Root Domain là gì? Root Domain hay tên miền gốc là cấp cao nhất trong hệ thống tên miền trên Internet. Nó là cái tên mà bạn nhìn thấy sau dấu chấm cuối cùng của một địa chỉ web. Nếu bạn đang muốn đăng ký Root Domain nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và nên chọn dịch vụ của nhà cung cấp nào, thì bài viết này dành cho bạn. VinaHost sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký Root domain từ A đến Z nhé!
1. Root Domain là gì? Ví dụ về Root Domain
Root Domain (Tên miền gốc) là phần chính của một tên miền mà không bao gồm tiền tố “www” hoặc bất kỳ tiền tố phụ nào khác. Nó bao gồm hai thành phần chính: Domain Name (tên miền) và Top-Level Domain (TLD) (miền cấp cao nhất). Ví dụ, trong tên miền “vinahost.vn”, “vinahost” là tên miền và “.vn” là TLD, cả hai kết hợp lại tạo thành Root Domain.
Root Domain là phần cốt lõi của địa chỉ website, và nó không thay đổi dù các tên miền con (subdomains) được thêm vào, ví dụ như “blog.vinahost.com” hay “blog.vinahost.vn”. Nó đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc URL và SEO, vì toàn bộ các tên miền con đều liên kết và chia sẻ uy tín của Root Domain.
Để giúp bạn hình dung rõ hơn, VinaHost sẽ cung cấp thêm một số ví dụ cụ thể về Root Domain:
- .com: Đây là root domain phổ biến nhất, thường được sử dụng cho các mục đích thương mại (commerce). Ví dụ: Facebook.com, Amazon.com.
- .net: Được sử dụng cho các mạng lưới, dịch vụ liên quan đến mạng. Ví dụ: Microsoft.net
- .org: Dành cho các tổ chức phi lợi nhuận. Ví dụ: Wikipedia.org, Redcross.org
- .edu: Dành cho các cơ sở giáo dục. Ví dụ: Harvard.edu, Stanford.edu
- .gov: Dành cho các cơ quan chính phủ. Ví dụ: Whitehouse.gov
- .vn: Dành cho các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Ví dụ: Viettel.vn, VnExpress.net
- Các root domain khác: .info, .biz, .tv, .co, .io, .ai,… mỗi loại đều có ý nghĩa và mục đích sử dụng riêng.
Xem thêm: Tên miền quốc tế là gì? | Mua & Đăng ký tên miền quốc tế
2. Cách thức hoạt động của Root Domain
Như đã đề cập, Root Domain hoạt động như một địa chỉ chính của website trong hệ thống phân giải DNS, giúp định vị và kết nối trang web với máy chủ lưu trữ, đồng thời ảnh hưởng đến cách mà các tên miền con và trang con được quản lý và tối ưu hóa.
Nó bao gồm hai phần chính: tên miền (domain name),, ví dụ như “vinahost” và miền cấp cao nhất (TLD), ví dụ như “.vn”.
Khi một người dùng nhập một URL (ví dụ, “www.vinahost.vn“) vào trình duyệt, hệ thống phân giải tên miền (DNS) sẽ phân giải tên miền thành một địa chỉ IP mà máy tính có thể hiểu và kết nối tới máy chủ web lưu trữ trang web.
Root Domain là phần quan trọng để định vị tên miền trong hệ thống DNS. Nó xác định tên miền chính của trang web và hướng các yêu cầu tới đúng máy chủ.Tất cả các tên miền phụ (subdomains) như “blog.vinahost.vn” đều dựa trên Root Domain và có thể điều hướng tới các máy chủ khác nhau.
Root Domain cũng có ý nghĩa quan trọng với SEO vì toàn bộ nội dung và subdomains của trang web đều được liên kết và ảnh hưởng bởi uy tín của Root Domain. Ví dụ, nếu Root Domain có uy tín cao, các trang con cũng có thể thừa hưởng phần nào sức mạnh SEO đó. Các trang web sử dụng cùng một Root Domain cũng dễ dàng quản lý hơn trong hệ thống tên miền.
Xem thêm: Tìm hiểu tên miền được phân cách bởi dấu gì? Có bao nhiêu loại?
3. Phân loại tên miền phổ biến hiện nay
Việc phân loại tên ViêVVmiền giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng của hệ thống tên miền Internet. Ở phần này, VinaHost sẽ giúp bạn phân loại tên miền phổ biến hiện nay.
3.1. Top level domain (TLD)
Top-Level Domain (TLD) là cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp tên miền, được đặt ngay sau tên miền chính (domain name). Ví dụ trong “vinahost.vn”, “.vn” là TLD. TLD đóng vai trò phân loại tên miền theo chức năng hoặc vị trí địa lý.
Có hai loại TLD chính: Generic TLDs (gTLDs) và Country Code TLDs (ccTLDs).
Ngoài ra, còn có Sponsored TLDs (sTLDs) và Infrastructure TLDs, mỗi loại có mục đích và quy định cụ thể. TLD đóng vai trò quan trọng trong việc xác định tính chất hoặc mục đích của một trang web.
3.2. Generic top-level domain (gTLDs)
Generic Top-Level Domains (gTLDs) là loại tên miền phổ biến nhất và không gắn liền với quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Những gTLD truyền thống bao gồm:
- .com: Được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp thương mại và là gTLD phổ biến nhất thế giới.
- .org: Ban đầu được dành cho các tổ chức phi lợi nhuận, nhưng hiện có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai.
- .net: Thường được sử dụng bởi các công ty mạng và dịch vụ internet. Ngoài ra, kể từ khi mở rộng hệ thống tên miền vào năm 2014, rất nhiều gTLD mới đã được tạo ra như “.shop”, “.blog”, “.tech”, giúp mở rộng sự sáng tạo trong việc lựa chọn tên miền. Các gTLDs có thể sử dụng cho bất kỳ loại hình trang web nào và thường không có hạn chế về người đăng ký.
3.3. Country-code top-level domain (ccTLDs)
Country-Code Top-Level Domains (ccTLDs) là tên miền quốc gia, bao gồm hai ký tự đại diện cho một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cụ thể, chẳng hạn như:
- .vn cho Việt Nam
- .us cho Hoa Kỳ
- .jp cho Nhật Bản ccTLDs thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động tại các quốc gia đó hoặc hướng đến đối tượng người dùng của quốc gia cụ thể. Một số ccTLDs cũng được sử dụng phổ biến hơn với mục đích sáng tạo, chẳng hạn như .co (ban đầu đại diện cho Colombia) hiện được dùng phổ biến như một lựa chọn thay thế cho “.com”.
3.4. Tên miền cấp cao nhất (sTLDs)
Sponsored Top-Level Domains (sTLDs) là những TLD được quản lý và kiểm soát bởi một tổ chức hoặc cộng đồng cụ thể, với mục đích đặc thù. Một số ví dụ nổi bật của sTLD bao gồm:
- .edu: Dành cho các tổ chức giáo dục, chủ yếu là các trường đại học, cao đẳng.
- .gov: Dành riêng cho các tổ chức chính phủ Hoa Kỳ.
- .mil: Được sử dụng bởi các cơ quan quân sự Hoa Kỳ. sTLDs có các yêu cầu nghiêm ngặt đối với người đăng ký, nhằm đảm bảo rằng tên miền được sử dụng đúng với mục đích đã định.
3.5. Infrastructure Top-Level Domain
Infrastructure Top-Level Domain là một loại TLD đặc biệt, trong đó .arpa là tên miền nổi bật nhất. Đây là tên miền không được sử dụng cho mục đích thương mại mà dành cho các mục đích kỹ thuật và quản lý internet, đặc biệt liên quan đến hạ tầng mạng và DNS (Domain Name System). .arpa được tạo ra để quản lý và vận hành các thành phần quan trọng của hạ tầng internet toàn cầu, hỗ trợ các giao thức và tiêu chuẩn internet.
Xem thêm: Domain là gì? Cấu trúc, phân loại và tiêu chí lựa chọn tên miền
3.6. Các loại tên miền khác
Ngoài các loại tên miền trên, còn có một số loại tên miền khác, bao gồm:
- New gTLDs: Kể từ năm 2014, ICANN đã cho phép hàng trăm gTLD mới được ra đời. Những gTLD này mở ra nhiều lựa chọn tên miền sáng tạo, ví dụ như .app, .store, .tech, .blog. Những gTLD này giúp các doanh nghiệp hoặc cá nhân lựa chọn tên miền phù hợp với ngành nghề hoặc mục đích cụ thể.
- Internationalized Domain Names (IDNs): IDN là loại tên miền quốc tế hóa, cho phép sử dụng các ký tự không phải chữ cái Latinh. Điều này cho phép người dùng đăng ký tên miền với các ký tự từ các ngôn ngữ như tiếng Trung, tiếng Ả Rập, tiếng Nhật, tiếng Nga, và nhiều ngôn ngữ khác. Điều này rất quan trọng trong việc hỗ trợ đa dạng hóa và mở rộng sự hiện diện của các trang web trên toàn cầu.
- Second-Level Domains (SLDs): Đây là phần tên miền nằm ngay trước TLD. Ví dụ, trong “example.com”, “example” là SLD. Mặc dù không phải là một loại tên miền độc lập, nhưng việc lựa chọn SLD có ảnh hưởng lớn đến tính nhận diện thương hiệu và SEO của trang web.
- Third-Level Domains: Tên miền cấp ba (ví dụ: “www”) là phần được thêm vào trước SLD, thường được sử dụng để tạo các subdomains như “blog.example.com” hoặc “shop.example.com”. Subdomains này cho phép tổ chức trang web một cách linh hoạt và phân chia nội dung theo từng lĩnh vực cụ thể.
4. Vai trò của Root Domain đối với SEO
Root Domain đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Nó ảnh hưởng đến cách các công cụ tìm kiếm như Google hiểu và xếp hạng website của bạn. Sau đây, VinaHost sẽ giới thiệu đến bạn một số vai trò chính của Root Domain đối với SEO:
- Uy tín và sức mạnh tên miền (Domain Authority): Root Domain là yếu tố quyết định đến uy tín tổng thể của một website. Nếu Root Domain có lịch sử hoạt động tốt, nhiều liên kết chất lượng từ các trang web khác, thì toàn bộ website, bao gồm cả các trang con và subdomain, đều có khả năng được hưởng lợi về xếp hạng SEO.
- Cấu trúc URL hợp lý: Một Root Domain tốt giúp xây dựng cấu trúc URL rõ ràng, logic. Công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục (index) toàn bộ nội dung trên trang, giúp cải thiện khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Tạo dựng thương hiệu: Root Domain dễ nhớ và liên quan đến nội dung trang web giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu, cải thiện tỷ lệ nhấp (CTR) và trải nghiệm người dùng, điều này tác động tích cực đến SEO.
- Liên kết nội bộ: Khi có một Root Domain uy tín, các liên kết nội bộ giữa các trang trên cùng tên miền có thể hỗ trợ lẫn nhau, giúp tăng cường hiệu quả SEO cho toàn bộ website.
- Tăng cường khả năng cạnh tranh: Một Root Domain mạnh mẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh với các trang web khác trên cùng lĩnh vực, vì Google ưu tiên các trang web có độ uy tín cao khi xếp hạng.
Xem thêm: Gia hạn tên miền là gì? Chi phí và cách gia hạn tên miền Website
5. Hướng dẫn cách đăng ký Root Domain dễ dàng, nhanh chóng
Ở phần này, VinaHost sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký Root domain dễ dàng, nhanh chóng tại nhà đăng ký tên miền VinaHost nhé!
5.1. Bước 1: Truy cập vào website của nhà cung cấp tên miền
Đầu tiên, bạn truy cập webiste vinahost.vn của nhà cung cấp VinaHost – nhà đăng ký tên miền .VN chính thức được Trung tâm Internet Việt Nam VNNIC công nhận.
VNNIC, viết tắt của Vietnam Network Information Center, là trung tâm thông tin mạng Việt Nam. Đây là cơ quan trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam, có nhiệm vụ chính trong việc quản lý, điều phối và phát triển các tên miền quốc gia Việt Nam (ccTLD) là .vn.
VNNIC đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Internet tại Việt Nam, đảm bảo an toàn và tin cậy cho các dịch vụ trực tuyến. Sự hiện diện và hoạt động của VNNIC không chỉ giúp phát triển tên miền mà còn hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế số, thúc đẩy giao dịch điện tử và cải thiện chất lượng dịch vụ trực tuyến trong nước.
Tại menu đầu trang, bạn chọn Tên Miền -> Đăng Ký Tên miền để chuyến đến trang đăng ký tên miền.
VinaHost cung cấp dịch vụ tên miền trọn gói bao gồm: đăng ký, gia hạn, chuyển, chuyển nhượng,.. cho tất cả khách hàng trong và ngoài nước. Với hơn 16 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành, VinaHost đã từng bước chiếm được lòng tin của hàng ngàn khách hàng và liên tục nâng cấp chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Tại đây, bảng có thể tham khảo bảng giá tên miền Việt Nam, tên miền Quốc Tế và các dịch vụ bổ trợ tên miền tại VinaHost.
Hiện tại, bên cạnh dịch vụ tên miền, VinaHost còn cho thuê Hosting, Máy chủ, Máy chủ ảo VPS, Máy chủ đám mây Cloud server, các dịch vụ Email, Thiết kế website chuẩn SEO, CDN, VPN, các dịch vụ của Alibaba Cloud…
Nếu cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ support@vinahost.vn hoặc chat với VinaHost tại đây.
Xem thêm: [Miễn Phí] Đăng ký & Quản lý tên miền Tiếng Việt có dấu
5.2. Bước 2: Nhập tên miền muốn đăng ký vào ô tìm kiếm
Đầu tiên, bạn truy cập webiste vinahost.vn và chọn mục ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN để tìm kiếm tên miền cần đăng kí.
Nếu tên miền bạn muốn mua đã bị đăng ký trước, hãy chọn một tên miền khác và thêm vào giỏ hàng.
Xem thêm: Parked Domain là gì? | Hướng dẫn thiết lập & Cấu hình Parked Domain
5.3. Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết
Tiếp theo, bạn sẽ được chuyển đến giao diện Giỏ hàng. Tại đây bạn sẽ cần cung cấp thông tin về chủ thể đăng ký tên miền bằng cách điền vào các trường bắt buộc như tên chủ thể, số CCCD, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, Email, số điện thoại,… Thông tin cần cung cấp sẽ có sự khác nhau giữa cá nhân và tổ chức.
Nếu bạn là khách hàng cá nhân, các thông tin yêu cầu bao gồm:
- Nhập tên Chủ thể chính xác theo thông tin trên CCCD/Hộ chiếu
- Nhập số CMND/CCCD/Hộ chiếu
- Chọn giới tính
- Nhập ngày sinh
- Nhập địa chỉ: Nhập địa chỉ đầy đủ 05 cấp theo quy định; Chọn Quốc gia – Tỉnh Thành – Quận huyện – Phường xã – Nhập địa chỉ số nhà, tên đường.
- Nhập email
- Nhập số điện thoại
Nếu bạn là khách hàng tổ chức, các thông tin yêu cầu bao gồm:
- Chủ thể đăng ký tên miền: Mã số thuế, tên chủ thể, tên người đại diện chủ thể, số CCCD, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, Email, số điện thoại.
- Người quản lý tên miền: Tên người quản lý, số CCCD, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, Email, số điện thoại.
- Người quản lý kỹ thuật: Tên người quản lý, số CCCD, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, Email, số điện thoại.
- Người thanh toán: Tên người thanh toán, số CCCD, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, Email, số điện thoại.
Sau khi nhập đầy đủ thông tin, bạn cần xác nhận đồng ý đăng ý tên miền với thông tin như đã cung cấp và hoàn toàn chịu trách nhiệm và không có khiếu nại sau khi đăng ký tên miền. Lưu ý rằng tên miền sẽ được kích hoạt tự động theo thông tin bạn đã nhập và VinaHost sẽ không hỗ trợ thay đổi tên chủ thể.
Trong trường hợp thông tin đăng ý không hợp lệ hoặc không khớp với giấy tờ xác nhận, tên miền sẽ bị thu hồi và VinaHost sẽ không hoàn lại chi phí đăng ký tên miền.
5.4. Bước 4: Kiểm tra lại thông tin đăng ký và tiến hành thanh toán
Sau khi xác nhận xong, bạn sẽ được chuyển đến bước Thanh toán. VinaHost cung cấp nhiều phương thức thanh toán như chuyển khoản, thanh toán trực tuyến,…Tại đây, bạn chọn phương thức thanh toán phù hợp với mình và tiến hành thanh toán.
5.5. Bước 5: Xác nhận thanh toán thành công
Sau khi thanh toán thành công, tại giao diện khách hàng, bạn truy cập Tên Miền -> chọn Xác thực chủ thể tên miền. Tại đây sẽ hiển thị danh sách toàn bộ tên miền bạn đã đăng ký tại VinaHost. Bạn cần thực hiện thêm thao tác xác thực chủ thể tên miền theo hướng dẫn eKYC tại đây để tên miền được kích hoạt.
Xem thêm: Transfer domain là gì? | Hướng dẫn [A-Z] Transfer tên miền dễ dàng
6. Tổng kết
Qua bài viết “Root Domain là gì? | Cách đăng ký Root Domain [Cực Dễ]“, ta có thể thấy root domain không chỉ đơn thuần là một địa chỉ web mà còn là một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu trực tuyến. Do đó, việc lựa chọn và quản lý root domain một cách thông minh sẽ góp phần không nhỏ vào sự thành công của các hoạt động kinh doanh và truyền thông của bạn.
Bạn có thể xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây và đừng ngại ngần liên hệ VinaHost nếu cần hỗ trợ nhé:
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm:
Whois là gì? Hướng dẫn tra cứu, cập nhật, ẩn thông tin tên miền
Định giá tên miền là gì? | 7+ thẩm định giá tên miền [Chính Xác]