Domain Authority là gì? | 10 Cách tăng điểm DA cho Website 2025

Domain Authority là một thuật ngữ quen thuộc trong cộng đồng SEO, tuy nhiên vẫn còn rất mới mẻ với nhiều người. Đây là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá chất lượng Website và ảnh hưởng đến cả quá trình SEO của bạn. Vậy Domain Authority là gì? Làm thế nào để đánh giá Domain Authority của Website? Bài viết sau đây của VinaHost sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

1. Domain Authority là gì?

Domain Authority thường được viết tắt là DA, dùng để dự đoán khả năng xếp hạng của trang Web.

Chỉ số này được phát triển bởi Moz, dao động trong khoảng từ 0 – 100. Trang Web có điểm càng cao sẽ có thứ hạng càng cao.

Các trang Web cùng lĩnh vực có thể dùng chỉ số này để so sánh với nhau. Do đó, có thể xem Domain Authority là một trong những chỉ số đo lường khả năng cạnh tranh giữa các trang Web. Ngoài ra, người quản lý Website cũng có thể theo dõi chỉ số này để đánh giá quá trình tối ưu trang Web.

domain authority la gi
Domain Authority dùng để dự đoán khả năng xếp hạng của trang Web

Xem thêm: [Bật Mí] – Website Là Gì | Tổng Hợp Toàn Bộ Kiến Thức Website A-Z

2. Hướng dẫn cách kiểm tra/check Domain Authority nhanh

Khi đã hiểu Domain Authority là gì? Chắc hẳn bạn sẽ muốn biết cách để kiểm tra chất lượng Domain Authority cho Website của bạn. Để thực hiện điều này, bạn có rất nhiều công cụ hỗ trợ miễn phí, ví dụ như: Link Explorer, SERP Analysis, MozBar,…

Để thuận tiện hơn cho người dùng, chỉ số Domain Authority cũng đã được tích hợp vào một số công cụ khác như Moz Pro Campaigns và AIP. Chỉ số này còn được thống kê trên rất nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau. Điều này cho phép bạn có cái nhìn tổng quát nhất về Website của mình.

3. Hướng dẫn cách tính điểm Domain Authority chính xác

Vậy những yếu tố sẽ ảnh hưởng Domain Authority là gì? Điểm Domain Authority được đánh giá dựa trên tổng số các liên kết và liên kết các Roots Domain. Các liên kết của Website càng chất lượng thì điểm sẽ càng cao. Thông thường, các trang có lượng liên kết cực lớn như Wikipedia hay Google.com sẽ luôn đứng Top đầu. Những doanh nghiệp nhỏ có ít liên kết sẽ có điểm Domain Authority thấp hơn đáng kể.

Để đạt mức 20 đến 30 điểm sẽ khá đơn giản nhưng nếu bạn muốn tăng Domain Authority từ 70 điểm trở lên thì cần áp dụng nhiều kỹ thuật chuyên môn. 

domain authority la gi
Điểm Domain Authority được đánh giá dựa trên tổng số các liên kết.

4. Bao nhiêu điểm Domain Authority thì được xem là tốt?

Bản chất Domain Authority là một công cụ so sánh nên không thể xác định rõ ràng điểm bao nhiêu là tốt và bao nhiêu là xấu. Do đó, tốt nhất là bạn nên so sánh Domain Authority của bạn với các đối thủ cùng ngành. Điều bạn cần thực hiện là vượt qua DA của đối thủ. Nhờ vào thống kê này bạn cũng biết được điểm DA phù hợp trong lĩnh vực của bạn là bao nhiêu để từng bước cải thiện Website.

5. So sánh sự khác nhau giữa Domain Authority và Page Authority

Khi tìm hiểu về Domain Authority là gì, bạn sẽ rất dễ nhầm lẫn với thuật ngữ Page Authority. Mặc dù đều hỗ trợ cho việc tối ưu Website nhưng 2 thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau. Theo đó:

  • Domain Authority: được dùng để phỏng đoán thứ hạng của toàn bộ Domain
  • Page Authority: là công cụ đo lường sức mạnh của một trang trong toàn bộ Website
domain authority la gi
So sánh Domain Authority và Page Authority

6. 10 Cách tối ưu và tăng điểm Domain Authority hiệu quả, chất lượng

Như đã đề cập phía trên, để có được điểm Domain Authority cao, bạn cần áp dụng các yếu tố kỹ thuật. Để hỗ trợ bạn, VinaHost sẽ giới thiệu 10 cách tối ưu Website giúp bạn cải thiện điểm DA trong thời gian ngắn nhất.

6.1. Lựa chọn tên miền chất lượng

Tên miền là yếu tố đầu tiên bạn cần quan tâm vì nó đóng vai trò quan trọng trong điểm DA của trang Web. Những yếu tố bạn cần lưu ý khi lựa chọn tên miền có thể kể đến như:

  • Tên Domain phải phù hợp với chủ đề mà trang Web đang đề cập.
  • Tên miền phải ngắn gọn, đơn giản và dễ nhớ

Nếu đã có sẵn Domain thì bạn cần thường xuyên kiểm tra về thời gian hoạt động và gia hạn kịp thời, tránh việc gián đoạn trong quá trình sử dụng tên miền.

Lưu ý rằng tên miền càng được sử dụng lâu thì càng được đánh giá cao vì có độ uy tín. 

Xem thêm: [TOP] 13+ Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho Website 2023

6.2. Xuất bản và tối ưu hóa nội dung liên tục, chất lượng

Việc cập nhật nội dung liên tục là điều cơ bản cần thực hiện trong quá trình xây dựng Website. Trong quá trình tối ưu bài viết, ngoài chất lượng nội dung, bạn cần đặc biệt lưu ý các liên kết nội và liên kết ngoại. Điểm Domain Authority sẽ được đánh giá dựa trên các liên kết này. Do đó, bạn cần giữ cho tất cả liên kết có liên quan tới nội dung bài viết và đem lại giá trị cho người dùng.

Nội dung càng tốt thì càng có nhiều trang Web khác liên kết với bài viết của bạn. Đây cũng là một nguồn liên kết chất lượng giúp bạn tăng điểm Domain Authority.

Trong thiết kế giao diện Website, bạn cũng có thể tạo thanh bên (Sidebar) để để đặt Link của các bài viết mới. Điều này giúp người dùng dễ theo dõi và đem lại đánh giá tích cực cho Website.

domain authority la gi
Xuất bản và tối ưu hóa nội dung liên tục

Xem thêm: [FREE] Bật Mí 16 Công Cụ Lập Kế Hoạch Từ Khóa Tốt Nhất

6.3. Tối ưu hóa On-Page cho Website

Chất lượng On-Page của Website không chỉ tác động đến điểm Domain Authority mà còn ảnh hưởng đến cả quá trình SEO. Vì thế, bạn cần đảm bảo tối ưu tất cả code của Website, bao gồm các thẻ tiêu đề, heading, mục lục bài viết, hình ảnh trên trang Web,… Website càng được tối ưu Onpage thì trải nghiệm người dùng càng tích cực, tăng thời gian người dùng lưu lại trên trang Web và đọc thêm các bài viết mới.

Xem thêm: Content Pillar là gì? Lợi ích & 6 bước triển khai Content Pillar

6.4. Tạo nội dung Link liên kết tốt

Những liên kết chất lượng sẽ tăng lượng traffic cho bài viết. Lưu ý rằng bạn không nên chỉ tập trung vào số lượng Link liên kết mà quên đi mức độ liên quan của các liên kết.

Để làm được điều này, bạn cần tạo nội dung dài, có tính bao quát cao và có chiều sâu. Từ một bài viết bao quát, bạn có thể phát triển thêm nhiều bài viết chi tiết khác nhằm đáp ứng nhu cầu người đọc và tạo hệ thống Link liên kết chất lượng.

domain authority la gi
Tạo nội dung Link liên kết tốt

Để xác định được những bài viết liên quan, bạn cần sự hỗ trợ của của các công cụ nghiên cứu từ khóa như Keyword Tool hay Keyword Planner. Theo đó, bạn chỉ cần nhập từ khóa chính, ví dụ như: Domain Authority thì công cụ sẽ hiện những keyword liên quan (Related Keywords) như: Domain Authority là gì, cách tính Domain Authority, công cụ đo lường Domain Authority,….

Điều này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng bài viết, củng cố mức độ liên quan của các Link liên kết. Nhờ đó, công cụ tìm kiếm cũng dễ dàng hơn trong việc lập chỉ mục trang Web của bạn. Đứng trên góc độ người dùng, liên kết nội tạo nên sự tiện lợi cho người đọc, giúp giữ chân người xem và tăng trải nghiệm tích cực. Từ đó, giúp trang Web cải thiện điểm Domain Authority.

Ngoài việc xây dựng liên kết nội, bạn cũng nên xây dựng thêm hệ thống liên kết ngoại để dẫn đến các trang Web có uy tín, ví dụ như trích nguồn nếu bài viết của bạn có liên quan đến những khái niệm học thuật nhằm tăng độ tin cậy cho Website.

6.5. Lọc và loại bỏ những liên kết xấu, kém chất lượng

Ngoài việc xây dựng liên kết nội, bạn còn cần thường xuyên kiểm tra các liên kết từ những trang Web khác đang dẫn đến Website của bạn. Những liên kết độc hại sẽ tác động không tốt lên Website của bạn, khiến điểm Domain Authority bị giảm đi nhanh chóng.

Do đó, bạn cần kiểm tra và xóa chúng khỏi trang. Với công cụ Link Manager, bạn có thể dễ dàng loại bỏ nhiều liên kết độc hại cùng lúc, tiết kiệm đáng kể thời gian trong quá trình tối ưu Website.

6.6. Tối ưu Website thân thiện trên thiết bị di động 

Các thiết bị di động đang ngày càng được sử dụng phổ biến. Người dùng có xu hướng tìm kiếm thông tin và truy cập Website bằng thiết bị di động. Do đó, nếu muốn tăng điểm Domain Authority, bạn cần tối ưu giao diện trang Web trên di động. Khi giao diện trên di động không được tối ưu thì Website sẽ mất đi một lượng truy cập lớn.

Để kiểm tra độ thân thiện của trang trên di động, bạn có thể sử dụng công cụ Mobile-Friendly Test của Google Developers. Sau khi nhập địa chỉ trang Web, công cụ sẽ tiến hành kiểm tra và đưa ra kết quả ngay lập tức. Những lỗi thường gặp của giao diện Website trên điện thoại có thể kể đến như lỗi Layout, Font chữ hay thời gian truy cập quá lâu.

domain authority la gi
Tối ưu Website thân thiện trên thiết bị di động

6.7. Tăng tốc độ tải trang 

Người dùng sẽ không chờ đợi những trang Web có tốc độ chậm nên dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao. Có rất nhiều công cụ giúp bạn kiểm tra tốc độ tải trang, ví dụ như PageSpeed – một công cụ được tạo ra bởi Google. Ngoài việc cho kết quả, công cụ còn đưa ra giải pháp hữu hiệu để cải thiện. Việc khắc phục sớm tốc độ tải trang sẽ giúp bạn cải thiện điểm Domain Authority nhờ nâng cao khả năng người dùng lưu lại và tiếp tục đọc các bài viết trên trang Web.

Xem thêm: Google Pagespeed Insights là gì | 10 cách tối ưu PSI đạt [90-99]

6.8. Tạo nội dung thu hút để nâng cao danh tiếng

Danh tiếng của Website sẽ giúp thúc đẩy người dùng truy cập vào trang, từ đó nâng cao điểm Domain Authority. Để làm được điều này, bạn cần tập trung tạo ra những nội dung có giá trị. Nếu Website của bạn có độ tin cậy cao trong một lĩnh vực nhất định thì người dùng sẽ tự tìm đến khi có nhu cầu tìm hiểu thông tin. Trong bước đầu xây dựng danh tiếng của Website, bạn có thể quảng bá thông tin Website trên các trang mạng xã hội để thu hút người dùng.

Xem thêm: Từ khóa là gì | Phân loại & Chọn từ khóa SEO lên TOP 1

6.9. Quảng bá nội dung thông qua các trang MXH

Mạng xã hội là một phương tiện hữu ích trong việc tạo sự thu hút cho Website của mình. Khi nhiều người truy cập và có trải nghiệm tốt về Website thì giá trị thương hiệu cũng tăng lên đáng kể. Việc này giúp Website của bạn thu hút liên kết từ bên ngoài tới, giúp tăng điểm Domain Authority. Mạng xã hội cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến các xếp hạng tìm kiếm.

Một số kênh phổ biến mà bạn có thể cân nhắc như: Facebook, Youtube, Instagram, LinkedIn,… Khi thiết kế giao diện Website, bạn cũng có thể thêm nút chia sẻ lên các mạng xã hội. Nếu thông tin hữu ích, người dùng có thể dễ dàng chia sẻ lên mạng xã hội. Nhờ đó, Website của bạn sẽ có nhiều người biết đến hơn.

domain authority la gi
Quảng bá nội dung thông qua các trang MXH

Xem thêm: [Tìm Hiểu] Pinterest là gì? | Cách sử dụng trên Điện thoại & Máy tính

6.10. Cần kiên nhẫn để tên miền của bạn có thời gian phát triển

Bước cuối cùng trong việc cải thiện điểm Domain Authority là gì? Đó chính là liên tục tối ưu và kiên nhẫn để Website của có thời gian phát triển. Vì xây dựng Website là công việc dài hạn nên bạn đừng quá nôn nóng và áp lực. Nếu điểm DA của bạn thấp thì cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần bạn kiên trì tối ưu Website và đem đến cho người dùng những nội dung giá trị thì điểm DA của bạn sẽ dần cải thiện.

7. Một số câu hỏi liên quan đến điểm Domain Authority

Trong quá trình tìm hiểu Domain Authority là gì? có thể bạn sẽ gặp phải những thắc mắc sau.

7.1. Tại sao các trang Web mới đều có điểm Domain Authority bằng 1?

Như đã đề cập phía trên, việc tên miền đã được sử dụng lâu hay mới dùng gần đây có ảnh hưởng rất lớn đến điểm Domain Authority. Các trang Web mới sẽ không được đánh giá cao vì chưa có độ tin cậy. Do đó, điểm Domain Authority thường bằng 1. Khi Website được tối ưu và phát triển dần theo thời gian thì điểm Domain Authority sẽ từng bước được cải thiện.

7.2. Điểm Domain Authority liệu có quan trọng?

Domain Authority rất quan trọng bởi vì nó dự đoán thứ hạng của Website trên công cụ tìm kiếm. Chỉ số này cũng sẽ giúp bạn so sánh với các đối thủ cạnh tranh và tự đánh giá về độ tin cậy của Website trong mắt công cụ tìm kiếm.

7.3. Điểm Domain Authority có ảnh hưởng gì đến SEO không?

Domain Authority của Website cao sẽ phản ánh phần nào thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Do đó, có thể nói DA có tác động gián tiếp đến SEO. Ví dụ như một Website có điểm cao sẽ thường có thứ hạng cao hơn một trang Web có chỉ số DA thấp.

8. Tổng kết

Domain Authority là một những yếu tố quan trọng trong việc vận hành và phát triển Website. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra và cải thiện điểm Domain Authority. Bạn cũng có thể dựa vào điểm Domain Authority để so sánh với Website của đối thủ. Hy vọng bài viết đã giúp  bạn hiểu Domain Authority là gì cũng như quá trình tối ưu hóa Website. Để tham khảo thêm các bài viết thú vị khác, mời bạn truy cập Blog của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với chúng tôi nếu cần tư vấn thêm.

Xem thêm:

Site Vệ Tinh là gì? 3 Cách Tạo Hệ Thống WEB Vệ Tinh Hiệu Quả

Các Thủ Thuật Tìm Kiếm Trên Google Chuẩn SEO Hiệu Quả – 2023

Internet Marketing là gì? | Tổng hợp về Internet Marketing

Digital Marketing Là Gì? Công Việc Của Digital Marketing – 2023

Đánh giá
5/5 - (3 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem