[2024] Proxy là gì? | Hướng dẫn cài đặt Proxy Server [Miễn Phí] 

Với nhu cầu sử dụng Internet ngày càng tăng cao như hiện nay, việc sử dụng và lắp đặt hệ thống Wifi là ngày đang trở nên phổ biến trong nhiều hộ gia đình cũng các như văn phòng, công ty. Tuy nhiên, để đảm bảo đường truyền được mạnh mẽ, người dùng có thể lắp đặt thêm hệ thống Proxy. Vậy Proxy là gì? Cùng VinaHost tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé! 

1. Proxy là gì? 

Proxy, hay còn gọi là máy chủ trung gian, là một hệ thống hoặc phần mềm hoạt động như một trung gian giữa người dùng và Internet. Khi bạn sử dụng một máy chủ trung gian, các yêu cầu truy cập của bạn sẽ được gửi qua máy chủ này trước khi đến trang web đích, và ngược lại, các phản hồi từ trang web đích sẽ được chuyển qua máy chủ trung gian trước khi đến với bạn.

Proxy server là gì? một loại máy chủ hoạt động như một trung gian giữa người dùng và Internet. Chức năng chính của máy chủ trung gian là nhận các yêu cầu từ người dùng và chuyển tiếp chúng đến các máy chủ mục tiêu, sau đó trả lại các phản hồi từ các máy chủ đó cho người dùng.

Việc sử dụng proxy có an toàn hay không phụ thuộc vào các loại proxy bạn sử dụng và cách bạn sử dụng nó. Một số proxy có thể không an toàn và có thể khiến bạn dễ bị tấn công hơn. Vì vậy, bạn cần phải chọn loại proxy có uy tín và có chính sách bảo mật rõ ràng.

Xem thêm: Internet là gì? | [BẬT MÍ] Sự khác biệt giữa Internet và Wifi

2. Lý do nên sử dụng Proxy Server?

Proxy là gì?
Web proxy cho phép người dùng duyệt web ẩn danh bằng cách giấu địa chỉ IP thực của họ.

Sử dụng máy chủ trung gian mang đến cho bạn nhiều lợi ích, có thể kể đến như:

Bảo mật và ẩn danh: Máy chủ trung gian có thể giúp bảo vệ quyền riêng tư của người dùng bằng cách ẩn địa chỉ IP của họ. Khi sử dụng proxy, máy chủ đích sẽ chỉ nhận được địa chỉ IP của proxy, giúp người dùng duy trì ẩn danh trên Internet và ngăn chặn việc theo dõi hoạt động trực tuyến của họ.

Kiểm soát truy cập Internet: Máy chủ trung gian có thể được sử dụng để thiết lập chính sách truy cập Internet trong tổ chức hoặc doanh nghiệp. Bằng cách này, quản trị viên mạng có thể kiểm soát và giám sát lưu lượng mạng, chặn truy cập vào các trang web không an toàn hoặc không mong muốn, và thực hiện các biện pháp bảo mật khác trên mạng.

Tăng tốc độ truy cập: Máy chủ trung gian có thể lưu trữ bản sao của các trang web được truy cập thường xuyên, giúp giảm thời gian tải và tăng tốc độ truy cập cho người dùng. Điều này đặc biệt hữu ích đối với các tổ chức có nhiều người dùng truy cập vào cùng một tài nguyên Internet.

Bảo mật mạng và chống tấn công từ mạng bên ngoài: Máy chủ trung gian có thể được sử dụng để bảo vệ mạng nội bộ khỏi các cuộc tấn công từ mạng bên ngoài. Bằng cách giấu địa chỉ IP thực của các máy tính nội bộ và lọc lưu lượng mạng, máy chủ trung gian giúp ngăn chặn các cuộc tấn công từ mạng Internet.

Truy cập vào nội dung bị chặn: Trong một số trường hợp, máy chủ trung gian có thể được sử dụng để truy cập vào nội dung bị chặn hoặc bị kiểm duyệt. Bằng cách này, người dùng có thể truy cập vào các trang proxy web hoặc dịch vụ mà họ không thể truy cập trực tiếp từ địa chỉ IP của họ.

Xem thêm: Network là gì? | [SO SÁNH] giữa Internet và Network

3. Phân loại các loại máy chủ Proxy 

3.1. Proxy trong suốt (Transparent Proxy) 

Proxy trong suốt (Transparent Proxy) là một loại proxy server được cấu hình để hoạt động một cách ẩn danh và không yêu cầu người dùng phải thay đổi cài đặt proxy trên trình duyệt hoặc thiết bị của họ. Proxy trong suốt hoạt động một cách tự động và không đòi hỏi sự can thiệp từ phía người dùng.

Khi sử dụng Proxy trong suốt, các yêu cầu mạng của người dùng sẽ được chuyển tiếp tự động thông qua máy chủ trung gian mà không cần người dùng nhập thông tin cấu hình proxy. Proxy trong suốt thực hiện điều này bằng cách sử dụng các cấu hình mạng hoặc phương pháp định tuyến để chuyển tiếp yêu cầu mạng.

3.2. Proxy ẩn danh (Antonymity Proxy) 

Proxy ẩn danh cao, còn được gọi là Antonymity Proxy, là một công cụ mạng đáng tin cậy để tăng cường bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng khi duyệt web. Khi sử dụng Antonymity Proxy, địa chỉ IP của bạn không được tiết lộ cho các trang web mà bạn truy cập. Điều này giúp ngăn chặn các hành vi xâm nhập và trộm cắp danh tính.

Với Antonymity Proxy, bạn có thể duyệt web một cách riêng tư và an toàn. Thói quen duyệt web của bạn sẽ không được theo dõi hay ghi lại, đảm bảo rằng thông tin cá nhân của bạn không bị lộ ra ngoài. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn truy cập vào các trang web nhạy cảm hay muốn bảo vệ quyền riêng tư của mình.

3.3. Proxy mạo danh (Distorting Proxy) 

Proxy mạo danh (Distorting Proxy) là một loại máy chủ trung gian được cấu hình để ẩn danh địa chỉ IP gốc của người dùng và thay thế nó bằng một địa chỉ IP giả mạo.

Tuy nhiên, điểm khác biệt chính của proxy mạo danh so với proxy ẩn danh (anonymous proxy) là proxy mạo danh cung cấp thông tin địa chỉ IP giả mạo, không phải là địa chỉ IP thực sự của proxy server. Điều này tạo ra một mức độ mập mờ về nguồn gốc của yêu cầu mạng.

Khi người dùng sử dụng proxy mạo danh, địa chỉ IP của họ sẽ được thay đổi và ẩn đi, làm cho việc xác định nguồn gốc trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể hữu ích trong việc bảo vệ quyền riêng tư và tránh theo dõi hoặc giám sát từ phía các bên thứ ba.

3.4. Proxy ẩn danh cao (High Anonymity Proxy) 

Proxy ẩn danh cao (High Anonymity Proxy), còn được gọi là Fully Anonymous Proxy, là một loại proxy server được cấu hình để cung cấp mức độ ẩn danh cao nhất cho người dùng. Khi sử dụng proxy ẩn danh cao, địa chỉ IP thật sự của người dùng được hoàn toàn ẩn danh và không được tiết lộ cho máy chủ đích.

Proxy ẩn danh cao hoạt động bằng cách thay thế địa chỉ IP của người dùng bằng một địa chỉ IP giả mạo. Điều này làm cho người nhận yêu cầu mạng không thể xác định được địa chỉ IP thực sự của người gửi.

Đồng thời, proxy ẩn danh cao cũng không tiết lộ bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào khác, chẳng hạn như thông tin về trình duyệt hoặc hệ điều hành của người dùng.

Xem thêm: ISP là gì? Tổng hợp mọi thông tin cần biết về ISP

4. Tính năng nổi bật của Proxy Server 

Proxy là gì?
Web proxy thường hỗ trợ các giao thức truy cập như HTTP, HTTPS, FTP và giao thức SOCKS, cung cấp tính linh hoạt trong việc sử dụng.

4.1. Firewall và Filtering 

Đối với hệ thống của máy chủ trung gian hiện tại đang hỗ trợ tính năng tường lửa và Filtering. Cụ thể, hệ thống hiện đang làm việc tại các lớp Application, đối với lớp thứ 7 của mô hình sẽ tham chiếu OSI cũng như thực hiện chức năng lọc ứng dụng độc lập. 

Nếu như hệ thống được cấu hình đúng cách sẽ cung cấp cách giải quyết những vấn đề liên quan đến đường truyền, hiệu xuất và bảo mật mạng. Hầu hết các hệ thống proxy đều có khả năng mà các tường lửa thông thường không thể nào thay thế được. 

4.2. Kết nối hiệu quả với Proxy Server 

Thời điểm hiện tại Proxy Server vẫn đang làm tốt nhiệm vụ mang đến hiệu quả và cung cấp các chức năng mở rộng trong truy cập Internet. Thay vì phải gán cho mỗi máy một đường truyền Internet trực tiếp, thì tất cả các máy tính sẽ truy cập vào duy nhất một Proxy. 

4.3. Proxy Server và Caching 

Có thể nói, hiện tại đang có 3 hình thức có thể catching vào những trang web có thể cải thiện chất lượng dịch vụ của 1 mạng. Đầu tiên cần kể đến chính là khả năng mở rộng và cải tiến những băng thông mạng. 

Tiếp đến chính là cần cải thiện về chất lượng phản hồi máy khách, và cuối cùng chính là hệ thống Proxy Server Cache hoàn toàn có thể tăng khả năng cung cấp cũng như truy cập. 

(Thậm chí đó là nguồn nguyên bản hay chỉ đơn thuần là các liên kết mạng trung gian khi đang không hoạt động trên Internet)

Xem thêm: Giao thức Point to Point là gì? Các bước để thiết lập PPP

5. Cách thức hoạt động của Proxy Server 

Proxy Server hoạt động như một trung gian giữa người dùng và máy chủ mục tiêu trên mạng. Khi một người dùng gửi yêu cầu truy cập đến một tài nguyên trên mạng, yêu cầu này được gửi đến máy chủ trung gian thay vì được gửi trực tiếp đến máy chủ mục tiêu. Cụ thể cách thức hoạt động của máy chủ trung gian như sau: 

  • Người dùng gửi yêu cầu truy cập đến một tài nguyên như một trang web hoặc dịch vụ trên mạng. Yêu cầu này bao gồm thông tin như địa chỉ IP của người dùng, phương thức truy cập (GET, POST,…) và URL của tài nguyên.
  • Gửi yêu cầu đến máy chủ trung gian: Yêu cầu truy cập được gửi đến máy chủ trung gian thay vì trực tiếp đến máy chủ mục tiêu. Người dùng cấu hình trình duyệt hoặc hệ thống mạng để sử dụng Proxy Server.
  • Kiểm tra và xử lý yêu cầu: Máy chủ trung gian kiểm tra yêu cầu truy cập và thực hiện các bước xử lý tương ứng. Điều này có thể bao gồm kiểm tra chính sách bảo mật, lọc nội dung, kiểm tra cache, xác thực người dùng và mã hóa dữ liệu.
  • Gửi yêu cầu đến máy chủ mục tiêu: Sau khi xử lý yêu cầu, máy chủ trung gian tiếp tục gửi yêu cầu truy cập đến máy chủ mục tiêu tương ứng. Máy chủ trung gian sẽ đóng vai trò là người gửi yêu cầu, và địa chỉ IP của máy chủ trung gian sẽ được gửi đến máy chủ mục tiêu thay vì địa chỉ IP thực của người dùng.
  • Nhận và xử lý phản hồi: Máy chủ trung gian nhận phản hồi từ máy chủ mục tiêu và thực hiện các bước xử lý tương ứng. Điều này có thể bao gồm kiểm tra, lọc và mã hóa phản hồi trước khi gửi lại cho người dùng.
  • Gửi phản hồi đến người dùng: Máy chủ trung gian gửi phản hồi đã xử lý trở lại cho người dùng ban đầu. Người dùng nhận được phản hồi như thể họ đã truy cập trực tiếp vào máy chủ mục tiêu, trong khi Proxy Server đóng vai trò là trung gian giữa hai bên.

6. Ưu điểm và nhược điểm của Proxy Server 

6.1. Ưu điểm khi sử dụng Proxy Server 

Sử dụng Proxy Server mang lại nhiều ưu điểm cho người dùng và hệ thống mạng. Cụ thể như sau: 

  • Máy chủ trung gian có thể giúp bảo vệ danh tính và thông tin cá nhân của người dùng bằng cách ẩn địa chỉ IP thực của họ. Khi người dùng truy cập qua máy chủ trung gian, máy chủ mục tiêu chỉ nhìn thấy địa chỉ IP của máy chủ trung gian không phải địa chỉ IP của người dùng. 
  • Máy chủ trung gian cho phép kiểm soát và quản lý truy cập vào các tài nguyên mạng. Bằng cách cấu hình chính sách truy cập, Máy chủ trung gian có thể hạn chế truy cập đến các trang web không phù hợp, độc hại hoặc không an toàn.
  • Máy chủ trung gian có thể lưu trữ bản sao của các tài nguyên mạng trên phiên bản cache của nó. Khi người dùng yêu cầu truy cập vào một tài nguyên đã được lưu trong cache, máy chủ trung gian có thể trả về tài nguyên trực tiếp từ cache mà không cần truy cập đến máy chủ mục tiêu.
  • Máy chủ trung gian có thể đóng vai trò là một điểm kiểm soát trung gian giữa mạng nội bộ và mạng bên ngoài. Bằng cách kiểm soát và giám sát lưu lượng mạng, máy chủ trung gian có thể phát hiện và ngăn chặn các hoạt động độc hại như tấn công mạng, xâm nhập hay lừa đảo. 
  • Máy chủ trung gian có thể được cấu hình để phân phối tải đều cho các máy chủ mục tiêu. Thay vì người dùng truy cập trực tiếp vào một máy chủ duy nhất, máy chủ trung gian có thể chuyển tiếp các yêu cầu truy cập đến nhiều máy chủ khác nhau dựa trên tải công việc hoặc quy tắc cấu hình.
  • Web Proxy là gì? Web proxy hay Proxy site cho phép người dùng truy cập Internet thông qua máy chủ proxy của họ. Những trang web này thường cung cấp các dịch vụ miễn phí hoặc trả phí để ẩn địa chỉ IP thực của người dùng và giúp họ truy cập vào các nội dung hoặc dịch vụ mà có thể bị chặn ở địa điểm địa lý hiện tại.

6.2. Nhược điểm khi sử dụng Proxy Server 

Mặc dù máy chủ trung gian có nhiều ưu điểm, nhưng cũng có số nhược điểm nhất định:

  • Việc sử dụng máy chủ trung gian có thể làm giảm hiệu suất truy cập và tải trang. Khi người dùng truy cập vào tài nguyên mạng thông qua máy chủ trung gian, thời gian phản hồi có thể tăng do thêm một bước trung gian.
  • Máy chủ trung gian có thể trở thành một điểm đơn lẻ có thể gây ra sự cố hoặc làm gián đoạn truy cập mạng. 
  • Một số máy chủ trung gian không đảm bảo đủ mức bảo mật để bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu của người dùng.
  • Máy chủ trung gian không đáng tin cậy hoặc bị tin tặc kiểm soát có thể gây hại cho người dùng. Máy chủ trung gian đáng ngờ có thể thu thập thông tin cá nhân và sử dụng dữ liệu người dùng một cách không đúng đắn.
  • Máy chủ trung gian có thể bị cấu hình để hạn chế hoặc chặn truy cập vào một số tài nguyên mạng hoặc loại dữ liệu cụ thể, gây phiền hà hoặc hạn chế khả năng truy cập của người dùng trong một số trường hợp.
  • Khi sử dụng máy chủ trung gian, dữ liệu truyền giữa người dùng và máy chủ trung gian có thể được mã hóa, nhưng không thể đảm bảo mã hóa end-to-end đến máy chủ mục tiêu.

Xem thêm: [Tìm hiểu] Giao thức RTP là gì? Tổng quan về giao thức RTP

7. So sánh sự khác biệt giữa Proxy và NAT 

Proxy là gì?
NAT giúp chuyển đổi địa chỉ IP từ một dạng sang dạng khác trong quá trình truyền dẫn gói tin qua mạng.

Sau khi phân tích khái niệm Proxy là gì và đưa ra những nhận định tổng quan nhất về ưu, nhược điểm của hệ thống, VinaHost sẽ tiếp tục đi sâu hơn vào sự khác biệt của Proxy so với các hệ thống khác nhé!

Đầu tiên, chúng ta sẽ so sánh sự khác biệt giữa Proxy và NAT, cụ thể như sau: 

Tiêu chíProxyNAT (Network Address Translation)
Mục đíchTrung gian xử lý các yêu cầu truy cập InternetChuyển đổi địa chỉ IP giữa mạng nội bộ và mạng bên ngoài
Cấp độ hoạt độngỨng dụng (Application Layer)Mạng (Network Layer)
Chức năng chínhẨn địa chỉ IP của người dùng, cung cấp bảo mật và kiểm soátChuyển đổi địa chỉ IP nội bộ thành địa chỉ IP công cộng
Quản lý lưu lượngLưu trữ (cache) và lọc nội dungChuyển tiếp gói tin giữa mạng nội bộ và mạng bên ngoài
Hiệu suấtCó thể cải thiện thời gian tải trang bằng cách lưu trữ nội dungKhông có lưu trữ, chỉ đơn thuần chuyển tiếp gói tin
Khả năng ẩn danhCó thể ẩn danh người dùngKhông cung cấp ẩn danh, chỉ chuyển đổi địa chỉ IP
Hỗ trợ giao thứcHTTP, HTTPS, FTP, SOCKS, v.v.Mọi giao thức, không phân biệt loại giao thức
Cấu hìnhCần cấu hình trình duyệt hoặc ứng dụng để sử dụng proxyCấu hình trên router hoặc thiết bị mạng
Ứng dụng phổ biếnDuyệt web ẩn danh, truy cập nội dung bị chặn, tăng bảo mậtKết nối các thiết bị trong mạng nội bộ với Internet công cộng
Ảnh hưởng đến bảo mậtCó thể cải thiện bảo mật thông qua kiểm soát truy cập và mã hóaGiúp che giấu cấu trúc mạng nội bộ khỏi mạng bên ngoài

Có thể thấy, Proxy và NAT đều có vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo mật mạng, nhưng chúng hoạt động ở các lớp khác nhau của mô hình OSI và phục vụ các mục đích khác nhau.

Proxy thường được sử dụng để tăng cường bảo mật và kiểm soát truy cập ở cấp độ ứng dụng, trong khi NAT chủ yếu được sử dụng để kết nối và chuyển tiếp gói tin giữa mạng nội bộ và mạng bên ngoài ở cấp độ mạng.

8. So sánh sự khác biệt giữa Proxy và VPN 

Proxy là gì?
VPN cho phép người dùng kết nối mạng riêng tư và an toàn qua mạng Internet công cộng.

Tiếp theo, chúng ta sẽ so sánh sự khác biệt giữa Proxy và VPN nhé: 

Tiêu chíProxyVPN (Virtual Private Network)
Mục đíchẨn địa chỉ IP, bảo vệ quyền riêng tư, kiểm soát truy cậpTạo một mạng riêng ảo, mã hóa dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư
Cấp độ hoạt độngỨng dụng (Application Layer)Mạng (Network Layer)
Mã hóa dữ liệuKhông mã hóa dữ liệuMã hóa dữ liệu giữa người dùng và máy chủ VPN
Hiệu suấtThường có tốc độ nhanh hơn do không mã hóa dữ liệuTốc độ có thể giảm do mã hóa và giải mã dữ liệu
Bảo mậtCó thể cung cấp mức độ bảo mật thấp hơnCung cấp mức độ bảo mật cao hơn do mã hóa dữ liệu
Ứng dụng phổ biếnDuyệt web ẩn danh, truy cập nội dung bị chặnBảo vệ quyền riêng tư, truy cập an toàn vào mạng nội bộ
Địa chỉ IPẨn địa chỉ IP thật của người dùngThay đổi địa chỉ IP và vị trí địa lý
Cấu hìnhCấu hình trên trình duyệt hoặc ứng dụngCấu hình trên thiết bị (thường là client software)
Tính năngChỉ xử lý truy cập webTạo một kết nối an toàn và riêng tư cho toàn bộ hoạt động mạng
Quản lý lưu lượngCó thể lưu trữ (cache) nội dungKhông có lưu trữ, chỉ chuyển tiếp gói tin

Nhìn chung, ProxyVPN đều có vai trò trong việc bảo vệ quyền riêng tư và kiểm soát truy cập, nhưng hoạt động ở các cấp độ khác nhau và cung cấp các tính năng bảo mật khác nhau.

Proxy thường được sử dụng để ẩn địa chỉ IP và kiểm soát truy cập ở cấp độ ứng dụng, trong khi VPN tạo ra một mạng riêng ảo và mã hóa dữ liệu ở cấp độ mạng. VPN cung cấp mức độ bảo mật cao hơn do mã hóa dữ liệu, trong khi Proxy thường không mã hóa dữ liệu và do đó có thể có mức độ bảo mật thấp hơn.

Xem thêm: So Sánh VPN và VPS | Đâu là sự lựa chọn hoàn hảo?

9. Hướng dẫn cách cài đặt Proxy chi tiết 

9.1. Hướng dẫn cách cài đặt Proxy trình duyệt Google Chrome 

Đầu tiên bạn cần mở trình duyệt web Google Chrome sau đó nhấn chọn vào ký tự dấu > Tiếp tục chọn vào mục Cài đặt > Chọn vào mục Nâng cao > Chọn Hệ thống và cuối cùng là chọn vào mục Tùy chọn nâng cao trên máy tính.

Sau đó bạn chỉ cần thay đổi Proxy là hoàn thành.

9.2. Hướng dẫn cách cài đặt Proxy trình duyệt Firefox 

Bạn mở ô Menu ở thanh công cụ > Sau đó chọn Option và kéo xuống bên dưới cùng để chọn > Tiếp tục chọn tab Connection Setting > Chọn Manual Proxy configuration. 

Tại HTTP Proxy bạn hãy điền thông tin IP và Port của HTTP Proxy Server hay HTTPS Proxy cần điền vào mục thông tin IP và Port của HTTP Proxy Server là hoàn thành.

Xem thêm: OSPF là gì? Ưu, Nhược điểm và cách cấu hình OSPF

10. Tổng kết 

Qua bài viết “Proxy là gì? Hướng dẫn cài đặt Proxy Server Miễn Phí”, VinaHost giải thích khái niệm và cách thức hoạt động của Proxy và lý do tại sao đây lại là một giao thức vô cùng quan trọng giúp đường truyền của Wifi trở nên mượt mà hơn. Mong rằng các kiến thức này hữu ích với bạn!

Bạn có thể xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây và đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost nếu cần hỗ trợ nhé:

>>> Xem thêm:

Mạng MAN là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về mạng MAN

WLAN là gì? | Tổng quan kiến thức [A-Z] về mạng WLAN

Mạng WAN là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về mạng WAN

[Tìm Hiểu] Mạng LAN Là Gì? So Sánh Mạng LAN, WAN và MAN

Đánh giá
5/5 - (5 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem