Database là gì? Đây là tập hợp các loại thông tin như số liệu, hình ảnh, video,… Trong thời đại công nghệ, việc nắm vững các khái niệm cơ bản về dữ liệu và Database sẽ là lợi thế cạnh tranh cho mọi cá nhân, bất kể ngành nghề. Để tìm hiểu thêm về khái niệm này và các vấn đề liên quan đến hệ thống dữ liệu, mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết dưới đây của VinaHost.
1. Database là gì?
Database còn được gọi là cơ sở dữ liệu, là một tập hợp có tổ chức của thông tin hoặc dữ liệu. Chúng thường được lưu dưới dạng tập tin và chúng ta có thể truy cập bằng các hệ thống máy tính.
Đôi khi, bạn cũng có thể truy cập thông tin dữ liệu từ các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Ngoài ra, database còn được lưu trên các thiết bị có khả năng ghi nhớ khác như USB, ổ cứng, đĩa CD,… Ví dụ về database thông dụng trong đời sống hàng ngày có thể kể đến như bảng chấm công, bảng lương, danh sách học sinh, bảng kiểm kê hàng hóa,…
Vậy còn ngôn ngữ truy vấn (query language – SQL) là gì? Truy vấn cơ sở dữ liệu là ngôn ngữ lập trình chuyên dùng để truy vấn dữ liệu từ các hệ thống quản lý của cơ sở dữ liệu. Database SQL có cấu trúc giúp các bạn xác định những dữ liệu mà bạn muốn truy vấn, cách thức thực hiện và cách để hiển thị kết quả đó.
Xem thêm: MySQL là gì | Cài đặt MySQL trên Windows & Server/VPS
2. Lịch sử hình thành và phát triển của database
Database trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển như sau.
Giai đoạn đầu (trước năm 1960)
Trong giai đoạn đầu, dữ liệu được lưu trữ và quản lý dưới dạng các tập tin văn bản. Các tập tin văn bản này được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ rời rạc, chẳng hạn như băng từ, đĩa từ. Việc truy cập và xử lý dữ liệu từ các tập tin văn bản là rất khó khăn và kém hiệu quả.
Giai đoạn phát triển (từ năm 1960 đến năm 1980)
Trong giai đoạn này, các hệ thống quản lý dữ liệu bắt đầu được phát triển. Hệ thống quản lý dữ liệu là một phần mềm cung cấp các dịch vụ để lưu trữ, quản lý và truy cập dữ liệu. Hệ thống này đã giải quyết được nhiều vấn đề của việc lưu trữ và quản lý dữ liệu dưới dạng các tập tin văn bản.
Trong giai đoạn này, các mô hình dữ liệu quan hệ (relational database model) bắt đầu được phát triển. Mô hình quan hệ là một mô hình dữ liệu dựa trên khái niệm bảng. Các bảng được liên kết với nhau bằng các mối quan hệ. Mô hình quan hệ đã trở thành mô hình dữ liệu phổ biến nhất hiện nay.
Giai đoạn phát triển mạnh mẽ (từ năm 1980 đến nay)
Trong giai đoạn này, hệ thống quản lý dữ liệu tiếp tục được phát triển và hoàn thiện. Các hệ thống quản lý dữ liệu hiện đại cung cấp nhiều tính năng và khả năng mới, chẳng hạn như:
- Hỗ trợ nhiều loại dữ liệu khác nhau, ví dụ như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,…
- Hỗ trợ nhiều loại truy vấn dữ liệu khác nhau, như truy vấn lựa chọn, truy vấn kết hợp, truy vấn nối,…
- Hỗ trợ nhiều loại bảo mật dữ liệu khác nhau, chẳng hạn như bảo mật truy cập, bảo mật dữ liệu,…
3. Các loại database phổ biến
Tùy vào mục đích sử dụng thực tế và hệ điều hành, database thường được phân chia thành các loại sau đây.
3.1. Dựa trên mục đích sử dụng
- Cơ sở dữ liệu dạng các tập tin: đây là dạng cơ sở dữ liệu căn bản nhất. Dữ liệu sẽ được lưu dưới dạng các tập tin. Các dạng tập tin như vậy thường có đuôi *.mdb, text, *.dbf, ascii.
- Cơ sở dữ liệu dạng quan hệ: đây là dữ liệu có tính thông dụng nhất. Mối quan hệ của các dữ liệu sẽ được thể hiện dưới dạng bảng trực quan. Do đó, quản trị viên rất dễ kiểm soát. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) là ví dụ tiêu biểu của cơ sở dữ liệu dạng quan hệ, ví dụ như Oracle, MySQL, SQL Server.
- Cơ sở dữ liệu dạng phân tán: đây là dạng dữ liệu được lưu trữ và phân tán khắp nơi. Chúng không tập trung ở điểm nào. Database chung và các máy tính cục bộ đóng vai trò thu thập thông tin chính là loại cơ sở dữ liệu dạng phân tán.
- Cơ sở dữ liệu dạng phân cấp:đây là dạng dữ liệu được lưu và phân cấp dưới dạng cây hoặc sơ đồ phả hệ. Cách thức tổ chức dữ liệu của hệ điều hành là minh chứng cho hệ cơ sở dữ liệu loại này.
- Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng:đây là dạng dữ liệu mà các máy tính có thể lưu dưới dạng đối tượng. Chúng thường được quản lý dưới dạng thuộc tính để thuận tiện cho người dùng.
- Cơ sở dữ liệu nguồn mở: nó là loại dữ liệu phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, đặc biệt trong các lĩnh vực nhân sự, marketing, dịch vụ,…Vì độ mở của nó cho phép các doanh nghiệp sử dụng dễ dàng.
- Cơ sở dữ liệu đám mây (cloud database): là dữ liệu được tối ưu và quản lý trong môi trường thực tế ảo. Các bạn có thể nâng cấp băng thông để tăng khả năng lưu trữ và mở rộng quy mô hệ thống.
- Kho lưu dữ liệu: nó là dạng dữ liệu chuyên để lưu các dữ liệu chính thống. Chúng được sử dụng để đưa ra các phân tích, dự đoán hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp trong các quyết định quan trọng dựa trên một hoặc nhiều nguồn khác nhau.
- Cơ sở dữ liệu đồ thị: đây là loại cơ sở dữ liệu có sử dụng đồ thị cùng nhiều phép biến đổi với mục đích phân tích và kết nối nhiều dạng dữ liệu cùng nhau. Dữ liệu khai thác thông tin khách hàng từ nhiều kênh truyền thông khác nhau chính là cơ sở dữ liệu đồ thị.
- Cơ sở dữ liệu bán cấu trúc: có thể nói, đây là loại dữ liệu mới. Chúng ta có thể triển khai và sử dụng trên nhiều nền tảng và thiết bị khác nhau. Tại đây, dữ liệu thường được lưu dưới dạng XML và được kiểm soát trong các thẻ tag.
3.2. Dựa trên hệ điều hành
- Dữ liệu dùng hệ điều hành Linux: thường là MySQL và Mariadb
- Dữ liệu dùng hệ điều hành Windows: thường là SQL Server – MSSQL hoặc cơ sở dữ liệu SQL
Xem thêm: SQL Server là gì? | Hướng dẫn Tải & Cài đặt SQL Server
4. Vai trò và sự quan trọng của database
Ngày nay, database đã đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển công nghệ số. Một số ý nghĩa của database có thể kể đến như.
4.1. Đảm bảo an toàn dữ liệu
Trong thời đại số, dữ liệu là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dữ liệu cũng là mục tiêu tấn công của tin tặc. Vì vậy, việc lưu trữ dữ liệu an toàn là vô cùng quan trọng. Database là một công cụ lưu trữ dữ liệu an toàn, với nhiều tính năng bảo mật ưu việt. Ngoài ra, Database cũng hỗ trợ chuyển đổi dữ liệu từ các tệp tin có định dạng .csv và .xml một cách dễ dàng và thuận tiện.
4.2. Lưu trữ các thông tin lớn và có hệ thống
Database giúp dữ liệu được lưu trữ một cách khoa học, có trật tự và logic. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, sắp xếp và sử dụng dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác.
4.3. Khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng
Trong bối cảnh khối lượng công việc của doanh nghiệp ngày càng lớn, nhu cầu truy cập dữ liệu nhân viên là rất cấp thiết. Database với khả năng truy xuất dữ liệu nhanh chóng đã trở thành lựa chọn hàng đầu. Nhờ đó, mọi người có thể sử dụng dữ liệu cùng một lúc, nâng cao hiệu quả công việc.
4.4. Hạn chế trùng lặp dữ liệu
Trùng lặp dữ liệu là nỗi ám ảnh thường trực của các doanh nghiệp. Nhưng thật may là nhờ có sự xuất hiện của database, các bạn không phải lo lắng việc lưu dữ liệu bị chồng chéo lên nhau. Cơ chế phát hiện độ trùng lặp của database sẽ thay các bạn dò tìm và loại bỏ dữ liệu trùng lặp. Các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được tài nguyên trong việc lưu trữ dữ liệu cần thiết.
4.5. Linh hoạt thay đổi
Dữ liệu số hóa mang lại sự linh hoạt cho doanh nghiệp trong việc lưu trữ. Doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô lưu trữ theo nhu cầu sử dụng. Ví dụ, doanh nghiệp có thể lưu trữ dữ liệu bảng lương, danh sách nhân viên trên một chiếc USB nhỏ gọn. Tuy nhiên, khi cần lưu trữ dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp có thể chuyển sang sử dụng hệ thống server lớn hơn.
4.6. Dễ dàng trong công tác quản lý
Database ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lập trình ứng dụng. Điều này là do Database có thể hỗ trợ khai thác, tạo lập và lưu trữ thông tin một cách có tổ chức, khoa học. Nhờ đó, dữ liệu được quản lý chặt chẽ, không bị trùng lặp, giúp quy trình làm việc chuyên nghiệp và dễ dàng quản lý hơn.
4.7. Cải thiện những chiến dịch truyền thông
Việc xây dựng hệ thống database là điều cần thiết để doanh nghiệp có thể thu thập và lưu trữ thông tin khách hàng từ các nền tảng truyền thông trực tuyến, chẳng hạn như social media và các kênh truyền thông đa phương tiện.
5. Những thành phần chính trong database
Database gồm có 5 thành phần chính – phần cứng, phần mềm, dữ liệu, quy trình và ngôn ngữ truy cập.
- Phần cứng: là các thiết bị vật lý mà các bạn có thể thao tác trực tiếp như máy tính, các thiết bị lưu trữ, các thiết bị input hay output,…
- Phần mềm: có thể là các chương trình có chức năng quản lý và khai thác thông tin dữ liệu. Database cũng là một phần mềm kết hợp với nhiều phần mềm khác như mạng lưới mạng nội bộ, hệ điều hành,…Chúng phối hợp cùng nhau và tạo nên hệ thống đồng nhất trong việc chia sẻ và sử dụng dữ liệu.
- Dữ liệu: đây là thứ mà các bạn cần trong hệ thống database. Tuy nhiên, các bạn vẫn nên sắp xếp và cấu trúc lại để hệ thống database dễ dùng hơn. Các loại dữ liệu thông thường bao gồm hình ảnh, âm thanh, ký hiệu, ký tự,…
- Quy trình: được định nghĩa là các quy chế, hướng dẫn cách sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu sao cho đơn giản nhất.
- Ngôn ngữ truy cập: đây là ngôn ngữ giao tiếp giữa những người sử dụng và database. Nó cho phép các bạn thực hiện các thao tác như truy cập, chỉnh sửa, cập nhật và truy xuất dữ liệu. Các bạn đồng thời có thể đưa ra các yêu cầu dưới dạng ngôn ngữ database như các câu lệnh SQL đơn giản.
Xem thêm: [Tìm Hiểu] Big Data là gì? | Tổng hợp thông tin về dữ liệu
6. Ưu và nhược điểm của database
Trong thời đại công nghệ số, database đã dần chiếm vị thế quan trọng và trở thành một phần thiết yếu trong các hoạt động thường nhật. Việc sử dụng database có các ưu và nhược điểm sau.
6.1. Ưu điểm của database
- Dễ quản lý: database sẽ hỗ trợ các bạn quản lý số lượng lớn dữ liệu hoặc thông tin hiệu quả vì nó cho phép tìm kiếm, truy vấn và chắt lọc thông tin dữ liệu ngay trên hệ thống.
- An toàn: database cung cấp các hàng rào bảo mật để ngăn chặn tình trạng truy cập trái phép vào hệ thống nội bộ. Dữ liệu của doanh nghiệp không bị các virus độc hại bủa vây.
- Tốc độ truy cập thần tốc: database luôn có các cơ chế tối ưu hóa tốc độ truy vấn. Do đó, các bạn có thể truy cập và truy vấn dữ liệu nhanh gọn mà độ chính xác vẫn được đảm bảo.
- Thao tác dễ: database giúp các bạn thêm, sửa đổi và xóa dữ liệu dễ dàng. Các bạn có thể mở rộng hệ thống dữ liệu theo nhu cầu công việc thực tiễn.
6.2. Nhược điểm của database
Việc sử dụng database mang lại nhiều lợi ích trong việc lưu trữ dữ liệu, tuy nhiên cũng tồn tại một số hạn chế cần lưu ý, bao gồm:
- Tính chủ quyền dữ liệu: Database thường được chia sẻ với nhiều người dùng, do đó cần đảm bảo tính chủ quyền của dữ liệu, tránh tình trạng bị truy cập trái phép hoặc sử dụng sai mục đích.
- Bảo mật dữ liệu: Database có thể là mục tiêu tấn công của tin tặc, do đó cần chú trọng bảo mật quyền khai thác dữ liệu, tránh tình trạng bị mất hoặc rò rĩ.
- Tranh chấp dữ liệu: Trong trường hợp có nhiều người dùng cùng truy cập vào một database, cần có cơ chế giải quyết tranh chấp dữ liệu hiệu quả.
7. Những thách thức khi sử dụng hệ thống database
- Cần liên tục theo dõi, giám sát và quản lý để khắc phục các lỗi kịp thời: khi sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu, các bạn phải đảm bảo luôn có nhân sự túc trực. Lịch bảo trì cơ sở dữ liệu luôn phải được cập nhật để đảm bảo hệ thống vẫn vận hành hiệu quả.
- Luôn cập nhật về kiến thức và công nghệ có liên quan đến database: nếu không cập nhật thông tin và kiến thức mới, thì bạn sẽ không biết cách thao tác trên database. Ngay cả việc truy vấn dữ liệu cũng sẽ khiến bạn trở nên lúng túng ở các phiên bản phần mềm mới.
- Luôn đào tạo đội ngũ nhân lực có kiến thức về hệ cơ sở dữ liệu: kiến thức về database giúp nhân viên có thể quản lý thông tin hiệu quả, bảo mật và tối ưu hóa công việc, giảm thiểu chi phí. Đặc biệt, họ có thể nắm rõ thông tin để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.
- Bảo mật hệ cơ sở dữ liệu: Database có ưu điểm là lưu trữ dữ liệu lớn, nhưng cũng có nhược điểm là dễ bị tấn công. Doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên về an toàn thông tin và bảo mật cơ sở dữ liệu để họ biết cách phòng ngừa rủi ro bị hack hoặc lộ thông tin quan trọng.
8. Một số câu hỏi thường gặp về database
8.1. Sự khác biệt giữa database và spreadsheet
Spreadsheet và database đều là các phương pháp dùng để lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, công dụng giữa chúng là khác nhau. Spreadsheet là ứng dụng trên máy tính, giúp bạn thực hiện các thao tác sắp xếp, quản lý, truy vấn và tính toán số liệu. Database là tập hợp nhiều thông tin dữ liệu có liên quan với nhau. Sau đó, dữ liệu sẽ được tổng hợp và sắp xếp để bạn có thể truy cập vào dữ liệu dễ hơn.
8.2. Xu hướng hiện nay có những loại database nào?
Xu hướng quản lý cơ sở dữ liệu gồm có:
- Dữ liệu dựa trên thuật toán đám mây
- Tự động hóa dữ liệu
- Củng cố cổng an ninh trên hệ thống
- Cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ (in-memory)
- Cơ sở dữ liệu đồ thị
- Hệ cơ sở dữ liệu có mã nguồn mở
- Cơ sở dữ liệu dưới dạng dịch vụ
Các xu hướng này thường được xếp hạng ưu tiên dựa trên các nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp.
8.3. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nên sử dụng giải pháp quản trị database nào?
Trong lĩnh vực quản lý cơ sở dữ liệu, không dễ để chúng ta có thể đánh giá rạch ròi các phần mềm cơ sở dữ liệu tốt dành cho các công ty. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo 3 hệ thống dưới đây.
- Xero: là ứng dụng trực tuyến và hoạt động dựa trên thuật toán đám mây. Nó phù hợp để các bạn quản lý hàng tồn kho ở các công ty bán lẻ. Xero hữu ích khi các bạn muốn chuẩn hóa các quy trình xuất và nhập hàng hóa, hoặc lưu trữ hồ sơ chính xác.
- Salesforce: là phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu dành cho chuyện quản lý các mối quan hệ với đối tác và khách hàng (CRM). Nó cũng phải dùng thuật toán đám mây để đảm bảo tính bảo mật cho thông tin dữ liệu.
- Oracle: Oracle là giải pháp cơ sở dữ liệu tích hợp nhiều tính năng, bao gồm CRM, quản lý chuỗi cung ứng, đáp ứng hầu hết các nhu cầu trong doanh nghiệp. Bộ ứng dụng này có cấu hình mạnh mẽ và dễ sử dụng.
Xem thêm: [Tìm Hiểu] Oracle là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về Oracle
9. Tổng kết
Bài viết trên đã giới thiệu tới bạn về cơ sở dữ liệu database và các loại database thường sử dụng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về vai trò và cách sử dụng của database. Để có thể tìm hiểu thêm thông tin, mời bạn truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ.
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm: