[Bật Mí] 6 Cách Tự Backup và Restore VPS Hiệu Quả Nhất 2024

Dữ liệu trên VPS luôn đối diện với nhiều rủi ro như sự cố phần cứng, tấn công mạng, virus, hoặc sai sót từ người dùng. Để bảo vệ thông tin quan trọng và đảm bảo hệ thống vận hành liên tục, việc tự backup và khôi phục dữ liệu trở thành bước không thể thiếu. Bài viết này Vinahost sẽ giới thiệu các cách tự backup và restore VPS hiệu quả nhất, từ thủ công đến tự động giúp bạn bảo vệ hệ thống của mình một cách an toàn nhất.

Backup và restore VPS
Backup và restore VPS giúp giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu khi gặp sự cố.

1. Hướng dẫn cách Sao lưu / Backup máy chủ VPS chi tiết 

1.1. Backup dữ liệu trên Folder, File 

Vinahost sẽ giới thiệu đến bạn hai phương pháp đơn giản và hiệu quả để backup dữ liệu từ file và thư mục trên VPS: phương pháp backup thủ công và tự động hóa qua script Bash Shell. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng, giúp bạn linh hoạt lựa chọn cách thức sao lưu phù hợp nhất với nhu cầu quản lý dữ liệu của mình.

1.1.1. Cách 1: Backup dữ liệu thủ công 

Khi quản lý và bảo vệ dữ liệu trên VPS, việc sao lưu dữ liệu (backup) là một yếu tố then chốt để duy trì tính toàn vẹn và bảo mật cho hệ thống. Để sao lưu các file và thư mục mã nguồn của website, bạn có thể sử dụng lệnh zip – một công cụ nén đơn giản nhưng rất hiệu quả.

Bước 1: Cài đặt zip và unzip

Trước khi bắt đầu backup, bạn cần cài đặt công cụ zip và unzip trên hệ điều hành VPS của mình. Dưới đây là các lệnh cài đặt cho một số hệ điều hành thông dụng:

  1. sudo apt install zip
  2. sudo apt install unzip
  • Đối với CentOS:
  1. sudo dnf install zip
  2. sudo dnf install unzip

Bước 2: Thực hiện backup

Bạn có thể sử dụng lệnh zip để sao lưu toàn bộ dữ liệu trong một thư mục. Chẳng hạn, nếu mã nguồn website của bạn nằm trong thư mục /home/webdata/yourwebsite.vn/public_html và bạn muốn nén toàn bộ thư mục này thành một tệp nén có tên là yourwebsite.zip, hãy dùng lệnh sau:

zip -r yourwebsite.zip /home/webdata/yourwebsite.vn/public_html

Bạn có thể sử dụng lệnh bên dưới để lưu file nén vào folder /home/backup/

zip -r /home/backup/yourwebsite.zip /home/webdata/yourwebsite.vn/public_html

Lưu ý quan trọng: Nếu bạn không sử dụng lệnh cd để di chuyển vào thư mục cần sao lưu, khi thực hiện lệnh zip, toàn bộ cấu trúc thư mục sẽ được nén cùng với dữ liệu. Ví dụ, nếu không di chuyển vào thư mục /home/webdata/yourwebsite.vn/public_html, khi giải nén, bạn sẽ thấy đường dẫn /home/webdata/yourwebsite.vn/public_html thay vì chỉ có mã nguồn của website.

Vì vậy, để tránh tình trạng này, tốt hơn hết bạn nên chuyển vào thư mục cần sao lưu trước khi thực hiện lệnh zip. Ví dụ như sau:

cd /home/webdata/yourwebsite.vn/public_html
zip -r yourwebsite.zip

Với cách làm này, chỉ mã nguồn của website sẽ được nén, giúp bạn dễ dàng phục hồi lại dữ liệu mà không bị rối với các thư mục không cần thiết.

1.1.2. Cách 2: Backup dữ liệu bằng Script Bash Shell

Việc áp dụng script Bash Shell để sao lưu dữ liệu giúp tự động hóa quá trình, hỗ trợ bạn quản lý không gian lưu trữ một cách hiệu quả. Bên dưới là các bước hướng dẫn chi tiết:

Bước 1: Xác Định Thư Mục Cần Sao Lưu

Trong ví dụ này, chúng ta sẽ tiến hành sao lưu các thư mục tại đường dẫn /home.

Bước 2: Tạo Script Sao Lưu

Để tự động hóa việc sao lưu, bạn sẽ cần tạo một script Bash. Script này sẽ nén các thư mục trong /home thành các tệp zip và lưu chúng vào thư mục mà bạn chỉ định. Bên cạnh đó, script cũng có khả năng tự động loại bỏ các bản sao lưu cũ hơn (ví dụ: các bản hơn 7 ngày) nhằm tối ưu hóa không gian lưu trữ.

Trước tiên, bạn cần tạo một file script tại đường dẫn /usr/src/backup-web.sh và thêm mã sau vào file:

#!/bin/bash

DATE=`date +"%d-%m-%y"`
mkdir -p $BACKUP
for i in `ls /home`
do
/usr/bin/zip -r -9 $BACKUP/$i.zip /home/$i
sleep 1
done
# Xóa các bản sao lưu cũ hơn 7 ngày để tiết kiệm dung lượng
find /backup -name 'web*' -type d -mtime +6 -exec rm -rf {} \;

Giải Thích Mã Lệnh:

Biến DATE lưu ngày hiện tại để đặt tên cho các tệp sao lưu.

Lệnh mkdir -p $BACKUP tạo thư mục lưu trữ nếu nó chưa tồn tại.

Vòng lặp for quét qua từng thư mục con trong /home, nén mỗi thư mục thành tệp zip và lưu vào thư mục chỉ định.

Lệnh find tìm và xóa các bản sao lưu cũ hơn 7 ngày để tiết kiệm không gian lưu trữ.

Bước 3: Cấp Quyền Thực Thi Cho Script

Để chạy script, bạn cần phân quyền thực thi cho tệp vừa tạo bằng lệnh sau:

chmod +x /usr/src/backup-web.sh

Bước 4: Đặt Thư Mục Lưu Trữ

Đảm bảo biến $BACKUP trong script trỏ tới thư mục bạn muốn lưu trữ các tệp sao lưu, ví dụ /home/backup/.

Bước 5: Chạy Script Để Sao Lưu

Khi mọi thứ đã sẵn sàng, chỉ cần chạy script, và quá trình sao lưu sẽ tự động nén các thư mục trong /home thành các tệp zip và lưu vào thư mục chỉ định. Script cũng sẽ tự động xóa các bản sao lưu cũ hơn 7 ngày, giúp quản lý dung lượng lưu trữ tốt hơn.

Với những bước này, bạn có thể thiết lập một hệ thống sao lưu tự động cho VPS của mình, giúp bảo vệ dữ liệu và tối ưu không gian lưu trữ.

Xem thêm: 10 Cách bảo mật VPS Linux & VPS Windows

1.2. Backup dữ liệu Database MySQL

Để bảo vệ dữ liệu quan trọng trên VPS việc backup cơ sở dữ liệu MySQL là cần thiết. Bạn có thể thực hiện backup thủ công hoặc backup tự động bàng Bash Script. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với kỹ năng và nhu cầu của bạn. Các bước hướng dẫn chi tiết cho 2 cách backup MySQL bên dưới.

1.2.1. Cách 1: Backup dữ liệu Database MySQL thủ công

Bước 1: Để sao lưu cơ sở dữ liệu MySQL, bạn có thể sử dụng lệnh mysqldump. Lệnh này sẽ tạo một file .sql chứa toàn bộ cấu trúc và dữ liệu của database, thuận tiện cho việc phục hồi khi cần.

Cú pháp lệnh:

mysqldump -u [tên người dùng database] -p [tên database] > [tên file lưu].sql

Ví dụ: Nếu bạn có một cơ sở dữ liệu tên là db1 với người dùng db1_user và muốn lưu vào một file có tên vinahost-data.sql, bạn sẽ sử dụng lệnh:

mysqldump -u db1_user -p db1 > yourwebsite-data.sql

Bước 2: Khi thực hiện lệnh này, hệ thống sẽ yêu cầu bạn nhập mật khẩu của db1_user. Nếu bạn muốn tự động chạy mà không cần nhập mật khẩu thủ công, có thể gán mật khẩu trực tiếp vào lệnh.

Cú pháp:

-p[mật khẩu]

Ví dụ:

mysqldump -u db1_user -p123456 db1 > yourwebsite-data.sql

Bước 3: File .sql sẽ được lưu trong thư mục hiện tại bạn đang truy cập. Nếu muốn lưu file vào một thư mục khác, bạn chỉ cần chỉ định đường dẫn đầy đủ ở tên file .sql.

Ví dụ:

mysqldump -u db1_user -p123456 db1 > /home/backup/yourwebsite-data.sql

Như vậy, bạn có thể dễ dàng sao lưu dữ liệu MySQL của mình và đảm bảo dữ liệu an toàn, dễ dàng phục hồi khi cần thiết.

1.2.2. Cách 2: Backup dữ liệu Database MySQL bằng Script Bash Shell

Bước 1: Tạo script Bash để sao lưu toàn bộ cơ sở dữ liệu MySQL

Đầu tiên, tạo một file script tên backup-mysql.sh trong thư mục /usr/src/. Mở terminal và nhập lệnh sau để tạo file:

sudo nano /usr/src/backup-mysql.sh

Thêm nội dung sau vào file script:

#!/bin/bash

DATE=`date +"%d-%m-%y"`
BACKUP="/backup/mysql-$DATE"
mkdir -p $BACKUP
for i in `mysql -u root -pabcd@123 -e "SHOW DATABASES;" | tr -d "| " | grep -v Database`
do
    mysqldump -u root -pabcd@123 $i | gzip -9 > $BACKUP/$i.sql.gz
    sleep 1
done
# Để tiết kiệm không gian cần xóa các bản backup cũ hơn 7 ngày
find /backup -name 'mysql*' -type d -mtime +6 -exec rm -rf {} \;

Giải thích mã script:

DATE=date +”%d-%m-%y”: Lấy ngày hiện tại để dùng cho tên thư mục backup.

BACKUP=”/backup/mysql-$DATE”: Đặt tên thư mục backup theo ngày.

mkdir -p $BACKUP: Tạo thư mục backup nếu chưa có.

Vòng lặp for lặp qua tất cả các database trong MySQL (trừ cột “Database”), thực hiện backup và nén mỗi database thành file .sql.gz.

find /backup -name ‘mysql*’ -type d -mtime +6 -exec rm -rf {} \;: Xóa các bản backup cũ hơn 7 ngày để tiết kiệm dung lượng lưu trữ.

Bước 2: Phân quyền thực thi cho file script

Để có thể chạy script, bạn cần cấp quyền thực thi cho file bằng lệnh:

sudo chmod +x /usr/src/backup-mysql.sh

Bước 3: Thiết lập lịch chạy tự động cho file script (tùy chọn)

Nếu bạn muốn script này tự động chạy hàng ngày, hãy thiết lập cron job. Mở cron editor bằng lệnh:

sudo crontab -e

Thêm dòng sau để script tự động chạy vào lúc 02:00 sáng mỗi ngày:

0 2 * * * /usr/src/backup-mysql.sh

Kết quả: Sau khi hoàn thành các bước trên, script sẽ tự động sao lưu toàn bộ cơ sở dữ liệu MySQL hàng ngày vào thư mục /backup/. Các bản backup sẽ được nén và lưu trữ trong vòng 7 ngày, giúp bạn quản lý backup một cách hiệu quả và giảm thiểu rủi ro mất dữ liệu.

1.3. Lập lịch cron job – Backup dữ liệu tự động 

Thiết lập lịch tự động backup cho server giúp đảm bảo dữ liệu quan trọng luôn được sao lưu định kỳ mà không cần thao tác thủ công. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng cron job để tự động backup dữ liệu web và cơ sở dữ liệu MySQL trên Server hoặc VPS Linux.

Lập lịch cron job – Backup server tự động hàng ngày

Bước 1: Mở cron editor

Trên VPS hoặc server Linux, chạy lệnh sau để mở cron editor. Lệnh này sẽ đưa bạn đến giao diện chỉnh sửa cron job, nơi có thể cấu hình các tác vụ tự động thực hiện vào thời gian mong muốn.

crontab -e

Bước 2: Thiết lập cron job cho backup dữ liệu web hàng ngày

Trong cron editor, thêm dòng sau để lên lịch backup dữ liệu web vào lúc 0:00 sáng mỗi ngày:

0 0 * * * /path/to/web-backup-script.sh

Giải thích:

0 0 * * *: Chạy cron vào 0:00 sáng mỗi ngày.

/path/to/web-backup-script.sh: Đường dẫn tới script backup dữ liệu web. Đảm bảo rằng script này đã sẵn sàng và có quyền thực thi.

Bước 3: Thiết lập cron job cho backup cơ sở dữ liệu MySQL hàng ngày

Thêm dòng lệnh sau vào cron editor để sao lưu cơ sở dữ liệu MySQL vào lúc 2:00 sáng mỗi ngày:

0 2 * * * /path/to/mysql-backup-script.sh

Giải thích:

0 2 * * *: Chạy cron vào 2:00 sáng mỗi ngày.

/path/to/mysql-backup-script.sh: Đường dẫn đến script backup MySQL. Đảm bảo rằng script này đã được thiết lập và có quyền thực thi.

Bước 4: Lưu và thoát khỏi cron editor

Sau khi thêm các dòng cron job trên, lưu lại (thường là nhấn Ctrl + O rồi Enter trong nano) và thoát cron editor (nhấn Ctrl + X trong nano).

Kết quả

Với cấu hình cron job như trên, hệ thống sẽ tự động sao lưu dữ liệu web vào 1:00 sáng và backup cơ sở dữ liệu MySQL vào 3:00 sáng mỗi ngày. Cách này giúp duy trì sao lưu đều đặn, giảm thiểu nguy cơ mất dữ liệu trong trường hợp gặp sự cố bất ngờ.

1.4. Hướng dẫn Backup dữ liệu VPS tại VinaHost

Hướng dẫn sao lưu VPS bằng gói VPS giá rẻVPS cao cấp tại VinaHost Để tạo bản sao lưu dữ liệu VPS một cách nhanh chóng và dễ dàng trên gói dịch vụ ProSSD tại VinaHost, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập gói dịch vụ ProSSD đang sử dụng

  • Đăng nhập vào trang quản lý dịch vụ tại VinaHost bằng cách truy cập vào đường dẫn này.
  • Sau đó, chọn mục “Services” và chọn gói dịch vụ ProSSD mà bạn muốn sao lưu.

Bước 2: Thực hiện sao lưu VPS

Chọn chức năng “Backups” trong phần “Additional Tools” của giao diện quản lý dịch vụ.

Trong cửa sổ quản lý sao lưu, chọn “New Backup” để tạo bản sao lưu mới cho VPS. Khi sao lưu diễn ra, VPS vẫn hoạt động bình thường và không bị gián đoạn.

Lựa chọn các tùy chọn sao lưu:

  • Compression Type: Chọn Gzip để nén dữ liệu.
  • Backup Mode: Chọn Snapshot. Chế độ này cho phép tạo bản sao lưu mà không làm gián đoạn hoạt động của VPS.

Sau khi thực hiện các bước trên, bạn vui lòng chờ khoảng 15 – 30 phút để hệ thống hoàn tất quá trình sao lưu.

Xem thêm: Cách tạo VPN từ VPS Windows, VPS Linux

2. Hướng dẫn cách Khôi Phục / Restore máy chủ VPS chi tiết 

Máy chủ ảo VPS là dịch vụ lưu trữ dữ liệu bằng cách phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo riêng biệt (Virtual Server). Việc không có bản sao lưu có thể khiến dữ liệu gặp rủi ro lớn nếu xảy ra sự cố mất mát. Do đó, người dùng nên thường xuyên thực hiện backup định kỳ hoặc thiết lập tự động sao lưu để bảo vệ dữ liệu của mình một cách an toàn và nhanh chóng phục hồi khi cần.

2.1. Hướng dẫn khôi phục VPS tại VinaHost 

Hệ thống sẽ tự động sao lưu VPS của bạn hàng tuần và lưu giữ 3 bản sao lưu gần nhất. Nếu bạn cần khôi phục VPS SSD, VPS NVMe, VPS MMO từ một bản sao lưu trước đó, hãy thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập dịch Vụ ProSSD trên VinaHost

  • Đăng nhập vào tài khoản của bạn tại VinaHost.
  • Chọn “Services” và chọn gói dịch vụ ProSSD mà bạn muốn khôi phục.

Bước 2: Thực hiện khôi phục VPS

Trong phần “VPS Management,” chọn mục “Backups” để truy cập các bản sao lưu.

Bước 3: Chọn bản sao lưu và tiến hành khôi phục

  • Chọn bản sao lưu cần khôi phục và nhấn vào biểu tượng “Restore” (hình tròn với mũi tên) để bắt đầu quá trình.
  • Một cửa sổ mới sẽ xuất hiện, xác nhận thông tin khôi phục và nhấn nút “Restore” để tiến hành.

Lưu ý: Quá trình khôi phục sẽ thay thế toàn bộ dữ liệu hiện tại trên VPS. Dữ liệu hiện có sẽ bị xóa và không thể phục hồi lại.

Thời gian khôi phục

Quá trình khôi phục thường mất từ 15 – 30 phút.

2.2. Hướng dẫn khôi phục VPS tại Azdigi

Nếu bạn sử dụng dịch vụ VPS của AZDIGI, hãy làm theo các bước dưới đây để khôi phục VPS trên máy tính:

Bước 1: Đăng nhập hệ thống quản trị dịch vụ

Truy cập vào hệ thống quản trị dịch vụ của AZDIGI và đăng nhập vào tài khoản của bạn.

Bước 2: Chọn dịch vụ VPS cần khôi phục

Tìm và chọn gói dịch vụ VPS mà bạn muốn thực hiện khôi phục.

Bước 3: Chọn thời điểm khôi phục

Trong giao diện quản lý dịch vụ, di chuyển chuột đến mục Backups bằng cách rê vào biểu tượng chữ “v”.

Các bản sao lưu của VPS sẽ được hiển thị. Bạn sẽ có hai tùy chọn cho mỗi bản sao lưu:

  • X: Xóa bản sao lưu.
  • Mũi tên ngược: Khôi phục VPS từ bản sao lưu này.

Bước 4: Xác nhận khôi phục

Chọn biểu tượng mũi tên ngược để bắt đầu quá trình khôi phục, sau đó nhấn OK để xác nhận. Nếu bạn muốn hủy thao tác, chọn Cancel. Việc khôi phục này sẽ thay thế toàn bộ dữ liệu hiện tại trên VPS bằng dữ liệu từ bản sao lưu đã chọn.

Xem thêm: 11 cách tối ưu VPS hiệu quả nhất [Tool + Thủ Công]

2.3. Hướng dẫn khôi phục VPS tại Vietnix

Với dịch vụ Cloud VPS của Vietnix, hệ thống sẽ tự động sao lưu miễn phí hàng tuần.

Hướng Dẫn Khôi Phục VPS Nhanh Chóng Tại Vietnix

  • Truy cập menu Backups: Đăng nhập vào hệ thống, vào mục Backups và chọn bản sao lưu bạn muốn sử dụng để khôi phục.
  • Nhấp vào Restore: Chọn tùy chọn Restore để bắt đầu quá trình khôi phục.
  • Chờ quá trình khôi phục: Quá trình này sẽ diễn ra trong vài phút, tùy thuộc vào kích thước của VPS.
  • Hoàn tất: Sau khi hoàn tất, VPS sẽ tự động khởi động lại và bạn có thể truy cập, sử dụng bình thường.

2.4. Hướng dẫn khôi phục VPS tại ESC

Để khôi phục dữ liệu trên hệ thống tên miền ESC, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Tạo Backup tự động: Vào Admin Backup/Transfer để bắt đầu tạo bản sao lưu.

Bước 2: Chọn phương thức Backup: Bạn sẽ thấy ba tùy chọn trong giao diện:

  • Backup toàn bộ VPS.
  • Backup tất cả các user ngoại trừ các user chọn bên dưới.
  • Backup các user tùy chọn: Nếu chọn tùy chọn này, hãy đánh dấu vào các user bạn muốn sao lưu.

Bước 3: Thiết lập thời gian backup:

  • Chọn Now nếu muốn backup ngay.
  • Chọn Phút (nhập số phút để hệ thống backup định kỳ).
  • Chọn Backup hàng tháng nếu muốn sao lưu theo tháng.

Bước 4: Chọn nơi lưu trữ file backup: Nhập IP server lưu file backup và tài khoản quản trị VPS của Destination Server.

Bước 5: Chọn loại dữ liệu để backup:

  • All Data để sao lưu toàn bộ Mail và Web.
  • Đánh dấu tất cả các mục bên trái để chỉ sao lưu Web.
  • Đánh dấu tất cả các mục bên phải để chỉ sao lưu Mail.

Bước 6: Xác nhận Backup: Nhấp Submit để hoàn tất tạo bản sao lưu.

Bước 7: Chọn vị trí lưu file backup: Đánh dấu vào FTP nếu muốn lưu file backup trên server khác.

Bước 8: Chọn IP để phục hồi:

Chọn Use the IP stored in the backup hoặc Use the IP from the list nếu đã chọn FTP ở bước trước.

Bước 9: Chọn user cần khôi phục: Đánh dấu vào tên user cần Restore.

Bước 10: Hoàn tất khôi phục: Nhấp Submit để thực hiện quá trình khôi phục VPS.

Với các bước này, bạn có thể sao lưu và khôi phục dữ liệu VPS một cách hiệu quả trên hệ thống ESC.

Xem thêm: 9 Cách để treo VPS kiếm tiền nhanh, dễ, an toàn

2.5. Hướng dẫn khôi phục dữ liệu VPS trên cPanel 

Để khôi phục dữ liệu backup qua cPanel, bạn có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: Truy cập cPanel: Đăng nhập vào cPanel, đi đến Home, chọn Backup, sau đó nhấp vào Backup Restoration.

Bước 2: Lựa chọn tài khoản và ngày cần khôi phục: Trong phần Available Restoration Dates, chọn tài khoản và thời điểm bạn muốn khôi phục dữ liệu.

Bước 3: Chọn các tùy chọn khôi phục bổ sung ở phần Additional Options:

  • Restore Subdomains: Khôi phục dữ liệu cho tất cả các subdomain của tài khoản.
  • Restore Mail Configuration: Khôi phục các thiết lập mail.
  • Restore MySQL: Khôi phục dữ liệu database (chọn nếu muốn khôi phục cả mã nguồn và cơ sở dữ liệu).

Bước 4: Bắt đầu quá trình khôi phục: Nhấn Add Account to Queue, sau đó chọn Restore để tiến hành khôi phục dữ liệu.

Làm theo các bước trên sẽ giúp bạn nhanh chóng khôi phục dữ liệu đã sao lưu thông qua cPanel.

2.6. Hướng dẫn khôi phục dữ liệu VPS trên DirectAdmin 

Để khôi phục VPS trong DirectAdmin, bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập DirectAdmin: Đăng nhập vào giao diện quản trị DirectAdmin.

Bước 2: Chọn mục Backup phù hợp: Tùy thuộc vào quyền quản trị, hãy chọn Admin Backup/Transfer hoặc Reseller Backup/Transfer.

Bước 3: Thực hiện khôi phục: Trong mục Restore Backup, chọn bản sao lưu bạn muốn khôi phục, sau đó nhấp vào Submit để bắt đầu quá trình khôi phục.

Thực hiện theo các bước này sẽ giúp bạn nhanh chóng khôi phục dữ liệu VPS của mình trong DirectAdmin.

2.7. Hướng dẫn khôi phục dữ liệu VPS trên Plesk 

Hướng dẫn khôi phục dữ liệu trong Plesk qua Backup Manager

Bước 1: Tại giao diện chính của Plesk, chọn Tools & Settings -> Backup Manager. Tại đây, bạn sẽ thấy danh sách các file backup đã tạo trước đó.

Bước 2: Nhấn vào file backup bạn muốn khôi phục. Một giao diện mới sẽ hiển thị với các tùy chọn để bạn thiết lập khi khôi phục:

  • What do you want to restore?: Hệ thống sẽ hỏi bạn muốn khôi phục toàn bộ đối tượng (All objects) hay các đối tượng cụ thể (Selected objects). Trong ví dụ này, chỉ cần khôi phục đối tượng plesk12-lab.odsvn.com.
  • Type of object to restore: Chọn loại đối tượng bạn muốn khôi phục, như subscription, Customer, Reseller,… Trong danh sách bên dưới, chọn các đối tượng cần thiết và chuyển chúng sang khung bên phải.
  • Tab restoration options: Bạn có thể chọn khôi phục toàn bộ cấu hình và nội dung (Configuration and contents of the selected objects) hoặc chỉ khôi phục cấu hình (Only configuration of the selected objects).
  • Email thông báo: Nhập địa chỉ email của bạn để nhận thông báo khi quá trình khôi phục hoàn tất.

Thực hiện các bước này sẽ giúp bạn khôi phục dữ liệu cần thiết một cách nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và chính xác theo đúng cấu hình mong muốn.

Xem thêm: TOP 16+ phần mềm quản lý VPS tốt nhất hiện nay

3. Một số câu hỏi liên quan đến Backup và Restore VPS

3.1. Liệu có thể tự động quy trình sao lưu và khôi phục VPS được không?

Có nhiều cách để tự động hóa quá trình backup và restore VPS, tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích cá nhân, bạn có thể lựa chọn các cách sao lưu và khôi phục VPS:

  • Sử dụng các công cụ sao lưu tích hợp sẵn: Các công cụ này thường cung cấp giao diện web hoặc dòng lệnh để người dùng thao tác, hỗ trợ bạn thiết lập lịch sao lưu một cách dễ dàng, chọn dữ liệu cần sao lưu và lưu trữ bản sao lưu tại vị trí mong muốn. Ví dụ tiêu biểu là WHM/cPanel và Plesk.
  • Dùng công cụ sao lưu từ bên thứ ba: Mang lại nhiều tính năng nâng cao hơn so với các công cụ tích hợp sẵn, chẳng hạn như hỗ trợ mã hóa, nén dữ liệu, và sao lưu từ xa. Các công cụ phổ biến bao gồm Rclone, Duplicity, và Borg.
  • Dùng script bash: Đem lại sự linh hoạt cao nhưng đòi hỏi hiểu biết kỹ thuật sâu hơn; ví dụ phổ biến là script sao lưu với rsync.

3.2. Các cách kiểm tra tính toàn vẹn của bản VPS trước khi khôi phục?

Bạn có thể xác minh tính toàn vẹn của bản sao lưu VPS bằng các phương pháp sau:

  • Sử dụng công cụ sao lưu tích hợp: Các công cụ này thường tích hợp các thuật toán kiểm tra, như tổng kiểm tra (checksum) hoặc chữ ký xác thực, giúp đảm bảo rằng bản sao lưu không có lỗi hay hư hỏng.
  • Dùng công cụ từ bên thứ ba: Các công cụ này thường cung cấp tính năng mở rộng hơn, hỗ trợ nhiều định dạng sao lưu khác nhau và có các tùy chọn xác minh toàn vẹn nâng cao.
  • Sử dụng lệnh dòng lệnh: Bạn cũng có thể thực hiện các lệnh dòng lệnh để trực tiếp kiểm tra tính toàn vẹn của bản sao lưu VPS.

3.3. Liệu có trường hợp nào không thể khôi phục VPS bằng phương pháp thông thường không?

Một số trường hợp đặc biệt có thể khiến việc khôi phục VPS bằng các phương pháp thông thường trở nên bất khả thi, bao gồm:

  • Ổ cứng bị hỏng: Khi ổ cứng VPS gặp sự cố vật lý, dữ liệu lưu trữ trên đó có thể bị mất vĩnh viễn và không thể phục hồi.
  • Xóa nhầm dữ liệu: Nếu lỡ tay xóa đi dữ liệu quan trọng mà không có bản sao lưu, việc phục hồi có thể gặp trở ngại lớn.
  • Nhiễm mã độc: Khi VPS bị tấn công bởi mã độc, phần mềm độc hại có thể làm hỏng dữ liệu hoặc ngăn chặn truy cập vào dữ liệu đó.
  • Lỗi phần mềm nghiêm trọng: Một số lỗi trong phần mềm có thể khiến VPS không thể khởi động hoặc vận hành bình thường; nếu lỗi gây hỏng dữ liệu, việc khôi phục sẽ khó khăn hơn.
  • Vi phạm điều khoản dịch vụ: Nếu bạn không tuân thủ các điều khoản của nhà cung cấp VPS, họ có thể tạm ngưng hoặc xóa VPS, khiến bạn mất quyền truy cập vào dữ liệu.

Trong những tình huống này, nên liên hệ với nhà cung cấp VPS để được hỗ trợ, họ có thể đưa ra giải pháp khôi phục dữ liệu hoặc khắc phục sự cố liên quan đến VPS.

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng VPS trên Điện thoại & Máy tính

4. Tổng kết 

Tóm lại, việc tự động backup và restore VPS đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu và duy trì sự ổn định của hệ thống. Bằng cách lựa chọn các phương pháp thích hợp như công cụ tích hợp sẵn, công cụ của bên thứ ba, lệnh dòng lệnh và script, bạn có thể thiết lập kế hoạch sao lưu hiệu quả, phù hợp với nhu cầu và chi phí. Hãy thường xuyên kiểm tra tính toàn vẹn của các bản sao lưu và áp dụng phương thức khôi phục linh hoạt để đảm bảo an toàn dữ liệu.

Với các giải pháp VinaHost cung cấp, từ phương pháp sao lưu thủ công đến tự động bằng Bash Script và cài đặt cron job, bạn có thể xây dựng bản sao lưu an toàn và toàn diện. Áp dụng ngay các hướng dẫn này, và nếu có khó khăn, hãy để lại bình luận để đội ngũ VinaHost hỗ trợ bạn kịp thời. Khám phá thêm các thông tin hữu ích khác ngay tại đây.

Xem thêm một số bài viết khác:

Thuê máy chủ VPS ở đâu? | Top 12 VPS tốt nhất, nên mua

So sánh VPS và Dedicated Server | Nên lựa chọn giải pháp nào?

Đào Coin Bằng VPS Là Gì? | Cách Đào Coin Bằng VPS

Hướng dẫn cách cài đặt WordPress trên VPS chi tiết

Đánh giá
5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem