Tiếp nối 2 thế hệ web1.0 và web2.0 tiền nhiệm, web3 đã có mặt trên không gian mạng với tính linh hoạt và khả năng tương tác cao hơn. Trong thời gian tới, web3.0 sẽ trở thành xu hướng phổ biến và chiếm trọn thị trường Internet toàn cầu. Đây sẽ là cơ hội lớn và tiềm năng cho những ai yêu thích mảng lập trình. Nếu bạn cũng đang thắc mắc web3.0 là gì thì hãy cùng VinaHost tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé.
1. Web3 là gì?
Web3.0 (còn gọi là Web 3 hay Semantic web) là thế hệ thứ 3 của Internet. Web3.0 được mong đợi là thế hệ tối ưu hơn nhờ có trí tuệ nhân tạo (AI) và learning machine. Điều đó mang đến hai trải nghiệm đặc biệt cho người dùng: nhanh chóng và cá nhân hóa. Web3.0 còn có hệ thống bảo mật blockchain và tiến tới vũ trụ ảo (metaverse). Công nghệ luôn cải tiến liên tục, chính vì vậy web3.0 cũng thay đổi cấu trúc để đáp ứng nhu cầu và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Thay vì lưu trữ các thông tin, dữ liệu tập trung như thế hệ tiền nhiệm, các dữ liệu trong web 3.0 sẽ kết nối với nhau theo cách phi tập trung. Trong bối cảnh website bùng nổ như hiện nay, web2.0 đã không còn thịnh hành do bộc lộ nhiều yếu điểm. Một trong số đó là nó không thể đáp ứng các yêu cầu cao cấp vì web2.0 chủ yếu là các web tĩnh và thiếu khả năng điều chỉnh dựa trên trải nghiệm người dùng.
Web3.0 đã có mặt nhằm giải quyết nhiều vấn đề còn tồn đọng của web1.0 và web2.0. Web3.0 là phiên bản nâng cao của web2.0 với mức độ linh hoạt, khả năng tương tác và tính cá nhân hóa cao hơn. Web3.0 còn đảm bảo các thông tin, dữ liệu luôn được lưu trữ trong vùng an toàn và phân phối trên nhiều thiết bị khác nhau. Nhờ vậy, tình trạng rò rỉ dữ liệu cũng sẽ hạn chế tới mức tối đa và tránh được nguy cơ xâm nhập.
Xem thêm: Website là gì? Tổng hợp kiến thức về website từ A – Z
2. Lịch sử hình thành và phát triển của web
Để hiểu hơn về lịch sử hình thành và phát triển của web, chúng ta hãy cùng tìm hiểu từ web1.0. Sau web1.0 là đến thế hệ web2.0 và web3.0.
2.1. Web 1.0
Web1.0 còn được gọi là web hiển thị thông tin hay static website, đây là thế hệ đầu tiên. Web1.0 xuất hiện đầu tiên cùng thời điểm với sự xuất hiện Internet (năm 1989). Web1.0 giúp chúng ta có thể truy cập Internet và tiếp cận các thông tin từ xa.
Tại thời điểm đó, web1.0 chỉ thể hiện các dòng text gắn vào các đường link và sau đó dẫn đến các bài viết. Chúng ta chỉ có thể tra cứu thông tin và không có sự tương tác với thông tin đã đọc. Ngoài ra, việc đăng nội dung lên trên web cũng bất tiện và hạn chế vì Web1.0 được hiểu là web có mã nguồn mở và chỉ là phần front-end (HTML và CSS). Điều này có nghĩa là Web1.0 không có chứa hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Ưu điểm nổi bật của web1.0 là nơi thích hợp để tạo các trang thông tin tĩnh cho các tập đoàn, công ty lớn, cơ quan báo chí và các đơn vị hành chính nhà nước lúc bấy giờ.
2.2. Web 2.0
Sau khi có sự xuất hiện của Internet, số lượng người truy cập không ngừng tăng lên và cơ sở hạ tầng ngày một nâng cao. Đây chính là cơ sở tiền đề cho sự phát triển của Web2.0.
Khi Web2.0 xuất hiện trên không gian mạng đã giải quyết rất nhiều nhu cầu mới phát sinh của người dùng trên nền tảng web. Đồng thời, nó cũng khắc phục được yếu điểm chỉ truyền tải thông tin theo 1 chiều duy nhất của web1.0.
Web2.0 cho phép chúng ta tương tác với các thông tin trên web dễ dàng hơn. Các bạn có thể đăng ký tài khoản cá nhân, tạo trang hoặc kênh mạng xã hội riêng, đăng các video, viết các bình luận ở các diễn đàn hoặc hội nhóm, tự tạo và đăng các bài viết trên mạng xã hội, tự tạo trang nhật ký,…
Xét về khía cạnh công nghệ, web2.0 có mã nguồn mở, bao gồm front-end (CSS và HTML) và back-end (các dạng ngôn ngữ server như Java, PHP, NodeJS,…). Đồng thời, web2.0 còn có hệ quản trị cơ sở dữ liệu như Mysql hay Mongodb.
Ngày nay, web2.0 đã phát triển mạnh mẽ và còn giúp Internet trở thành một thế giới phẳng. Tất cả chúng ta dù có cách xa về địa lý vẫn có thể tương tác, tiếp nhận các thông tin nhanh chóng và dễ dàng.
Tuy nhiên, các tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Facebook và Google đang dần thống trị và khai thác thông tin người dùng nhằm triển khai các dịch vụ thu lợi nhuận khổng lồ.
Điều này đã tạo ra làn song phản đối mạnh mẽ của người dùng khắp nơi trên thế giới. Trên thực tế, khó có cách nào để loại bỏ toàn bộ các vấn đề nêu trên. Các bất cập này đã dẫn đến việc cần có Web3.0 và công nghệ web hiện đại đó đã xuất hiện.
Xem thêm: Web tĩnh là gì? | Web động là gì? | So sánh Web động & tĩnh
2.3. Web 3.0
Web3.0 là thế hệ web mới nhất của công nghệ Internet, hỗ trợ người dùng tạo các ứng dụng và trang web thông minh. Nhờ có hàng loạt công nghệ tân tiến như Blockchain, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ máy học nên việc tạo các ứng dụng hoặc các trang web thông minh trở nên đơn giản hơn.
Web3.0 được phát triển từ ông Tim Berners-Lee. Mục tiêu ban đầu của ông là biến Internet trở thành môi trường thông minh, tự chủ và cởi mở. Nơi mà các gã công nghệ khổng lồ không còn nắm quyền độc tôn nữa. Với Web3.0, người dùng chính là những người có quyền sở hữu thông tin dữ liệu của chính mình. Bất cứ ai cũng không thể can thiệp hoặc sử dụng các nguồn thông tin đó.
Ở khía cạnh công nghệ, web3.0 được xây dựng dựa trên nền tảng web2.0. Do đó, nó sẽ có một số tính năng tương tự với thế hệ tiền nhiệm. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu ở thế hệ này sẽ được thay thế bằng hệ sinh thái blockchain.
3. Các đặc điểm nổi bật của web3.0
Các đặc điểm của web3.0 bao gồm:
- Web theo ngữ cảnh (semantic web): Web sẽ hiển thị nội dung dựa trên việc phân tích ý nghĩa từ nghĩa ban đầu một cách nhanh gọn và hiệu quả.
- Trí tuệ nhân tạo (AI): Web3.0 có đủ khả năng để hiểu thông tin dữ liệu nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Thậm chí, Web3.0 còn mang đến kết quả chính xác nhất chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
- Đồ họa 3D-metaverse: Web3.0 có thiết kế 3 chiều nhằm giúp các trang web hoặc ứng dụng có thể cung cấp các hình ảnh trực quan và rõ ràng. Thế giới ảo (metaverse) và trò chơi máy tính là các ví dụ chứng minh rõ ràng.
- Không có bất cứ trung gian nào: Web3.0 là mạng lưới phi tập trung. Ở đó, các thông tin dữ liệu hoặc giao dịch đều sẽ được trao đổi trực tiếp cùng nhau. Điều này giúp người dùng không phải phụ thuộc vào nền tảng thanh toán có sự kiểm soát như các ngân hàng hoặc các nền tảng thông tin trung gian, ví dụ như Google.
- Ngăn chặn vi phạm dữ liệu: Thông tin dữ liệu không còn bị xâm nhập từ bất cứ ai mà sẽ do chính người dùng kiểm soát. Nếu muốn tấn công dữ liệu của bạn, các tin tặc phải khống chế toàn bộ mạng lưới blockchain. Đây là điều không hề dễ dàng, giúp bạn yên tâm hơn khi sử dụng.
- Dữ liệu trường tồn: Chỉ cần Internet còn hoạt động, các thông tin dữ liệu mà bạn truy cập trên web3.0 sẽ tồn tại mãi mãi. Không có bất cứ ai có quyền truy cập, xóa hoặc chỉnh sửa các thông tin đó.
- Có độ bảo mật cao và đáng tin cậy: Công nghệ blockchain của web3.0 đảm bảo các thông tin dữ liệu của người dùng luôn được rõ ràng và đáng tiin cậy. Bạn có thể yên tâm về vấn đề bảo mật dữ liệu hoặc quyền riêng tư của mình vì tất cả thông tin đều sẽ được bảo vệ trong vùng an toàn.
4. Nguyên lý hoạt động của web3.0
Web3.0 giúp chúng ta tìm kiếm các thông tin trên Internet nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả. Thậm chí, nếu bạn muốn tìm kiếm nâng cao và phức tạp, web3.0 cũng có thể đáp ứng trong một khoảng thời gian ngắn.
Trong Web 2.0, người dùng tìm kiếm thông tin bằng cách tương tác với giao diện. Giao diện sẽ giao tiếp với back end và cơ sở dữ liệu để lấy thông tin, sau đó gửi dữ liệu này đến trình duyệt của người dùng.
Web3.0 không lưu trữ thông tin dữ liệu tập trung nên không có máy chủ web. Thay vào đó, nó sẽ trở thành hệ thống blockchain cho phép xây dựng ứng dụng dưới trạng thái phi tập trung và duy trì từ nút ẩn danh trên web.
5. Yếu tố quan trọng của cấu trúc web3.0
Có 4 yếu tố quan trọng tạo nên cấu trúc web3.0:
- Ethereum blockchain: Đây là các máy có trạng thái cho phép truy cập toàn cầu và duy trì hoạt động từ mạng lưới nút ngang hàng. Vì Ethereum blockchain không thuộc sở hữu của bất cứ ai. Tất cả mọi người đều có thể truy cập vào Ethereum blockchain và ghi mã vào trong đó. Tuy nhiên, các bạn chỉ có thể ghi nhưng không được cập nhật dữ liệu hiện có.
- Smart contracts: Đây là các chương trình để xác định logic sau các thay đổi trạng thái. Smart contracts được viết bằng ngôn ngữ cấp cao, do các nhà phát triển áp dụng. Một số ngôn ngữ được sử dụng có thể là Vype, Solidity,…
- Máy ảo Ethereum (EVM): Được sử dụng để thực hiện logic và xác định bởi các smart contract. Vai trò chính của EVM là xử lý các thay đổi trạng thái tại máy trạng thái.
- Front-end (còn gọi là giao diện người dùng): Có chức năng xác định logic giao diện người dùng và được kết nối với các smart contract, nhằm xác định tính logic và ứng dụng.
Xem thêm: World Wide Web là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về WWW
6. Ưu điểm của web3.0
Web3.0 sẽ giúp website trở nên thông minh, an toàn và rõ ràng hơn. Việc duyệt web cũng sẽ hiệu quả hơn và việc tương tác giữa người và máy cũng minh bạch hơn. Bên dưới là các ưu điểm nổi trội của web3.0.
6.1. Quyền riêng tư và mã hóa dữ liệu
Toàn bộ dữ liệu đều được mã hóa trên web3.0 và không bị phá hủy trong bất cứ trường hợp nào. Người dùng được đảm bảo về quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu cá nhân. Dữ liệu được lưu trên hệ thống blockchain không cho phép ai can thiệp và tồn tại mãi mãi khi nó được lưu vào chuỗi khối.
6.2. Lưu trữ dữ liệu liền mạch
Cơ chế lưu trữ phi tập trung của web3.0 cho phép các bạn truy cập dữ liệu vào bất kỳ thời điểm nào mà bạn cần. Bên cạnh đó, các bạn còn nhận được các bản sao lưu để phòng trường hợp máy chủ bị lỗi.
6.3. Tính minh bạch và đáng tin cậy
Blockchain được thiết kế với mã nguồn mở nên các bạn có thể theo dõi dữ liệu và kiểm tra xem mình đang dùng như thế nào. Hơn nữa, blockchain của web3.0 còn hỗ trợ người dùng thiết kế và phát triển nền tảng một cách dễ dàng.
6.4. Tiếp cận dễ dàng dữ liệu mở
Các bạn có thể truy cập vào bất cứ thời điểm nào trong ngày và không kén chọn thiết bị. Web3.0 đã được mở rộng nên cho phép chúng ta tương tác và thực hiện nhiều thao tác hơn. Ví dụ như thanh toán ở bất kỳ điểm nào, truyền dữ liệu chất lượng và uy tín, tiếp nhận thông tin phong phú.
6.5. Nền tảng mở rộng không giới hạn
Các bạn có thể tạo địa chỉ của riêng mình một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thậm chí, người dùng còn có thể tương tác với hệ thống trực tiếp vì bất cứ ai cũng có thể truy cập vào mạng blockchain.
6.6. Chỉ cần 1 hồ sơ duy nhất
Khi sử dụng web3.0, các bạn không phải tạo hồ sơ cá nhân riêng lẻ cho các nền tảng khác nhau. Thay vào đó, một hồ sơ duy nhất sẽ hoạt động trên mọi nền tảng nào.
Nếu không được người dùng cho phép thì không có doanh nghiệp nào có thể truy cập dữ liệu của họ hoặc xác minh tính chính xác. Tuy nhiên, các bạn có quyền lựa chọn chia sẻ hồ sơ và bán dữ liệu tới các nhà quảng cáo hoặc thương hiệu.
6.7. Xử lý dữ liệu nâng cao dễ dàng
Web3.0 được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo nên có thể giải quyết phần lớn vấn đề người dùng gặp phải và xây dựng các kiến thức chuyên sâu. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể dễ dàng dự báo các nhu cầu thị trường và cá nhân hóa dịch vụ khách hàng. Nhờ đó, hoạt động kinh doanh cũng phát triển hơn.
6.8. Hoạt động không ngừng nghỉ và không phụ thuộc trung gian
Dịch vụ trên web3.0 được vận hành từ các nút mạng nên có thể hoạt động không ngừng nghỉ. Thông qua nền tảng phi tập trung, các bạn có thể dễ dàng kết nối mà không phải phụ thuộc bất kỳ đơn vị trung gian nào.
7. Nhược điểm của web3.0
Bên cạnh các ưu điểm, sử dụng web3.0 cũng có một số thách thức liên quan đến việc triển khai và ứng dụng. Bên dưới là các thách thức khi triển khai và sử dụng web3.0 trong thời gian dài.
7.1. Yêu cầu cấu hình thiết bị cao
Các máy tính thế hệ cũ sẽ không thể đáp ứng yêu cầu của web3.0. Đặc điểm và tính năng của thiết bị cần được mở rộng để có thể tiếp cận công nghệ. Ở thời điểm hiện tại, chỉ có một lượng ít thiết bị có thể truy cập vào web3.0.
7.2. Những web1.0 trở nên lỗi thời
Khi web3.0 chính thức được sử dụng trên Internet, các trang web thuộc thế hệ web1.0 sẽ trở nên lỗi thời. Công nghệ cũ không thể cập nhật các tính năng của nó và khó tương thích với công nghệ mới. Các trang web đó sẽ bị đào thải và mất toàn bộ lợi thế cạnh tranh so với các trang web ở thế hệ mới.
7.3. Chưa được áp dụng rộng rãi
Công nghệ web3.0 vẫn chưa sẵn sàng để áp dụng rộng rãi. Các nhà lập trình vẫn cần nghiên cứu về tiến độ công nghệ, luật bảo mật và sử dụng dữ liệu nhằm đáp ứng nhu cầu người dùng.
7.4. Quản lý danh tiếng được quan tâm
Tính minh bạch và dễ dàng tiếp cận thông tin của Web 3.0 khiến cho việc quản lý danh tiếng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc tiếp cận quá dễ dàng sẽ khiến tính cạnh trạnh trên môi trường mạng trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp, thương hiệu cần phải đầu tư nhiều hơn vào việc xây dựng và duy trì danh tiếng, tên tuổi của mình trên Internet.
7.5. Công nghệ phức tạp
Người dùng mới, đặc biệt là những người không am hiểu về công nghệ, thường cảm thấy Web 3.0 phức tạp và khó sử dụng. Điều này khiến họ e ngại khi tiếp cận công nghệ mới này. Ngoài ra, các chức năng phức tạp của Web 3.0 cũng đòi hỏi đầu tư về thiết bị và chi phí vận hành, chẳng hạn như phí gas Ethereum, chi phí audit,…
7.6. Lưu trữ nhiều dữ liệu rác
Các dữ liệu đã lưu trên blockchain thì không thể xóa bỏ. Đây là một nhược điểm lớn khi chúng ta không thể kiểm soát các dữ liệu rác. Việc lưu giữ dữ liệu rác sẽ ảnh hưởng đến tốc độ xử lý dữ liệu.
8. So sánh giữa web3.0, web2.0 và web1.0
Ba thế hệ Web có sự khác biệt rất lớn, cụ thể như sau:
Web1.0 | Web2.0 | Web3.0 |
Người dùng chỉ có thể đọc thông tin 1 chiều | Người dùng có thể đọc và viết | Người dùng có thể đọc, viết và tương tác chuyên sâu |
Nội dung hoặc thông tin được sở hữu | Nội dung hoặc thông tin mang tính chia sẻ | Nội dung được hợp nhất cùng nhau |
Chủ yếu ở trạng thái trực quan hoặc tương tác | Web có thể được lập trình theo nhu cầu thực tế | Web theo kiểu dữ liệu có tính liên kết |
Trang chủ | Wiki và blog | Waves và live streams |
Trang web | Web service endpoint | Data space |
HTML/HTTP/URL/Portal | XML/RSS | RDF/RDFS/OWL |
Chủ yếu là lượt xem trang (page views) đơn thuần | Có tính năng quảng cáo bằng hình thức mỗi cú nhấp chuột (cost per click) | Có tính năng cam kết của người dùng (user engagement) |
File/web servers, search engines, e-mail, P2P file sharing, content và enterprise portals | Tin nhắn tức thời, Ajax và JavaScript frameworks, Adobe Flex | Trợ lý dữ liệu thông minh cá nhân, bản thể luận, cơ sở tri thức, chức năng tìm kiếm ngữ nghĩa |
Directories | Gắn thẻ người dùng | Hành vi người dùng |
Tập trung vào các doanh nghiệp | Tập trung vào cộng đồng | Tập trung vào cá nhân |
Bách khoa toàn thư Britannica trực tuyến | Wikipedia | Web ngữ nghĩa |
Quảng cáo biểu ngữ | Quảng cáo tương tác và tiếp cận người dùng | Quảng cáo theo hành vi cá nhân người dùng |
Thời gian hoạt động chủ yếu từ năm 1989 đến năm 2005 | Thời gian hoạt động chủ yếu từ năm 1999 đến 2012 | Thời gian hoạt động chủ yếu từ năm 2006 và còn đang tiếp tục phát triển |
9. Tính ứng dụng của web3.0
Web3.0 thường được ứng dụng trong các dịch vụ mới, ví dụ như:
- NFT (non-fungible tokens): Đây là thuật ngữ chỉ các token duy nhất được lưu trữ trong blockchain với hàm băm mật mã (cryptographic hash).
- DeFi (decentralized finance): Có nghĩa là tài chính phi tập trung. Đây là ứng dụng có chứa blockchain phi tập trung và được sử dụng để tạo tiền đề cho các dịch vụ tài chính cao cấp. Với DeFi, người dùng sẽ không phải chịu sự kiểm soát của các ngân hàng tập trung như truyền thống.
- Tiền điện tử: Loại tiền này được tạo ra từ web3.0 nhằm mang đến thế giới tiền tệ mới, khác biệt với tiền mặt truyền thống.
- dApp (decentralized applications): Được gọi là các ứng dụng phi tập trung. Đây là các ứng dụng được tạo nên từ nền tảng blockchain và sử dụng các smart contract. Do đó, chúng có thể cung cấp các dịch vụ dưới hình thức lập trình và có thể đăng nhập vào một sổ cái bất biến.
- Cầu nối cross-chain: Web3.0 chứa nhiều blockchain và cross-chain sẽ đảm nhận vai trò cầu nối cung cấp các loại liên kết giữa các blockchain.
- DAOs (tổ chức tự trị phi tập trung): Được cấu tạo, điều hành từ các dòng mã và chương trình trên máy tính. DAOs được tạo dựng với mục đích cung cấp các cấu trúc quản trị dưới hình thức tiếp cận phi tập trung
Xem thêm: Trình duyệt Web là gì? | 10+ trình duyệt Web phổ biến nhất
10. Một số dự án nổi bật sử dụng công nghệ web3.0
Tuy web3.0 chưa thịnh hành trên toàn cầu nhưng cũng đã có một số dự án công nghệ được công bố. Dưới đây là 7 dự án nổi bật nhất trong thời gian gần đây.
10.1. Helium (HNT)
Helium là dự án web3.0 phổ biến nhất hiện nay. Helium cung cấp các dịch vụ web được thiết kế với mục đích cạnh tranh cùng các đơn vị ISP khổng lồ như Verizon hay AT&T. Helium hỗ trợ chúng ta truy cập Internet không dây ở phạm vi toàn cầu thông qua hệ thống blockchain kết hợp với các điểm phát sóng vật lý.
10.2. River (FLUX)
Helium cho phép bạn truy cập vào Internet bằng sản phẩm của chính bạn. Vậy thì, Flux sẽ cung cấp nền tảng cho các nhà phát triển để xây dựng phiên bản web thế hệ 3 này. Flux được xem như một sandbox để người dùng phát triển web3.0 lên một tầm cao mới.
Flux có hệ điều hành phi tập trung (được gọi là Flux OS) và khả năng điện toán đám mây ấn tượng. Tại đây, người dùng có thể phát triển vô số các ứng dụng web3.0 và các dự án phi tập trung. Sau đó, bạn có thể triển khai chúng toàn diện trên không gian mạng.
10.3. Filecoin (FIL)
Filecoin (FIL) là một dạng hệ thống mạng lưu trữ phi tập trung, được người dùng ví như một tủ hồ sơ của web3.0. Filecoin (FIL) có thể thay thế cho công việc lưu trữ đám mây nên khá an toàn và nhanh gọn. Đồng thời, FIL còn là một cách kiếm tiền thụ động rất hữu hiệu mà bạn có thể thử.
10.4. Polkadot (DOT)
Vốn hóa thị trường hơn 35 tỷ đô trên thị trường, Polkadot (DOT) được biết đến là một dạng tiền điện tử lớn thứ 9 trên CoinMarketCap. DOT cũng chính là mạng dẫn đầu cho web3.0 với hệ thống Internet phi tập trung thông qua parachains.
10.5. Arweave (AR)
Arweave (AR) là giao thức chuỗi khối lưu trữ dữ liệu mới. Đây là mô hình lưu trữ dữ liệu phi tập trung cho phép các bạn lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn trên không gian mạng. AR có khả năng kết nối những máy có bộ nhớ trống để lưu dữ liệu thông tin với những máy cần phải lưu trữ. Với AR, các bạn có thể kết nối Internet chỉ trong 1 lần và trả phí duy nhất 1 lần để tạo bộ lưu trữ dữ liệu vĩnh viễn.
10.6. Livepeer (LPT)
Livepeer (LPT) là cơ sở hạ tầng phát video trực tuyến phi tập trung. Nó dựa trên nền tảng Blockchain Ethereum để phát triển. Tại đây, bất cứ ai cũng có thể gửi video cho người xem hoặc sử dụng các tùy chọn khác nhau. Hấp dẫn hơn là, các bạn chỉ phải trả một mức phí tối thiểu.
Những bạn lập trình viên hoặc những nhà phát triển muốn tạo các ứng dụng đi kèm với video trực tuyến hoặc các trò chơi điện tử là những đối tượng có thể sử dụng LPT. Các nhà đài truyền hình có lượng khán giả lớn hoặc những đơn vị cần livestream liên tục cũng có thể cân nhắc dùng LPT.
10.7. Theta
Theta là nền tảng phát video trực tuyến có các chính sách thưởng cho những ai chia sẻ tài nguyên hoặc băng thông của họ. Thera có thể phân phối các video chất lượng cao trên thế giới với chi phí phải chăng.
Theta được tạo dựng với mục đích trở thành mạng phân phối video phi tập trung trên phạm vi toàn cầu. Sự ra đời của Theta đã khắc phục các hạn chế mà phương thức phân phối nội dung truyền thống chưa phát huy tốt. Các bạn có thể truyền tải nội dung dễ dàng, nhanh chóng và tăng thu nhập từ Theta.
11. Tổng kết
Trên đây là những thông tin giải thích cho Web3.0 là gì. Trong quá trình phát triển Web3.0, việc lưu trữ và quản lý dữ liệu vô cùng quan trọng vì nó đòi hỏi các máy chủ phải có nhiều tính năng mới. Việc xử lý dữ liệu phi tập trung và tích hợp các công nghệ mới là hai yêu cầu cần được đáp ứng để sử dụng Web3.0.
Để xem thêm nhiều bài viết chất lượng khác, bạn có thể truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc nếu cần tư vấn về dịch vụ đăng ký tên miền, hosting giá rẻ bạn có thể liên hệ cho chúng tôi qua:
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm:
[BEST] – 11 Lưu ý & Kinh nghiệm thiết kế Website hiệu quả
Landing Page Là Gì | [So Sánh] Landing Page & Website