Khi các bạn muốn xây dựng một cửa hàng bán sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến, các bạn sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau. Lựa chọn ở đây là một nền tảng thương mại điện tử (ecommerce). WooCommerce là lựa chọn tốt vì nó là nơi cung cấp các tính năng cho các tín đồ muốn bán hàng trực tuyến.
So với các nền tảng thương mại điện tử khác, WooCommerce hiện là một trong những địa chỉ đáng tin cậy trên toàn thế giới. Vì WooCommerce cung cấp đa dạng các tính năng và thân thiện với người dùng. Hãy cùng Vinahost tìm hiểu kỹ hơn WooCommerce là gì.
1. WooCommerce là gì?
WooCommerce là một dạng plugin giúp các bạn xây dựng một cửa hàng thương mại điện tử thông qua WordPress. WooCommerce sử dụng WordPress cơ bản và biến thành một cửa hàng thương mại điện tử với đầy đủ hoạt động. WooCommerce có tính năng tích hợp với WordPress (vì 2 thương hiệu này trực thuộc 1 công ty). Do đó, việc liên kết giữa chúng rất nhanh chóng và dễ dàng.
Khi sử dụng WordPress ecommerce, các bạn sẽ dễ dàng bán bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào trên trang web của chính bạn. Bạn thậm chí có thể bán các sản phẩm kỹ thuật số và vật lý. Các phương thức thanh toán là an toàn và dễ dàng quản lý hàng tồn kho. Nó có thể hỗ trợ các bạn sắp xếp các khoản thuế phải nộp định kỳ.
Xem thêm: WordPress là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về WordPress
2. Lịch sử hình thành và phát triển của WooCommerce
Công ty WooThemes đã tạo ra WooCommerce. WooThemes là doanh nghiệp chuyên sản xuất các theme dùng trên WordPress cao cấp. 3 ông sáng lập WooThemes là Adii Pienaar, Mark Forrester và Magnus Jepson. Sau đó một hời gian, ông James Koster và Mikey Jolley gia nhập đội ngũ phát triển WooCommerce. Lúc này đây, WooCommerce được gọi là Jigoshop.
Năm 2011, phiên bản đầu tiên của WooCommerce đã ra mắt công chúng. Một thời gian ngắn sau đó, phiên bản này lại được người dân trên toàn thế giới ưa chuộng. Do đó, WooCommerce đời đầu đã trở nên thịnh hành đến bất ngờ. Nó đã đạt 1 triệu lượt tải xuống bền vững trong vòng 2 năm (kể từ ngày trình làng). Năm 2014, WooCommerce cán mốc 4 triệu người tải xuống dùng.
Năm 2015, WooCommerce đã được bán cho Automatic. Công ty này đã rất ấn tượng sự phát triển ngoạn mục của WooCommerce. Kể từ đó, Automatic trở thành nhà phát triển lẫy lừng của plugin WooCommerce.
Cũng trong năm 2015, WooCommerce đạt con số hơn 7 triệu người tải xuống dùng. WooCommerce đã cung cấp hơn 22% lượng tải (trong số 1 triệu trang web hàng đầu hoạt động trên WooCommerce) và 28% lượng tải của toàn bộ cửa hàng thương mại điện tử trực tuyến trên toàn thế giới.
3. Lý do nên sử dụng WooCommerce?
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 13 triệu người đang dùng WooCommerce để tạo dựng trang web của riêng họ. Trong đó, có khoảng 37% cửa hàng trực tuyến đang hoạt động dựa trên plugin này. Vì sao có nhiều người chuộng dùng WooCommerce?
- Sử dụng miễn phí
- Thiết lập và sử dụng đơn giản (các bạn không cần trở thành là kỹ thuật viên chuyên nghiệp)
- Cung cấp đa dạng template WordPress (công đoạn xây dựng trang chủ cho một cửa hàng trực tuyến nhanh chóng và dễ dàng)
- Hệ thống thường xuyên cập nhật các tính năng mới và được hỗ trợ trực tiếp từ các nhà phát triển WordPress
- Tính bảo mật cao (nội dung giao dịch an toàn và ngăn chặn sự xâm nhập bất hợp pháp của bên thứ 3)
- Các bạn có thể sử dụng cấu hình với đa dạng các tính năng hoặc extensions được tích hợp
4. Các tính năng nổi bật của WooCommerce
WooCommerce đã trở thành một trong các giải pháp phổ biến cho các chủ cửa hàng tạo dựng trang web trực tuyến để bán hàng. Một số tính năng nổi bật của WooCommerce phải kể đến là:
- Xây dựng các sản phẩm và các đặc tính hữu ích như tên, số lượng, đơn giá, mã hàng,…Các bạn có thể nhập thông tin và tra cứu nhanh chóng
- Hỗ trợ đa dạng các hình thức thanh toán (trực tiếp và trực tuyến) như COD, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử, tiền mặt
- Hỗ trợ các bạn tính các loại thuế phải nộp (VAT, thuế doanh nghiệp,…)
- Hỗ trợ các bạn tạo dựng giao diện hiển thị thân thiện và cung cấp các template mẫu cho các doanh nghiệp
- Cập nhật thông tin chi tiết trạng thái các đơn hàng như xác nhận đơn, đang đóng gói hàng, đang vận chuyển hàng, giao hàng thành công, trả hàng, hoàn tiền,…Do đó, các bạn có thể nắm rõ hàng hóa của mình đang ở trạng thái như thế nào
5. Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng
Để cài đặt WooCommerce, các bạn nên cài đặt Woocommerce plugin trên trang web của chính bạn. Plugin này thường nằm trong trang quản trị WordPress hoặc tải xuống trực tiếp từ trang web WooCommerce.
5.1. Hướng dẫn cài đặt plugin
Để cài đặt woocommerce WordPress, các bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tìm mục các plugin trên thanh điều hướng bên trái
- Bước 2: Click vào Add New (thêm mới)
- Bước 3: Gõ “WooCommerce” trong hộp tìm kiếm trên cùng bên phải của trang
- Bước 4: Click vào nút Install Now (cài đặt ngay) bên cạnh plugin Woocommerce download
- Bước 5: Sau khi đã cài đặt, bạn click vào nút Activate (kích hoạt) để mở WooCommerce. Tiếp theo, bạn vào Visit Dashboard để xem các danh sách quản trị trên trang web của bạn. Trên đó, bạn sẽ thấy có Products (sản phẩm), Orders (đơn hàng), Coupons (mã giảm giá), Reports (báo cáo) và Settings (cài đặt).
5.2. Cách thêm và quản lý sản phẩm
Products trên WooCommerce là một chức năng quản lý sản phẩm, hỗ trợ các bạn quản lý các sản phẩm được bán trên website. Tại đây, các bạn có thể thêm, chỉnh sửa hoặc thay thế sản phẩm mới. Ngoài ra, các bạn cũng có thể quản lý các biến thể sản phẩm và cấu hình các tùy chọn.
- Bước 1: ở giao diện admin, các bạn vào danh mục WooCommerce. Tìm chọn Products và Add News.
- Bước 2: hệ thống sẽ hiển thị trang để điền (các) thông tin sản phẩm cho bạn. Trong trang này, các bạn nên điền một số thông tin cơ bản như tên sản phẩm (Product name), mô tả sản phẩm, thông tin sản phẩm – định dạng loại sản phẩm (Product data), mô tả ngắn gọn về sản phẩm, phân loại sản phẩm, hình ảnh (trang bìa) của sản phẩm.
- Bước 3: sau khi đã hoàn thiện các mục nêu trên, các bạn click nút Publish để đăng tải toàn bộ sản phẩm.
Để quản lý thông tin (các) sản phẩm, bạn nên click vào mục All Products trên thanh công cụ bên trái. Ở đây, bạn thậm chí có thể chỉnh sửa hoặc nhân bản sản phẩm.
5.3. Cách quản lý đơn hàng
Orders trong WooCommerce là một chức năng quản lý đơn hàng. Tại đây, các bạn có thể kiểm tra thông tin về (các) đơn hàng: các sản phẩm đã đặt hàng, tình trạng đơn hàng và thông tin khách hàng.
Bên cạnh đó, các bạn có thể cập nhật trạng thái (các) đơn hàng, gửi email thông báo cho (các) khách hàng về tình trạng đơn hàng, thêm các ghi chú và các thông tin khác có liên quan đến đơn hàng mà khách hàng đã đặt.
5.4. Cách quản lý mã giảm giá
Ở mục này, các bạn có thể tạo (các) mã giảm giá và giá trị giảm giá. Bên cạnh đó, các bạn có thể chọn các sản phẩm hoặc danh mục sản phẩm mà mã giảm giá được áp dụng. Thậm chí, các bạn có thể chọn thời gian hết hạn cho mã giảm giá của bạn (nếu có) và lưu mã giảm giá để áp dụng cho khách hàng.
5.5. Cách quản lý báo cáo
Reports (báo cáo) có nhiệm vụ hiển thị thông tin chi tiết về doanh thu, (các) sản phẩm và (các) đơn hàng trên trang web cửa hàng của bạn. Để theo dõi hiệu suất bán hàng hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm; các bạn nên truy cập các báo cáo này đều đặn. Xem xét các sản phẩm tăng hoặc giảm các doanh thu, tìm hiểu thêm về hành vi mua sắm của người mua trên trang web của bạn cũng là 2 yếu tố quan trọng.
5.6. Cài đặt trong WooCommerce
Cài đặt trong WooCommerce (WooCommerce Settings) là một tính năng hữu ích. Do đó, các bạn có thể điều chỉnh các tùy chọn trên cửa hàng trực tuyến của chính các bạn.
Thậm chí, các bạn cấu hình các tùy chọn về thanh toán, vận chuyển, (các) sản phẩm và ngân sách tùy theo tình hình thực tế. Ở mục Settings, các bạn có thể thay đổi một số tùy chọn liên quan đến địa điểm, tiền tệ, email tên miền riêng của doanh nghiệp, cài đặt woocommerce API,…
- Status: trang này giúp các bạn biết được tình trạng hiện tại của trang WooCommerce như thế nào.
- Get System Report: nơi cung cấp các báo cáo chi tiết để các bạn gửi cho đội ngũ hỗ trợ WooCommerce (nếu muốn).
- Tools: tại đây, các bạn có thể thực hiện các lệnh xóa cache WooCommerce, thiết lập lại tài khoản người dùng, kích hoạt hoặc ngưng debug,…
- Logs: là tab lưu trữ file log, cung cấp thông tin về lỗi và debug
- Extensions: đây là gói mở rộng hỗ trợ các bạn bổ sung tính năng cho WooCommerce. Ngoài ra, bạn có thể tối ưu cho trang thương mại điện tử của mình
6. Hướng dẫn cách tối ưu website bán hàng trên WooCommerce
Khi các bạn đã hiểu được WooCommerce là gì và nắm rõ các tính năng của nó, các bạn cần biết cách sử dụng WooCommerce. Bên cạnh đó, các bạn nên tìm hiểu làm thế nào để tối ưu website và bán được nhiều hàng hơn. Từ đó, các bạn sẽ đạt được doanh thu và doanh số như mong đợi.
6.1. Email và newsletter
Đầu tiên, các bạn nên gửi các mã giảm giá và mã ưu đãi dựa trên hành vi mua sắm của khách hàng. Tuy nhiên, các bạn chỉ nên gửi những voucher (thông qua email) vào một số dịp đặc biệt. Số lượng email gửi đi cho khách hàng cũng cần chú ý đến. Để tránh spam và khiến khách hàng rời bỏ cửa hàng của bạn, bạn nên dự định số lượng email trong một chiến dịch gửi.
6.2. Tạo chương trình ưu đãi cho khách hàng
Khi các bạn muốn gia tăng doanh số bán hàng của các sản phẩm tồn kho hoặc tạo chiến dịch khuyến mãi, các bạn có thể tạo chương trình ưu đãi trực tiếp trên trang web của mình. Khách hàng khi đó sẽ cảm thấy cửa hàng của bạn đang cung cấp nhiều lợi ích cho chính họ. Khách hàng sẽ càng mua hàng nhiều hơn trên cửa hàng trực tuyến của bạn.
6.3. Sử dụng quảng cáo video
Ngày nay, khách hàng xem video quảng cáo bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào của một cửa hàng trực tuyến trước khi đặt hàng. Do đó, đây là cách tối ưu hữu hiệu cho cửa hàng của bạn để tiếp cận khách hàng nhiều hơn.
Bên cạnh đó, các bạn có thể gia tăng nhận thức về giá trị thương hiệu cho cửa hàng. Các bạn nên lập kế hoạch chi tiết trước khi thực hiện một video. Thời lượng video cũng là yếu tố đáng lưu tâm. Mỗi video dài hơn 45 giây sẽ không có khách hàng xem.
7. Những plugin hỗ trợ bán hàng với WooCommerce
Sau khi các bạn đã tạo dựng một trang web thương mại điện tử, các bạn nên bổ sung một số plugin nhằm hỗ trợ bán hàng. Các plugin hỗ trợ bán hàng với WooCommerce bên dưới đều có nhiều tính năng độc đáo.
7.1. YITH WooCommerce Wish Wishlist
Là plugin miễn phí được cài đặt để các bạn lưu các sản phẩm yêu thích. Do đó, các bạn và khách hàng tìm sản phẩm nhanh chóng. Sau khi đã tìm ra sản phẩm ưng ý, người mua sẽ đặt hàng và chốt đơn dễ dàng.
Bên cạnh đó, các bạn có thể chia sẻ danh sách các sản phẩm đã lưu với bạn bè và người thân. Hoặc chia sẻ các thông tin về sản phẩm nổi bật trên mạng xã hội của bạn. Điều này sẽ hỗ trợ các bạn tiếp cận khách hàng mới và thôi thúc khách mua hàng nhiều hơn.
YITH WooCommerce Wish Wishlist là tiện ích đáng giá. Plugin này càng hữu dụng với các bạn muốn bán hàng trực tuyến. Vào cao điểm, nhu cầu mua sắm của khách hàng tăng đột biến, plugin này sẽ cứu các bạn.
7.2. WooCommerce Multilingual
WooCommerce Multilinggual là plugin không thể thiếu cho quá trình bán hàng trực tuyến của bạn. Vì các bạn sẽ bán hàng ra nước ngoài và cạnh tranh với các cửa hàng khác trên toàn thế giới. Thậm chí, các bạn có thể bán hàng cho các khách hàng là người ngoại quốc đang sống và làm việc ở VN.
Khi gắn tiện ích này vào trang web của bạn, nó trở thành công cụ dịch thuật. Người mua hàng có thể chuyển đổi ngôn ngữ sử dụng thuận tiện. Ngoài ra, các bạn còn có thể gửi email cho các khách hàng và quản trị viên theo ngôn ngữ của họ. Plugin này không hữu ích cho những ai chỉ muốn bán hàng trong nước và đối tượng khách chỉ là người Việt.
7.3. Beeketing
Khi cửa hàng của bạn bước đến tầm cao mới, bạn sẽ cần đến tiếp thị tự động hóa (marketing automation). Beeketing hỗ trợ gia tăng doanh thu cho cửa hàng của các bạn. Nó sở hữu tính năng tạo Coupons dành cho các khách hàng mới và thôi thúc họ đặt mua (các) sản phẩm.
Bạn thậm chí dùng plugin này để ra mắt các chương trình ưu đãi để nhắc nhở và thúc đẩy khách mua hàng. Khách hàng đang để sản phẩm của bạn ở giỏ hàng. Khách hàng đang chờ hoàn thành tác vụ thanh toán. Khách hàng đang theo dõi thương hiệu cá nhân của bạn trên các kênh mạng xã hội.
7.4. ZWoom
Khi cài đặt ZWoom trên WooCommerce vào cửa hàng trực tuyến của bạn, các khách hàng có thể phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh sản phẩm. Ngoài ZWoom, các bạn có thể thử YITH WooCommerce Zoom Magnifier nếu muốn dùng nhiều hiệu ứng.
7.5. PickPlugins Product Slider For WooCommerce
Nếu muốn tạo các slide sản phẩm đẹp và chuyên nghiệp, thì bạn nên dùng PickPluins. Sau khi tạo các slide, chúng sẽ hiển thị các sản phẩm ở bất cứ đâu trên trang web thông qua shortcode. Plugin này cũng hỗ trợ cho các bạn tối ưu cửa hàng trên điện thoại di động. Bạn chỉnh sửa slide sản phẩm, màu sắc, kiểu chữ, ẩn sản phẩm,…trên điện thoại.
7.6. Woocommerce Mailchimp Integration
Bạn có đang cần tạo danh sách email với mục đích thu thập email của khách hàng? Vậy thì, bạn nên cài WooCommerce Mailchimp Integration. Nó tích hợp Mailchimp toàn diện vào WooCommerce để các bạn tạo danh sách mail đơn giản.
8. So sánh WooCommerce với Shopify, Magento và BigCommerce
Với các bạn bán hàng trực tuyến WooCommerce và Shopify là 2 nền tảng thương mại điện tử thịnh hành nhất hiện nay. Cả 2 nền tảng này đều có các điểm mạnh và điểm yếu. Các bạn có thể chọn một trong hai để xây dựng một cửa hàng thương mại điện tử chuyên nghiệp. Bên cạnh WooCommerce và Shopify, Magento và BigCommerce đều là 2 nền tảng không kém phần thu hút. Mỗi nền tảng có những điểm khác biệt và nổi trội.
8.1. WooCommerce với Shopify
Để lựa chọn WooCommerce hay Shopify, các bạn nên so sánh một số thông tin sau đây:
- Chi phí: WooCommerce không thu phí. Với Shopify, các bạn cần chi trả từ 5 USD/tháng. Vì có đóng phí nên các tính năng của Shopfiy cũng rộng hơn WooCommerce.
- Khả năng sử dụng của ứng dụng: Shopfiy có các tính năng đơn giản và dễ dùng. Các bạn cài đặt nhanh chóng (nhanh hơn cả WooCommerce). Tuy nhiên, quá trình sử dụng của plugin này hơi khó.
- Phương thức thanh toán: Shopify cung cấp đa dạng các hình thức để các bạn lựa chọn. Với chi phí cần thanh toán, các bạn sẽ đóng khoảng 399 USD/tháng (phí rút tiền sẽ thấp hơn). Còn với WooCommerce, hiệu quả hỗ trợ tốt nhất là thanh toán qua PayPal và Stripe. Nền tảng này cũng có nhiều cổng thanh toán.
- Khả năng phát triển và mở rộng: Shopify và WooCommerce đều như nhau.
Xem thêm: Shopify Là Gì? Hướng Dẫn Tạo và Sử Dụng Shopify [A-Z]
8.2. WooCommerce với Magento
Magento không được xem là đối thủ trực tiếp của WooCommerce. Tuy nhiên, plugin này vẫn sở hữu các ưu điểm riêng. Magento cũng là plugin thích hợp với các mô hình kinh doanh lớn nhỏ khác nhau. Hơn nữa, các bạn có thể yêu cầu các bạn lập trình viên xây dựng trang web theo ý muốn. Tất nhiên, các bạn sẽ phải trả phí.
Xem thêm: Magento là gì | Tổng hợp thông tin [A-Z] về Magento
8.3. WooCommerce với BigCommerce
Với BigCommerce, các cá nhân và doanh nghiệp dùng độc lập các ứng dụng. Dù có tính bảo mật cao và tính năng mở rộng, nhưng các bạn lại khó kết hợp linh động. Bên cạnh đó, các bạn phải mất một khoản chi phí lớn để sử dụng BigCommerce. Trong khi đó, WooCommerce là miễn phí.
9. Một số câu hỏi liên quan đến WooCommerce
9.1. Điều kiện để tạo cửa hàng với WooCommerce?
Các bạn cần phải có WordPress Hosting Account để lưu trữ tất cả tập tin web của bạn. Sau đó, bạn chọn và mua một tên miền (domain). Website của bạn nên có chứng chỉ SSL. Vì nếu không, cửa hàng trực tuyến của bạn sẽ không cung cấp hình thức thanh toán trực tuyến an toàn cho khách hàng.
9.2. Lý do cần kích hoạt bảo trì WooCommerce?
Kích hoạt bảo trì WooCommerce sẽ giúp trang web của bạn tạo được đa dạng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Hơn nữa, tính năng này hỗ trợ bạn tránh việc khách hàng của bạn bỏ đi trong quá trình trang web của bạn đang hoàn thiện. Nếu cửa hàng trực tuyến của bạn gặp vấn đề, bạn sẽ phát hiện và khắc phục nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến quá trình vận hành tổng thể.
9.3. Cần yếu tố gì để lựa chọn nền tảng thương mại điện tử?
- Dễ sử dụng: nếu bạn không giỏi công nghệ, thì nền tảng nào có giao diện đơn giản và dễ thao tác thì chọn nền tảng đó.
- Chi phí: khoản tiền đầu tư ban đầu cho cửa hàng trực tuyến không thấp. Do đó, các bạn nên cân đối các chi phí định kỳ sao cho chúng ở trong giới hạn ngân sách của bạn.
- Có khả năng mở rộng linh hoạt: nền tảng nào cung cấp đa dạng tính năng mở rộng thì bạn nên chọn. Vì nhu cầu kinh doanh của cửa hàng sẽ tăng dần theo thời gian.
- Phương thức thanh toán đa dạng: nền tảng có đa dạng phương thức thanh toán sẽ giúp cửa hàng của bạn thân thiện hơn với khách hàng.
10. Vì sao WooCommerce lại được sử dụng phổ biến?
WooCommerce có mối quan hệ mật thiết với WordPress, nên cộng đồng biết đến WooCommerce và sử dụng nền tảng này. Nền tảng này cũng có hàng nghìn WooCommerce theme (trả phí và miễn phí). Ngoài themes, WooCommerce còn có rất nhiều plugin hỗ trợ các bạn mở rộng các tính năng cho cửa hàng trực tuyến.
- WooCommerce không thu phí
- WooCommerce là mã nguồn mở (bất cứ lập trình viên nào cũng có thể kiểm tra, chỉnh sửa hoặc mở rộng mã)
- Thân thiện với những bạn bước vào thế giới bán hàng trực tuyến
- WooCommerce cung cấp các tính năng linh động. Các bạn có thể bổ sung các loại chức năng bằng cách sử dụng các plugin. Bạn không phải có kỹ năng tạo mã.
- Không kén thiết bị người dùng (bạn có thể sử dụng trang web của bạn trên điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính để bàn,…)
- Có tính bảo mật cao (không lo về vấn đề lộ thông tin cá nhân)
- Đến đây, các bạn có thể nhận thấy WooCommerce được dùng thịnh hành để xây dựng các cửa hàng trực tuyến. Tất cả những gì mà bạn nên thực hiện bước đầu tiên là mua tên miền và máy chủ.
11. Tổng kết
WooCommerce là nền tảng dành cho bạn nếu bạn cần xây dựng một cửa hàng thương mại điện tử đúng chuẩn và có chất lượng cao. Nó được cung cấp bởi phần mềm mã nguồn mở WordPress. Do đó, trang web của bạn cũng sẽ được hỗ trợ nhiều tính năng mạnh mẽ như các thương hiệu đình đám. Cài đặt và sử dụng WooCommerce cũng vô cùng dễ. Bạn có thể xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây và đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost nếu cần hỗ trợ.
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm:
[Tìm Hiểu] CMS là gì | Top 12 Hệ thống CMS phổ biến nhất 2023
Web tĩnh là gì | Web động là gì | So sánh Web động & tĩnh