[2025] VMware Workstation là gì? | Hướng dẫn Cài đặt & Sử dụng VMware Workstation

VMware Workstation là gì? Đây là phần mềm giả lập cho phép người dùng tạo và quản lý các máy ảo trên một máy tính duy nhất. VMware Workstation là công cụ quan trọng không thể thiếu đối với các chuyên gia công nghệ và phát triển phần mềm. Hãy cùng VinaHost khám phá VMware Workstation là gì, các tính năng, lợi ích, hướng dẫn và lưu ý khi sử dụng để hiểu thêm về công cụ tuyệt vời này nhé!

1. VMware Workstation là gì?

VMware Workstation là một phần mềm cho phép người dùng chạy các máy ảo trên máy tính vật lý. Với công cụ này, bạn có thể dễ dàng tạo và quản lý các máy ảo trên máy chủ.

VMware Workstation hỗ trợ chạy các máy ảo trên hệ điều hành WindowsLinux trên máy tính để bàn. Điều này cho phép bạn có thể chạy đồng thời nhiều máy ảo trên cùng một máy chủ, ngay cả khi hệ điều hành chủ chạy cả hai hệ điều hành này.

vmware workstation la gi
Phần mềm VMware Workstation hỗ trợ chạy các máy ảo trên máy tính vật lý.

Phần mềm này cũng được đánh giá cao về tính tương thích với phần cứng, giúp người dùng tận dụng tối đa khả năng của hệ thống mà họ sử dụng.

Xem thêm: VMware là gì? | Hướng dẫn cài đặt phần mềm VMware

2. Lịch sử của VMware Workstation

VMware Workstation, được phát hành lần đầu vào tháng 5 năm 1999 với phiên bản 1.0, đã trải qua một chuỗi phát triển liên tục. Mỗi năm sau đó, VMware phát hành các phiên bản mới, nhằm cải thiện và mở rộng tính năng của sản phẩm, bao gồm sửa lỗi, giải quyết các vấn đề và hỗ trợ cho các hệ điều hành mới. 

Vào tháng 1 năm 2016, VMware đã giải tán toàn bộ đội ngũ phát triển Workstation và sa thải các nhà phát triển tại Hoa Kỳ như một phần của chiến lược điều chỉnh lực lượng lao động hàng năm của công ty. Tuy nhiên, VMware cam kết rằng điều này sẽ không ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm. Chỉ vài tháng sau, vào tháng 9 cùng năm, VMware tiếp tục phát hành một phiên bản mới của Workstation, minh chứng cho sự tiếp tục của sự phát triển và cam kết đối với sản phẩm này.

vmware workstation la gi
Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của VMware Workstation.

Đến tháng 4 năm 2021, phiên bản mới nhất được ra mắt. Phiên bản 16.1 vượt trội hơn vì có thể hỗ trợ một số hệ điều hành mới như: Windows 10,  Fedora 33 và RHEL 8.3 và Ubuntu 20.10.

3. Tầm quan trọng của VMware Workstation

VMware Workstation là phần mềm ảo hóa hỗ trợ tạo và quản lý các máy ảo trên một máy tính, mang lại nhiều lợi ích quan trọng như:

  • Cho phép sử dụng đồng thời nhiều hệ điều hành khác nhau trên cùng một máy tính mà không ảnh hưởng đến hiệu suất và tính ổn định của hệ thống.
  • Hỗ trợ nhà phát triển phần mềm trong việc thử nghiệm và phát triển ứng dụng trên nhiều nền tảng hệ điều hành khác nhau.
  • Giảm chi phí phát triển phần mềm bằng cách sử dụng các máy ảo thay vì cần phải mua nhiều thiết bị vật lý mới để thử nghiệm.
  • Tạo môi trường ảo hóa an toàn để thử nghiệm các ứng dụng mới hoặc cập nhật hệ thống mà không lo lắng về ảnh hưởng đến hệ thống thực.

Xem thêm: VPS là gì? | Tổng hợp kiến thức về Máy Chủ Ảo

4. Tính năng nổi bật của VMware Workstation

VMware Workstation là một phần mềm ảo hóa hàng đầu, cung cấp nhiều tính năng mạnh mẽ giúp người dùng tạo và quản lý các máy ảo trên một máy tính hiệu quả. Dưới đây là các tính năng nổi bật của phần mềm giả lập này:

4.1. Tạo máy ảo trên máy tính với nhiều hệ điều hành khác nhau

Một trong những tính năng nổi bật của VMware Workstation là khả năng tạo và chạy đa hệ điều hành trên cùng một máy tính. Người dùng có thể tạo và vận hành đồng thời nhiều máy ảo chạy trên các nền tảng khác nhau như Windows, Linux, và nhiều hệ điều hành khác. Điều này giúp cho việc phát triển và kiểm tra các ứng dụng trở nên linh hoạt hơn, đồng thời không ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống chính.

4.2. Kiểm thử và phát triển ứng dụng trên môi trường ảo

VMware Workstation cho phép chạy đồng thời nhiều máy ảo trên cùng một máy tính, tạo ra môi trường ảo lý tưởng để kiểm tra và phát triển ứng dụng một cách an toàn và hiệu quả.

Nhờ vào khả năng này, người dùng có thể dễ dàng thử nghiệm các ứng dụng mới và các bản cập nhật mà không làm ảnh hưởng đến các ứng dụng đang hoạt động. Việc sử dụng nhiều máy ảo giúp duy trì hiệu suất làm việc của phần mềm và người dùng ở mức cao mà không gặp phải sự cản trở từ quá trình kiểm tra ứng dụng đang diễn ra song song.

4.3. Chia sẻ tài nguyên giữa máy ảo và máy tính chính

VMware Workstation cung cấp tính năng chia sẻ cơ sở dữ liệu nhanh chóng giữa máy ảo và máy tính chủ. Việc khởi chạy, di chuyển và chia sẻ tài nguyên giữa các máy ảo được thực hiện một cách chính xác và đơn giản.

vmware workstation la gi
Một trong các tính năng nổi bật của VMware Workstation là chia sẻ tài nguyên.

Đặc biệt, VMware Workstation còn kết nối thuận tiện với VMware vSphere, ESXi và các máy chủ khác, giúp việc quản lý và chia sẻ tài nguyên trở nên đơn giản hơn và được xử lý nhanh chóng.

4.4. Cung cấp môi trường phát triển và thử nghiệm ứng dụng

VMware Workstation cho phép tạo và quản lý nhiều máy tính ảo trên một máy chủ, cung cấp một môi trường ảo đa dạng để phát triển các ứng dụng một cách không bị hạn chế. Sử dụng nhiều máy ảo giúp tăng cường trải nghiệm người dùng và nhanh chóng thử nghiệm các ứng dụng theo quy mô lớn hơn.

Việc sử dụng máy ảo giúp tối ưu hóa quy trình kiểm tra và phát triển ứng dụng, giảm thiểu thời gian và chi phí so với việc chỉ dựa vào một máy tính duy nhất. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả làm việc mà còn tiết kiệm tài nguyên cho tổ chức.

5. Lợi ích của VMware Workstation

Dưới đây là các lợi ích tuyệt vời mà VMware Workstation mang lại khi sử dụng:

5.1. Tiết kiệm chi phí và thời gian

VMware Workstation cho phép điều khiển các máy ảo để thực hiện các tác vụ thông thường bằng phương pháp kết nối với máy chủ. Điều này giúp đồng thời xử lý nhiều công việc và người dùng có thể quản lý dữ liệu từ xa trên các máy ảo. Bằng cách này, việc phát triển và triển khai các ứng dụng mới trở nên nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn. 

Với VMware Workstation cài đặt trên một máy chủ duy nhất, bạn có thể chạy nhiều máy ảo khác nhau mà không cần mua nhiều máy chủ vật lý. Với nguyên lý này sẽ giúp đẩy nhanh  thời gian phát triển ứng dụng, phát hiện ra và sửa lỗi.

5.2. Tính linh hoạt và an toàn

VMware Workstation cung cấp tính năng chia sẻ tài nguyên giữa các máy ảo và máy chủ một cách nhanh chóng, tăng cường khả năng linh hoạt và an toàn trong quản lý hoạt động ứng dụng. Nó cho phép các máy ảo tương tác một cách hiệu quả và thiết lập môi trường chia sẻ dữ liệu an toàn, bảo vệ ứng dụng khỏi các ảnh hưởng bên ngoài trong quá trình chạy và cập nhật.

5.3. Tạo môi trường thử nghiệm và phát triển

VMware Workstation giúp tạo nhiều máy ảo khác nhau, tạo môi trường phát triển và thử nghiệm rộng trên các hệ điều hành khác nhau. Điều này giúp dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu và xây dựng các ứng dụng mới, đảm bảo tính tương thích trên các nền tảng khác.

vmware workstation la gi
VMware Workstation mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng.

Bằng cách sử dụng môi trường ảo trên VMware Workstation, người dùng có thể tự tin về tính đáng tin cậy của các ứng dụng phần mềm của họ. Các kịch bản thử nghiệm khác nhau giúp đảm bảo rằng ứng dụng hoạt động như mong đợi trước khi đưa ra thực tế trên toàn thị trường.

5.4. Cải thiện hiệu suất

VMware Workstation cho phép tạo và sử dụng đồng thời nhiều máy ảo để kiểm tra và xử lý các ứng dụng, đảm bảo hiệu suất và tính an toàn trong quá trình thử nghiệm. Điều này giúp phát triển ứng dụng với hiệu suất và độ tương thích cao trên mọi hệ điều hành trong môi trường máy chủ thực tế.

Xem thêm: KVM Switch là gì? | Tổng quan kiến thức về KVM Switch

6. So sánh sự khác nhau giữa VMware với sản phẩm khác

Với thời đại công nghệ số ngày càng phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhiều phần mềm hỗ trợ tạo môi trường ảo ra đời. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về các phần mềm liên quan, VinaHost sẽ giúp bạn so sánh dưới đây nhé:

6.1. So sánh với VirtualBox, Hyper-V

VMware Workstation, VirtualBox và Hyper-V đều là các phần mềm tạo môi trường ảo, tuy nhiên chúng có những điểm khác nhau như sau:

  • Giá cả: VMware Workstation là phần mềm có phí, trong khi đó VirtualBox và Hyper-V là miễn phí.
  • Tính năng: VMware Workstation cung cấp nhiều tính năng và chức năng nổi bật hơn so với VirtualBox và Hyper-V. Nó bao gồm quản lý mạng mạnh mẽ, khả năng tạo máy ảo trên đám mây của VMware, tích hợp các công cụ phát triển phần mềm.
  • Hiệu suất: VMware Workstation có hiệu suất tương đối tốt, tương đương với VirtualBox. trong khi Hyper-V thường được đánh giá có cao hơn về hiệu suất.
  • Tương thích với các hệ điều hành: Cả ba đều hỗ trợ nhiều hệ điều hành như Windows,  MacOS, Linux.
  • Hỗ trợ ứng dụng: Tất cả đều hỗ trợ nhiều phần mềm và ứng dụng, nhưng VMware Workstation có tính năng tích hợp tốt hơn với các công cụ phát triển phần mềm nổi bật như Visual Studio và Eclipse.
  • Quản lý: VMware Workstation cung cấp các công cụ quản lý và kiểm tra đa dạng hơn so với VirtualBox và Hyper-V, bao gồm quản lý mạng, sao lưu và khôi phục dữ liệu, cũng như khả năng tạo máy ảo trên đám mây.
vmware workstation la gi
So sánh những điểm khác nhau giữa VMware Workstation, VirtualBox và Hyper-V.

Tóm lại, trong khi VirtualBox và Hyper-V là các lựa chọn miễn phí với hiệu suất đáng tin cậy, VMware Workstation nổi bật với tính năng đa dạng, các công cụ quản lý mạnh mẽ và tích hợp dễ dàng với môi trường phát triển phần mềm.

6.2. So sánh với VMware ESXi, vSphere

VMware Workstation, VMware ESXi, và vSphere đều là phần mềm quản lý môi trường máy ảo, tuy nhiên chúng có những điểm tương đồng và khác biệt như sau:

  • Đối tượng sử dụng: VMware Workstation thường được sử dụng trên máy tính cá nhân hoặc máy tính để bàn để tạo và quản lý máy ảo. Trong khi đó, VMware ESXi và vSphere được sử dụng chủ yếu trong môi trường doanh nghiệp để quản lý nhiều máy chủ vật lý và máy ảo.
  • Hiệu suất: VMware ESXi và vSphere có hiệu suất cao hơn so với VMware Workstation, vì chúng được tối ưu hóa để hỗ trợ quản lý và vận hành một lượng lớn máy chủ vật lý cùng lúc.
  • Tính năng: VMware Workstation cung cấp nhiều tính năng và chức năng phong phú hơn trong việc tạo và quản lý các máy ảo trên môi trường cá nhân. Trái lại, VMware ESXi và vSphere có các tính năng mạnh mẽ hơn để quản lý và giám sát các máy chủ vật lý và máy ảo trong môi trường doanh nghiệp.
  • Quản lý: VMware ESXi và vSphere cung cấp khả năng quản lý toàn diện hơn VMware Workstation bao gồm quản lý các máy chủ vật lý, tổ chức và giám sát các máy ảo. Trong khi đó, VMware Workstation chỉ tập trung vào quản lý các máy ảo trên một máy tính cá nhân hoặc máy tính để bàn.
  • Phạm vi sử dụng: VMware ESXi và vSphere thường được triển khai trong các môi trường doanh nghiệp với nhiều máy chủ vật lý và nhiều máy ảo. Trái lại, VMware Workstation thích hợp cho cá nhân hoặc nhóm nhỏ có nhu cầu tạo và quản lý các máy ảo trên môi trường cá nhân.

Tóm lại, mỗi sản phẩm VMware đều có ưu điểm và đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau, phù hợp với từng đối tượng và môi trường sử dụng cụ thể.

7. Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng VMware Workstation chi tiết

Để giúp bạn sử dụng phần mềm VMware Workstation đơn giản hơn, VinaHost sẽ hướng dẫn bạn cài đặt theo các bước như sau:

7.1. Cài đặt VMware Workstation trên máy tính cá nhân

Tải và cài đặt phần mềm:

  • Tải bộ cài đặt từ website chính thức của VMware.
  • Chạy file đã cài đặt và nhấn “Next” để bắt đầu cài đặt phần mềm.
  • Chọn thư mục cài đặt và nhấn “Next”.
  • Lựa chọn “Typical” hoặc “Custom” để điều chỉnh các tính năng cài đặt (tuỳ chọn).
  • Tiếp tục bằng cách nhấn “Next” “Install”.
  • Chờ đợi hoàn thành quá trình cài đặt.
  • Khởi động lại máy tính sau khi cài đặt xong.
  • Khi máy mở lại, bạn vào phần mềm VMware Workstation, nhận thông tin mã sản phẩm product keyđể kích hoạt phần mềm và bắt đầu sử dụng. 

Lưu ý cần biết trước khi cài đặt VMware Workstation:

  • Yêu cầu phần cứng: Trước khi cài đặt VMware Workstation, hãy đảm bảo rằng máy tính của bạn đáp ứng các yêu cầu về phần cứng cơ bản. Điều này bao gồm có bộ vi xử lý hỗ trợ công nghệ ảo hóa. Dung lượng RAM và không gian đĩa cứng cần đủ để chạy các máy ảo một cách mượt mà và hiệu quả.
  • Cài đặt VMware Workstation: Tải bộ cài đặt từ trang web chính thức của VMware để đảm bảo tính ổn định và an toàn của phần mềm.Theo dõi và hoàn thành quá trình cài đặt theo hướng dẫn của trình cài đặt.
  • Kiểm tra tài nguyên và tính năng: Trước khi sử dụng máy ảo, kiểm tra lại các tài nguyên như mạng, âm thanh và thiết lập card đồ họa để đảm bảo hoạt động mượt mà của máy ảo.

7.2. Khởi tạo máy ảo và cấu hình hệ điều hành

Để tạo và cấu hình máy ảo trên VMware Workstation, bạn làm theo các bước sau:

  • Khởi động phần mềm VMware Workstation trên máy tính của bạn.
  • Chọn menu “File” hoặc “Home” và chọn “New Virtual Machine” để bắt đầu quá trình tạo máy ảo.
  • Chọn loại máy ảo bạn có thể chọn “Typical” nếu muốn sử dụng các thiết lập mặc định hoặc “Custom” để tùy chỉnh các thiết lập theo ý muốn.
  • Nhập đường dẫn đến file ISO của hệ điều hành bạn muốn cài đặt trên máy ảo hoặc chọn thiết bị CD/DVD.
  • Gán tên cho máy ảo của bạn và chọn vị trí lưu trữ trên ổ đĩa của máy tính.
  • Chọn dung lượng lưu trữ và loại ổ cứng (VDI, VMDK, hay HDD) cho máy ảo.
  • Tùy chỉnh cấu hình máy ảo:
  • Đặt các thông số như CPU, bộ nhớ RAM, cấu hình mạng, card đồ họa, âm thanh và các tùy chọn khác theo nhu cầu sử dụng của bạn.
  • Nhấn “Finish” để xác nhận các thiết lập và bắt đầu quá trình tạo máy ảo dựa trên các cấu hình bạn đã chọn.
  • Sau khi máy ảo được tạo xong, tiếp tục cài đặt hệ điều hành như thực hiện trên một máy tính thông thường.
vmware workstation la gi
Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng VMware Workstation đơn giản và chi tiết.

7.3. Kiểm thử và phát triển ứng dụng trên máy ảo

Để phát triển và kiểm tra ứng dụng trên máy ảo, bạn có thể thực hiện các bước sau:

  • Tạo một máy ảo mới trên VMware Workstation và cài đặt hệ điều hành mà bạn muốn phát triển ứng dụng trên đó.
  • Cài đặt công cụ phát triển và phần mềm cần thiết:
  • Cài đặt các công cụ cần thiết như: trình biên dịch, trình gỡ lỗi, và trình quản lý mã nguồn trên máy ảo để bắt đầu phát triển ứng dụng.
  • Đảm bảo cấu hình mạng cho máy ảo để có thể truy cập vào Internet và các dịch vụ mạng khác cần thiết cho quá trình phát triển.
  • Tiến hành phát triển và kiểm tra ứng dụng trên máy ảo theo quy trình phát triển thông thường. Thực hiện các bài kiểm tra lỗi để đảm bảo tính ổn định của ứng dụng trước khi triển khai.
  • Sau khi hoàn thành phát triển và kiểm tra, bạn có thể triển khai ứng dụng từ máy ảo sang máy chủ thực tế để ứng dụng có thể chạy trong môi trường sản xuất.

7.4. Chia sẻ tài nguyên giữa máy ảo và máy tính chính

Để chia sẻ tài nguyên giữa máy ảo và máy tính chính, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:

  • Chia sẻ qua mạng: Kết nối máy ảo và máy tính chính trong cùng một mạng. Người dùng có thể truy cập vào các tệp và thư mục trên máy tính chính từ máy ảo thông qua mạng, cho phép chia sẻ tài nguyên thuận tiện.
  • Sử dụng ổ đĩa ảo: Để cài và chạy các ứng dụng yêu cầu đĩa CD hoặc DVD, VMware Workstation tạo ra một ổ đĩa ảo trên máy tính chính. Người dùng có thể sử dụng đĩa ảo này trên máy ảo một cách dễ dàng.
  • Sử dụng bộ nhớ USB ảo: Bộ nhớ USB ảo là phần mềm giả lập của ổ đĩa USB, giúp người dùng truyền tải dữ liệu giữa máy tính chính và máy ảo một cách hiệu quả.
  • Chia sẻ tập tin trực tiếp: Có những ứng dụng trên máy ảo cung cấp tính năng chia sẻ tập tin trực tiếp. Điều này cho phép người dùng truy cập vào các tệp trên máy tính ảo.

8. Một số lưu ý khi sử dụng VMware Workstation

Bạn nên chú ý những lưu ý này trong suất quá trình cài đặt và sử dụng VMware Workstation để có trải nghiệm ứng dụng tốt nhất:

  • Kiểm tra bộ nhớ: Đảm bảo máy tính của bạn có đủ bộ nhớ để chạy cả hệ điều hành vật lý và các máy ảo mà bạn dự định tạo. Ít nhất, máy tính cần có 4GB RAM để thực hiện các tác vụ như kiểm thử website và cài đặt driver.
  • Hiển thị 32 bit: Máy tính của bạn cần có một card đồ họa hỗ trợ 16 hoặc 32 bit để cài đặt VMware Workstation. Lưu ý rằng một số tác vụ yêu cầu hiệu ứng 3D có thể không hoạt động trên hệ điều hành ảo, và do đó, các ứng dụng nặng như các game có thể không chạy được trên máy ảo.
  • Cài đặt và cấu hình mạng: Trước khi sử dụng, cấu hình mạng cho máy ảo và đảm bảo rằng các máy ảo có thể truy cập vào mạng internet và các dịch vụ mạng khác theo yêu cầu.
  • Quản lý tài nguyên: Kiểm soát và quản lý tài nguyên của máy tính chủ và máy ảo để đảm bảo hiệu suất ổn định và tránh tình trạng quá tải.
  • Bảo mật: Thiết lập các cấu hình bảo mật phù hợp để bảo vệ máy tính chủ và các máy ảo khỏi các mối đe dọa bảo mật. Đảm bảo cập nhật đầy đủ các bản vá và phần mềm bảo mật.
  • Sao lưu và khôi phục: Thực hiện định kỳ sao lưu các máy ảo để đảm bảo an toàn dữ liệu. Nắm rõ quy trình khôi phục nhanh chóng khi cần thiết.
  • Chia sẻ tài nguyên: Sử dụng các phương pháp chia sẻ tài nguyên như mạng, ổ đĩa ảo, bộ nhớ USB ảo một cách có hiệu quả để tối ưu hóa quản lý và sử dụng tài nguyên giữa máy tính chủ và máy ảo.
  • Hỗ trợ và cập nhật: Luôn cập nhật phiên bản VMware Workstation mới nhất để có được các tính năng mới nhất và sự hỗ trợ tốt nhất từ nhà cung cấp.
vmware workstation la gi
Một số lưu ý khi sử dụng VMware Workstation để đạt hiệu quả tốt nhất.

9. Tổng kết

Tóm lại, VMware Workstation là công cụ mạnh mẽ giúp tạo và quản lý môi trường ảo trên máy tính. Với khả năng hỗ trợ đa dạng hệ điều hành và ứng dụng, nó là lựa chọn lý tưởng cho phát triển phần mềm, kiểm thử hệ thống và nghiên cứu công nghệ mới. Hy vọng với những thông tin đã chia sẻ trên bài viết về các lợi ích, tính năng, so sánh, cũng như các hướng dẫn sử dụng sẽ hỗ trợ bạn hiểu rõ hơn VMware Workstation là gì và cách khai thác tối ưu công cụ này.

Nếu bạn cần tư vấn dịch vụ hosting nvme hay tên miền giá rẻ, đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost qua thông tin sau và xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây nhé!

Xem thêm một số bài viết khác:

Edge Computing là gì? | Tổng quan về Edge Computing

Lưu trữ đám mây là gì? Các lợi ích của lưu trữ đám mây

VNC là gì? Tổng quan từ [A-Z] về VNC chi tiết

So sánh Cloud và Ảo hóa chi tiết nhất

Đánh giá
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem