Number of processes là gì? Đây là một thông số kỹ thuật được hiển thị trong giao diện quản lý hosting của cPanel, cụ thể là trong mục Statistics. Là một người quản trị, bạn cần phải hiểu rõ chỉ số này vì nó có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của dịch vụ hosting. Bài viết sau đây của VinaHost sẽ giúp bạn hiểu rõ về khái niệm number of processes.
1. Number of Processes là gì?
Thuật ngữ Number of Processes được sử dụng để chỉ tổng số tiến trình (process) được phép hoạt động đồng thời trên dịch vụ hosting bạn đang sử dụng.
Khi người dùng truy cập vào một trang web đang chạy trên hosting đó, máy tính của họ sẽ gửi một yêu cầu đến máy chủ. Khi đó, một process mới sẽ được tạo ra để xử lý và đáp ứng yêu cầu trên giao diện người dùng.
Number of Processes đại diện cho giới hạn của số lượng process. Nếu một người dùng đã thuê gói hosting có Number of Processes là 100, điều này có nghĩa là hosting đó có khả năng xử lý đồng thời tối đa 100 process. Trong trường hợp số lượng process thực tế vượt quá giới hạn mà hosting cho phép, máy chủ hosting sẽ trở nên quá tải và có thể gây ra lỗi 500 internal server hoặc lỗi 503 service unavailable khi truy cập vào trang web.
Khi bạn quyết định thuê dịch vụ hosting, hãy cân nhắc kỹ thông số Number of Processes để đảm bảo không gây gián đoạn cho quá trình truy cập và không ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Xem thêm: Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết [A-Z] khi mua Web Hosting
2. Ý nghĩa của Number of Processes trong gói Hosting
Trước hết, bạn cần hiểu rằng mỗi lượt truy cập vào website có thể tạo ra một hoặc nhiều process, bởi vì yêu cầu truy cập có thể đòi hỏi xử lý nhiều vấn đề khác nhau mà một process đơn không thể xử lý được, dẫn đến việc hosting phải tạo ra nhiều process hơn để giải quyết.
Vì vậy, không phải 65 process biểu thị cho 65 lượt truy cập cùng lúc vào website, mà nó chỉ là tổng số process được xử lý đồng thời của dịch vụ hosting mà bạn đang sử dụng.
Vậy, điều gì quyết định Number of Processes? Câu trả lời là có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố chính và quan trọng nhất là việc tối ưu hóa mã nguồn trang web của bạn. Nếu mã nguồn được tối ưu tốt, mỗi lượt truy cập sẽ sinh ra một process, nhưng nếu mã nguồn không tối ưu, một lượt truy cập có thể tạo ra 2 hoặc nhiều process.
Cuối cùng, nếu mã nguồn đã được tối ưu hóa nhưng số lượng process đồng thời vẫn vượt quá 65, bạn có thể cần xem xét nâng cấp để đáp ứng nhu cầu này.
Xem thêm: [Tìm Hiểu] 1 Hosting chứa được bao nhiêu Website, Domain?
3. Thông số Number of Processes trong gói Hosting tại VinaHost
Khi sử dụng dịch vụ hosting từ VinaHost, thông số Number of Processes có thể dễ dàng được theo dõi qua bảng điều khiển cPanel để người dùng quản lý và tối ưu trang web của mình.
Number of Processes không chỉ là chỉ số về số lượng người truy cập trên website mà còn cung cấp thông tin về khả năng xử lý process của hosting. Do đó, Number of Processes càng cao thì hiệu suất trang web càng được cải thiện.
Các gói Hosting của VinaHost đang có thông số Number of Processes giao động từ 65 – 265, thậm chí cao hơn tùy theo nhu cầu của khách hàng. VinaHost là một trong những nhà cung cấp dịch vụ hosting hàng đầu tại Việt Nam. Dưới đây là một số dịch vụ hosting mà VinaHost cung cấp:
- Hosting Giá Rẻ: Chỉ từ 15.000VND/ tháng, thích hợp cho các bạn sinh viên có nhu cầu học tập, trải nghiệm về website và các doanh nghiệp Start – Up.
- Hosting Cao Cấp: Chỉ từ 30.000VND/ tháng, sử dụng nguồn tài nguyên phần cứng mạnh mẽ, ổ cứng NVMe hoàn toàn giúp nâng cao tốc độ xử lý cho MySQL & Webserver, đồng thời giảm độ trễ so với ổ cứng SSD.
- WordPress Hosting: Chỉ từ 85.000VND/ tháng, dịch vụ lưu trữ website chuyên biệt dành riêng cho mã nguồn WordPress, có nền tảng phù hợp để vận hành tốt các plugin của WordPress như Yoast SEO, WooCommerce, BuddyPress,…
- Hosting Doanh Nghiệp: Chỉ từ 180.000VND/ tháng, ổ cứng NVMe SIÊU TỐC ĐỘ tại VinaHost phù hợp với khách hàng doanh nghiệp cần chạy website giới thiệu dịch vụ/bán hàng/thương mại điện tử… với quy mô vừa phải/lưu lượng truy cập ở mức trung bình cao, yêu cầu độ ổn định, bảo mật, tốc độ truy cập nhanh.
- Windows Hosting: Chỉ từ 15.000VND/ tháng, phù hợp với cá nhân và doanh nghiệp cần hosting với tài nguyên cao, giá rẻ để lưu trữ website giới thiệu sản phẩm/bán hàng viết bằng ngôn ngữ ASP.NET.
- Unlimited Hosting: Chỉ từ 40.000VND/ tháng, gói dịch vụ hosting không giới hạn về tài nguyên dung lượng, tên miền, parked domain và tài khoản emails.
Một số ưu điểm khi sử dụng dịch vụ hosting tại VinaHost:
- Độ ổn định và tin cậy: VinaHost có thâm niên và uy tín trong lĩnh vực hosting tại Việt Nam, sử dụng cơ sở hạ tầng máy chủ và công nghệ hiện đại để đảm bảo độ ổn định và tin cậy của dịch vụ.
- Bảo mật cao: VinaHost cung cấp các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như firewall, mã hóa dữ liệu và các công nghệ bảo mật tiên tiến khác để bảo vệ dữ liệu của khách hàng trên máy chủ.
- Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp: Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và nhiệt tình, luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7 thông qua nhiều kênh như điện thoại, email, và chat trực tuyến.
- Dễ dàng quản lý: Cung cấp giao diện quản lý dễ sử dụng cho khách hàng, cho phép quản lý tài nguyên và cấu hình dịch vụ hosting một cách dễ dàng và linh hoạt.
- Các dịch vụ mở rộng: Ngoài dịch vụ hosting cơ bản, VinaHost còn cung cấp các dịch vụ mở rộng như tên miền, email hosting, và dịch vụ bảo mật, giúp khách hàng có thể tạo ra một hệ thống trọn vẹn cho nhu cầu kinh doanh của họ.
Xem thêm: [Tổng Hợp] 20 Phần Mềm Quản Lý Hosting Đơn Giản Và Hiệu Quả
4. Tìm hiểu những thông số trong Cpanel
Bên cạnh Number of Processes, bạn sẽ gặp nhiều thông số kỹ thuật khác khi làm việc với bảng điều khiển cPanel. Dưới đây là những thông số quan trọng mà bạn nên chú ý:
4.1. CPU Usage
Ngoài Number of Processes, bạn cần phải quan tâm đến CPU Usage. Đây là tỷ lệ sử dụng CPU, tức là phần trăm thời gian mà CPU đã được sử dụng để thực hiện các tác vụ. CPU Usage thường được đo và hiển thị để người dùng có thể đánh giá mức độ hoạt động của hệ thống và xác định xem liệu CPU có đang hoạt động gần mức tối đa hay không. Điều này có thể giúp người dùng đưa ra quyết định về việc tối ưu hóa hệ thống, nâng cấp phần cứng hoặc giảm tải CPU để đảm bảo hiệu suất được duy trì.
4.2. Memory Usage
Memory Usage là mức độ sử dụng bộ nhớ trên hệ thống máy tính hoặc máy chủ trong một khoảng thời gian nhất định. Nó thường được đo và hiển thị dưới dạng phần trăm hoặc trong các đơn vị đo lường như kilobyte (KB), megabyte (MB), hoặc gigabyte (GB). Memory Usage cho biết bao nhiêu phần trăm hoặc bao nhiêu dung lượng bộ nhớ đã được sử dụng trong tổng số bộ nhớ có sẵn trên hệ thống.
Việc theo dõi Memory Usage sẽ đảm bảo rằng hệ thống không sử dụng quá nhiều bộ nhớ, gây ra hiện tượng quá tải (overload), làm giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống. Nếu Memory Usage quá cao, có thể dẫn đến hiện tượng giảm tốc độ hoạt động của các ứng dụng. Để duy trì hiệu suất ổn định và tránh tình trạng quá tải, ngoài number of processes, người quản trị hệ thống cần theo dõi và quản lý Memory Usage một cách cẩn thận.
Xem thêm: [Tìm Hiểu] 1GB bằng bao nhiêu KB? | Bảng đơn vị đo lường
4.3. Physical Memory Usage
Physical Memory Usage là mức độ sử dụng của bộ nhớ vật lý trên hệ thống máy tính hoặc máy chủ trong một khoảng thời gian nhất định. Bộ nhớ vật lý là không gian bộ nhớ trực tiếp trên các thanh RAM trong hệ thống, được sử dụng để lưu trữ dữ liệu và các chương trình đang hoạt động.
Physical Memory Usage thường được đo và hiển thị dưới dạng phần trăm hoặc trong các đơn vị đo lường như kilobyte (KB), megabyte (MB), hoặc gigabyte (GB). Nó cho biết bao nhiêu phần trăm hoặc bao nhiêu dung lượng bộ nhớ vật lý đã được sử dụng trong tổng số bộ nhớ vật lý có sẵn trên hệ thống.
Việc theo dõi Physical Memory Usage nhằm đảm bảo rằng hệ thống không sử dụng quá nhiều bộ nhớ vật lý, dẫn đến hiện tượng quá tải và giảm hiệu suất hoạt động. Điều này có thể gây ra các vấn đề như tăng thời gian truy cập dữ liệu hoặc giảm tốc độ xử lý.
Xem thêm: RAM là gì | Sự khác nhau giữa RAM điện thoại & Laptop
4.4. Entry Processes
Ngoài Number of Processes, bạn cần phải quan tâm đến Entry Processes. Đây là chỉ số cho biết tỷ lệ giữa số lượng process mà hosting có thể xử lý đồng thời so với tổng số process tối đa tại một thời điểm nhất định. Không chỉ giúp người dùng kiểm soát và quản lý tài nguyên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS. Trong trường hợp tỷ lệ này đạt mức 1/1, cần xem xét việc nâng cấp để tránh tình trạng trang web hiển thị mã lỗi 508 – Resource Limit Reached.
4.5. I/O Usage
I/O Usage là mức độ sử dụng của hoạt động Input/Output trên hệ thống máy tính hoặc máy chủ trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động I/O bao gồm việc đọc và ghi dữ liệu vào các thiết bị lưu trữ như ổ đĩa cứng, SSD, hay bộ nhớ đệm.
I/O Usage cho biết bao nhiêu phần trăm hoặc bao nhiêu dung lượng của tài nguyên I/O đã được sử dụng trong tổng số tài nguyên I/O có sẵn trên hệ thống. Nếu I/O Usage quá cao, có thể dẫn đến thời gian đáp ứng chậm, giảm hiệu suất làm việc và trải nghiệm của người dùng.
Xem thêm: Disk I/O Là Gì? Cách Kiểm Tra và Tối Ưu Hiệu Suất Disk I/O
4.6. IOPS
IOPS là viết tắt của Input/Output Operations Per Second, tức là số lượng thao tác đầu vào/ra được thực hiện trên mỗi giây trong ổ đĩa cứng, SSD, hoặc bất kỳ thiết bị lưu trữ nào khác. IOPS thường được sử dụng để đo lường hiệu suất của các thiết bị lưu trữ và ổ đĩa.
Số lượng IOPS càng cao thì tốc độ truy xuất dữ liệu càng nhanh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng yêu cầu hiệu suất cao như các hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc ứng dụng đòi hỏi xử lý nhanh các tệp tin lớn.
4.7. Một số thông số khác
Ngoài Number of Processes, bạn cũng có thể tìm hiểu về một số chỉ số khác trên cPanel:
- Inodes: Đánh giá tỷ lệ giữa số lượng file hiện có và tổng số file mà hosting hỗ trợ lưu trữ.
- Disk Usage: Thể hiện dung lượng lưu trữ mà người dùng đang sử dụng tại một thời điểm nhất định trên tổng dung lượng của hosting.
- MySQL Disk Usage: Biểu đồ dung lượng lưu trữ cơ sở dữ liệu tại thời điểm hiện tại so với tổng dung lượng của hosting.
- Bandwidth: Đo lường băng thông mà người dùng đã tiêu thụ so với tổng băng thông khả dụng.
- Email Accounts: Hiển thị số lượng tài khoản email đang được sử dụng so với tổng số lượng tài khoản mà hosting cho phép.
- Mailing Lists: Thông số này phản ánh số lượng danh sách gửi email hiện tại so với tổng số danh sách được giới hạn bởi hosting.
- Addon Domains: Cho biết tỉ lệ giữa số lượng addon domain mà người dùng đã thêm vào so với tổng số lượng addon domain được phép bởi hosting.
- Subdomains: Tương tự, chỉ số này thể hiện số lượng subdomain thực tế mà người dùng đã tạo so với tổng số subdomain mà hosting hỗ trợ.
- Aliases: Thông qua thông số này, bạn có thể xác định số lượng domain được đặt trực tiếp lên domain chính so với tổng số lượng domain được phép.
- FTP Accounts: Cung cấp thông tin về số lượng tài khoản FTP đã được tạo ra so với tổng số lượng tài khoản FTP được phép bởi hosting.
- MySQL Databases: MySQL Databases cho biết số lượng cơ sở dữ liệu mà người dùng đã tạo ra so với tổng số lượng cơ sở dữ liệu khả dụng của hosting.
Tương tự Number of Processes, các thông số trên có mức giới hạn được hosting cho phép càng cao thì càng tốt. Tuy nhiên, đa số chúng không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ tải của trang web.
Xem thêm: [Tổng Hợp] 12+ nhà cung cấp Hosting Việt Nam tốt nhất
5. Một số câu hỏi liên quan đến Number of Processes
5.1. Xem những thông số của hosting ở đâu?
Khi truy cập vào bảng điều khiển cPanel, bạn có thể xem number of processes và các thông số khác bằng cách cuộn xuống phía dưới và theo dõi phần sidebar bên phải.
5.2. Liệu những thông số trong cPanel cao hơn thì gói hosting sẽ tốt hơn?
Điều này chỉ áp dụng khi bạn so sánh các gói hosting trên cùng một máy chủ – nghĩa là chúng chia sẻ tài nguyên từ cùng một phần cứng, phần mềm và có kết nối mạng chung.
Trong thực tế, tốc độ tải, khả năng chịu tải và sự ổn định của một trang web phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
- Thông số phần cứng: CPU, IOPS, RAM, I/O…
- Công nghệ phần mềm: Hệ điều hành, máy chủ web, máy chủ cơ sở dữ liệu, khả năng cache dữ liệu của máy chủ…
- Băng thông mạng và khoảng cách địa lý.
- Dung lượng của trang web và khả năng tối ưu hóa của người dùng.
Xem thêm: TOP 20 công cụ kiểm tra tốc độ Hosting của Website
6. Tổng kết
Number of Processes là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng mà bạn cần nắm trước khi quyết định chọn dịch vụ hosting. Thông số này thể hiện tổng số tiến trình đang hoạt động trong hosting bạn sử dụng và có thể phản ánh mức độ tối ưu hóa của mã nguồn Website. Bạn có thể truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY để xem thêm nhiều bài viết hấp dẫn khác. Hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi khi bạn cần hỗ trợ nhé:
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm một số bài viết:
Backup Là Gì? Top 7 Loại Backup Dữ Liệu Phổ Biến Hiện Nay
Downtime là gì? | Khắc phục tình trạng Downtime 100%
Uptime là gì? | Một số biện pháp tối ưu hóa Uptime 99%
[Hướng Dẫn] Tự tạo Hosting tại nhà chi tiết, đơn giản, dễ dàng