Cloud Backup là việc mà bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện để đảm bảo an toàn cho dữ liệu. Công nghệ này đóng vai trò quan trọng vì việc mất dữ liệu sẽ là một tổn thất rất lớn. Vậy thì Cloud Backup là gì? và có những phương thức sao lưu dữ liệu phổ biến nào? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của VinaHost.
1. Cloud Backup là gì?
Cloud Backup hay còn được gọi là sao lưu đám mây hoặc backup online (sao lưu trực tuyến). Đây là giải pháp cho phép người dùng lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ dự phòng, Google Cloud Backup là một ví dụ.
Với phương pháp này, dữ liệu sẽ được sao lưu qua một mạng độc quyền hoặc công cộng đến máy chủ bên ngoài. Máy chủ này thường được cung cấp bởi một bên thứ ba.
Dịch vụ Cloud Backup thường bảo vệ dữ liệu bằng cả phần mềm và phần cứng, bao gồm cả các ứng dụng cho Exchange và SQL Server.
Điều này sẽ giúp bảo vệ dữ liệu tránh khỏi các sự cố như:
- Bị hacker tấn công hay vô tình cài đặt các phần mềm độc hại vào máy.
- Ảnh hưởng của thiên tai như bão, lũ hay hỏa hoạn.
- Người dùng vô tình xóa những dữ liệu quan trọng.
Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ tính phí backup dữ liệu dựa trên các tiêu chí như băng thông, dung lượng sử dụng và số lượng người sử dụng. Trong suốt quá trình doanh nghiệp hoặc tổ chức phát triển thì dữ liệu cũng sẽ tăng dần, dẫn đến gia tăng dung lượng lưu trữ.
Khi đó, doanh nghiệp có thể yêu cầu nâng cấp dung lượng sao lưu tùy thuộc theo nhu cầu trong từng giai đoạn phát triển. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh lãng phí tài nguyên cũng như tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.
Cloud Backup đang được ưu tiên sử dụng rộng rãi vì có thể khắc phục được nhược điểm của các cách lưu trữ dữ liệu truyền thống. Đặc biệt, lưu trữ đám mây giúp tăng khả năng bảo vệ dữ liệu cho một tổ chức, doanh nghiệp nhưng không làm tăng khối lượng công việc cho đội ngũ nhân viên.
2. Nguyên lý hoạt động của Cloud Backup
Khi sử dụng Cloud Backup, dữ liệu sẽ được sao lưu và lưu trữ trên các phương tiện hoặc kho lưu trữ khác nhau nhằm đảm bảo an toàn dữ liệu. Và nhờ đó, dữ liệu cũng rất dễ được tìm thấy và phục hồi khi có sự cố xảy ra.
Trong lần đầu tiên sử dụng dịch vụ Cloud Backup, việc tạo bản sao có thể mất thời gian khá lâu, thậm chí cần đến vài ngày để hoàn tất việc tải lên. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng dữ liệu cần được truyền đi để lưu trữ.
Ngày nay, các bên cung cấp dịch vụ Cloud Backup có một giải pháp để rút ngắn thời gian này. Đó là gửi một thiết bị lưu trữ, ví dụ như ổ đĩa đến khách hàng để họ lưu dữ liệu cục bộ trên đó và gửi lại về bên cung cấp. Phương pháp này còn được gọi là cloud seeding, giúp bỏ được thao tác dữ liệu ban đầu phải truyền tải qua mạng để đến nhà cung cấp.
Sau đó, chỉ có những dữ liệu đã được cập nhật mới được sao lưu, nhằm hạn chế những lỗi liên quan đến bảo mật website.
3. Các phương thức Cloud Backup phổ biến hiện nay
Vậy những phương thức phổ biến của Cloud Backup là gì? Sau đây là một số cách thức sao lưu phổ biến của lưu trữ đám mây.
3.1. Sao lưu trực tiếp lên hạ tầng đám mây
Theo đó, dữ liệu sẽ được ghi trực tiếp lên cơ sở hạ tầng đám mây của các nhà cung cấp.
3.2. Sao lưu trên dịch vụ của nhà cung cấp
Với phương thức này, người dùng sẽ sử dụng các dịch vụ sao lưu trong trung tâm dữ liệu do họ quản lý để ghi dữ liệu lên dịch vụ đám mây của nhà cung cấp.
3.3. Sao lưu Cloud – đến – Cloud
Trong trường hợp dữ liệu của đám mây thuộc phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a service – SaaS) thì Cloud Backup sẽ sao chép dữ liệu sang một đám mây khác.
4. Dữ liệu khi sao lưu sẽ được khôi phục như thế nào?
Ngoài việc đảm bảo an toàn dữ liệu thì quá trình Cloud Backup còn giúp khôi phục dữ liệu nhanh chóng và chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp khi sự cố xảy ra. Quá trình khôi phục dữ liệu cần được thực hiện nhanh nhất có thể nhằm tránh gián đoạn trong hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch.
Hệ thống lưu trữ đám mây được đặt bao quanh ứng dụng phần mềm của khách hàng và thực hiện sao lưu theo lịch được thiết lập sẵn. Ví dụ, khách hàng chọn chế độ sao lưu hàng ngày thì ứng dụng phần mềm sẽ tiến hành thu thập, nén, mã hóa và truyền dữ liệu đến máy chủ Cloud Backup cứ 24 giờ một lần.
Khi có sự cố xảy khiến dữ liệu của phía khách hàng bị mất thì khách hàng có thể thực hiện yêu cầu khôi phục dữ liệu chỉ với vài cú click chuột. Ngay sau đó, hệ thống sẽ trở lại trạng thái trước khi gặp sự cố, giảm thiểu thời gian ngưng trệ và đảm bảo hệ thống được hoạt động liên tục.
5. Ưu điểm và nhược điểm của Cloud Backup
Sau khi đã hiểu được Cloud Backup là gì? thì dưới đây sẽ là những vấn đề về ưu và nhược điểm mà bạn cần biết.
5.1. Ưu điểm của Cloud Backup
Dưới đây là một số ưu điểm của lưu trữ đám mây.
- Rút ngắn thời gian khắc phục sự cố: Không chỉ đảm bảo an toàn cho dữ liệu, giải pháp Cloud Backup còn giúp rút ngắn tối thiểu thời gian mà hệ thống ngừng hoạt động khi có sự cố xảy ra. Khách hàng có thể truy xuất cũng như khôi phục lại dữ liệu nhanh chóng.
- Tính khả dụng: Cloud Backup dễ dàng sử dụng với mọi người dùng vì được hỗ trợ tối đa bởi các nhà cung cấp dịch vụ của bên thứ 3.
- Bảo mật dữ liệu: Mọi dữ liệu được lưu trữ trên Cloud Backup đều được đảm bảo an toàn bằng lớp mã hóa đặc biệt và chỉ cho phép những người có quyền được truy cập. Phương pháp này cũng an toàn khi có thể chống lại tấn công bằng mã độc tống tiền ransomware bằng cách khóa truy cập và phải trả tiền để được truy cập lại. Điều này giúp hạn chế thấp nhất rủi ro thông tin dữ liệu bị lấy cắp.
- Tính linh hoạt: Dung lượng lưu trữ có thể được tăng hoặc giảm linh hoạt theo nhu cầu sử dụng của khách hàng.
- Tiết kiệm chi phí: Thay vì đầu tư vào hệ thống ổ cứng để lưu trữ dữ liệu thì việc sử dụng Cloud Backup sẽ tiết kiệm hơn.
- Khả năng khắc phục sự cố: Khi dữ liệu bị mất hoặc hỏng, khách hàng có thể yêu cầu khôi phục. Việc này chiếm không quá nhiều thời gian, thậm chí có thể diễn ra chỉ trong vài phút.
- Hệ thống tự động: Quá trình sao lưu sẽ được cài đặt trước và diễn ra hoàn toàn tự động. Nhờ đó hạn chế sự tác động của con người, tránh sai sót hoặc lộ thông tin dữ liệu. Sau khi hoàn thành, email thông báo sẽ được gửi đến cho khách hàng.
5.2. Nhược điểm của Cloud Backup
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng phương pháp lưu trữ đám mây vẫn tồn tại một vài hạn chế như:
- Tốc độ sao lưu dữ liệu phụ thuộc nhiều vào băng thông và độ trễ. Do đó, có thể tốn nhiều thời gian sao lưu nếu nhiều tổ chức cùng sử dụng kết nối Internet.
- Dữ liệu tăng sẽ làm tăng chi phí sử dụng.
- Vẫn có nguy cơ lộ thông tin do dữ liệu nằm trong sự kiểm soát của bên thứ 3 cung cấp dịch vụ.
6. Độ bảo mật trong Cloud Backup
Độ bảo mật luôn là vấn đề được đặc biệt quan tâm khi khách hàng sử dụng dịch vụ Cloud Backup. Vì các dữ liệu sẽ được truyền tải qua đường truyền Internet trên đường tới đám mây. Để bảo mật, nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện mã hóa dữ liệu trong suốt quá trình này, cụ thể là tại vị trí đầu, trong quá trình dữ liệu di chuyển và tại trong trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp. Sau đó, khóa mã hóa sẽ được giữ bởi người dùng hoặc nhà cung cấp.
Khách hàng nên kiểm tra lại xem dữ liệu có khớp với nhau hay không để đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu. Ngoài ra, quyền truy cập vào dữ liệu cũng cần được thắt chặt bằng cách hạn chế quyền truy cập vào Cloud Backup hoặc thiết lập thêm các tính năng truy cập chỉ đọc (read-only) hoặc ghi một lần (write once) để bảo vệ dữ liệu hiệu quả hơn.
7. So sánh giữa Public Cloud Backup và Private Cloud Backup
Public Cloud Backup và Private Cloud Backup là 2 dạng phổ biến nhất của Cloud Backup. Trong đó:
- Public Cloud Backup là sao lưu đám mây công cộng – một dịch vụ được cung cấp bởi bên thứ 3
- Private Cloud Backup là sao lưu đám mây cá nhân, chỉ cho phép truy cập nội bộ trong mạng của công ty sở hữu nó.
Vậy điểm khác nhau giữa 2 loại Cloud Backup là gì? và hình thức nào sẽ phù hợp với nhu cầu của bạn.
7.1. Đối với Public Cloud Backup
Sao lưu đám mây công cộng sẽ có những ưu điểm sao đây:
- Tiết kiệm chi phí: Khách hàng không cần đầu tư phần cứng hoặc phần mềm mà chỉ cần thanh toán khoản tiền cho dung lượng sử dụng.
- Không cần bảo trì: Nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách nhiệm bảo trì hệ thống nên khách hàng không cần thực hiện bảo trì.
- Dễ dàng gia tăng dung lượng: Khách hàng chỉ cần thông báo đến nhà cung cấp khi có nhu cầu mở rộng dung lượng.
Xem thêm: Public Cloud là gì? | So sánh Private Cloud & Public Cloud
7.2. Đối với Private Cloud Backup
Dưới đây là một vài ưu điểm của sao lưu đám mây nội bộ:
- Tùy chỉnh linh hoạt: Khách hàng có thể chủ động tùy chỉnh môi trường trên private Cloud Backup theo nhu cầu và chiến lược kinh doanh
- Tăng cường bảo mật: Để truy cập được vào dữ liệu, người dùng cần được cấp quyền truy cập. Do đó, dữ liệu có tính bảo mật cao, đồng nghĩa với việc đảm bảo không gian riêng tư hơn khi dùng Public Cloud Backup.
Tuy nhiên, Private Cloud Backup có nhược điểm là chi phí cao hơn nhiều so với Public Cloud Backup.
7.3. Cách lựa chọn Cloud phù hợp với nhu cầu
Trước khi quyết định sử dụng dịch vụ, bạn cần xác định nhu cầu của bạn khi sử dụng Cloud Backup là gì? Sau đây là một số điểm mà bạn cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định.
Trong 2 loại Cloud Backup thì public Cloud Backup có chi phí rẻ hơn nhưng tính bảo mật thông tin cũng thấp hơn. Ngược lại, Private Cloud Backup có độ bảo mật cao nhưng chi phí sử dụng cũng cao hơn.
Hai loại hình Cloud Backup trên đều có những ưu và nhược điểm riêng nên bạn cần cân nhắc để đưa ra lựa chọn phù hợp. Public cloud sẽ phù hợp với các công ty vừa và nhỏ. Private Cloud Backup sẽ thích hợp với các doanh nghiệp lớn hoặc có nhu cầu cao về công nghệ thông tin.
8. Tổng kết
Bài viết đã tổng hợp đầy đủ thông tin về Cloud Backup là gì, cách thức sao lưu dữ liệu cũng như những hình thức phổ biến. Các dịch vụ lưu trữ đám mây đang được sử dụng rộng rãi bởi các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn hình thức phù hợp.
Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY để xem thêm các bài viết về hosting, domain, vps, email, server,… Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ VinaHost để được giải đáp:
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm các dịch vụ của VinaHost
Cloud Server Standard Giá rẻ, Chất lượng cao, Hỗ trợ IPv6
Private Cloud Giá rẻ, Chất lượng cao, Uptime 99.9%