[2024] SaaS là gì? | Tất tần tật điều cần biết về SaaS

Hiện nay, SaaS cùng điện toán đám mây là xu hướng hàng đầu của giới công nghệ và hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm dịch vụ này. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp vẫn còn rất xa lạ với SaaS hoặc là đang sử dụng mô hình này nhưng lại không nhận ra. Vậy tóm lại SaaS là gì? Tại sao SaaS đang ngày càng phổ biến toàn cầu. Để giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng VinaHost tìm hiểu ngay nhé!

1. SaaS là gì?

SaaS (Software as a Service) nghĩa là phần mềm dưới dạng dịch vụ. Đây là một mô hình phân phối phần mềm, trong đó nhà cung cấp đem đến các ứng dụng cho khách hàng qua Internet. Ứng dụng SaaS là một trong ba loại chính của điện toán đám mây, bao gồm Infrastructure as a Service (IaaS) và Platform as a Service (PaaS).

Hiểu một cách đơn giản là nhà cung cấp tạo phần mềm và duy trì trên nền tảng web. Còn người dùng ở mọi nơi trên thế giới có thể truy cập thông qua Internet để sử dụng và dĩ nhiên là người dùng cần phải trả một khoản chi phí để có thể sử dụng dịch vụ này.

SaaS la gi
SaaS là gì?

Xem thêm: PaaS là gì? Những lợi ích tuyệt vời của PaaS

2. Lịch sử hình thành và phát triển của SaaS

Giai đoạn sơ khai (1950-1990)

Ứng dụng SaaS bắt đầu hình thành từ cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960. Lúc đó, các nhà cung cấp phần mềm bắt đầu cung cấp các ứng dụng qua các phương tiện như đĩa mềm, băng từ và CD-ROM. Các ứng dụng này thường được bán theo giấy phép, cho phép người dùng cài đặt và sử dụng ứng dụng trên máy tính của mình.

Giai đoạn phát triển (1990-2000)

Vào giữa những năm 1990, sự phát triển của Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới cho ứng dụng SaaS. Các nhà cung cấp SaaS bắt đầu cung cấp các ứng dụng qua Internet, cho phép người dùng truy cập ứng dụng từ bất kỳ đâu có kết nối Internet.

Một trong những ứng dụng SaaS đầu tiên là Salesforce, được thành lập vào năm 1999. Salesforce cung cấp phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) cho các doanh nghiệp. Salesforce đã nhanh chóng trở thành một trong những công ty ứng dụng SaaS lớn nhất thế giới.

Giai đoạn bùng nổ (2000-nay)

Trong những năm 2000, ứng dụng SaaS tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều nhà cung cấp SaaS xuất hiện trên thị trường, cung cấp các ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

3. Tại sao mô hình dịch vụ SaaS đang ngày càng phổ biến toàn cầu?

Bạn chắc chắn đã sử dụng các dịch vụ phần mềm SaaS này ít nhất một lần nhưng đôi khi bạn không biết đó có phải là mô hình SaaS hay không. Thực tế, các phần mềm được phân phối và phát triển rộng rãi bởi các nhà cung cấp SaaS ví dụ như Google, Microsoft, Amazon Web Services, Adobe Creative Cloud, ServiceNow, IBM,Slack, Oracle,… Điều này chứng minh cho ta thấy, ứng dụng SaaS gần như đã chiếm độc quyền trong lĩnh vực công nghệ.

Điều này càng thể hiện rõ trong bài báo cáo về “Thị trường phần mềm dịch vụ: Công nghệ và thị trường toàn cầu đến năm 2022” do BCC Research công bố, Trong bài báo cáo đã ghi rõ, ngành công nghiệp dựa trên mô hình SaaS được định giá $44.4 tỷ năm 2017 và ước tính năm 2022 đạt $94.9. Tốc độ tăng trưởng hằng năm khoảng 16.4%. Đây là một con số vô cùng ấn tượng cho ta thấy được tiềm năng của ngành dịch vụ phần mềm này.

Để có được sự thành công, phát triển vượt bậc và dự đoán khả quan này là do phần mềm dịch vụ SaaS đến từ nhiều nhà cung cấp. Nhờ đó mà chúng có khả năng vận hành mượt mà, trơn tru và tạo được sự cộng hưởng cho các doanh nghiệp khi ứng dụng.

Chính vì thế, một công ty có thể đồng thời sử dụng nhiều phần mềm SaaS mà không hề gặp bất kỳ vấn đề trở ngại nào. Và thực tế, theo bài báo cáo của BCC Research, trung bình mỗi doanh nghiệp sẽ dùng đến 16 phần mềm khác nhau.

Xem thêm: Điện toán đám mây là gì? | Tìm hiểu về Cloud Computing

4. Ưu điểm của SaaS là gì?

Phần mềm dịch vụ SaaS có rất nhiều ưu điểm nổi trội. Hãy cùng VinaHost tìm hiểu xem ưu điểm của ứng dụng SaaS là gì nhé.

4.1. Tiết kiệm chi phí

Ưu điểm đầu tiên cần nhắc đến là tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Với mô hình SaaS, doanh nghiệp không cần bỏ quá nhiều chi phí để mua key như những phần mềm khác. Bởi vì ứng dụng SaaS cho phép người dùng chạy trên web của nhà cung cấp nên không cần tốn không gian để cài đặt hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu.

Trong khi đó, đối với những phần mềm khác, khi cần cơ sở dữ liệu mới thì doanh nghiệp sẽ mất một khoản chi phí lớn. Ví dụ như ERP là khoảng $42,000.

Hơn hết, trong quá trình sử dụng dịch vụ, ứng dụng SaaS sẽ không yêu cầu doanh nghiệp phải bỏ thêm bất kỳ chi phí hỗ trợ hay bảo trì như phần mềm on-premise (khoảng 15-20%).

Hiện nay, đa phần tất cả mô hình SaaS đều tập trung bán các dịch vụ dưới 2 dạng như sau:

  • Freemium: Ở gói này người dùng sẽ được sử dụng miễn phí với các tính năng cơ bản trước và nếu muốn sử dụng các tính năng nâng cao thì người dùng phải trả thêm phí (gói Premium).
  • Premium: Bán theo gói dựa vào số lượng tài khoản cùng thời gian sử dụng. Tùy nhà cung cấp mà mức chi phí sẽ khác nhau và cơ cấu tính giá cũng sẽ khác nhau (ví dụ tính theo account hay theo tháng, năm).

Đối với 2 dạng dịch vụ này, bạn đều có thể tự do lựa chọn việc ngừng đăng ký sử dụng ứng dụng SaaS vào bất kỳ lúc nào và chi phí cũng sẽ được dừng ngay lúc đó.

SaaS la gi
Ưu điểm của SaaS

4.2. Sử dụng dễ dàng ở mọi nơi

Do các nhà cung cấp dịch vụ SaaS này thông qua Internet, vì thế người dùng chỉ cần có thiết bị kết nối mạng thì đã có thể truy cập phần mềm bằng bất kỳ thiết bị nào và với tất cả các trình duyệt. Vậy nên, không nhất thiết là phải đến văn phòng hay mở máy tính, đơn giản là chỉ cần điện thoại và ngồi bất kỳ nơi nào, bạn cũng có thể thao tác và sử dụng các tính năng không giới. Vì thế, ứng dụng SaaS hỗ trợ làm việc một cách tối ưu và hiệu quả nhất.

4.3. Mở rộng quy mô dễ dàng

Thêm một ưu điểm nổi bật của dữ liệu đám mây nói chung và phần mềm SaaS nói riêng đó là khả năng mở rộng. Người dùng có thể dễ dàng thêm nhiều tài khoản hay tích hợp thêm các phần mềm khác mà không hề gây ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu. Việc này góp phần giúp bạn xử lý công việc một cách thuận tiện và dễ dàng hơn.

4.4. Khả năng tích hợp cao

Phần mềm on-premise được nghiên cứu và phát triển nhằm giải quyết các bài toán một cách độc lập và không liên quan đến những ứng dụng khác. Tuy nhiên, trên thực tế khi sử dụng, nhu cầu trao đổi dữ liệu qua lại giữa các phần mềm rất cao vì chúng giúp hệ thống hoá quy trình, tiết kiệm được thời gian và công sức. Và đó là lý do mà sự ra đời của mô hình SaaS là giải pháp để giải quyết các trở ngại.

Hầu hết tất cả các phần mềm SaaS đều được tối ưu hệ thống API. Đây chính là một lập trình ứng dụng mở có tính năng cho phép đồng bộ và trao đổi dữ liệu với nhau giữa nhiều ứng dụng của các nhà cung cấp khác nhau.

4.5. Cập nhật thường xuyên

Khi sử dụng phần mềm SaaS, người dùng không cần bộ phận IT luôn túc trực để xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành phần mềm. Bởi việc này là trách nhiệm của các nhà cung cấp. Đội ngũ tester và IT chuyên nghiệp sẽ đảm bảo máy chủ luôn luôn trong tình trạng tốt nhất, fix các bugs, duy trì độ bảo mật,….

Ngoài ra, doanh nghiệp còn được lợi bởi vì nhà cung cấp SaaS thường xuyên cập nhật các tính năng mới, tối ưu hơn và cao cấp hơn. Và dĩ nhiên người dùng hoàn toàn không mất phí để sử dụng chúng, chính vì thế mà người dùng không phải lo lắng về việc tốn chi phí để mua phiên bản mới. Điều này cực kỳ có lợi, giúp bạn tiết kiệm tài chính.

4.6. Triển khai nhanh chóng

Ứng dụng SaaS là giải pháp tối ưu hơn so với on-premise truyền thống. Ví dụ nếu như doanh nghiệp phải tốn ít nhất 6 tháng để tạm dừng hoạt động của một số bộ phận, nhờ các nhân viên kỹ thuật để có thể lắp đặt hệ thống on-premise hoàn chỉnh. Nhưng đối với mô hình SaaS thì nhà cung cấp dịch vụ sẽ có bộ phận kỹ thuật đến tận công ty để thiết lập tài khoản và hướng dẫn cách sử dụng phần mềm cho các nhân viên. Đặc biệt là thời gian chỉ mất chưa đến 2 ngày.

5. Nhược điểm của SaaS là gì?

Bên cạnh ưu điểm, thì ứng dụng SaaS vẫn còn những nhược điểm cần được cải thiện. Hãy cùng xem ngay những nhược điểm của SaaS là gì nhé.

5.1. Bảo mật chưa cao

Do tập trung quá nhiều để phát triển tính linh hoạt, sự gọn nhẹ và dễ triển khai, vì thế mô hình SaaS vẫn còn tồn tại một số điểm yếu nhất định, cụ thể đó là tính bảo mật chưa cao. Server của phần mềm được đặt ở nhà cung cấp dịch vụ, còn các dữ liệu để trên cloud, nên người dùng sẽ cảm thấy thiếu an toàn và lo lắng về việc thông tin bị mất cắp.

Tuy nhiên, khi công nghệ điện toán đám mây 4.0 ngày càng tân tiến và phát triển thì điểm hạn chế này đang dần được cải thiện. Các nhà cung cấp đã chú trọng hơn đến việc mã hoá dữ liệu, bên cạnh đó là cam kết bảo mật chặt chẽ trong điều khoản, cam kết mức độ dịch vụ (SLA). Vì vậy, trước khi quyết định lựa chọn sử dụng phần mềm SaaS, bạn nên kiểm tra kỹ càng về cam kết bảo mật này.

SaaS la gi
Nhược điểm của ứng dụng SaaS: Bảo mật chưa cao

5.2. Bắt buộc phải trực tuyến khi sử dụng

Ứng dụng SaaS bắt buộc người dùng phải có kết nối internet để có thể sử dụng dịch vụ. Nếu không thể kết nối mạng thì việc sử dụng sẽ bị gián đoạn, việc này đôi khi lại gây bất tiện cho người dùng đặc biệt là khi người dùng đến những nơi không thể kết nối internet.

5.3. Gây khó khăn khi phiên bản mới được cập nhật

Dù là ứng dụng SaaS có tính năng tự cập nhật phiên bản mới miễn phí, đem đến những tính năng tối ưu hơn, tiện lợi hơn đến cho người dùng. Nhưng đây cũng chính là “con dao hai 2 lưỡi”. Bởi đôi khi một số người đã quen sử dụng giao diện cũ và những tính năng cũ, vì thế khi cập nhật phiên bản mới làm họ cảm thấy bỡ ngỡ và phải mất thêm thời gian để làm quen.

5.4. Khó khăn khi đổi nhà cung cấp

Khi sử dụng bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào, việc chuyển đổi nhà cung cấp có thể gặp nhiều trở ngại. Để có thể chuyển đổi nhà cung cấp, người dùng cần phải di chuyển một lượng lớn dữ liệu. Ngoài ra, việc chuyển dữ liệu người dùng giữa các nhà cung cấp sẽ trở nên phức tạp hơn đối với một số nhà cung cấp sử dụng các kiểu dữ liệu hoặc công nghệ độc quyền.

Xem thêm: Google Cloud Platform là gì? | Ưu điểm nổi bật của Google Cloud Platform

6. Cách thức SaaS hoạt động

Ứng dụng SaaS vận hành thông qua mô hình đám mây. Nhà cung cấp phần mềm sẽ lưu trữ tất cả dữ liệu bằng cách sử dụng máy chủ, tài nguyên mạng và hệ thống máy tính để lưu trữ ứng dụng trong hệ thống trung tâm dữ liệu của họ. Do vậy, ứng dụng phần mềm SaaS có thể truy cập được từ tất cả thiết bị có kết nối mạng.

Ngoài ra, doanh nghiệp của bạn không cần phải thiết lập hay bảo trì phần mềm khi ứng dụng mô hình này. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ cần trả phí và đăng ký quyền truy cập bởi đây là giải pháp được tạo sẵn để phục vụ cho doanh nghiệp.

Trong mô hình SaaS, đơn vị cung cấp cho người dùng quyền truy cập dựa trên mạng lưới bản sao của ứng dụng mà họ đã tạo riêng. Tất nhiên mã nguồn của chúng là giống cho mọi khách hàng. Khi các tính năng, chức năng mới được phát hành, chúng sẽ được triển khai cho mọi khách hàng là người dùng hay doanh nghiệp. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể tích hợp mô hình SaaS với những phần mềm khác bằng giao diện lập trình ứng dụng (API). Ví dụ như một doanh nghiệp có thể toàn quyền viết lại phần mềm của riêng họ và sử dụng các API của nhà cung cấp ứng dụng SaaS để tích hợp vào đó. Nhưng doanh nghiệp sẽ cần phải chi trả mức chi phí cao hơn so với giá thuê hợp đồng.

SaaS la gi
Cách hoạt động của ứng dụng SaaS

7. Kiến trúc của SaaS

Kiến trúc của SaaS là một mô hình phân tán, trong đó phần mềm được lưu trữ và chạy trên máy chủ của nhà cung cấp. Người dùng truy cập ứng dụng thông qua trình duyệt web hoặc ứng dụng di động.

Kiến trúc của SaaS có thể được chia thành ba lớp chính:

  • Lớp trình duyệt: Lớp này chịu trách nhiệm hiển thị giao diện người dùng cho ứng dụng. Lớp này thường được viết bằng HTML, CSS và JavaScript.
  • Lớp ứng dụng: Lớp này thực thi các chức năng của ứng dụng. Lớp này thường được viết bằng các ngôn ngữ lập trình như Java, .NET hoặc Python.
  • Lớp cơ sở hạ tầng: Lớp này cung cấp các dịch vụ cơ bản cần thiết để ứng dụng hoạt động, chẳng hạn như lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu và bảo mật. Lớp này thường được cung cấp bởi nhà cung cấp SaaS.

Có hai loại SaaS chính:

  • SaaS dọc: Phần mềm đáp ứng nhu cầu của một ngành cụ thể ví dụ: phần mềm cho ngành nông nghiệp, y tế, tài chính, bất động sản.
  • SaaS ngang: Các sản phẩm tập trung vào một danh mục phần mềm ví dụ như: bán hàng, tiếp thị, nhân sự, bán, công cụ phát triển,…

8. Các ứng dụng của SaaS thường được sử dụng

Dưới đây là một số ứng dụng SaaS phổ biến:

  • Phần mềm kế toán
  • Phần mềm nhân sự
  • Phần mềm bảo mật
  • Phần mềm giao tiếp
  • Phần mềm tiếp thị email
  • Phần mềm Trung tâm liên hệ như Amazon Connect
  • Quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
  • Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
  • Các công cụ hợp tác như Amazon Chime
  • Các dịch vụ chỉnh sửa như Amazon WorkDocs

9. Một số phần mềm SaaS phố biến hiện nay

Các phần mềm SaaS phổ biến nhất hiện nay là các ứng dụng của Google, bao gồm Gmail, Drive, và các công cụ để tạo hoặc sửa các tài liệu: Docs, Sheets, Slides.

Ngoài ra còn có một số phần mềm quản lý nổi tiếng khác phải nhắc đến là Microsoft, Amazon Web Services, IBM, ServiceNow, Misa, Dropbox, SalesForce,….

Xem thêm: Microsoft Azure là gì? | Hướng dẫn sử dụng Microsoft Azure chi tiết A-Z

10. Việt Nam đang phát triển mô hình SaaS như thế nào?

Ở thời điểm hiện tại, một số công ty công nghệ Việt Nam đã phát triển và tung ra thị trường các ứng dụng SaaS. Với mức chi phí hợp lý và dịch vụ chăm sóc khách hàng thuận lợi hơn nhiều so với các dịch vụ quốc tế. Đây chính là cơ hội để người dùng Việt Nam có thể tiếp cận và sử dụng loại hình phần mềm này.

11. So sánh điểm khác biệt giữa mô hình SaaS, IaaS, PaaS

Phần mềm dịch vụ SaaS chỉ là một trong ba mô hình dịch vụ đám mây chính, bên cạnh đó còn là IaaS và PaaS. Cả ba mô hình này đều liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ đám mây để cung cấp không gian lưu trữ riêng cho khách hàng qua Internet.

Sự khác biệt về mức độ hoàn chỉnh của Saas so với các mô hình khác

SaaS là mô hình hoàn chỉnh nhất, trong đó nhà cung cấp chịu trách nhiệm về tất cả các khía cạnh của ứng dụng, bao gồm: Phần mềm, Cơ sở hạ tầng, Quản lý.

PaaS là mô hình cung cấp các công cụ và nền tảng để người dùng xây dựng và triển khai ứng dụng của riêng mình. Nhà cung cấp chịu trách nhiệm về cơ sở hạ tầng, nhưng người dùng có quyền kiểm soát đối với phần mềm và quản lý.

IaaS là mô hình cung cấp cơ sở hạ tầng đám mây, bao gồm máy chủ, lưu trữ, mạng và các dịch vụ khác. Người dùng có quyền kiểm soát hoàn toàn đối với phần mềm và quản lý, nhưng họ phải tự chịu trách nhiệm về việc triển khai và quản lý cơ sở hạ tầng.

Sự khác biệt về kho tài nguyên phần mềm của Saas, Iaas và Paas

SaaS cung cấp các ứng dụng đã được cài đặt và cấu hình sẵn, điều này có nghĩa là người dùng không cần phải lo lắng về việc cài đặt, cấu hình hoặc bảo trì phần mềm. Các ứng dụng SaaS thường được cung cấp dưới dạng một dịch vụ đăng ký, với mức phí cố định hàng tháng hoặc hàng năm.

IaaS cung cấp các tài nguyên cơ sở hạ tầng, chẳng hạn như máy chủ, lưu trữ và mạng. Người dùng có thể sử dụng các tài nguyên này để tạo và chạy ứng dụng của riêng mình. IaaS cung cấp mức độ kiểm soát cao nhất đối với phần mềm và cơ sở hạ tầng, nhưng cũng yêu cầu nhiều trách nhiệm nhất.

PaaS cung cấp một nền tảng cho phép người dùng phát triển và triển khai ứng dụng của riêng mình. Nền tảng PaaS cung cấp các công cụ và dịch vụ cần thiết để tạo ứng dụng, chẳng hạn như hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu và các công cụ phát triển. PaaS cung cấp mức độ kiểm soát cao hơn so với SaaS, nhưng ít hơn so với IaaS.

12. Các câu hỏi thường gặp về SaaS

saas la gi
Sự khác biệt về kho tài nguyên phần mềm của Saas, Iaas và Paas

12.1. Các ví dụ về SaaS là gì?

Ví dụ về SaaS: Google Apps, BigCommerce, MailChimp, ZenDesk, DocuSign, Slack, Hubspot,, Salesforce, Dropbox.

Ví dụ về PaaS: Heroku, Windows Azure, AWS Elastic Beanstalk (chủ yếu được sử dụng làm PaaS), Apache Stratos, Magento Commerce Cloud, Force.com, OpenShift, 

12.2. Hệ thống SaaS là gì?

Hệ thống SaaS là một hệ thống phần mềm được cung cấp dưới dạng dịch vụ trên nền tảng đám mây. Điều này có nghĩa là phần mềm được lưu trữ và chạy trên máy chủ của nhà cung cấp SaaS, và người dùng có thể truy cập nó thông qua Internet.

12.3. Salesforce là SaaS hay PaaS?

Salesforce chính là nhà cung cấp SaaS với nền tảng CRM hàng đầu, chỉ có sẵn trực tuyến, bên cạnh các nền tảng SaaS dành cho tiếp thị, dịch vụ và Internet of Things. Tất cả các nền tảng này đều có thể đóng gói và bán như các phần mềm truyền thống.

12.4. SaaS giống hay khác với Cloud không?

SaaS chính là một tập hợp con của công nghệ điện toán đám mây (Cloud). Tuy nhiên, điều quan trọng bạn nên biết là không phải tất cả các mô hình, ứng dụng SaaS đều được tích hợp sẵn trên đám mây. Các sản phẩm hoặc ứng dụng SaaS có thể xây dựng trên thiết bị đầu cuối cục bộ và được triển khai tới máy chủ dựa trên đám mây. Bản thân sản phẩm này đều được truy cập thông qua trình duyệt web.

Xem thêm: Ảo hóa là gì? | Tổng hợp các công nghệ ảo hóa phổ biến

13. Tổng kết

Như vậy là VinaHost đã giới thiệu đến các bạn toàn bộ thông tin về SaaS là gì và biết được ứng dụng SaaS trong doanh nghiệp? Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về các ứng dụng SaaS và cả ưu, nhược điểm của loại phần mềm dịch vụ này. Bạn có thể xem thêm các bài viết khác của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ với chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ:

Xem thêm:

Cloud Backup là gì? | [TOP 3] phương thức Cloud Backup

Public Cloud là gì | So sánh Private Cloud & Public Cloud

Private Cloud Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức A-Z Private Cloud

Cloud Server Là Gì? | Ưu và Nhược Điểm Của Cloud Server

Đánh giá
5/5 - (5 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem