Microsoft Sentinel đã vinh dự khi được Gartner® công nhận là một trong những giải pháp hàng đầu trong quản lý sự kiện và thông tin bảo mật SIEM (Security Information and Event Management) năm 2022. Giải pháp bảo mật Sentinel là một công cụ đám mây mạnh mẽ giúp bảo vệ hệ thống và dữ liệu của bạn. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp bảo mật thông minh và linh hoạt, Sentinel của Microsoft chính là công cụ tuyệt vời không thể bỏ qua. Cùng VinaHost tìm hiểu chi tiết hơn nhiều thông tin hữu ích về giải pháp bảo mật Microsoft Sentinel trong bài viết dưới đây nhé!
1. Microsoft Sentinel là gì?
Microsoft Sentinel là nền tảng bảo mật và quản lý sự kiện (SIEM) mạnh mẽ của Microsoft, giúp doanh nghiệp giám sát, phát hiện và phản ứng các mối đe dọa an ninh mạng. Với khả năng mở rộng linh hoạt, Sentinel cung cấp giải pháp toàn diện cho việc giám sát, tự động hóa và phản hồi sự cố bảo mật SOAR (Security Orchestration, Automation and Response). Công cụ tích hợp bảo mật mạng này giúp phát hiện, điều tra và phản ứng với các mối đe dọa trên mạng, đồng thời cung cấp cái nhìn toàn diện về tình trạng bảo mật trong toàn bộ tổ chức.
Microsoft Sentinel kết hợp các dịch vụ Azure (đây là một phần của Azure) như Log Analytics và Logic Apps, đồng thời sử dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao khả năng phát hiện và phân tích sự cố. Nó còn hỗ trợ tích hợp thông tin tình báo về mối đe dọa từ Microsoft và cho phép bạn thêm các nguồn thông tin của riêng mình. Với giám sát bảo mật bằng Microsoft Sentinel, bạn có thể giảm bớt lo lắng trước các cuộc tấn công ngày càng phức tạp, khối lượng cảnh báo lớn và thời gian xử lý kéo dài.
2. Chức năng của Microsoft Sentinel
Sentinel cung cấp một loạt các tính năng mạnh mẽ giúp bảo vệ hệ thống và dữ liệu của bạn khỏi các mối đe dọa an ninh mạng. Dưới đây là các chức năng chính của giải pháp bảo mật Microsoft này.
2.1 Thu thập dữ liệu đám mây
Microsoft Sentinel hỗ trợ thu thập dữ liệu dễ dàng từ việc kết nối nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả các dịch vụ đám mây như Azure, AWS, và Google Cloud. Điều này giúp thu thập thông tin từ tất cả người dùng, thiết bị, ứng dụng và hạ tầng, trong môi trường nội bộ và trên nhiều nền tảng đám mây khác nhau. Việc thu thập dữ liệu từ các nền tảng này giúp Sentinel có cái nhìn tổng thể về toàn bộ môi trường công nghệ của doanh nghiệp, từ đó MS Sentinel phát hiện mối đe dọa tiềm ẩn và giám sát chúng.
Ngoài ra, Microsoft Sentinel còn cung cấp khả năng thu thập log, sự kiện, và các dữ liệu bảo mật từ nhiều nguồn khác nhau, cho phép người dùng có thể phân tích và điều tra từ một điểm trung tâm duy nhất.
2.2 Đánh giá các mối đe dọa
Một trong những chức năng quan trọng của Microsoft Sentinel là khả năng đánh giá và các tính năng phân tích hành vi mối đe dọa, tích hợp bảo mật mạng trong thời gian thực. Sentinel sử dụng các thuật toán học máy và trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện các hành vi bất thường và mối nguy hại tiềm ẩn. Giám sát các hành vi tải xuống hoặc chia sẻ dữ liệu trái phép trong Microsoft Onedrive.
Dựa trên các chỉ báo mối đe dọa (IOCs) và các mẫu hành vi (TTPs), Sentinel có thể phân tích các sự kiện bảo mật, từ đó đánh giá mức độ nguy hiểm và đưa ra cảnh báo kịp thời để người dùng có thể phản ứng nhanh chóng.
2.3 Tối ưu hóa hoạt động điều tra
Microsoft Sentinel cung cấp các công cụ mạnh mẽ để tối ưu hóa quá trình điều tra các sự cố bảo mật. Với khả năng phân tích sâu và tạo ra các báo cáo chi tiết, quản lý sự kiện an ninh mạng theo thời gian, Sentinel giúp các chuyên gia an ninh hiểu rõ hơn về nguồn gốc và tác động của các mối đe dọa. Cụ thể Sentinel có thể được kết hợp với Microsoft SharePoint giúp giám sát các quyền truy cập và thay đổi dữ nhằm đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu.
2.4 Tự động hóa các tác vụ xử lý
Giải pháp giám sát bảo mật này của Microsoft có khả năng tự động hóa các tác vụ xử lý sự cố bảo mật, giúp giảm thiểu gánh nặng cho đội ngũ bảo mật. Sentinel hỗ trợ tự động hóa việc ứng phó với các sự kiện bảo mật thông qua các quy trình điều phối bảo mật (SOAR). Điều này giúp tối ưu hóa việc xử lý sự cố, từ việc phát hiện, cảnh báo cho đến phản hồi, nhờ vào các kịch bản tự động có sẵn hoặc tùy chỉnh, từ đó giúp tăng tốc độ phản ứng mà còn giảm thiểu sai sót do con người.
Đặc biệt, Microsoft Sentinel giúp tự động hóa các tác vụ quan trọng. Và với các quy tắc tự động hóa và hướng dẫn tích hợp sẵn, Sentinel nâng cao hiệu quả hoạt động của các trung tâm bảo mật (SOC). Từ đó đơn giản hóa và tối ưu hóa việc quản lý an ninh mạng, giúp người dùng nhanh chóng nhận diện và ưu tiên các sự cố bảo mật.
2.5 Tích hợp mạnh mẽ với các ứng dụng bảo mật khác
Microsoft Sentinel được thiết kế để dễ dàng tích hợp với các công cụ và ứng dụng bảo mật khác, bao gồm các hệ thống SIEM, hệ thống quản lý sự kiện và các công cụ phân tích bảo mật khác. Sentinel có thể kết nối với các ứng dụng của Microsoft như Microsoft 365 Defender và Azure Defender for Cloud, cũng như các sản phẩm của bên thứ ba, tạo thành một hệ sinh thái bảo mật liên kết chặt chẽ.
Sentinel cũng tích hợp với các nền tảng email như Outlook và Microsoft Exchange để giám sát, phân tích lưu lượng email và phát hiện các cuộc tấn công phishing hoặc spam.
3. Microsoft Sentinel hoạt động như thế nào?
Để hiểu rõ cách mà Sentinel hoạt động, ta cần phân tích các bước chính trong quy trình bảo mật của nó:
3.1 Thu thập dữ liệu
Microsoft Sentinel có khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm người dùng, thiết bị, ứng dụng và cơ sở hạ tầng, bất kể là môi trường tại chỗ hay các nền tảng đám mây. Dưới đây là những khả năng chính của ứng dụng bảo mật này trong việc thu thập dữ liệu:
- Bộ kết nối dữ liệu có sẵn:
Microsoft Sentinel cung cấp nhiều bộ kết nối tích hợp sẵn cho các dịch vụ của Microsoft và Azure, giúp thu thập dữ liệu theo thời gian thực từ các nguồn như Microsoft Entra ID, Azure Activity, Azure Storage… Các bộ kết nối này cho phép dễ dàng tích hợp các dữ liệu bảo mật từ các dịch vụ của Microsoft vào hệ thống Sentinel.
Ngoài ra, Sentinel cũng hỗ trợ thu thập dữ liệu từ các hệ sinh thái ứng dụng và bảo mật của bên thứ ba. Bạn có thể sử dụng các chuẩn dữ liệu phổ biến như Syslog, REST API, hoặc định dạng sự kiện chung để kết nối và thu thập dữ liệu từ các nguồn không phải của Microsoft.
- Đầu nối tùy chỉnh:
Nếu Microsoft Sentinel không cung cấp bộ kết nối sẵn có cho một nguồn dữ liệu cụ thể, bạn có thể tạo đầu nối tùy chỉnh để thu thập dữ liệu từ nguồn đó. Điều này giúp mở rộng khả năng thu thập dữ liệu, cho phép bạn kết nối với các ứng dụng hoặc hệ thống bên ngoài mà Sentinel chưa hỗ trợ trực tiếp.
- Chuẩn hóa dữ liệu:
Để dễ dàng xử lý và phân tích, Microsoft Sentinel tự động chuẩn hóa dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chuyển đổi chúng thành một định dạng thống nhất.Sentinel sử dụng chuẩn hóa thời gian để đồng bộ hóa dữ liệu từ các nguồn khác nhau và chuyển đổi chúng thành dạng xem dễ hiểu và dễ sử dụng trong các báo cáo và phân tích bảo mật.
3.2 Phát hiện mối đe dọa
Quá trình phát hiện mối đe dọa của Microsoft Sentinel giúp bạn phát hiện những nguy cơ bảo mật mới mà trước đây chưa được chú ý, đồng thời giảm thiểu các cảnh báo sai. Dưới đây là các khả năng chính giúp Microsoft Sentinel thực hiện điều này:
- Phân tích thông minh: MS Sentinel sử dụng công nghệ phân tích hành vi mối đe dọa để giảm bớt số lượng cảnh báo, chỉ tập trung vào những cảnh báo quan trọng cần điều tra. Các cảnh báo liên quan sẽ được nhóm lại thành các sự cố bảo mật giúp dễ dàng nhận diện mối nguy hiểm. Bạn có thể sử dụng các quy tắc phân tích có sẵn hoặc tạo ra các quy tắc riêng theo nhu cầu.
- Ứng dụng MITRE ATT&CK: Sentinel sử dụng khuôn khổ MITRE ATT&CK để phân tích dữ liệu, giúp bạn hiểu rõ hơn về những kỹ thuật tấn công mà kẻ xâm nhập có thể áp dụng. Điều này hỗ trợ phát hiện mối đe dọa và giúp bạn trực quan hóa tình trạng bảo mật tổng thể của tổ chức.
- Tình báo về mối đe dọa: Ứng dụng quản lý sự kiện an ninh mạng – Sentinel tích hợp nhiều nguồn thông tin tình báo về mối đe dọa, giúp phát hiện các hoạt động đáng ngờ trong hệ thống của bạn. Nó cung cấp bối cảnh chi tiết để các chuyên gia bảo mật đưa ra quyết định chính xác trong việc xử lý sự cố.
- Danh sách theo dõi: Bạn có thể tạo các danh sách theo dõi để theo dõi các tài sản quan trọng, nhân viên đã nghỉ việc, hoặc tài khoản dịch vụ trong hệ thống. Những danh sách này giúp Sentinel tìm kiếm, phát hiện mối đe dọa và hỗ trợ quy trình phản ứng sự cố.
- Sổ làm việc: Với tính năng sổ làm việc, bạn có thể tạo các báo cáo trực quan, dễ hiểu để nắm bắt thông tin chi tiết về tình trạng bảo mật. Microsoft Sentinel cung cấp các mẫu sổ làm việc sẵn có, hoặc bạn có thể tự tạo sổ làm việc tùy chỉnh để theo dõi dữ liệu theo cách bạn muốn.
3.3 Điều tra các mối đe dọa
Microsoft Sentinel sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp bạn phát hiện và điều tra các mối đe dọa bảo mật, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm các hoạt động đáng ngờ trên quy mô lớn. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực an ninh mạng, Microsoft mang đến các công cụ mạnh mẽ để bạn có thể nhanh chóng phát hiện, phân tích và xử lý các mối đe dọa. Dưới đây là các khả năng nổi bật trong việc điều tra mối đe dọa:
- Điều tra sự cố: Công cụ điều tra mạnh mẽ của Microsoft Sentinel giúp bạn nắm bắt được toàn bộ tình hình và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của mối đe dọa. Bạn có thể chọn một đối tượng (như máy tính, tài khoản người dùng, hay hệ thống) trên biểu đồ tương tác và đặt câu hỏi để tìm hiểu sâu về đối tượng đó, cũng như các kết nối liên quan, từ đó xác định nguồn gốc sự cố.
- Săn tìm mối đe dọa: Microsoft Sentinel cho phép bạn chủ động tìm kiếm và phát hiện các mối đe dọa tiềm ẩn trước khi chúng được phát hiện thông qua các cảnh báo. Các công cụ tìm kiếm và truy vấn của Sentinel dựa trên khuôn khổ MITRE giúp tìm ra dấu hiệu bất thường trong dữ liệu tổ chức. Bạn có thể tạo ra các quy tắc phát hiện tùy chỉnh và sử dụng chúng để cảnh báo đội ngũ phản ứng sự cố khi có dấu hiệu bất thường.
- Ghi chú và phân tích dữ liệu: Microsoft Sentinel hỗ trợ sổ tay Jupyter trong không gian làm việc của Azure Machine Learning, cho phép bạn sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu và máy học để mở rộng khả năng điều tra. Những thông tin thu thập được có thể được trực quan hóa và phân tích sâu hơn, giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về các mối đe dọa tiềm ẩn.
3.4 Phản ứng với các sự cố nhanh chóng
Microsoft Sentinel giúp bạn phản ứng nhanh chóng với các sự cố bảo mật bằng cách tự động hóa các công việc thường xuyên và đơn giản hóa việc phối hợp giữa các bộ phận bảo mật thông qua sổ tay hướng dẫn tích hợp với các dịch vụ Azure và công cụ hiện có của bạn. Hệ thống tự động hóa và phối hợp của Sentinel được thiết kế để có thể mở rộng, cho phép bạn linh hoạt ứng phó với những công nghệ mới và các mối đe dọa đang thay đổi.
Dưới đây là các tính năng ứng phó với sự cố bảo mật:
- Quy tắc tự động hóa: Microsoft Sentinel cho phép bạn tạo các quy tắc tự động hóa để xử lý sự cố một cách tập trung. Bạn chỉ cần xác định một bộ quy tắc đơn giản nhưng bao gồm nhiều tình huống khác nhau. Các quy tắc này giúp xử lý sự cố tự động, tiết kiệm thời gian và giảm sai sót.
- Sổ tay hướng dẫn: Để đơn giản hóa việc phản ứng với các mối đe dọa, Microsoft Sentinel cung cấp sổ tay hướng dẫn — là tập hợp các bước hành động cụ thể để khắc phục sự cố. Bạn có thể chạy các sổ tay này theo yêu cầu, hoặc tự động thực thi khi có cảnh báo hoặc sự cố cụ thể xảy ra. Điều này giúp bạn phản ứng nhanh chóng và hiệu quả, dù là khi sự cố nhỏ hay nghiêm trọng.
4. Đặc điểm của Microsoft Sentinel
Ứng dụng này mang đến nhiều tính năng nổi bật giúp bạn phát hiện và phản hồi sự cố hiệu quả, nhưng cũng có một số điểm bạn cần lưu ý. Dưới đây, hãy cùng VinaHost tìm hiểu những ưu và nhược điểm của nền tảng này để xem liệu nó có phù hợp với nhu cầu bảo mật của doanh nghiệp bạn không nhé!
4.1 Ưu điểm
- Tích hợp dễ dàng với Microsoft Azure
Sentinel được thiết kế để tích hợp sâu với các dịch vụ bảo mật của Microsoft Azure, cho phép thu thập và phân tích dữ liệu bảo mật từ nhiều nguồn khác nhau trong hệ sinh thái Azure. Một ví dụ điển hình là việc sử dụng tác nhân Azure Monitor để thu thập dữ liệu syslog từ các máy ảo (VM). Những dữ liệu này sau đó được chuyển đến Azure Log Analytics workspace và được nhập vào Sentinel, giúp cung cấp cái nhìn tổng thể về các sự kiện bảo mật trong môi trường đám mây.
Ngoài ra, Microsoft Sentinel cũng có thể tích hợp với các dịch vụ khác của Azure, như Azure Activity Log và Azure Event Hub, giúp thu thập nhật ký sự kiện và thông tin chẩn đoán về các hoạt động và thay đổi trong nền tảng Azure. Điều này hỗ trợ phát hiện mối đe dọa và giúp phân tích các hành vi và sự kiện bảo mật trong các môi trường đám mây phức tạp.
MS Sentinel còn hỗ trợ tích hợp với Azure Lighthouse, cho phép quản lý bảo mật trên nhiều đối tượng thuê bao (tenant) khác nhau. Ưu điểm này hữu ích đối với các tổ chức quản lý nhiều môi trường hoặc dịch vụ của khách hàng.
- Kiến trúc hoàn toàn trên nền tảng đám mây
Microsoft Sentinel được xây dựng trên nền tảng đám mây, mang lại khả năng mở rộng vô hạn để xử lý và phân tích lượng dữ liệu lớn. Kiến trúc đám mây này giúp tối ưu hóa tài nguyên, tự động điều chỉnh quy mô theo nhu cầu, đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Sentinel cũng có tính đàn hồi cao, duy trì hiệu suất ổn định ngay cả khi đối mặt với các tải trọng dữ liệu tăng đột ngột, giúp đảm bảo an ninh liên tục cho môi trường đám mây.
- Giám sát tập trung
Microsoft Sentinel là nền tảng bảo mật toàn diện, giúp cung cấp cái nhìn đồng bộ về an ninh mạng trên toàn doanh nghiệp. Nó thu thập và tập hợp dữ liệu bảo mật từ mọi khối lượng công việc, từ các dịch vụ đám mây đến cơ sở hạ tầng nội bộ, để quản lý toàn bộ quy trình từ phát hiện mối đe dọa đến ứng phó sự cố. Sentinel sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích mối đe dọa và cung cấp các công cụ tự động giúp phát hiện và điều tra sự cố nhanh chóng.
Với khả năng giám sát tập trung, Sentinel giúp giảm thiểu khối lượng công việc cho đội ngũ bảo mật, cải thiện cảnh báo sớm và tối ưu hóa thời gian xử lý sự cố, từ đó tăng cường bảo mật và giảm thiểu rủi ro cho toàn bộ hệ thống đám mây.
- Tự động hóa phản ứng sự cố
Microsoft Sentinel sử dụng sổ tay hướng dẫn để tự động xử lý các mối đe dọa, giúp giảm thiểu sự can thiệp thủ công. Những sổ tay này chứa các quy trình tự động được thiết kế để phản hồi ngay lập tức khi có cảnh báo bảo mật xuất hiện. Được xây dựng trên nền tảng Azure Logic Apps, các sổ tay hướng dẫn có khả năng tích hợp với nhiều dịch vụ và hệ thống khác nhau, cho phép tự động hóa các hành động phản ứng và ứng phó linh hoạt với các sự cố bảo mật, từ đó nâng cao hiệu quả và tốc độ giải quyết vấn đề.
- Tùy chỉnh cao
Microsoft Sentinel cung cấp khả năng tùy chỉnh linh hoạt ở mọi giai đoạn trong quy trình xử lý sự cố bảo mật, giúp các tổ chức có thể điều chỉnh nền tảng sao cho phù hợp với nhu cầu và yêu cầu riêng. Một số khả năng tùy chỉnh nổi bật bao gồm:
- Bộ kết nối dữ liệu: Sentinel hỗ trợ nhiều bộ kết nối để thu thập dữ liệu từ cả các dịch vụ Microsoft và Azure và các nhà cung cấp bên ngoài. Ngoài các kết nối sẵn có, Sentinel cho phép tạo bộ kết nối tùy chỉnh bằng công cụ của bên thứ ba, giúp dễ dàng tích hợp dữ liệu từ phần cứng, phần mềm và các nền tảng khác nhau.
- Quy tắc phân tích tùy chỉnh: Sentinel cho phép người dùng xây dựng các quy tắc phân tích riêng để phát hiện mối đe dọa và hành vi bất thường trong mọi môi trường triển khai nhằm đảm bảo hệ thống có thể phát hiện và ứng phó với các mối nguy cụ thể và phù hợp với yêu cầu bảo mật của mỗi tổ chức.
- Playbook tùy chỉnh để quản lý sự cố: Sentinel cho phép tạo các playbook tùy chỉnh để tự động hóa các phản ứng sự cố, từ những hành động đơn giản như gửi email cảnh báo đến các quy trình phức tạp hơn, chẳng hạn như thay đổi cấu hình tài khoản hoặc môi trường. Điều này giúp tăng tốc và nâng cao hiệu quả trong việc phản hồi và xử lý sự cố bảo mật.
- Phát hiện mối đe dọa theo thời gian thực
Microsoft Sentinel cung cấp khả năng phát hiện mối đe dọa theo thời gian thực thông qua các quy tắc phân tích gần thời gian thực (NRT). Điều này giúp nền tảng phản hồi nhanh chóng đối với các mối nguy, thực hiện các truy vấn chỉ trong khoảng thời gian một phút. Tính năng này được tăng cường thêm với Fusion, một công cụ tương quan dựa trên học máy, giúp phát hiện các tấn công đa giai đoạn tinh vi. Fusion sử dụng các thuật toán mạnh mẽ để tự động nhận diện các mối đe dọa nâng cao vốn có thể bị bỏ sót nếu chỉ dựa vào phương pháp phát hiện thông thường.
4.2 Nhược điểm
- Phụ thuộc vào nền tảng hệ thống của Microsoft
Microsoft Sentinel, giống như các nền tảng khác chạy trên đám mây, có nhược điểm là gắn liền với nhà cung cấp dịch vụ. Vì là sản phẩm của Microsoft, Sentinel hoạt động rất hiệu quả với các dịch vụ đám mây của Azure, giúp tích hợp và vận hành mượt mà trong hệ sinh thái này. Tuy nhiên, khi cần kết nối và quản lý các dịch vụ đám mây của bên thứ ba, quá trình này trở nên phức tạp và khó khăn.
- Cân nhắc về chi phí
Chi phí của Microsoft Sentinel chủ yếu dựa trên lượng dữ liệu được thu thập và xử lý cho việc phân tích nhật ký, và được tính theo GB. Giá cả được chia thành các bậc, mỗi bậc tăng thêm 100 GB dữ liệu. Nếu không được tối ưu hóa, chi phí có thể tăng nhanh, đặc biệt khi dữ liệu vượt qua ngưỡng 100 GB, dẫn đến hóa đơn cao hơn đáng kể.
Tuy nhiên, Microsoft cũng cung cấp mô hình trả tiền theo mức sử dụng tính theo GB và cung cấp bản dùng thử miễn phí trong 31 ngày, giúp người dùng kiểm tra và điều chỉnh trước khi quyết định chi trả.
- Khó khăn trong việc nạp dữ liệu và phân tích log
Microsoft Sentinel cung cấp nhiều trình kết nối dữ liệu do Microsoft và các đối tác phát triển, cùng với các kết nối do cộng đồng tạo ra. Tuy nhiên, khi cần thu thập dữ liệu từ các nguồn không được hỗ trợ sẵn, Sentinel phải phụ thuộc vào các công cụ của bên thứ ba, như Codeless Connector Platform (CCP) cho các dịch vụ SaaS, hoặc Logstash cho các hệ thống tại chỗ và đám mây. Việc tích hợp dữ liệu từ những nguồn này có thể trở nên phức tạp do cần phải duy trì và cấu hình các công cụ kết nối liên tục để đảm bảo hoạt động ổn định.
Thêm vào đó, Microsoft Sentinel sử dụng Ngôn ngữ truy vấn Kusto (KQL) để phân tích nhật ký, thay vì SQL phổ biến, điều này yêu cầu người dùng phải dành thời gian để học và làm quen với cú pháp và cách sử dụng KQL.
- Phát sinh nhiều cảnh báo giả
Như các nền tảng phân tích bảo mật khác, Microsoft Sentinel cũng cần được điều chỉnh theo thời gian để giảm thiểu các cảnh báo giả. Quá trình này yêu cầu sự đầu tư thời gian và công sức liên tục, đặc biệt khi môi trường và các mối đe dọa của doanh nghiệp thay đổi theo từng thời điểm.
- Độ phức tạp trong việc tinh chỉnh phân tích
Mặc dù trí tuệ nhân tạo hỗ trợ máy học giúp giảm đáng kể cảnh báo sai (dương tính giả), nhưng an ninh mạng luôn thay đổi và xuất hiện các mối đe dọa mới, như các lỗ hổng chưa được phát hiện. Để giữ Microsoft Sentinel cập nhật với các mối đe dọa mới, người dùng phải liên tục bổ sung và điều chỉnh các nguồn cấp dữ liệu tình báo về mối đe dọa từ bên ngoài. Quá trình này đòi hỏi nhiều tích hợp và điều chỉnh liên tục, và nếu sử dụng các dịch vụ tình báo từ bên thứ ba có tính phí, chi phí có thể gia tăng.
- Khó khăn trong việc tạo báo cáo
Microsoft Sentinel cung cấp một số bảng điều khiển mặc định, nhưng chúng khá cơ bản và không đáp ứng đầy đủ yêu cầu báo cáo chi tiết. Mặc dù có thể tạo bảng điều khiển tùy chỉnh, quá trình này đòi hỏi sử dụng KQL (Ngôn ngữ truy vấn Kusto), điều này làm tăng độ phức tạp. Việc tạo báo cáo tùy chỉnh trở nên khó khăn vì các truy vấn KQL yêu cầu xử lý và thao tác dữ liệu phức tạp, khiến quá trình trở nên mất thời gian.
Điều này cũng áp dụng cho việc xây dựng các sổ làm việc và sổ ghi chép tùy chỉnh trong Microsoft Sentinel, yêu cầu người dùng có kiến thức sâu về các công cụ và quy trình này.
5. Tổng kết
Tóm lại, giải pháp bảo mật Microsoft Sentinel mang lại khả năng phát hiện và phản hồi sự cố nhanh chóng. Với các công cụ phân tích hành vi mối đe dọa và khả năng quản lý sự kiện an ninh mạng, tích hợp bảo mật mạng mạnh mẽ giúp Microsoft bảo vệ mọi khía cạnh của mạng doanh nghiệp hiệu quả và an toàn. Hy vọng bài viết về Microsoft Sentinel mà VinaHost chia sẻ đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về giải pháp bảo mật này. Nếu bạn cần tư vấn, đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost qua thông tin sau nhé:
- Email: cskh@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Bạn có thể xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây nhé: