Lỗi 500 Internal Server Error là một trong những lỗi xảy ra tạm thời, do sự cố xảy ra trên máy chủ web khá thường gặp. Bài viết “Lỗi 500 Internal Server Error Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi 500, 501, 502” của VinaHost sẽ giúp bạn phân tích sâu hơn các nguyên nhân gây lỗi và đưa ra hướng khắc phục các lỗi 500, 501, 502 phổ biến. Hãy cùng cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Internal Server Error là gì?
Internal Server Error là một mã lỗi HTTP (HTTP status code) thường xuất hiện khi máy chủ gặp sự cố nội bộ trong quá trình xử lý một yêu cầu từ phía người dùng. Điều này thường xảy ra khi có lỗi trong mã nguồn hoặc cấu hình của ứng dụng web hoặc máy chủ web.
Internal Server Error không chỉ đơn giản là thông báo lỗi mà còn chỉ ra rằng lỗi xuất phát từ phía máy chủ và không phải là lỗi từ phía người dùng (như việc nhập liệu không hợp lệ). Điều này đồng nghĩa với việc người dùng không có khả năng khắc phục lỗi này mà phải liên hệ với quản trị viên hệ thống hoặc nhóm phát triển để kiểm tra và sửa chữa.
Internal Server Error thường được ký hiệu bằng mã lỗi “500”. Khi bạn gặp thông báo này trên trình duyệt web, điều quan trọng là bạn nên báo cáo cho người quản trị hệ thống hoặc nhóm phát triển để họ có thể kiểm tra và sửa lỗi trong mã nguồn hoặc cấu hình máy chủ web.
2. Lỗi 500 Internal Server Error là gì? Lỗi 500 là lỗi gì?
Lỗi 500 Internal Server Error là một mã lỗi HTTP thông báo cho users biết rằng trang web không thể truy cập được vì một lỗi nội bộ xảy ra trên server. Điều này có nghĩa là server đã nhận được yêu cầu truy cập từ trình duyệt của người dùng, nhưng không thể đáp ứng yêu cầu vì lý do nào đó.
Mã lỗi 500 là gì? Mã lỗi 500 thường là một thông báo lỗi chung và không cho ta biết nguyên nhân cụ thể gây ra lỗi. Nguyên nhân của lỗi 500 Server có thể bao gồm lỗi cấu hình trên máy chủ, lỗi phần mềm hoặc ứng dụng web, hiệu suất hoạt động của server vượt quá tài nguyên hệ thống và nhiều yếu tố khác nữa.
2.1. Cách khắc phục lỗi 500 Internal Server Error
Để khắc phục lỗi 500 Internal Server Error, bạn cần phải xác định nguyên nhân và từ đó đưa ra phương án khắc phục phù hợp tương ứng trên máy chủ hoặc phần mềm/ứng dụng web.
Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các bước kiểm tra và khắc phục sau đây:
- Kiểm ra lỗi mã lệnh của trang web: Đầu tiên, người quản trị máy chủ cần phải kiểm tra các lỗi máy chủ hoặc mã lệnh của trang web. Nếu nguyên nhân là do lỗi mã lệnh, web developer cần kiểm tra và sửa chữa các lỗi này.
- Kiểm tra hiệu suất máy chủ: Nếu lỗi là do máy chủ bị quá tải, bạn cần nâng cấp tài nguyên máy chủ để đáp ứng lưu lượng truy cập.
- Kiểm tra các phần mềm bảo mật: Nếu lỗi 500 xảy ra do các phần mềm bảo mật chặn yêu cầu, nhà quản trị có thể cài đặt, cấu hình lại các phần mềm, ứng dụng này.
- Kiểm tra file .htaccess: Trong một số trường hợp, lỗi 500 có thể được gây ra bởi file .htaccess. Bạn có thể kiểm tra xem file .htaccess có bị lỗi không hoặc thử tạm thời xóa file .htaccess để kiểm tra xem lỗi có được giải quyết hay không.
- Kiểm tra file log: Nếu có quyền truy cập vào file log trên máy chủ, bạn có thể kiểm tra file log để xác định nguyên nhân của lỗi. Thông thường, file log sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về lỗi và giúp bạn tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
- Kiểm tra các plugin hoặc theme: Nếu bạn đang sử dụng WordPress, thì cũng có khả năng các plugin hoặc theme có thể bị gây xung đột hoặc không tương thích, từ đó dẫn đến lỗi 500. Trong trường hợp này, bạn hãy thử tắt tất cả các plugin và chuyển sang một theme mặc định để xem có khắc phục được lỗi hay không.
- Cập nhật phiên bản PHP: Sử dụng phiên bản PHP cũ hoặc không tương thích có thể gây ra lỗi 500. Bạn có thể cập nhật PHP lên phiên bản mới nhất và kiểm tra xem có còn bị lỗi không.
- Liên hệ nhà cung cấp dịch vụ: Nếu không tìm được nguyên nhân lỗi 500 Internal Server Error, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để họ kiểm tra và hỗ trợ. Tùy vào nguyên nhân lỗi cụ thể, bạn có thể cần thực hiện các bước khác nhau để khắc phục vấn đề.
Xem thêm: Lỗi 404 Not Found là gì? Cách khắc phục lỗi 402, 403, 404
3. Lỗi 501 Not Implemented là gì?
Lỗi 501 Not Implemented là một mã phản hồi HTTP xảy ra khi server không hỗ trợ các phương thức HTTP được yêu cầu bởi trình duyệt của người dùng hoặc nó chưa được cấu hình chính xác để xử lý yêu cầu đó.
Tuy nhiên, các nguyên nhân khác như quá tải, lỗi máy chủ web hay hết hạn cũng có thể gây ra lỗi này.
Các nguyên nhân chính gây ra lỗi 501 Not Implemented có thể bao gồm:
- Phiên bản HTTP không được hỗ trợ: Máy chủ không hỗ trợ phiên bản HTTP được yêu cầu bởi client. Ví dụ, nếu client yêu cầu sử dụng HTTP/2 mà máy chủ chỉ hỗ trợ HTTP/1.1, lỗi 501 sẽ xuất hiện.
- Phương thức yêu cầu không được hỗ trợ: Máy chủ không hỗ trợ phương thức yêu cầu trong yêu cầu của client. Ví dụ, nếu client yêu cầu sử dụng phương thức TRACE mà máy chủ không hỗ trợ, lỗi 501 sẽ xuất hiện.
- Máy chủ không hoàn thành yêu cầu: Máy chủ không thực hiện được yêu cầu từ client, ví dụ như máy chủ không có plugin hoặc extension cần thiết để xử lý yêu cầu.
- Lỗi cấu hình máy chủ: Một số cấu hình không chính xác hoặc không đúng có thể gây ra lỗi 501. Ví dụ, nếu máy chủ được cấu hình sai để chấp nhận các yêu cầu POST hoặc GET.
- Lỗi máy chủ: Một số lỗi máy chủ nội bộ có thể gây ra lỗi 501. Ví dụ, nếu máy chủ gặp lỗi khi xử lý yêu cầu từ client, thì có thể phản hồi với mã lỗi 501.
- Lỗi mạng: Lỗi mạng có thể ngăn chặn yêu cầu từ client được chuyển đến máy chủ và dẫn đến lỗi 501.
3.1. Cách khắc phục lỗi 501 Not Implemented
Dưới đây là các cách khắc phục cụ thể cho từng trường hợp:
- Máy chủ không có plugin hoặc extension cần thiết: Nếu máy chủ không hỗ trợ yêu cầu của client, bạn có thể thêm các plugin hoặc extension cần thiết để xử lý yêu cầu đó. Nếu lỗi là do cấu hình máy chủ hoặc lỗi máy chủ, bạn có thể sửa lỗi hoặc liên hệ với quản trị viên hệ thống để giải quyết.
- Tạm thời vô hiệu hóa các plugin hoặc extension trên trình duyệt: Nếu lỗi 501 Not Implemented xuất hiện trên một trang web cụ thể, bạn có thể tạm thời vô hiệu hóa các plugin hoặc extension trên trình duyệt của mình để xem liệu chúng có gây ra lỗi này hay không.
- Máy chủ web quá tải: Bạn có thể chuyển sang sử dụng các tài nguyên máy chủ cao hơn hoặc thử tăng bộ nhớ RAM hoặc dung lượng ổ đĩa để tăng khả năng chịu tải của máy chủ.
- Lỗi do máy chủ web: Bạn có thể kiểm tra xem có bất kỳ lỗi nào xảy ra trong quá trình cài đặt, cấu hình hoặc bảo trì máy chủ web. Bạn có thể sử dụng các công cụ kiểm tra lỗi để giúp xác định nguyên nhân chính xác.
- Kiểm tra lại URL yêu cầu: Đôi khi lỗi 501 Not Implemented có thể xảy ra khi URL bị sai hoặc không hợp lệ.
- Cập nhật phiên bản phần mềm máy chủ web: Bạn cần kiểm tra lại yêu cầu của client và đảm bảo rằng nó đúng với phiên bản HTTP và phương thức được hỗ trợ bởi máy chủ.
Xem thêm: Lỗi 301 Redirect là gì? Cách khắc phục lỗi 301, 302, 303
4. Lỗi 502 Bad Gateway là gì?
Lỗi 502 Bad Gateway là một lỗi thường gặp khi truy cập vào một trang web. Lỗi này thường xảy ra khi máy chủ trung gian không thể kết nối được với máy chủ đích để đáp ứng yêu cầu của người dùng.
Các nguyên nhân gây ra lỗi 502 Bad Gateway bao gồm:
- Lỗi máy chủ: Đây là nguyên nhân chính gây ra lỗi 502 Bad Gateway. Nếu máy chủ gặp sự cố kỹ thuật hoặc quá tải, nó không thể xử lý các yêu cầu đến và trả về mã lỗi 502.
- Cấu hình proxy không đúng: Proxy server không hoạt động đúng cách hoặc đã được cấu hình sai, gây ra lỗi kết nối với máy chủ.
- Lỗi đường truyền mạng: Khi tín hiệu internet bị mất kết nối hoặc có lỗi trong quá trình truyền tải dữ liệu, máy chủ không thể xử lý yêu cầu và trả về lỗi 502.
- Lỗi DNS: Khi máy chủ DNS không thể giải quyết tên miền được yêu cầu, nó sẽ không thể kết nối được với máy chủ và trả về lỗi 502.
- Lỗi phần mềm bảo mật: Một số phần mềm bảo mật có thể gây ra lỗi 502 khi chặn các yêu cầu đến và đi từ máy chủ.
- Lỗi cấu hình hệ thống: Nếu cấu hình hệ thống không đúng hoặc có sự cố về phần cứng, nó có thể gây ra lỗi 502.
4.1. Cách khắc phục lỗi 502 Bad Gateway là gì?
Để khắc phục lỗi 502 Bad Gateway, bạn có thể thực hiện các bước sau
- Tải lại trang web: Đôi khi, lỗi 502 chỉ là do sự cố tạm thời và bạn có thể tải lại trang web để kiểm tra xem vấn đề có được giải quyết hay không.
- Xác minh kết nối mạng: Kiểm tra kết nối mạng của bạn để đảm bảo rằng không có vấn đề kết nối.
- Xóa Cached DNS trên máy: Cached DNS bị sai có thể gây ra lỗi 502 Bad Gateway, trong trường hợp này bạn chỉ cần flush DNS. Mỗi hệ điều hành có cách Flush DNS khác nhau, ví dụ trên máy tính Windows, bạn có thể tiến hành bằng cách mở Windows command prompt và gõ lệnh: “ipconfig /flushdns”, sau đó ấn Enter. Nếu bạn dùng MacOS, bạn hãy mở Terminal và nhập dscacheutil – flushcache.
- Vô hiệu hóa CDN: Cấu hình CDN không chính xác có thể dẫn đến 502 Bad Gateway Error. Bạn chỉ cần tạm dừng CDN, tải lại trang web xem lỗi 502 có được khắc phục hay chưa.
- Kiểm tra máy chủ đích: Nếu máy chủ đích đã tạm ngừng hoạt động hoặc quá tải, bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để kiểm tra và giải quyết vấn đề.
- Kiểm tra proxy server: Nếu sử dụng proxy server, hãy kiểm tra xem proxy server có hoạt động bình thường hay không. Nếu không, bạn có thể thử tắt proxy server hoặc sử dụng một proxy server khác.
- Chạy trình duyệt ở chế độ Safe Mode: Trình duyệt chạy ở chế độ Safe Mode sẽ chạy cùng các thiết lập mặc định, khi đó không có add-on, tiện ích mở rộng, toolbar. Nếu chạy trình duyệt ở chế độ Safe Mode không xảy ra lỗi 502 Bad Gateway thì có thể thấy nguyên nhân gây lỗi này bởi các tiện ích mở rộng hay cài đặt trình duyệt gây ra. Bạn chỉ cần reset lại cài đặt về lại chế độ mặc định hay tìm vô hiệu hóa các tiện ích mở rộng và nguyên nhân gây lỗi là xong.
- Xóa cookies: Những file đã lỗi thời hay các file bị lỗi được lưu trữ trong trình duyệt của bạn có thể chính là nguyên nhân gây ra lỗi 502. Trong trường hợp nếu bạn đã xóa các file bộ nhớ cache mà vẫn chưa thể khắc phục được lỗi thì bạn có thể nghĩ đến giải pháp xóa cookies trên trình duyệt.
- Khởi động lại trình duyệt: Lỗi 502 có thể xảy ra do máy chủ của bạn gặp phải sự cố khi duyệt web trên trình duyệt. Cách đơn giản nhất giúp khắc phục lỗi lúc này chính là khởi động lại trình duyệt.
- Sử dụng trình duyệt khác: Nếu lỗi 502 chỉ xuất hiện trên một trình duyệt cụ thể, bạn có thể thử sử dụng một trình duyệt khác để xem vấn đề có được giải quyết hay không.
- Liên hệ nhà cung cấp dịch vụ: Nếu sau khi thực hiện các bước trên mà vẫn không khắc phục được lỗi 502 Bad Gateway, bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ.
5. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng lỗi 500 Internal Server Error
Các nguyên nhân cụ thể gây ra lỗi 500 có thể kể đến như:
- Mã lệnh lỗi: Lỗi 500 có thể do mã lệnh của website gặp lỗi trong quá trình thực thi. Ví dụ nếu mã lệnh có một lỗi cú pháp hoặc lỗi trong quá trình truy xuất cơ sở dữ liệu thì có thể gây ra lỗi 500.
- Quyền truy cập: Nếu server không có quyền truy cập vào các tệp cần thiết để đáp ứng yêu cầu của người dung thì có thể dẫn đến lỗi 500.
- Lỗi từ phía server: Nếu máy chủ gặp sự cố kỹ thuật hoặc bị quá tải do lưu lượng người dung truy cập quá lớn thì có thể gây ra lỗi 500.
- Các phần mềm/ứng dụng bảo mật: Các phần mềm/ứng dụng bảo mật trên server có thể chặn yêu cầu truy cập từ phía người dùng hoặc gây ra xung đột với các phần mềm khác trên server. Điều này cũng có thể dẫn đến lỗi 500 Internal Server Error.
6. Cách khắc phục lỗi 500 Internal Server Error đối với người dùng
Để khắc phục lỗi 500 Internal Server Error từ phía người dùng, bạn có thể thử các biện pháp sau:
6.1. Tải lại trang web
Thử tải lại trang web bằng cách nhấn tổ hợp phím “F5” hoặc “Ctrl + F5” (đối với Windows) hoặc “Command + R” (đối với macOS). Điều này có thể giúp trang web tải lại và loại bỏ lỗi tạm thời.
6.2. Xóa bộ nhớ đệm Cookies
Thỉnh thoảng, lỗi có thể liên quan đến các cookie lưu trữ trên trình duyệt. Hãy thử xóa các cookie hoặc tất cả các dữ liệu duyệt (lịch sử, cookie, cache) trong cài đặt trình duyệt của bạn và sau đó tải lại trang web.
6.3. Xử lý bản lưu cache của trang web
Nếu bạn làm việc với trang web được quản lý bởi bạn, hãy kiểm tra cấu hình lưu cache của trang web. Đôi khi, việc làm mới cache của trang web hoặc xóa tất cả các tệp cache có thể giúp khắc phục lỗi.
6.4. Liên hệ tới người quản trị Website
Nếu các biện pháp trên không giúp giải quyết vấn đề, bạn nên liên hệ với người quản trị hệ thống hoặc nhóm phát triển của trang web để họ kiểm tra và sửa 500 lỗi máy chủ nội bộ từ phía máy chủ hoặc ứng dụng web.
Lưu ý rằng việc khắc phục lỗi 500 thường phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra lỗi trên trang web cụ thể, vì vậy có thể bạn cần sự can thiệp của các chuyên gia hoặc nhà quản trị hệ thống để xác định và sửa lỗi một cách chính xác.
7. Tổng kết
Qua bài viết “Lỗi 500 Internal Server Error Là Gì? Cách Khắc Phục Lỗi 500, 501, 502“, VinaHost mong rằng bạn sẽ hiểu được nguyên nhân cũng như cách khắc phục các lỗi 500, 501, 502.
Nếu bạn đang sử dụng các dịch vụ của VinaHost và cần hỗ trợ khắc phục lỗi, xin vui lòng liên hệ VinaHost qua thông tin sau nhé:
- Trụ sở: 351/31 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Email: cskh@vinahost.vn
- Điện thoại: 1900 6046 nhấn phím 1
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Bạn có thể xem thêm các bài viết khắc phục lỗi website khác tại đây:
Website là gì? Tổng hợp kiến thức về website từ A – Z
World Wide Web là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về WWW
[Tìm Hiểu] CMS là gì | Top 12 Hệ thống CMS phổ biến nhất 2023