[2024] Mạng WAN là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về mạng WAN

Mạng WAN là một loại mạng diện rộng và được xem là công cụ đắc lực trong việc kết nối mạng của các tổ chức. Ít người biết rằng, những kết nối mà chúng ta đang sử dụng, ví dụ điện thoại di động, wifi gia đình hay mạng văn phòng chỉ là điểm cuối trong một kết nối mạng WAN toàn cầu vô cùng rộng lớn. Vậy mạng WAN là gì và cách thức hoạt động ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau của VinaHost.

1. Mạng WAN là gì?

WAN là tên viết tắt của Wide Area Network, là mạng diện rộng giúp kết nối nhiều khu vực địa lý trên toàn cầu, từ các thành phố, tiểu bang đến các quốc gia.

Ngoài ra, mạng WAN cũng có thể được sử dụng như một mạng riêng tư, phục vụ kết nối trong phạm vi doanh nghiệp, kết nối tất cả các bộ phận và khu vực với nhau hoặc cho phép kết nối các mạng nhỏ với nhau ở chế độ công khai.

Nhìn chung, mục đích của mạng WAN là kết nối các mạng nhỏ từ các vị trí khác nhau, bất kể khoảng cách gần hay xa. Bản chất mạng Internet cũng có thể được xem là một dạng mạng WAN vì bằng việc sử dụng các ISP (nhà cung cấp dịch vụ mạng), Internet có thể kết nối các mạng khu vực đô thị (MAN) hoặc các mạng cục bộ nhỏ hơn (mạng LAN) với nhau. Một số ví dụ về công nghệ mạng WAN có thể kể đến như: mạng Internet, dịch vụ VPN (Virtual Private Network) và mạng di động 3G/4G

Thêm một lưu ý nhỏ rằng từ WAN đôi khi còn được dùng để chỉ wireless area network – mạng không dây, mặc dù trường hợp này không phổ biến.

Xem thêm: Network là gì? | [SO SÁNH] giữa Internet và Network

mang wan la gi
Mạng WAN là mạng diện rộng, kết nối nhiều khu vực địa lý trên toàn cầu.

2. Một số ví dụ về mạng diện rộng (WAN)

Giả sử một công ty có trụ sở chính đặt ở thành phố A và các chi nhánh đặt tại thành phố B, C và D, các cửa hàng bán lẻ đặt ở thành phố E và F. Để phục vụ nhu cầu kinh doanh, công ty cần một cơ sở hạ tầng mạng, khác với internet công cộng để có thể kết nối tất cả các vị trí này mà vẫn đảm bảo tính bảo mật.

Mỗi trụ sở, chi nhánh hay cửa hàng bán lẻ tại các thành phố A, B, C, D, E và F đều có một mạng LAN riêng. Khi đó, mạng WAN sẽ kết nối các môi trường mạng LAN này với nhau, cho phép trao đổi dữ liệu giữa các nơi này. Đây là cách hoạt động của mạng WAN.

Các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) có cung cấp các giải pháp WAN để kết nối các mạng LAN với nhau. Dịch vụ này thường được dùng cho các tổ chức, doanh nghiệp. Một số công ty lớn trên thế giới cung cấp dịch vụ mạng WAN có thể kể đến như:

Verizon Managed WAN

Verizon là một nhà cung cấp giải pháp mạng và dịch vụ viễn thông hàng đầu thế giới. Verizon triển khai mạng WAN nhờ tận dụng cơ sở hạ tầng rộng lớn của các cáp quang và đường dây thuê riêng. Ngoài ra, Verizon còn chăm sóc quản lý mạng. Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ nhận được báo cáo hiệu suất thường xuyên và cung cấp dịch vụ sửa chữa nếu khách hàng có nhu cầu.

Cisco Meraki

Meraki là gói dịch vụ giải pháp mạng của Cisco, gồm có Wi-Fi, LAN, IoT, WAN. Khi khách hàng có nhu cầu sử dụng mạng WAN, Cisco sẽ cung cấp công nghệ phần mềm chuyên dụng, phân tích mạng và kết nối không dây.

flexiWAN

flexiWAN là giải pháp mã nguồn mở đầu tiên dành cho các mạng diện rộng. Điều này có nghĩa là flexiWAN sẽ không sử dụng các thiết bị vật lý như thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến,… để quản lý môi trường WAN mà thay vào đó là thực hiện dựa trên phần mềm.

Khi triển khai mạng WAN, quá trình tối ưu hóa sẽ bao gồm các quy trình quản lý nhằm nâng cao khả năng trao đổi dữ liệu giữa các thành phần của nhóm WAN. Kết quả của quá trình tối ưu được kỳ vọng là sẽ cho phép băng thông tối đa, bảo mật nghiêm ngặt, hiệu suất tối ưu và thời gian chết tối thiểu.

3. Cách thức hoạt động của mạng diện rộng (mạng WAN)

Vậy cách thức hoạt động của mạng WAN là gì? Đây là loại mạng kết nối nhiều vị trí địa lý có quy mô lớn như thành phố, quốc gia hoặc châu lục. Để làm được điều này, mạng WAN sử dụng các công nghệ kết nối đặc biệt. 

Mạng WAN quản lý và truyền tải dữ liệu giữa các địa điểm bằng cách sử dụng các giao thức, bao gồm MPLS (Multiprotocol Label Switching), TCP/IP, ATM (Asynchronous Transfer Mode), Frame Relay và các giao thức VPN (Virtual Private Network).

Các nhà dịch vụ mạng (ISP) thường sẽ là đơn vị cung cấp, quản lý và điều hành mạng WAN. Khách hàng thường là các công ty hoặc tổ chức có quy mô lớn.

mang wan la gi
Mạng WAN sử dụng các công nghệ kết nối đặc biệt

4. Phân loại các mạng WAN (mạng diện rộng)

Vậy cách phân loại mạng WAN là gì? Mạng WAN có thể được phân thành 2 loại là Switched WAN và Point-to-point WAN. Ngoài ra, nếu dựa trên công nghệ cơ bản của chúng thì mạng WAN được chia thành 5 loại.

4.1. Switched WAN

Với Switched WAN, các mạng LAN thành phần sẽ được kết nối với nhau thông qua cơ sở hạ tầng mạng dùng chung. Một trao đổi chuyển mạch đặt tại trung tâm sẽ chi phối cách tài nguyên mạng được phân chia trên các địa điểm. Mạng Switched WAN sẽ phù hợp với môi trường phân tán vì nó yêu cầu cấu hình mạng đồng nhất.

4.2. Mạng Point-to-point WAN

Với mạng Point-to-point WAN, 2 mạng LAN hoặc nút cuối được kết nối bằng một kênh thuê riêng, đảm bảo an toàn. Loại mạng WAN này cho phép tùy chỉnh giữa hai địa điểm. Theo đó, mỗi nút trong số hai nút cuối có thể kết nối thêm với nhiều thiết bị để tạo thành mạng cục bộ.

Thông số Switched WANPoint-to-point WAN
Số lượng mạng LAN Số lượng nhiều, có thể lên đến hàng trăm hoặc hàng ngàn địa điểm.Hai mạng LAN nhưng mạng LAN có kích thước lớn.
Công nghệ sử dụngDựa trên cơ sở hạ tầng mạng dùng chung.Kết nối bằng một kênh thuê riêng, đảm bảo an toàn.
Ứng dụngMôi trường lớn, phân tán.Hai địa điểm xác định.

4.3. Dựa trên công nghệ cơ bản của mạng WAN

Dựa trên công nghệ cơ bản, mạng WAN được chia thành 5 loại. Cụ thể như sau:

  • Mạng WAN đáp ứng truy cập Internet chuyên dụng (DIA): Nhà mạng sẽ cung cấp tốc độ tải lên và tải xuống như nhau với băng thông được đảm bảo.
  • Mạng WAN Internet băng thông rộng: Là mạng WAN có các kết nối bất đối xứng, trong đó tốc độ tải xuống thường cao hơn tốc độ tải lên. Loại mạng WAN này tiết kiệm chi phí hơn so với DIA WAN nhưng không đảm bảo hiệu suất khi sử dụng.
  • Voice over LTE (VoLTE) WAN: Loại mạng WAN này sử dụng công nghệ 4G hoặc 5G để kết nối các địa điểm, ngay cả với các khoảng cách xa. Tuy nhiên, VoLTE WAN có thể bị tính phí tiêu thụ vượt quá ngưỡng. 
  • MPLS WAN: Đây là hình thức mạng WAN lâu đời nhất. Việc mở rộng môi trường mạng LAN được thực hiện bằng cách đặt các đường dây kết nối từ điểm này đến điểm kia.
  • Mạng WAN do phần mềm quản lý (SD): Loại mạng WAN này tương đối mới, sử dụng phần mềm để quản lý toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng, loại bỏ hầu hết các thiết bị vật lý. Người dùng có thể tối ưu hóa lưu lượng băng thông và kết hợp các kết nối WAN khác nhau để cân bằng chi phí với hiệu suất. 

Xem thêm: 1.1.1.1 là gì | Hướng dẫn cách Cài Đặt & Thay Đổi DNS 1.1.1.1

5. Ưu và nhược điểm của mạng WAN

Khi đã hiểu mạng WAN là gì, tiếp theo mời bạn cùng phân tích ưu và nhược điểm của loại mạng này.

5.1. Ưu điểm của mạng WAN

Nếu so sánh với mạng LAN thì đây là những ưu điểm vượt trội của mạng WAN:

  • Giúp kết nối một khu vực địa lý rộng lớn, và dù các văn phòng kinh doanh ở khoảng cách xa vẫn có thể kết nối với nhau dễ dàng.
  • Số lượng thiết bị đầu cuối lớn hơn đáng kể, ví dụ như máy tính xách tay, máy tính bàn, máy tính bảng, thiết bị di động,…
  • Dễ dàng chia sẻ các tài nguyên và phần mềm bằng cách kết nối với các máy trạm khác nhau.

5.2. Nhược điểm của mạng WAN

Mặc dù có nhiều ưu điểm vượt trội trong việc kết nối như so với mạng LAN thì mạng WAN vẫn tồn tại một vài nhược điểm nhất định. Ví dụ như:

  • Chi phí thiết lập ban đầu của mạng WAN lớn hơn gấp nhiều lần so với mạng LAN.
  • Khó vận hành và duy trì vì cần có sự hỗ trợ của các nhà quản trị mạng và kỹ thuật viên có tay nghề cao.
  • Sự bảo mật thấp hơn so với các loại mạng khác.
mang wan la gi
Mạng WAN giúp dễ dàng chia sẻ các tài nguyên và phần mềm

6. Kiến trúc của Wide Area Network – Mạng diện rộng

Thiết kế kiến trúc của mạng WAN có khả năng tùy biến theo phân loại cũng như yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, phần lớn mạng WAN có cấu tạo từ 7 thành phần sau:

6.1. Thiết bị đầu cuối

Đây là các hệ thống máy tính được kết nối nhờ công nghệ mạng diện rộng. Chúng có thể là thiết bị di động, PC và máy trạm, máy chủ, trung tâm dữ liệu và máy tính lớn. Tập hợp các thiết bị đầu cuối tại cùng một vị trí sẽ được mạng LAN, và nhiều mạng LAN sẽ kết nối qua mạng WAN. 

6.2. Thiết bị mặt bằng của khách hàng (CPE)

Khác với các thiết bị cơ sở hạ tầng thuộc sở hữu của nhà cung cấp dịch vụ thì CPE thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Thiết bị này được dùng để điều chỉnh cơ sở hạ tầng phù hợp với nhu cầu kinh doanh và cải thiện hiệu suất mạng. CPE có thể là bộ định tuyến, hộp giải mã tín hiệu, VPN phần cứng,… nằm trong không gian văn phòng của bạn. Mặc dù thuộc sở hữu của khách hàng nhưng nhà cung cấp có thể hỗ trợ quản lý và bảo trì CPE. 

6.3. Điểm truy cập và bộ định tuyến

Các điểm truy cập và bộ định tuyến cũng thuộc CPE và là một thành phần kiến trúc không thể thiếu của mạng WAN.

Điểm truy cập cho phép mở rộng phạm vi phủ sóng không dây bằng cách nhóm hàng trăm hoặc hàng ngàn thiết bị đầu cuối trong một khu vực thành một mạng LAN duy nhất. Vì thế, đây là một yếu tố không thể thiếu của kiến trúc WAN doanh nghiệp.

Bộ định tuyến là trung tâm mạng LAN, có vai trò quản lý luồng dữ liệu đến và đi từ các thiết bị cuối. Các bộ định tuyến hiện đại sẽ có modem tích hợp. Điều này cho phép chúng có thể nhận tín hiệu kết nối từ bên ngoài và truyền đến các thiết bị đầu cuối.

mang wan la gi
Điểm truy cập và bộ định tuyến

6.4. Thiết bị chuyển mạch mạng

Thiết bị chuyển mạch mạng cũng thuộc CPE, nằm giữa bộ định tuyến, các điểm truy cập và các thiết bị cuối. Chúng có vai trò chuyển tiếp dữ liệu đi qua mạng bên ngoài, đồng thời phân phối chúng trên các thiết bị đầu cuối khác nhau. Thiết bị chuyển mạch mạng sẽ giúp mọi thiết bị đầu cuối đều có băng thông cần thiết để đạt hiệu suất tối ưu. Hệ thống chuyển mạch mạng có thể tồn tại ở dạng phần mềm, đối với môi trường SD-WAN.

6.5. Mạng cục bộ (LAN)

LAN là một thành phần kiến trúc không thể thiếu của mạng WAN. Một không gian văn phòng trung bình sẽ có hàng ngàn thiết bị đầu cuối được kết nối tốt với điểm truy cập, thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến,… tạo thành mạng LAN. Và WAN sẽ được sử dụng để kết nối nhiều môi trường mạng LAN như thế.

6.6. Kết nối phương tiện

Phương tiện kết nối giúp các dữ liệu được truyền qua lại giữa các thành phần mạng LAN khác nhau. Một số phương tiện kết nối phổ biến có thể kể đến như phổ di động (3G, 4G hoặc 5G), cáp quang, kết nối vệ tinh, đường MPLS truyền thống. Trong đó, môi trường mạng LAN ở gần thường sử dụng đường MPLS, môi trường từ xa thích hợp với 4G cho phép kết nối tốc độ cao và với các ứng dụng cần tính bảo mật cao thì kết nối vệ tinh sẽ là phương tiện tối ưu nhất.

mang wan la gi
Kiến trúc mạng WAN

6.7. Mạng lưới khu vực đô thị (MAN)

Đây là một thành phần tùy chọn của kiến trúc WAN. Theo đó, bạn sẽ kết nối trong bán kính tương đối nhỏ bằng MAN thay vì kết nối trực tiếp hai hoặc nhiều môi trường LAN. Sau đó, nhiều MAN được liên kết với nhau tạo thành mạng WAN. Trường hợp này thường được ứng dụng cho mạng kết nối trong các bệnh viện, trường học, hoặc các tổ chức trong cùng một thành phố.

Xem thêm: Mạng MAN là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về mạng MAN

6.8. Cổng thông tin quản lý hợp nhất

Do mỗi trung tâm mạng LAN chịu trách nhiệm quản lý mạng cho vị trí riêng của nó nên hệ thống mạng WAN khó quản lý và điều phối. Vì thế, cần có một cổng thông tin hợp nhất để người dùng có thể quan sát toàn diện về các hoạt động mạng. Cổng thông tin cũng có thể giúp bạn điều chỉnh tốc độ, hiệu suất, dung lượng băng thông và cơ chế bảo mật. Với SD-WAN, bạn có thể dễ dàng triển khai các cổng quản lý dễ dàng nhằm tối ưu việc quản trị mạng cho doanh nghiệp.

7. So sánh sự khác biệt giữa mạng WAN và LAN

Phần cứng khác nhau chính là điểm khác biệt nổi bật nhất giữa 2 công nghệ này. Điều đó cũng chi phối những yếu tố về tốc độ, phạm vi, đường truyền, băng thông và chi phí.

mang wan la gi
So sánh mạng WAN và mạng LAN

7.1. Tốc độ

Kết nối mạng LAN có khoảng cách ngắn hơn mạng WAN nên sẽ có tốc độ kết nối nhanh hơn. Điều này ngược lại với suy nghĩ của nhiều người rằng mạng diện rộng sẽ có kết nối nhanh hơn các hình thức khác.

7.2. Phạm vi

Phạm vi kết nối của mạng WAN rộng hơn, thậm chí là không giới hạn. Mạng LAN được dùng cho phạm vi kết nối tương đối nhỏ, như nhà ở hay văn phòng.

7.3. Đường truyền

Tốc độ đường truyền có sự chênh lệch khá lớn:

  • Mạng LAN: 10 – 100Mbps.
  • Mạng WAN: 256Kbps – 2Mbps.

7.4. Băng thông

Mạng LAN có băng thông lớn hơn mạng WAN.

7.5. Chi phí

Chi phí sử dụng mạng LAN sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc sử dụng mạng WAN.

8. Tổng kết 

Tóm lại, mạng WAN là gì? Đây là một loại mạng máy tính mở rộng, ứng dụng trên phạm vi rộng, có nhiệm vụ kết nối các mạng LAN từ nhiều địa điểm cách xa nhau. Mạng WAN thường được sử dụng để kết nối các trung tâm dữ liệu, văn phòng đại diện được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau của một tổ chức. Trên đây là tất cả thông tin chi tiết về mạng WAN. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhiều bài viết khác thì có thể truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với chúng tôi nếu cần tư vấn.

Xem thêm

Internet là gì? | [BẬT MÍ] Sự khác biệt giữa Internet và Wifi

[Tìm Hiểu] BGP là gì? | Tổng quan kiến thức về Border Gateway Protocol A-Z

Đánh giá
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem