[2024] Giả mạo tên miền là gì? | 9 Cách phòng tránh hiệu quả nhất

Giả mạo tên miền là một trong những mối đe dọa lớn đối với doanh nghiệp và người dùng. Những kẻ tấn công sử dụng các tên miền giả để lừa đảo, gây nhầm lẫn và làm mất uy tín thương hiệu. Việc nhận diện và phòng tránh những chiêu trò này không chỉ bảo vệ danh tiếng mà còn đảm bảo an toàn cho thông tin cá nhân và tài chính của người dùng trong môi trường trực tuyến. Bài viết dưới đây của VinaHost sẽ đề cập đến những thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.

1. Giả mạo tên miền là gì?

Giả mạo tên miền (domain spoofing) là một hình thức tấn công trong đó kẻ tấn công sử dụng một tên miền tương tự như tên miền hợp pháp để lừa gạt người dùng.

Mục tiêu của kẻ tấn công là khiến người dùng tin rằng họ đang truy cập vào một trang web an toàn và đáng tin cậy, trong khi thực tế, họ đang truy cập vào một trang web giả mạo hoặc độc hại.

gia mao ten mien
Giả mạo tên miền (domain spoofing) là một hình thức tấn công trong đó kẻ tấn công sử dụng một tên miền tương tự như tên miền hợp pháp để lừa gạt người dùng.

Xem thêm: Tên miền nguy hiểm là gì? | Dấu hiệu & Ngăn chặn tên miền nguy hiểm

2. Một số hình thức giả mạo tên miền phổ biến 

2.1. Sử dụng tên miền giống nhau hoặc tương đồng 

Đây là một trong những cách thức phổ biến nhất mà các trang web giả mạo áp dụng. Họ tạo ra tên miền có các ký tự, dấu và cấu trúc rất giống với tên miền gốc. Ví dụ, một trang web giả mạo có thể sử dụng tên miền www.shoppe.vn thay vì www.shopee.vn để đánh lừa người dùng.

2.2. Sử dụng tên miền phụ hoặc có tiền tố, hậu tố 

Ngoài ra, kẻ tấn công cũng có thể giả mạo tên miền bằng cách thêm hoặc thay đổi phần tiền tố hoặc hậu tố của tên miền, gây nhầm lẫn cho người dùng. Ví dụ, một trang web giả mạo có thể sử dụng tên miền www.shopee-deals.vn thay vì www.shopee.vn để lừa người dùng.

2.3. Chiếm đoạt quyền sở hữu tên miền 

Kiểu giả mạo tên miền này thường liên quan đến việc mua lại hoặc đăng ký lại các tên miền đã hết hạn để chiếm quyền sở hữu. Khi đã sở hữu được tên miền này, kẻ tấn công có thể dễ dàng sử dụng nó để lừa đảo người dùng.

Xem thêm: Cách Kiểm Tra Chủ Sở Hữu Tên Miền [Chính Xác 100%]

2.4. Email Phishing

Email Phishing là hình thức phổ biến nhất của phishing. Hacker sẽ gửi email giả mạo, trông giống như email từ một nguồn đáng tin cậy (ví dụ: ngân hàng, công ty uy tín). Email này thường chứa liên kết đến một trang web giả mạo hoặc có tệp đính kèm độc hại.

2.5. Số điện thoại và SMS Phishing

SMS Phishing là hình thức tấn công phishing qua tin nhắn SMS. Hacker sẽ gửi tin nhắn chứa liên kết độc hại hoặc yêu cầu thông tin cá nhân. Phone Phishing là hình thức lừa đảo qua cuộc gọi điện thoại, kẻ tấn công giả mạo là người từ tổ chức đáng tin cậy để lấy thông tin của nạn nhân nhằm chiếm đoạt tài sản.

2.6. Web Phishing

Kẻ tấn công tạo ra một trang web giả mạo tên miền trông giống như một trang web hợp pháp để lừa người dùng nhập thông tin nhạy cảm như mật khẩu hoặc thông tin thẻ tín dụng.

Xem thêm: Tên miền nhạy cảm là gì? | Cách kiểm tra tên miền nhạy cảm

2.7. Sử dụng kí tự Unicode và Homoglyphs

Homoglyph Attacks sử dụng các ký tự Unicode trông giống các ký tự ASCII để tạo ra tên miền giả mạo. Ví dụ, chữ “а” trong tiếng Nga trông giống chữ “a” trong tiếng Anh nhưng là ký tự khác nhau. Điều này khiến người dùng khó phân biệt tên miền thật và giả mạo.

2.8. Typosquatting

Kẻ tấn công đăng ký các tên miền tương tự với tên miền hợp pháp nhưng có sự sai sót nhỏ (ví dụ: gogle.com thay vì google.com) để lừa người dùng vô tình truy cập vào trang web giả mạo.

2.9. Targeted Spear Phishing

Spear Phishing là hình thức phishing nhắm mục tiêu cụ thể vào một cá nhân hoặc tổ chức. Hacker sẽ nghiên cứu kỹ thông tin về nạn nhân và tạo ra email hoặc tin nhắn có nội dung cá nhân hóa để làm tăng khả năng lừa đảo thành công.

Xem thêm: Domain Suspended là gì? | Hướng dẫn cách xử lý domain Suspended

2.10. Subdirectory Attacks

Subdirectory Attacks là khi kẻ tấn công tạo ra các trang web giả mạo tên miền bằng cách sử dụng các thư mục con trên tên miền hợp pháp. Ví dụ: example.com/banking/login có thể trông giống như trang đăng nhập ngân hàng hợp pháp, nhưng thực tế là trang lừa đảo.

2.11. Redirect Attacks

Hacker sử dụng các liên kết chuyển hướng để dẫn người dùng đến trang web giả mạo. Người dùng có thể click vào một liên kết hợp pháp nhưng bị chuyển hướng đến một trang web lừa đảo thông qua nhiều bước chuyển hướng.

2.12. HTTPS Phishing

HTTPS Phishing là khi kẻ tấn công sử dụng các trang web có chứng chỉ SSL (HTTPS) để làm tăng tính tin cậy của trang web lừa đảo. Người dùng thường tin tưởng các trang web có HTTPS vì họ nghĩ rằng đó là trang web an toàn. Tuy nhiên, chứng chỉ SSL chỉ đảm bảo dữ liệu được mã hóa, không đảm bảo rằng trang web đó là hợp pháp.

gia mao ten mien
Một số hình thức giả mạo tên miền phổ biến

Xem thêm: Thu hồi tên miền là gì? | Hướng dẫn lấy lại tên miền hiệu quả

3. Nguy hiểm của tên miền giả mạo 

3.1. Lừa đảo và chiếm đoạt tài sản 

Hậu quả thường gặp nhất khi bị giả mạo tên miền là bị lừa đảo và mất tài sản. Bằng cách tạo ra trang web giả mạo của các công ty uy tín và yêu cầu người dùng nhập thông tin cá nhân, kẻ gian có thể chiếm đoạt tài sản thông qua thông tin mà người dùng cung cấp.

3.2. Đánh cắp thông tin và danh tính 

Giả mạo tên miền để gửi email lừa đảo cũng là một chiêu thức phổ biến. Kẻ gian sẽ yêu cầu các thông tin nhạy cảm như mật khẩu, số tài khoản ngân hàng hoặc thông tin tài chính khác. Người dùng có thể mất đi những thông tin quan trọng và trở thành nạn nhân của tội phạm mạng một cách dễ dàng.

3.3. Ảnh hưởng thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp 

Sử dụng tên miền giả mạo có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như phá hoại thương hiệu, gây nhầm lẫn và mất uy tín của doanh nghiệp. Các kỹ thuật hack tên miền giả mạo có thể gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến khách hàng và danh tiếng của công ty.

Xem thêm: Registry Lock là gì? | Hướng dẫn sử dụng dịch vụ khóa tên miền

4. Hướng dẫn cách phòng tránh giả mạo tên miền hiệu quả 

4.1. Kiểm tra tên miền 

Trước khi truy cập vào một trang web, hãy kiểm tra kỹ tên miền để đảm bảo nó chính xác. Sử dụng công cụ như WHOIS để xác minh thông tin đăng ký tên miền.

4.2. Sử dụng trình duyệt an toàn

Lựa chọn các trình duyệt web có tính năng bảo mật cao như Google Chrome, Mozilla Firefox hoặc Microsoft Edge. Hãy đảm bảo luôn cập nhật phiên bản mới nhất để được bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật.

4.3. Kiểm tra kết nối an toàn 

Đảm bảo rằng địa chỉ URL của trang web bắt đầu bằng “https://” thay vì “http://”. Biểu tượng khóa bên cạnh địa chỉ cho biết kết nối là an toàn.

Xem thêm: Bảo mật tên miền là gì | Cách bảo mật tên miền tuyệt đối

4.4. Sử dụng mật khẩu mạnh 

Tạo mật khẩu có độ dài ít nhất 12 ký tự, kết hợp chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt. Tránh sử dụng thông tin cá nhân dễ đoán như ngày sinh hay tên.

4.5. Kiểm tra thư điện tử và URL

Khi nhận email, hãy kiểm tra kỹ địa chỉ người gửi và các liên kết. Di chuột qua liên kết để xem URL thật sự trước khi nhấp vào. Nếu có điều gì đáng ngờ, không mở.

4.6. Thận trọng với email khẩn cấp 

Nếu nhận được email yêu cầu hành động gấp, hãy cẩn trọng. Đặc biệt nếu có yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài chính, nên xác minh lại qua kênh chính thức của công ty.

4.7. Cập nhập phần mềm và ứng dụng

Đảm bảo tất cả phần mềm, hệ điều hành và ứng dụng đều được cập nhật thường xuyên để bảo vệ khỏi các lỗ hổng bảo mật. Bật tính năng tự động cập nhật nếu có.

4.8 Sử dụng phần mềm chống Phishing

Cài đặt các phần mềm bảo mật có tính năng phát hiện và ngăn chặn các cuộc tấn công lừa đảo (phishing). Các phần mềm này giúp cảnh báo bạn khi truy cập vào các trang web giả mạo.

4.9. Liên hệ nhà cung cấp tên miền 

Theo dõi tình trạng tên miền của doanh nghiệp và liên hệ ngay với nhà cung cấp tên miền nếu phát hiện dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ bị giả mạo. Họ có thể cung cấp các giải pháp kịp thời. 

Xem thêm: Quản lý tên miền là gì | Phân biệt giữa nhà quản lý & nhà đăng ký

5. Tổng kết

Tóm lại, giả mạo tên miền là một mối nguy hiểm nghiêm trọng trong thế giới số hiện nay, ảnh hưởng không chỉ đến doanh nghiệp mà còn cả người tiêu dùng. Để bảo vệ bản thân và tổ chức khỏi những rủi ro này, việc áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng cần thiết.

Bằng cách nâng cao nhận thức, sử dụng công nghệ bảo mật và kiểm tra kỹ lưỡng các nguồn thông tin, chúng ta có thể giảm thiểu tác động của tình trạng giả mạo tên miền và duy trì an toàn trong môi trường trực tuyến. Bạn có thể xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây  và tham khảo thêm dịch vụ như: Đăng ký tên miền, hosting giá rẻ,  đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost nếu cần hỗ trợ nhé:

Xem thêm một số bài viết khác:

Transfer domain là gì | Hướng dẫn [A-Z] Transfer tên miền dễ dàng

Gia hạn tên miền là gì? Chi phí và cách gia hạn tên miền Website

Vòng đời tên miền Quốc Tế và Việt Nam chi tiết A-Z

Đánh giá
5/5 - (6 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem