[2024] Cách Kiểm Tra Chủ Sở Hữu Tên Miền [Chính Xác 100%]

Kiểm tra chủ sở hữu tên miền là một trong những bước quan trọng cần thực hiện khi xây dựng Website, đặc biệt là khi tên miền mà bạn muốn mua đã có người đăng ký. Việc tìm được thông tin của chủ sở hữu sẽ giúp bạn dễ dàng liên hệ nếu có ý định mua lại tên miền này. Vậy làm thế nào để biết được chủ sở hữu của tên miền? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của VinaHost.

1. Hướng dẫn cách tra cứu và kiểm tra chủ sở hữu tên miền 

Tên miền (domain) là địa chỉ của một trang web hoạt động trên không gian mạng. Tên miền có tác dụng thay thế một địa chỉ IP dài và phức tạp thành một tên miền dễ nhớ.

Chủ sở hữu của một tên miền là cá nhân hoặc tổ chức đã đăng ký và mua quyền sử dụng tên miền đó từ một công ty đăng ký tên miền (domain registrar). Chủ sở hữu này có quyền kiểm soát và quản lý tên miền đó, bao gồm cập nhật thông tin liên lạc, tái đăng ký và thực hiện các cài đặt khác liên quan đến tên miền. Dưới đây là 5 cách kiểm tra chủ sở hữu tên miền phổ biến.

1.1. Kiểm tra chủ sở hữu tên miền tại VinaHost

Bạn vào trang đăng ký tên miền, nhập tên miền vào ô tìm kiếm và nhấn “Tra cứu”. Nếu tên miền đã được đăng ký, bạn sẽ thấy bảng kiểm tra tên miền hiện dấu “X”. Nhấp vào ký hiệu này, bạn sẽ thấy được thông tin của chủ sở hữu. Tuy nhiên, chỉ những tên miền mà chủ thể không sử dụng dịch vụ bảo mật thông tin thì bạn mới xem được.

kiem tra chu so huu ten mien
Kiểm tra chủ sở hữu tên miền tại VinaHost

1.2. Tra cứu chủ sở hữu tên miền bằng WHOIS

WHOIS là một hệ thống dùng để kiểm tra chủ sở hữu tên miền, cũng như các thông tin liên quan khác về tên miền đó. Một số thông tin mà bạn có thể tra cứu là:

  • Registrar: Tên nhà cung cấp dịch vụ tên miền.
  • Registrant: Thông tin của chủ sở hữu tên miền. Nếu bạn thấy chủ sở hữu là Whois Privacy, thì chủ sở hữu tên miền đó đang mở chế độ ẩn thông tin.
  • Name servers: Gồm các thông tin về địa chỉ DNS có trỏ về tên miền.
  • Domain status: Trạng thái của tên miền.
  • Registration date: Ngày mà chủ sở hữu đăng ký tên miền.
  • Expiry date: Ngày hết hạn đăng ký tên miền hoặc ngày đáo hạn của tên miền.

Tất cả thông tin về chủ sở hữu tên miền thường công khai. Do đó, các bạn có thể tìm kiếm và kiểm tra. Nếu khi kiểm tra chủ sở hữu tên miền mà không thấy thông tin thì có thể tên miền được thiết lập ở chế độ riêng tư, thì các bạn nên gửi email ở phần liên hệ quản trị. Các dịch vụ được thiết lập tên miền ở chế độ riêng tư đều được chuyển tới tài khoản email của chủ sở hữu.  

Với các thông tin từ WHOIS, bạn có thể chú ý ngày tạo và ngày hết hạn của một tên miền. Dựa theo 2 số liệu đó, bạn có thể ước tính ngày để mua lại tên miền khi nó trở về trạng thái khả dụng. Để đảm bảo rằng bạn mua được đúng tên miền ưng ý, bạn nên tìm hiểu thêm thông tin về vòng đời tên miền. 

Xem thêm: [TOP] 13+ Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho Website

1.3. Kiểm tra tên miền thuộc sở hữu của ai – ICANN Lookup

ICANN Lookup là một công cụ cung cấp dịch vụ tra cứu thông tin về tên miền và các thông tin liên quan khác được quản lý bởi ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers). Ở ICANN Lookup, các bạn có thể kiểm tra chủ sở hữu tên miền quốc tế. Đối với các tên miền tiếng Việt và có tên miền có đuôi .VN, thì bạn có thể kiểm tra với VNNIC.

Để sử dụng, bạn truy cập vào trang ICANN Lookup. Ở giao diện trang chủ, bạn nhập tên miền mà bạn cần kiểm tra vào ngay ô tìm kiếm dưới dòng “Enter a domain name”. Sau khi đã nhập xong, bạn chỉ cần click vào Lookup để tìm kiếm các thông tin. Bạn có thể tìm kiểm tra một số thông tin sau: 

  • Name (tên miền bạn kiểm tra)
  • Registry Domain ID
  • Domain Status
  • Name servers
  • Thời gian đăng ký và thời gian hết hạn của tên miền
kiem tra chu so huu ten mien
Ở ICANN Lookup, các bạn có thể kiểm tra chủ sở hữu tên miền quốc tế.

Xem thêm: Tên miền quốc tế là gì? | Mua & Đăng ký tên miền quốc tế

1.4. Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm chủ sở hữu

Các bộ máy tìm kiếm phổ biến như Google và Bing sẽ giúp ích cho bạn trong việc kiểm tra chủ sở hữu tên miền. Bạn có thể tìm kiếm các từ khóa để lấy thông tin của tên miền như tên, địa chỉ, email, số điện thoại,…

Tiếp theo, các bạn có thể dò thông tin của chủ sở hữu tên miền. Nếu không có thông tin liên hệ với chủ sở hữu qua 2 cách trên, thì bạn nên nghĩ tới phương án sử dụng các công cụ tìm kiếm. Tuy phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian, nhưng ít ra các bạn sẽ tìm kiếm được thông tin cơ bản nhất về tình trạng tên miền muốn mua. 

Xem thêm: Mua Tên Miền Ở Đâu?| Top 15 Nhà Cung Cấp Tên Miền Uy Tín

1.5. Liên hệ nhà cung cấp tên miền và chuyên gia để kiểm tra

Trong trường hợp đã áp dụng các cách trên nhưng vẫn không thấy thông tin của chủ sở hữu, thì bạn nên liên hệ với nhà đăng ký tên miền hoặc VinaHost để được tư vấn thêm. Các chuyên gia của chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn tìm đúng thông tin của chủ sở hữu tên miền.

kiem tra chu so huu ten mien
Khi bạn đã lựa được tên miền ưng ý (đẹp và chi phí, bạn phải thương lượng với chủ sở hữu

Xem thêm: [Miễn Phí] Đăng ký & Quản lý tên miền Tiếng Việt có dấu

2. Một số lưu ý khi kiểm tra chủ sở hữu tên miền 

Nếu chủ sở hữu tên miền không muốn tiết lộ thông tin cá nhân, họ sẽ sử dụng dịch vụ ẩn thông tin tên miền. Bạn sẽ không biết bất kỳ thông tin của chủ sở hữu tên miền hoặc người đăng ký tên miền đó. 

Trong trường hợp này, bạn nên chọn tên miền khác. Nếu bạn vẫn muốn sở hữu tên miền đó và thương lượng với chủ sở hữu tên miền, thì bạn có thể thử sử dụng dịch vụ Backorder tên miền

3. Khi tìm được chủ sở hữu tên miền thì nên làm gì?

Bạn cần phải liên hệ ngay với chủ sở hữu (qua email là chủ yếu) để thể hiện sự thiện chí muốn mua lại tên miền của họ. Tiếp theo, bạn nên tìm luôn một nhà chuyển giao tên miền. Đơn vị này sẽ xử lý quá trình đàm phán và chuyển giao tên miền cho bạn. 

Nếu không biết ai là người sẽ phụ trách phần đó, thì bạn nên tìm đến đơn vị dịch vụ tên miền đáng tin cậy. VinaHost luôn sẵn sàng xử lý toàn bộ quá trình chuyển quyền sở hữu tên miền với các yêu cầu theo tình huống thực tế. 

Kiem-tra-chu-so-huu-ten mien
Thương lượng với chủ sở hữu tên miền

4. Lý do kiểm tra chủ sở hữu tên miền để làm gì?

Việc kiểm tra chủ sở hữu tên miền là vì những lý do sau. 

4.1. Xác minh danh tính domain

Khi tìm kiếm tên miền để mua lại, bạn nên xác minh chính xác thông tin tên miền đó, đừng quên tính thời gian mà tên miền có thể khả dụng trở lại.

4.2. Có thông tin để liên hệ với chủ sở hữu tên miền

Trong trường hợp bạn có nhu cầu mua một tên miền đã có người đăng ký, việc đầu tiên bạn cần làm là liên hệ với người sở hữu nó. Bằng việc xác định được chủ nhân của tên miền, bạn có thể dễ dàng thảo luận về khả năng mua lại.

4.3. Kiểm tra trạng thái tên miền 

Sử dụng WHOIS sẽ giúp bạn biết được trạng thái của một tên miền. Điều này cũng hỗ trợ bạn định giá tên miền sao cho hợp lý. Bạn có thể liên hệ với chủ sở hữu trước khi tên miền hết hạn hoặc cần gia hạn tên miền

kiem tra chu so huu ten mien
Lý do kiểm tra chủ sở hữu tên miền

5. Lợi ích khi mua lại tên miền có chủ sở hữu 

Lợi ích mua tên miền đã được đăng ký là gì? Nếu kiểm tra và thấy tên miền đã có đăng ký từ trước nhưng trang web trống hoặc chỉ có landing page do công ty cung cấp dịch vụ hosting cung cấp, thì khả năng là tên miền đó có thể mua lại. 

Ở một vài trường hợp, bạn có thể mua toàn bộ trang web ngay cả khi trang đó đã được tạo sẵn. Vì chủ sở hữu tên miền đó đã chuyển qua trang web khác và không cập nhật bất cứ thông tin nào trên trang web hiện tại trong một thời gian dài. 

Khi mua lại tên miền có chủ sở hữu, bạn sẽ được hưởng 2 lợi ích chính sau: 

  • Traffic: Các tên miền có sẵn lượng traffic, bạn có thể triển khai trang web và khởi động kế hoạch SEO ngay lập tức.
  • Tuổi thọ: Dựa trên thuật toán của Google, mỗi tên miền đều có tuổi thọ nhất định. Tuổi thọ tên miền càng lâu thì độ uy tín càng cao. Google cũng ưu tiên các trang web có tuổi thọ dài trên kết quả tìm kiếm

Xem thêm: Top 6 công cụ kiểm tra lịch sử tên miền [Miễn Phí], uy tín nhất

6. Tổng kết

Trên không gian mạng, tên miền là danh tính của website mà bạn đang sở hữu. Do đó lựa chọn một tên miền cũng tương tự như việc chọn một tên công ty vì nó đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. Việc kiểm tra chủ sở hữu tên miền sẽ giúp quá trình tìm và chọn tên miền phù hợp trở nên dễ dàng hơn. Để có thể tìm hiểu thêm thông tin, mời bạn truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ.

Xem thêm một số bài viết khác:

Bảo vệ tên miền là gì | Cách bảo mật tên miền tuyệt đối

Tìm hiểu tên miền được phân cách bởi dấu gì? Có bao nhiêu loại?

[Tìm Hiểu] Tên miền vn là gì | Tại sao tên miền .vn đắt hơn .com

Tên miền cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 là gì | Tìm Hiểu Ngay

Đánh giá
5/5 - (6 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem