[2024] Tên miền nhạy cảm là gì? | Cách kiểm tra tên miền nhạy cảm

Tên miền nhạy cảm là những tên miền có nội dung hoặc ý nghĩa có thể gây ra tranh cãi, xúc phạm hoặc vi phạm các chuẩn mực văn hóa, xã hội, pháp luật. Do đó, việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về đăng ký tên miền nhạy cảm sẽ đem lại một môi trường Internet an toàn, lành mạnh và tôn trọng quyền lợi của tất cả mọi người. Hãy cùng VinaHost tìm hiểu sâu hơn về tên miền nhạy cảm nhé!

1. Tên miền nhạy cảm là gì?

Tên miền nhạy cảm là những tên miền có chứa từ khóa nhạy cảm hoặc cụm từ được tạo thành từ các ký tự chữ cái liên tiếp trong phần nội dung tên miền – được quy định bởi Bộ Thông Tin Truyền Thông.

Những nội dung này có thể gây ra tranh cãi, xúc phạm, hoặc vi phạm các chuẩn mực văn hóa, tôn giáo, chính trị, xã hội, pháp luật…, ví dụ như đánh bạc, chủ quyền quốc gia, nội dung người lớn… Tên miền nhạy cảm có thể bị lợi dụng để thu hút sự chú ý, lan truyền thông tin sai lệch hoặc thậm chí được các đối tượng xấu sử dụng để đe dọa, tấn công hoặc lừa đảo người dùng.

Chính vì vậy, các tên miền này thường được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan quản lý tên miền, đảm bảo không bị lạm dụng dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Để kiểm soát tên miền nhạy cảm, các cơ quan quản lý tên miền thường dùng các biện pháp sau:

  • Bộ lọc từ khóa: Các cơ quan quản lý và nhà đăng ký tên miền sử dụng bộ lọc từ khóa để tự động phát hiện và từ chối các đơn đăng ký tên miền có chứa các từ ngữ nhạy cảm.
  • Giám sát và kiểm tra định kỳ: Các tên miền đã đăng ký có thể được giám sát và kiểm tra định kỳ để đảm bảo chúng không chứa nội dung nhạy cảm hoặc vi phạm các quy định hiện hành.
  • Hợp tác quốc tế: Các quốc gia và tổ chức quốc tế thường hợp tác với nhau để trao đổi thông tin và phối hợp trong việc quản lý tên miền nhạy cảm, đảm bảo một môi trường internet an toàn và lành mạnh.
Tên miền nhạy cảm là gì
Tên miền nhạy cảm là tên miền có chứa từ khóa nhạy cảm theo quy định của VNNIC.

Tại Việt Nam, khi đăng ký những tên miền nhạy cảm, bạn cần phải nộp đầy đủ hồ sơ theo quy định của nhà đăng ký tên miền và phải thông qua sự kiểm duyệt của VNNIC.

Thông thường, VNNIC sẽ xét duyệt các tên miền nhạy cảm được đăng ký trong ngày. Nếu bạn đăng ký tên miền vào cuối tuần, VNNIC sẽ duyệt vào ngày làm việc của tuần kế tiếp. Trong một số trường hợp, VNNIC có thể yêu cầu bạn bổ sung thêm tài liệu để xét duyệt, VinaHost sẽ chủ động liên hệ với bạn để hướng dẫn hoàn thiện thủ tục.

Trong vòng 03 ngày, nếu bạn không bổ sung các tài liệu theo yêu cầu, VNNIC sẽ từ chối đăng ký tên miền và VinaHost sẽ hoàn lại chi phí đăng ký tên miền cho bạn.

Xem thêm: Mua Tên Miền Ở Đâu?| Top 15 Nhà Cung Cấp Tên Miền Uy Tín

2. Vì sao lại có tên miền nhạy cảm?

Khái niệm “tên miền nhạy cảm” xuất phát từ nhu cầu quản lý và bảo vệ không gian trực tuyến trước những nội dung có thể gây hại, tranh cãi hoặc vi phạm các chuẩn mực xã hội và pháp luật. Việc quản lý và kiểm soát tên miền nhạy cảm là cần thiết để đảm bảo một môi trường internet an toàn, lành mạnh và tích cực cho tất cả người dùng.

Dưới đây là các nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của khái niệm này:

Bảo vệ an ninh mạng

Tên miền nhạy cảm có thể được sử dụng cho các hoạt động phi pháp hoặc có hại như lừa đảo, đánh cắp thông tin, truyền bá nội dung độc hại,… Việc quản lý tên miền nhạy cảm giúp hạn chế các hoạt động này, bảo vệ người dùng internet khỏi những rủi ro tiềm ẩn.

Tên miền nhạy cảm là gì?
Kiểm soát tên miền nhạy cảm góp phần bảo vệ an ninh mạng.

Bảo vệ cộng đồng và người dùng

Mục tiêu chính của việc kiểm soát tên miền nhạy cảm là bảo vệ người dùng internet, đặc biệt là trẻ em và những người dễ bị tổn thương, khỏi các nội dung không phù hợp, gây hại hoặc xúc phạm. Tên miền chứa nội dung người lớn, bạo lực, phân biệt chủng tộc hoặc thông tin sai lệch có thể ảnh hưởng xấu đến người dùng và cộng đồng.

Duy trì trật tự xã hội và các chuẩn mực đạo đức

Tên miền nhạy cảm có thể chứa các nội dung hoặc từ ngữ vi phạm các chuẩn mực đạo đức và xã hội. Việc quản lý các tên miền này giúp duy trì trật tự xã hội, đảm bảo rằng các hoạt động trên mạng không gây ra xung đột hoặc phản ứng tiêu cực trong xã hội.

Ngăn chặn hành vi bất hợp pháp

Một số tên miền có thể được sử dụng để thực hiện hoặc quảng bá các hoạt động bất hợp pháp như buôn bán ma túy, buôn người, đánh bạc trái phép hoặc phát tán nội dung khiêu dâm. Việc kiểm soát tên miền nhạy cảm giúp ngăn chặn và giảm thiểu các hoạt động tội phạm này trên internet.

Thúc đẩy môi trường internet lành mạnh và an toàn

Quản lý tên miền nhạy cảm là một phần của nỗ lực chung nhằm tạo ra một môi trường internet an toàn và lành mạnh. Việc hạn chế và kiểm soát các nội dung nhạy cảm giúp đảm bảo rằng internet là một không gian tích cực, hỗ trợ giáo dục, kinh doanh và giao tiếp văn minh.

Lịch sử và phát triển của Internet

Khái niệm tên miền nhạy cảm cũng phát triển cùng với sự tiến hóa của internet. Ban đầu, internet là một không gian tương đối tự do và ít bị kiểm soát. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và sự gia tăng số lượng người dùng, các vấn đề về nội dung nhạy cảm, an ninh mạng và quyền riêng tư đã trở nên rõ ràng hơn. Điều này đã thúc đẩy các tổ chức và chính phủ thiết lập các quy định và cơ chế để quản lý và bảo vệ không gian mạng.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và uy tín của các tổ chức và cá nhân

Tên miền nhạy cảm
Tên miền nhạy cảm nếu không được kiểm duyệt có thể gây ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ và uy tín của các tổ chức và cá nhân.

Tên miền nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến uy tín và quyền lợi của các tổ chức và cá nhân. Ví dụ, tên miền chứa từ ngữ xúc phạm hoặc liên quan đến các hoạt động trái phép có thể gây tổn hại đến danh tiếng của các thương hiệu hoặc cá nhân liên quan. Quản lý tên miền nhạy cảm giúp bảo vệ quyền lợi và duy trì hình ảnh tích cực cho các bên liên quan.

Tuân thủ quy định pháp luật và chính sách quốc tế

Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã ban hành các quy định và chính sách để quản lý nội dung trực tuyến, bao gồm việc kiểm soát tên miền nhạy cảm. Việc này không chỉ giúp bảo vệ lợi ích của quốc gia và cộng đồng mà còn đảm bảo tuân thủ các hiệp định và chuẩn mực quốc tế về quản lý internet.

Xem thêm: [Tìm Hiểu] Tên miền vn là gì | Tại sao tên miền .vn đắt hơn .com

3. Hướng dẫn cách đăng ký tên miền chứa từ khóa nhạy cảm

Đăng ký tên miền chứa từ khóa nhạy cảm đòi hỏi phải tuân thủ các quy định pháp lý nghiêm ngặt và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cần thiết. Ở phần này, VinaHost sẽ hướng dẫn bạn cách đăng ký tên miền chứa từ khóa nhạy cảm một cách đơn giản.

Hãy bắt đầu nhé!

3.1. Kiểm tra xem tên miền có chứa từ khóa nhạy cảm không

Trước hết, chúng ta cần đề cập đến danh sách từ khóa nhạy cảm. Bạn có thể nhờ đăng ký cung cấp danh sách này để tự kiểm tra xem tên miền mình dự định đăng ký có chứa từ khóa nhạy cảm nào hay không.

Thông thường thì các nhà đăng ký sẽ áp dụng bộ lọc từ khóa nhạy cảm khi khách hàng đăng ký tên miền và hệ thống sẽ ngừng kích hoạt tự động đối với các tên miền này. Sau đó, nhà đăng ký sẽ yêu cầu bạn bổ sung thêm các hồ sơ cần thiết và chuyển lên VNNIC xét duyệt. Nếu bạn không bổ sung các tài liệu cần thiết theo yêu cầu trong vòng 03 ngày, tên miền sẽ bị VNNIC từ chối đăng ký. Trong trường hợp này, VinaHost sẽ hoàn lại chi phí đăng ký tên miền cho bạn.

Mỗi quốc gia có các quy định và quy tắc riêng về tên miền nhạy cảm, do vậy trước khi đăng ký tên miền, bạn cần phải lưu ý các điều sau:

  • Xác định rõ ràng mục đích, động cơ sử dụng tên miền
  • Chọn tên miền phản ánh rõ định hướng nội dung của website hoặc thương hiệu
  • Không chọn tên miền có khả năng gây tranh cãi, vi phạm đạo đức, văn hóa, pháp luật,…

Xem thêm: Tìm hiểu tên miền được phân cách bởi dấu gì? Có bao nhiêu loại?

3.2. Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký tên miền nhạy cảm

Hồ sơ đăng ký tên miền nhạy cảm bao gồm:

Bản khai đăng ký tên miền

  • Mẫu bản khai đăng ký tên miền cho cá nhân (tải ngay)
  • Mẫu bản khai đăng ký tên miền cho tổ chức (tải ngay)

Ảnh chụp 02 mặt CCCD/hộ chiếu của chủ thể đăng ký tên miền

Bản cam kết đăng ký tên miền chứa từ khóa nhạy cảm (tải ngay)

Tên miền nhạy cảm là gì
Mẫu bản cam kết giải trình tên miền chứa từ khóa nhạy cảm.

Sau khi hoàn thiện, khách hàng scan toàn bộ hồ sơ và gửi lại cho VinaHost qua thông tin sau:

  • Người nhận: Công ty TNHH VinaHost
  • SĐT: 19006046 ext 1, 2
  • Trụ sở chính: 351/31 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Xem thêm: Vòng đời tên miền Quốc Tế và Việt Nam chi tiết A-Z

3.3. Quy trình đăng ký tên miền nhạy cảm

Bước 1: Truy cập vào link sau để thực hiện đăng ký tên miền 

Tên miền nhạy cảm là gì
Nhập tên miền bạn cần mua vào ô tra cứu.
Tên miền nhạy cảm là gì
Thêm tên miền vào giỏ hàng và tiến hành các bước nhập thông tin, thanh toán.

Bước 2: Hoàn tất hồ sơ đăng ký tên miền nhạy cảm

Đối với cá nhân:

  • Bản khai tên miền có xác nhận từ chủ thể (tải ngay)
  • Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của chủ thể
  • Cam kết và giải trình tên miền có chứa từ khóa nhạy cảm (theo mẫu) có xác nhận từ chủ thể

Đối với tổ chức: 

  • Bản khai đăng ký tên miền có xác nhận từ tổ chức (ký số điện tử + dấu mộc) (tải ngay)
  • Các giấy tờ liên quan khác như giấy phép đăng ký kinh doanh nếu cần, giấy phép hoạt động báo chí nếu bạn đăng ký tên miền báo chí
  • Cam kết và giải trình tên miền có chứa từ khóa nhạy cảm (theo mẫu) có xác nhận từ chủ thể (tải ngay)

Bước 3: Gửi hồ sơ bản cứng về VinaHost theo thông tin:

  • Người nhận: Công ty TNHH VinaHost
  • SĐT: 19006046 ext 1, 2
  • Trụ sở chính: 351/31 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Bước 4: VinaHost kiểm tra hồ sơ và gửi VNNIC xét duyệt, thời gian kiểm duyệt trung bình là 03 ngày làm việc. VinaHost sẽ chủ động liên hệ với bạn nếu cần bổ sung thêm hồ sơ.

Bước 5: VinaHost thông báo kết quả:

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, tên miền sẽ được kích hoạt
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, VinaHost sẽ thông báo với quý khách lý do tên miền bị từ chối và hỗ trợ quý khách đăng ký tên miền khác.

Xem thêm: [Bật Mí] Sau khi mua tên miền thì làm gì? | 7 Điều bạn cần biết

4. Một số hạn chế đối với tên miền nhạy cảm

Sử dụng tên miền nhạy cảm đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận các hạn chế của nó nhằm đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định pháp lý. Các hạn chế này bao gồm khó đăng ký, phải chịu kiểm duyệt nội dung, bị giám sát và kiểm tra thường xuyên, có thể bị hạn chế quảng cáo và tiếp thị, dễ dẫn đến rủi ro pháp lý và tranh chấp cũng như hạn chế về quyền sở hữu và chuyển nhượng.

Hạn chế về nội dung: Các tên miền nhạy cảm thường bị kiểm duyệt nội dung chặt chẽ để đảm bảo rằng thông tin được công bố không vi phạm các chuẩn mực xã hội hoặc pháp luật. Các nội dung bị hạn chế thường là:

  • Nội dung khiêu dâm, đồi trụy…
  • Nội dung vi phạm pháp luật như cờ bạc, lừa đảo…
  • Nội dung kích động bạo lực, phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc giới tính
  • Thông tin sai lệch, gây hiểu lầm
  • Nội dung vi phạm chủ quyền quốc gia, ảnh hưởng xấu đến chính trị, an ninh quốc gia
Tên miền nhạy cảm là gì
Các từ khóa liên quan đến cờ bạc được liệt vào danh sách khóa nhạy cảm.

Rủi ro về uy tín: Việc sử dụng tên miền nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức/cá nhân sở hữu tên miền. Người dùng có thể có cái nhìn tiêu cực về website sử dụng tên miền nhạy cảm và dẫn đến hạn chế truy cập website.

Thủ tục đăng ký phức tạp: Để đăng ký tên miền nhạy cảm, bạn phải cung cấp nhiều hồ sơ và mất thời gian chờ lâu hơn so với các tên miền thông thường. Hồ sơ đăng ký tên miền nhạy cảm tại Việt Nam bao gồm:

  • Bản khai đăng ký tên miền dành cho cá nhân hoặc tổ chức
  • Ảnh chụp 02 mặt CCCD/hộ chiếu của chủ thể đăng ký tên miền
  • Nộp hồ sơ đăng ký chi tiết và các giấy tờ liên quan nếu tên miền chứa từ khóa nhạy cảm thuộc lĩnh vực báo chí (giấy phép hoạt động, giấy phép báo chí,..)
  • Bản cam kết giải trình rõ ràng về mục đích sử dụng tên miền

Ngoài ra bạn cần chờ sự phê duyệt từ cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền (tại Việt Nam, VNNIC chịu trách nhiệm kiểm duyệt).

Giám sát và kiểm tra thường xuyên: Tên miền nhạy cảm có thể thường xuyên bị giám sát và kiểm tra để đảm bảo nội dung của website tuân thủ với cam kết ban đầu của bạn. Các biện pháp giám có thể là:

  • Kiểm tra nội dung định kỳ trên trang web
  • Yêu cầu báo cáo hoạt động và nội dung đăng tải
  • Hạn chế hoặc đình chỉ tên miền nếu phát hiện vi phạm

Khó khăn trong việc quảng bá: Các tên miền nhạy cảm có thể bị hạn chế trong việc quảng cáo và tiếp thị, đặc biệt là trên các nền tảng truyền thông xã hội và các kênh quảng cáo lớn, chẳng hạn như:

  • Cấm quảng cáo trên các nền tảng như Google Ads, Facebook Ads nếu nội dung không phù hợp với chính sách của nền tảng
  • Giới hạn khả năng tiếp cận và hiển thị trong các kết quả tìm kiếm hoặc trên các kênh truyền thông công cộng

Rủi ro về pháp lý và tranh chấp: Tên miền nhạy cảm có nguy cơ đối mặt với các vấn đề pháp lý và tranh chấp cao hơn, ví dụ:

  • Các khiếu nại từ cá nhân hoặc tổ chức về nội dung vi phạm hoặc gây xúc phạm
  • Các vụ kiện liên quan đến vi phạm bản quyền, nhãn hiệu hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác
  • Nguy cơ bị đình chỉ hoặc hủy bỏ tên miền nếu vi phạm các quy định của cơ quan quản lý
Tên miền nhạy cảm là gì
Sử dụng tên miền nhạy cảm có thể dẫn đến rủi ro về tranh chấp thương hiệu.

Hạn chế về quyền sở hữu và chuyển nhượng: Việc sở hữu và chuyển nhượng tên miền nhạy cảm có thể bị hạn chế để đảm bảo kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan quản lý. Các hạn chế này có thể bao gồm:

  • Cấm hoặc hạn chế việc chuyển nhượng tên miền nhạy cảm giữa các cá nhân hoặc tổ chức mà không có sự chấp thuận của cơ quan quản lý.
  • Quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của người sở hữu tên miền, bao gồm việc duy trì nội dung hợp pháp và tuân thủ các quy định.

Xem thêm: [Tổng hợp] Kiểm tra domain [Domain age | Lịch sử tên miền | Thông tin tên miền]

5. Tổng kết

Có thể thấy, việc đăng ký tên miền nhạy cảm có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nếu tên miền này thực sự phù hợp với nội dung, chiến lược kinh doanh và đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn, và nếu bạn có khả năng quản lý các rủi ro có thể xảy ra, thì việc đăng ký tên miền nhạy cảm có thể mang lại nhiều lợi ích.

Tuy nhiên, nếu bạn lo ngại về các rủi ro pháp lý, hạn chế quảng cáo hoặc tác động tiêu cực đến uy tín thương hiệu, hãy cân nhắc sử dụng một tên miền khác ít để đảm bảo an toàn và hiệu quả dài hạn nhé!

Bạn có thể xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây và đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost nếu cần hỗ trợ nhé:

>>> Xem thêm:

Tên miền quốc tế là gì? | Mua & Đăng ký tên miền quốc tế

[Miễn Phí] Đăng ký & Quản lý tên miền Tiếng Việt có dấu

Gia hạn tên miền là gì? Chi phí và cách gia hạn tên miền Website

Whois là gì? Hướng dẫn tra cứu, cập nhật, ẩn thông tin tên miền

Đánh giá
5/5 - (5 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem