[2025] Hướng dẫn cách tạo máy ảo trên win 10, 11 chi tiết 

Tạo máy ảo trên Win 10 là giải pháp tuyệt vời giúp bạn vận hành nhiều hệ điều hành cùng lúc trên một thiết bị, phục vụ nhu cầu phát triển phần mềm, thử nghiệm hoặc làm việc đa nhiệm hiệu quả. Trong bài viết này, VinaHost sẽ hướng dẫn chi tiết cách tạo máy ảo trên Win 10 bằng VMware Player, VirtualBox và Hyper-V, những công cụ phổ biến, dễ sử dụng và mạnh mẽ nhất hiện nay. Hãy cùng khám phá các bước đơn giản để thiết lập môi trường ảo hóa phù hợp với bạn.

Tóm lược hướng dẫn tạo máy ảo chi tiết trên Windows 10 & 11

Muốn chạy nhiều hệ điều hành như Linux hay Windows khác ngay trên máy tính mà không cần cài phức tạp? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách tạo máy ảo trên win 10 & 11 bằng 3 công cụ phổ biến:
🎮 VMware Player
📦 VirtualBox
🧰 Hyper-V (có sẵn trong Windows)

Mỗi phương pháp đều đi kèm hướng dẫn từng bước trực quan, từ việc chọn file ISO, phân bổ tài nguyên như RAM, CPU, ổ cứng, cho đến khi khởi động và cài đặt hệ điều hành thành công. Các hình ảnh minh họa chi tiết sẽ giúp bạn không bỏ lỡ bất kỳ thao tác quan trọng nào.

Dù mục đích của bạn là để học tập, thử nghiệm phần mềm hay làm việc đa nhiệm, bài viết này sẽ giúp bạn tự tin thiết lập một môi trường ảo hóa hoàn chỉnh ngay trên chiếc máy tính của mình. 🚀

1. Cách tạo máy ảo trên windows 10 bằng VMware Player

VMware Workstation Player là phần mềm miễn phí và phổ biến, giúp bạn tạo máy ảo trên Win 10 một cách dễ dàng để chạy song song các hệ điều hành khác như Windows, Linux hoặc thậm chí macOS. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tạo máy ảo trên win 10 bằng VMware Player. Nếu Khách hàng có nhu cầu máy chủ ảo có thể tham khảo: VPS giá rẻ, VPS MMO, VPS Windows, VPS cao cấp, VPS NVMe, VPS GPU, VPS Forex.

1.1. Tạo VMware Virtual Machine

Bước 1: Mở phần mềm VMware Workstation Player trên máy tính của bạn. Tại giao diện chính, chọn Create a New Virtual Machine để bắt đầu quá trình tạo máy chủ ảo mới.

tao may ao tren win 10
Chọn Create a New Virtual Machine để bắt đầu quá trình tạo máy ảo trên win 10 bằng VMware player

Bước 2: Trong cửa sổ hiện ra, bạn hãy chọn Typical (recommend) – cấu hình mặc định phù hợp cho người dùng phổ thông. Sau đó nhấn Next để tiếp tục.

tao may ao tren win 10
Tiếp theo, chọn Typical (recommend)

Bước 3: Tiếp theo, bạn cần cung cấp thông tin hệ điều hành cho máy chủ ảo. Hãy nhấn vào Browse và chọn file Windows 10 ISO mà bạn đã chuẩn bị từ trước. Sau khi chọn xong, nhấn Next.

tao may ao tren win 10
Cung cấp thông tin hệ điều hành cho máy ảo và chọn file Windows 10 ISO mà bạn đã chuẩn bị từ trước

Lưu ý: Trong một số trường hợp, VMware không tự động nhận diện hệ điều hành từ file ISO. Lúc này, bạn cần chọn thủ công phiên bản Windows muốn cài đặt. Nhớ chọn đúng giữa bản 32-bit64-bit, tùy theo cấu hình máy tính của bạn. Nếu máy có RAM thấp hoặc ổ cứng giới hạn, bạn nên ưu tiên bản 32-bit để tiết kiệm tài nguyên.

Bước 4: Đặt tên cho máy ảo của bạn ở phần Virtual Machine Name. Đồng thời chọn nơi lưu trữ máy ảo trong mục Location (bạn có thể giữ nguyên mặc định hoặc thay đổi sang ổ đĩa khác nếu cần). Sau đó chọn Next

tao may ao tren win 10
Đặt tên và chọn nơi lưu trữ máy ảo

Bước 5: Ở bước này, bạn nên chọn dung lượng lưu trữ trong khoảng 40 – 60GB để đảm bảo đủ không gian cho hệ điều hành và phần mềm cần thiết. Đồng thời, nên chọn tùy chọn Split virtual disk into multiple files/Đĩa ảo chia thành nhiều tập tin – giúp việc quản lý và sao lưu dễ dàng hơn, đặc biệt khi sử dụng ổ cứng HDD hoặc lưu trữ đám mây.

tao may ao tren win 10
Nên chọn dung lượng trong khoảng 40 – 60GB để đảm bảo đủ không gian

Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn đã sẵn sàng để tùy chỉnh phần cứng cho máy ảo. Cùng chuyển sang bước tiếp theo.

1.2. Tùy chỉnh cấu hình phần cứng ảo 

Trước khi hoàn tất, hãy chọn Customize Hardware/Tùy chỉnh phần cứng để thiết lập RAM và CPU phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn.

  • Điều chỉnh RAM: Ở phần Memory, bạn có thể lựa chọn dung lượng RAM mà máy ảo sẽ sử dụng. Với các tác vụ cơ bản, mức cấu hình từ 1GB đến 2GB RAM là đủ để Windows 10 hoạt động ổn định mà không làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất của máy tính thật.
  • Tăng số lõi CPU: Tiếp theo, vào phần Processor để điều chỉnh số lõi CPU cho máy ảo. Nếu máy tính của bạn có nhiều lõi xử lý, hãy chọn 2 lõi (cores) để máy ảo vận hành mượt mà hơn so với mặc định 1 lõi.
  • Sau khi đã hoàn tất việc điều chỉnh cấu hình phần cứng, nhấn Close để quay lại màn hình chính của trình cài đặt.

Cuối cùng, bạn nhấn Finish để kết thúc quá trình tạo máy chủ ảo và lưu lại toàn bộ cài đặt.

tao may ao tren win 10
Sau khi tùy chỉnh phần cứng xong, hãy nhấn Finish để hoàn tất quá trình tạo máy chủ ảo.

1.3. Cài đặt Windows 10 

Sau khi hoàn tất các bước cấu hình, bạn hãy nhấn vào nút Power on this virtual machine để khởi động máy ảo. Ngay sau đó, quá trình cài đặt Windows 10 sẽ tự động bắt đầu.

tao may ao tren win 10
Nhấn vào nút Power on this virtual machine để khởi động máy ảo

Việc cài đặt Windows trên máy ảo cũng tương tự như khi bạn cài trên máy thật. Bạn chỉ cần làm theo các bước quen thuộc như chọn ngôn ngữ, định dạng ổ đĩa và đợi hệ điều hành hoàn tất cài đặt.

2. Cách tạo máy ảo trên windows 10 bằng VirtualBox

VirtualBox là một công cụ miễn phí, phổ biến và dễ sử dụng để tạo máy ảo trên win 10. Dưới đây là hướng dẫn từng bước giúp bạn thiết lập nhanh chóng.

Bước 1: Tại thanh tìm kiếm trên Windows, bạn gõ “VirtualBox”, sau đó nhấn Enter và chọn Oracle VM VirtualBox để khởi chạy ứng dụng.

tao may ao tren win 10
Tìm VirtualBox và chọn Oracle VM VirtualBox để bắt đầu tạo máy ảo trên win 10 bằng công cụ VirtualBox

Bước 2: Trong giao diện chính của VirtualBox, nhấn nút New để bắt đầu quá trình tạo máy chủ ảo.

tao may ao tren win 10
Nhấn nút New để bắt đầu quá trình tạo máy chủ ảo

Bước 3: Điền các thông tin cơ bản cho máy ảo:

  • Name: Đặt tên cho máy ảo theo ý muốn.
  • Machine Folder: Chọn thư mục để lưu trữ máy ảo.
  • Type: Chọn Microsoft Windows.
  • Version: Chọn phiên bản phù hợp như Windows 10 (64-bit) hoặc Windows 10 (32-bit) nếu cấu hình máy thật không đủ mạnh.
tao may ao tren win 10
Điền các thông tin cơ bản cho máy ảo

Sau khi hoàn tất, nhấn Next.

tao may ao tren win 10
Sau khi hoàn thành, nhấn Next.

Bước 4: Chọn dung lượng bộ nhớ RAM mà máy ảo sẽ sử dụng. 

tao may ao tren win 10
Chọn dung lượng bộ nhớ RAM từ 2048MB (2GB) trở lên.

Lưu ý: RAM được trích trực tiếp từ máy tính của bạn, nên hãy điều chỉnh hợp lý để tránh làm chậm máy thật. Với các tác vụ cơ bản, bạn có thể chọn từ 2048MB (2GB) trở lên.

Bước 5: Chọn Create a virtual hard disk now để tạo ổ đĩa cho máy ảo > Nhấn Create.

tao may ao tren win 10
Chọn Create a virtual hard disk now để tạo ổ đĩa cho máy ảo

Bước 6: Ở bước này, hãy chọn định dạng ổ cứng là VDI (VirtualBox Disk Image) > Nhấn Next.

tao may ao tren win 10
Chọn định dạng ổ cứng là VDI (VirtualBox Disk Image)

Bước 7: Chọn Dynamically allocated để ổ cứng ảo chỉ sử dụng dung lượng thật sự khi cần > Nhấn Next.

tao may ao tren win 10
Chọn Dynamically allocated

Bước 8: Chọn vị trí lưu ổ đĩa ảo và thiết lập dung lượng tùy theo nhu cầu (nên từ 40GB trở lên nếu cài đầy đủ Windows 10) > Nhấn Create để hoàn tất.

tao may ao tren win 10
Chọn vị trí lưu ổ đĩa ảo và thiết lập dung lượng tùy theo nhu cầu

3. Cách tạo máy ảo trên Win 10, 11 bằng Hyper-V

Hyper-V là công cụ tạo máy chủ ảo được tích hợp sẵn trong các phiên bản Windows 10 và 11. Đây là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn tạo máy chủ ảo mà không cần cài thêm phần mềm của bên thứ ba. Trong phần này, chúng ta sẽ cùng đi qua từng bước cụ thể để tạo máy chủ ảo bằng Hyper-V trên cả hai phiên bản Windows phổ biến hiện nay.

3.1. Tạo máy ảo trên Win 10 

Để tạo máy chủ ảo trên Windows 10 bằng Hyper-V, bạn cần thực hiện theo từng bước cụ thể dưới đây

Bước 1: Mở menu Start và gõ từ khóa Turn Windows features on or off”.

tao may ao tren win 10
Gõ từ khóa “Turn Windows features on or off” trên menu Start

Bước 2: Khi cửa sổ hiện ra, hãy tìm và chọn Hyper-V, sau đó nhấn OK.

tao may ao tren win 10
Chọn Hyper-V để bắt đầu tạo máy ảo trên win 10 bằng công cụ Hyper-V

Bước 3: Khởi động lại máy tính, bạn chọn Restart now để áp dụng thay đổi và khởi động lại hệ thống.

tao may ao tren win 10
Chọn Restart now để khởi động lại máy tính

Bước 4: Sau khi khởi động xong, tìm kiếm trong menu Start hoặc vào mục Administrator Tools trong Control Panel và cấp quyền truy cập mạng cho máy ảo bằng cách vào Action > Virtual Switch Manager, bạn sẽ truy cập được vào Hyper-V

tao may ao tren win 10
Cấp quyền truy cập mạng cho máy ảo

Bước 5: Chọn External, sau đó nhấn Create Virtual Switch.

tao may ao tren win 10
Chọn External

Bước 6: Tại mục Name, nhập tên cho mạng ảo, có thể thêm mô tả nếu cần. Chọn Allow management operating system to share this network adapter rồi nhấn OK để lưu thay đổi.

tao may ao tren win 10
Điền các thông tin cho máy ảo

Sau đó một cảnh báo sẽ xuất hiện thông báo rằng kết nối mạng có thể bị gián đoạn tạm thời, bạn hãy chọn Yes để tiếp tục.

tao may ao tren win 10
Chọn Yes khi cảnh báo xuất hiện

Bước 7: Click chuột phải vào máy chủ ảo vừa tạo > chọn New > Virtual Machine. Giao diện Virtual Machine Wizard sẽ hiện ra, nhấn Next để tiếp tục.

tao may ao tren win 10
Chọn Virtual Machine Wizard

Bước 8: Bạn đặt tên cho máy ảo và có thể tùy chỉnh thư mục lưu trữ nếu muốn > nhấn Next.

Đặt tên cho máy ảo và có thể tùy chỉnh thư mục lưu trữ

tao may ao tren win 10
Đặt tên cho máy ảo và có thể tùy chỉnh thư mục lưu trữ

Bước 9: Chọn Generation 1 (hỗ trợ cả Windows 32-bit và 64-bit) hoặc Generation 2 (chỉ hỗ trợ 64-bit) tùy vào phiên bản hệ điều hành bạn định cài.

tao may ao tren win 10
Chọn Generation 1 hoặc Generation 2 tùy vào phiên bản hệ điều hành bạn định cài.

Bước 10: Thiết lập dung lượng bộ nhớ RAM cho máy ảo. Bạn cũng có thể chọn Use Dynamic Memory nếu muốn hệ thống tự điều chỉnh.

tao may ao tren win 10
Bạn tự thiết lập dung lượng bộ nhớ RAM hoặc chọn Use Dynamic Memory

Bước 11: Chọn Virtual Switch mà bạn đã tạo trước đó để máy ảo có thể truy cập Internet.

tao may ao tren win 10
Chọn Virtual Switch mà bạn đã tạo trước đó

Bước 12: Chọn dung lượng lưu trữ phù hợp cho ổ cứng ảo, sau đó nhấn Next.

Bước 13: Chọn Install an operating system from a bootable file nếu bạn đã có file .iso Windows 10, rồi dẫn tới vị trí file.

tao may ao tren win 10
Chọn Install an operating system from a bootable file nếu bạn đã có file .iso

Bước 14: Hoàn tất quá trình khởi tạo máy chủ ảo. Click chuột phải vào tên máy ảo > chọn Connect, sau đó nhấn nút Start để khởi động máy ảo.

tao may ao tren win 10
Vào tên máy ảo và khởi động máy ảo để hoàn tất quá trình khởi tạo máy chủ ảo

Bước 16: Khi không còn sử dụng, bạn có thể nhấn biểu tượng Power màu xanh trên thanh công cụ để tắt máy ảo một cách an toàn.

tao may ao tren win 10
Khi không còn sử dụng, bạn có thể nhấn biểu tượng Power màu xanh trên thanh công cụ để tắt

3.2. Tạo máy ảo trên Win 11

Nếu bạn đang sử dụng Windows 11 phiên bản Pro, Education hoặc Enterprise, thì có thể dễ dàng tạo máy chủ ảo bằng công cụ tích hợp sẵn là Hyper-V Manager. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết từng bước tạo máy chủ ảo trên Windows 11:

3.2.1. Bật Hyper-V trên Windows 11

Bước 1: Nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp thoại Run.

Bước 2:optionalfeatures.exe” và nhấn Enter.

tao may ao tren win 10
Gõ “optionalfeatures.exe”

Bước 3: Trong cửa sổ Windows Features hiện ra, tìm đến tùy chọn Hyper-V và đánh dấu tick vào tất cả các ô bên trong nó. Nhấn OK

tao may ao tren win 10
chọn Hyper-V và tick vào tất cả các ô

Bước 4: Sau đó bấm Restart now để khởi động lại máy và kích hoạt tính năng Hyper-V.

tao may ao tren win 10
Restart now để khởi động lại máy và kích hoạt tính năng Hyper-V

Lưu ý: Nếu bạn đang dùng Windows 11 Home, tính năng Hyper-V sẽ không khả dụng theo mặc định.

3.2.2. Cách tạo máy chủ ảo trên Windows 11 với Hyper-V

Sau khi đã kích hoạt Hyper-V, bạn có thể bắt đầu quy trình tạo máy chủ ảo trên Windows 11 như sau:

Bước 1: Nhấn phím Windows, gõ “Hyper-V” và mở ứng dụng Hyper-V Manager.

tao may ao tren win 10
Gõ “Hyper-V” và mở ứng dụng Hyper-V Manager để bắt đầu tạo máy chủ ảo cho win 11

Bước 2: Tại cột bên trái, click chuột phải vào tên máy tính > chọn New > Virtual Machine.

tao may ao tren win 10
Chọn New > Virtual Machine.

Bước 3: Giao diện giới thiệu hiện ra, nhấn Next để tiếp tục.

Bước 4: Nhập tên máy ảo bạn muốn tạo. Nếu cần, bạn có thể chọn thư mục lưu trữ riêng bằng cách tick vào Store the virtual machine in a different location và nhấn Browse để chọn vị trí lưu. Nhấn Next.

tao may ao tren win 10
Nhập tên máy ảo bạn muốn tạo và chọn thư mục lưu trữ máy chủ ảo

Bước 5: Chọn thế hệ máy ảo:

  • Generation 1: Hỗ trợ cả hệ điều hành 32-bit và 64-bit.
  • Generation 2: Chỉ hỗ trợ hệ điều hành 64-bit.
  • Sau đó, nhấn Next.
tao may ao tren win 10
Chọn thế hệ máy chủ ảo

Bước 6: Phân bổ RAM cho máy ảo.

  • Gợi ý: nên cấp tối thiểu 2048MB (2GB).
  • Có thể chọn Use Dynamic Memory để hệ thống tự điều chỉnh dung lượng RAM khi cần.
  • Nhấn Next.
tao may ao tren win 10
Phân bổ RAM cho máy chủ ảo, tối thiểu là 2048MB (2GB).

Bước 7: Chọn Default Switch tại mục Connection để máy ảo có thể truy cập Internet và nhấn Next.

tao may ao tren win 10
Chọn Default Switch để truy cập Internet

Bước 8: Chọn Create a virtual hard disk. Nhập dung lượng ổ đĩa (tối thiểu 16GB cho Windows 32-bit, 32GB cho 64-bit) và nhấn Next.

tao may ao tren win 10
Nhập dung lượng ổ đĩa

Bước 9: Chọn Install an operating system from a bootable file rồi dẫn đến file ISO tương ứng và nhấn Next.

tao may ao tren win 10
Chọn Install an operating system from a bootable file rồi dẫn đến file ISO tương ứng

Bước 10: Cuối cùng, nhấn Finish để hoàn tất quá trình tạo máy chủ ảo trên Win 11. Máy ảo sẽ xuất hiện trong Hyper-V Manager và sẵn sàng sử dụng.

tao may ao tren win 10
Cũng như win 10, Khi không còn sử dụng, bạn có thể nhấn biểu tượng Power màu xanh trên thanh công cụ để tắt

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng VPS trên Điện thoại & Máy tính

4. Tổng kết 

Việc tạo máy ảo trên Win 10 là bước quan trọng giúp bạn tối ưu hóa công việc, thử nghiệm phần mềm hoặc vận hành nhiều hệ điều hành trên cùng một thiết bị. Qua bài hướng dẫn này, bạn đã nắm được cách sử dụng ba công cụ phổ biến nhất: VMware Player, VirtualBox và Hyper-V để dễ dàng tạo máy chủ ảo trên Windows 10 và Windows 11.

Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng, phù hợp với từng nhu cầu khác nhau, từ người mới bắt đầu đến người dùng chuyên nghiệp. Đặc biệt, việc tùy chỉnh cấu hình phần cứng ảo hợp lý sẽ giúp máy ảo hoạt động ổn định, tăng hiệu suất làm việc.

Hãy áp dụng ngay những hướng dẫn trên để tự tin tạo máy ảo trên Win 10, phục vụ hiệu quả cho công việc và học tập của bạn. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo để cập nhật thêm nhiều thủ thuật và kiến thức hữu ích về ảo hóa trên Windows.

Mời bạn truy cập vào blog của VinaHost TẠI ĐÂY để theo dõi thêm nhiều bài viết mới. Hoặc nếu bạn muốn được tư vấn thêm thì có thể liên hệ với chúng tôi qua:

Xem thêm một số bài viết khác:

[Bật Mí] TOP 16+ phần mềm quản lý VPS tốt nhất hiện nay

Thuê máy chủ VPS ở đâu? | Top 12 VPS tốt nhất, nên mua

So sánh VPS và Hosting | Nên lựa chọn giải pháp nào?

[Tổng hợp] Lỗi không vào được VPS & Cách khắc phục hiệu quả

VPS nước ngoài là gì? | 6 đơn vị VPS nước ngoài uy tín

Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem