy biến, thu hẹp hay mở rộng mô hình máy chủ một cách dễ dàng mà không làm ứng dụng gián đoạn.
- Tính sẵn sàng: Giúp ứng dụng luôn hoạt động bằng việc giảm thiểu thời gian downtime khi khi nâng cấp, di chuyển hoặc sửa lỗi phần cứng.
- Tính quản trị: Tăng cường khả năng quản lý tập trung, giúp việc quản lý trở nên khoa học và dễ dàng.
- Tính tối ưu: Cho phép sử dụng triệt để tài nguyên phần cứng và tránh lãng phí các thiết bị vật lý như máy chủ, bộ chuyển, đường truyền…
Trên thực tế, có không ít các công ty lâu đời sử dụng hạ tầng công nghệ thông tin cũ. Hệ thống máy tính của họ được thiết kế chỉ để chạy trên một hệ điều hành/ứng dụng trong một lần. Điều này khiến doanh nghiệp phải dùng nhiều máy chủ cho một hoạt động trong khi không đạt được hiệu suất cao.
Mặc khác, chính sự mở rộng và yêu cầu kinh doanh đã dẫn đến việc chuyển dịch hạ tầng công nghệ thông tin sang công nghệ ảo hóa. Chi phí tiết kiệm được nhờ ảo hóa sẽ dành cho mục đích phát triển việc kinh doanh. Công nghệ ảo hoá còn khiến cho việc bảo trì nâng cấp dễ dàng hơn rất nhiều so với hạ tầng vật lý. Đồng thời, công nghệ này cũng đem lại tính ổn định, tính sẵn sàng cao, tối ưu tài nguyên và cho phép người dùng quản trị dễ dàng. Nhờ vậy, không chỉ các công ty lớn mà những tổ chức vừa và nhỏ cũng có thể ứng dụng công nghệ này.
II. VPS và các loại công nghệ ảo hóa VPS
1. VPS là gì?

Máy chủ ảo (VPS – Virtual Private Server) được tạo thành từ phương pháp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo dựa trên công nghệ ảo hóa. Một VPS có vai trò tương đương với đầy đủ các chức năng quản trị và cấu hình như một máy chủ vật lý.
Có thể bạn quan tâm đến Hosting là gì? 5 loại Hosting phổ biến 2023
Mỗi máy chủ ảo là một hệ thống hoàn toàn riêng biệt với hệ điều hành riêng. Vì vậy, người dùng có thể kiểm soát việc quản lý root và khởi động lại hệ thống bất cứ lúc nào. Điều này bảo vệ VPS khỏi local hack gần như 100%. Trong trường hợp một tài khoản VPS bị tấn công, những VPS khác sẽ không bị ảnh hưởng. Đây là một lợi thế vượt trội so với việc sử dụng shared hosting vì shared hosting sẽ làm tăng nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các hosting khác trong cùng hệ thống.
Hiện tại, có nhiều giải pháp lưu trữ như hosting, VPS, máy chủ riêng… Với shared hosting, website sẽ không đảm bảo hiệu suất khi phải chia sẻ tài nguyên máy chủ với người dùng khác. Trong khi đó, sẽ rất tốn kém tài nguyên nếu bạn mua cả một server riêng nhưng không dùng hết. VPS sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này. Đây là giải pháp hợp lý cân bằng ưu – nhược điểm giữa shared hosting và máy chủ riêng!
Thế mạnh và điểm yếu của VPS
Thế mạnh | Điểm yếu |
– Sử dụng tài nguyên độc lập, không chia sẻ, hạn chế bị ảnh hưởng bởi người dùng khác. – Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên máy chủ, giảm số lượng máy chủ vật lý không cần thiết. – Tạo môi trường lý tưởng cho các dự án thử nghiệm vì những hoạt động này không cần đến máy chủ vật lý. – Thuê VPS giúp bạn tiết kiệm nhiều chi phí thay vì thuê một máy chủ riêng. – Hoàn toàn hoạt động như một máy chủ riêng biệt với CPU riêng, ram, ổ HDD, địa chỉ IP và hệ điều hành riêng. – Được sử dụng để thiết lập VPS Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác. Bạn có thể truy cập trang web bằng cách sử dụng một trình duyệt web trên một VPS, tốc độ download/upload cao. – Dễ dàng nâng cấp mà không cần khởi động lại hệ thống. – Kịp thời cài đặt lại hệ điều hành trong vòng 5-10 phút. – Cho phép bạn lựa chọn cấu hình VPS phù hợp tùy nhu cầu. |
– Tính ổn định của VPS bị ảnh hưởng bởi hoạt động máy chủ vật lý. – Tài nguyên hạn chế của các máy chủ vật lý phải được chia sẻ cho nhiều khách hàng khác nhau. – Yêu cầu kỹ năng quản trị của người dùng. – Chi phí cho VPS có thể cao hơn shared hosting. Mặc dù linh hoạt hơn, nhưng VPS chỉ mang lại lợi ích khi bạn biết cách sử dụng. |
Bạn có thể tham khảo chủ đề Shared Hosting là gì? So Sánh Shared Hosting Và VPS
Các loại ảo hóa phổ biến cho VPS

Công nghệ ảo hóa ra đời nhằm khai thác triệt để khả năng làm việc của phần cứng trong một hệ thống máy chủ, giúp phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Ảo hóa hoạt động như một tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng và phần mềm chạy trên nó. Hiện nay, VPS sử dụng một số công nghệ ảo hóa phổ biến sau:
OpenVZ: OpenVZ (Open Virtuozzo) được biết đến như một công nghệ ảo hóa không hoàn toàn. Đây là một hệ thống cấp công nghệ ảo hóa hoạt động dựa trên 1 nhân Linux, do đó tất cả VPS chỉ có thể chạy duy nhất hệ điều hành Linux. Ưu điểm: giá thành rẻ, do không có nhân riêng nên OpenVZ VPS chạy nhanh và hiệu quả, dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không cần khởi động lại VPS. Nhược điểm: tất cả các máy chủ ảo phải sử dụng chung 1 nhân duy nhất, việc cấp phát bộ nhớ OpenVZ VPS không được tách biệt (bộ nhớ được cấp phát cho VPS có thể bị sử dụng bởi VPS khác trong trường hợp VPS kia yêu cầu). Nếu bạn đang tìm VPS Windows giá rẻ, đây sẽ là một sự lựa chọn hợp lý!
XEN: XEN là công nghệ ảo hóa thực sự cho phép chạy cùng lúc nhiều máy chủ ảo VPS trên 1 máy chủ vật lý. Ưu điểm: không như OpenVZ, XEN cho phép mỗi VPS chạy nhân riêng của nó, do đó VPS có thể chạy cả Linux hay Windows. XEN VPS cũng được cấp phát tài nguyên độc lập từ máy chủ. Nhược điểm: XEN VPS yêu cầu tài nguyên vật lý đầy đủ cho mỗi VPS nên thường có giá đắt hơn OpenVZ VPS.
KVM (Kernel-based Virtual Machine): KVM là công nghệ ảo toàn phần, cho phép ảo hóa thực sự trên nền tảng phần cứng máy chủ. Nhờ vậy, KVM VPS được cấp phát tài nguyên riêng biệt, độc lập với VPS khác trên cùng một node. Máy chủ vật lý chạy hệ điều hành Linux, nhưng VPS có thể chạy cả Linux và Windows. Chính vì những ưu điểm này nên KVM VPS có giá đắt hơn OpenVZ VPS.

III. Dùng thử VPS miễn phí ở đâu?
Hiện tại VinaHost cung cấp dịch vụ dùng thử VPS với 100.000 vnd/tuần. Trong quá trình sử dụng, nếu bạn không hài lòng vì bất kỳ lý do gì, chúng tôi cam kết hoàn lại toàn bộ tiền vào tài khoản. Để đăng ký dùng thử VPS, bạn có thể gửi “Yêu cầu dùng thử VPS” đến VinaHost theo các thông tin sau:
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 6046
- Live chat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php?a=66634&hfk=MQ__
Bạn có thể xem thêm về Chính Sách Dùng Thử VPS tại VinaHost nhé.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các dịch vụ VPS khác của VinaHost ở bên dưới