[2025] Server là gì? | Phân loại & Vai trò của máy chủ hiện nay

Trong thế giới số hóa hiện nay, máy chủ đã trở thành yếu tố thiết yếu trong lưu trữ, quản lý dữ liệu và cung cấp dịch vụ trực tuyến, giúp đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và cá nhân. Bài viết này của VinaHost sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản về máy chủ, từ khái niệm Server là gì đến các loại máy chủ phổ biến và vai trò của máy chủ trong đời sống và kinh doanh.

1. Server là gì? Ví dụ về Server

Máy chủ riêng – Dedicated server là một loại lưu trữ trên internet mà người dùng có thể thuê toàn bộ một máy chủ, không chia sẻ với người dùng khác. Máy chủ riêng chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt. Do đó, việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình máy chủ riêng yêu cầu bạn phải thay đổi phần cứng liên quan.

Dedicated server thường được đặt tại trung tâm dữ liệu (data center) với đầy đủ các điều kiện đảm bảo hiệu năng và sự an toàn của máy chủ.

Một vài ví dụ về server thường thấy có thể kể đến như:

  • Game Server: Dùng để chơi trò chơi trực tuyến, xử lý dữ liệu liên quan đến trạng thái và tương tác giữa người chơi. Ví dụ: Minecraft Server.
  • Web Server: Máy chủ này chứa các trang web và dữ liệu liên quan, phản hồi với các yêu cầu từ trình duyệt web. Ví dụ: Apache, Nginx.
  • Email Server: Quản lý và điều phối các email đến và từ các địa chỉ email khác nhau. Ví dụ: Microsoft Exchange Server.

Căn cứ theo phương pháp tạo ra máy chủ, có thể phân loại máy chủ như sau:

  • Máy chủ riêng
  • Máy chủ ảo
  • Máy chủ đám mây

Căn cứ theo công dụng, chức năng của máy chủ, có thể phân loại máy chủ thành:

  • Web server
  • Database server
  • FTP server, SMTP server
  • Mail server
  • DNS server
  • DHCP server
Máy chủ Server là gì
Máy chủ là một thành phần quan trọng trong mạng máy tính, đóng vai trò như một trung tâm lưu trữ, xử lý và cung cấp dịch vụ.

Xem thêm: Máy chủ vật lý là gì? | Nên Thuê hay Mua Server vật lý?

2. Nguồn gốc hình thành và phát triển của Server

Server, hay máy chủ, là một thành phần quan trọng trong hạ tầng công nghệ thông tin và internet. Nguồn gốc và sự phát triển của server có thể được chia thành các giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn Khởi đầu (1960s – 1970s):

  • Mainframes: Những hệ thống máy tính lớn và đắt đỏ, được sử dụng chủ yếu trong các tổ chức lớn để xử lý dữ liệu và thực hiện các tác vụ phức tạp. Chúng thường yêu cầu phòng máy chủ riêng biệt và được điều hành bởi các nhà điều hành hệ thống.
  • Time-sharing Systems: Được phát triển để cho phép nhiều người dùng truy cập và sử dụng tài nguyên máy tính một cách đồng thời, điều này dẫn đến khái niệm về chia sẻ tài nguyên máy tính.

Giai đoạn Phát triển (1980s – 1990s):

  • Sự xuất hiện của Server: Các máy chủ trở nên phổ biến hơn với sự phát triển của các hệ điều hành mạng như UNIX và các máy chủ nhỏ gọn hơn, như các máy chủ file và máy chủ ứng dụng, được sử dụng trong các mạng LAN (Local Area Network).
  • TCP/IP Protocol: Ra đời và trở thành tiêu chuẩn cho việc giao tiếp giữa các máy chủ và máy khách trong mạng, tạo điều kiện cho sự phát triển của internet.

Giai đoạn Internet và Web (1990s – 2000s):

  • Web Servers: Với sự phát triển của World Wide Web, các máy chủ web trở nên phổ biến, cho phép các trang web được lưu trữ và truy cập từ xa.
  • Virtualization: Công nghệ ảo hóa bắt đầu được áp dụng, cho phép nhiều máy chủ ảo chạy trên một máy chủ vật lý duy nhất, tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên và giảm chi phí.

Giai đoạn Hiện đại (2000s – hiện tại):

  • Cloud Computing: Mô hình điện toán đám mây cho phép các dịch vụ máy chủ được cung cấp qua internet, cung cấp khả năng mở rộng linh hoạt và chi phí hiệu quả hơn.
  • Dedicated Servers và VPS: Các máy chủ chuyên dụng (dedicated servers) và máy chủ ảo riêng biệt (VPS) trở nên phổ biến hơn, cung cấp các giải pháp linh hoạt cho doanh nghiệp và cá nhân.
  • Edge Computing: Sự phát triển của điện toán biên (edge computing) giúp giảm độ trễ và tăng hiệu suất bằng cách xử lý dữ liệu gần nơi dữ liệu được tạo ra hơn.

Sự phát triển của server không chỉ liên quan đến công nghệ phần cứng mà còn bao gồm sự tiến bộ trong phần mềm, hệ điều hành, và các giải pháp mạng, dẫn đến các dịch vụ máy chủ ngày nay có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến.

3. Các thành phần của máy chủ server là gì?

Máy chủ được cấu thành từ nhiều bộ phận, ở phần này, VinaHost sẽ giới thiệu đến bạn các thành phần quan trọng nhất của máy chủ nhé!

3.1. Mainboard Server

Mainboard (bo mạch chủ) của máy chủ là trung tâm kết nối các thành phần phần cứng khác nhau. Nó chịu trách nhiệm quản lý và điều phối hoạt động của CPU, RAM, ổ cứng, và các thiết bị ngoại vi khác. Mainboard server thường có nhiều khe cắm mở rộng để hỗ trợ các card mở rộng, như card mạng và card RAID. Nó cũng được thiết kế để chịu tải nặng hơn và có khả năng mở rộng cao hơn so với bo mạch chủ của máy tính cá nhân.

3.2. CPU Server

CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm của máy chủ, thực hiện các phép toán và xử lý dữ liệu. CPU server thường mạnh mẽ hơn so với CPU của máy tính cá nhân, với nhiều lõi và luồng xử lý để xử lý nhiều tác vụ đồng thời. CPU server cũng được thiết kế để hoạt động liên tục trong thời gian dài, đáp ứng nhu cầu hiệu suất cao và đáng tin cậy của các ứng dụng máy chủ.

3.3. Ram Server

RAM (Random Access Memory) của máy chủ là bộ nhớ tạm thời lưu trữ dữ liệu và chương trình đang được xử lý. RAM server thường có dung lượng lớn hơn và tốc độ cao hơn so với RAM máy tính cá nhân, giúp cải thiện hiệu suất và khả năng xử lý đồng thời. Các máy chủ thường sử dụng RAM ECC (Error-Correcting Code) để phát hiện và sửa lỗi bộ nhớ, tăng độ tin cậy của hệ thống.

3.4. Chassis server

Chassis (thùng máy) server là vỏ bọc bảo vệ và chứa các thành phần phần cứng của máy chủ. Nó được thiết kế để tối ưu hóa luồng không khí, giúp làm mát các linh kiện bên trong và đảm bảo máy chủ hoạt động ổn định. Chassis server có nhiều loại, bao gồm thùng rackmount, tower, và blade, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và không gian lắp đặt.

3.5. Ổ cứng Server

Ổ cứng của máy chủ lưu trữ dữ liệu và hệ điều hành. Các ổ cứng server thường có dung lượng lớn hơn và tốc độ truy xuất cao hơn so với ổ cứng của máy tính cá nhân. Máy chủ có thể sử dụng ổ cứng SSD (Solid State Drive) cho tốc độ cao hơn và độ tin cậy cao hơn, hoặc ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) cho dung lượng lớn với chi phí thấp hơn.

3.6. Card RAID

Card RAID (Redundant Array of Independent Disks) là một thiết bị phần cứng giúp quản lý các ổ cứng trong máy chủ và cung cấp các giải pháp lưu trữ dự phòng và tăng hiệu suất. Card RAID cho phép kết hợp nhiều ổ cứng thành một hệ thống RAID để tăng cường khả năng bảo mật dữ liệu (như RAID 1, RAID 5) và hiệu suất (như RAID 0). Nó cung cấp các tính năng như phân phối dữ liệu, sao lưu và phục hồi dữ liệu, giúp cải thiện độ tin cậy và hiệu suất của hệ thống lưu trữ.

Xem thêm: Rack Server là gì? | Tổng quan kiến thức về Server Rack

4. Phân loại máy chủ Server

4.1. Phân loại theo hệ thống Server

4.1.1. Dedicated Server (Máy chủ vật lý)

Máy chủ Server là gì
Dedicated Server là một loại máy chủ vật lý độc lập, được thuê riêng cho một khách hàng.

Máy chủ vật lý riêng, hay còn gọi là Dedicated Server, là một loại máy chủ mà người dùng hoặc tổ chức thuê riêng và sở hữu toàn bộ tài nguyên và khả năng của máy chủ đó.

Điều này đặc biệt hữu ích cho các ứng dụng hoặc dự án có yêu cầu cao về tài nguyên, bảo mật, hoặc kiểm soát tùy chỉnh. Máy chủ Dedicated Server cung cấp hiệu suất tốt, tính linh hoạt và quyền kiểm soát hoàn toàn, cho phép người dùng tùy chỉnh và quản lý theo nhu cầu của họ.

Xem thêm: Dịch vụ thuê máy chủ riêng Việt Nam giá rẻ tại VinaHost

4.1.2. VPS (Máy chủ ảo)

Máy chủ Server là gì
VPS (viết tắt của Virtual Private Server) hay

Máy chủ ảo VPS (Virtual Private Server) là một loại máy chủ được tạo ra thông qua công nghệ ảo hóa. Nó chia tách một máy chủ vật lý thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần đều hoạt động như một máy chủ độc lập có tài nguyên riêng.

Máy chủ ảo VPS cung cấp tính riêng tư và quyền kiểm soát tương tự như máy chủ riêng, nhưng với chi phí thấp hơn. Đây là giải pháp phổ biến cho các ứng dụng, trang web, hoặc dự án có nhu cầu tài nguyên nhỏ đến trung bình.

Xem thêm: Thuê VPS giá rẻ tại VinaHost

4.1.3. Cloud Server (Máy chủ đám mây)

Máy chủ Server là gì
Cloud Server là một giải pháp linh hoạt, hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho việc lưu trữ và quản lý dữ liệu.

Cloud server là gì? Máy chủ đám mây, hay Cloud Server, là một dạng máy chủ ảo được triển khai trên môi trường đám mây. Thay vì được cài đặt trên phần cứng vật lý, máy chủ đám mây tồn tại trong môi trường ảo hóa trên cơ sở hạ tầng đám mây.

Người dùng có thể linh hoạt mở rộng hoặc thu hẹp tài nguyên của máy chủ đám mây tùy theo nhu cầu thực tế, giúp tối ưu hóa hiệu suất và giảm chi phí so với việc sở hữu và vận hành máy chủ vật lý.

Xem thêm: Dịch vụ máy chủ đám mây ảo hóa KVM – VinaHost

4.2. Phân loại theo chức năng Server

4.2.1. Web Server (Máy chủ web)

Web server là gì? Máy chủ Web (Web server) là máy tính được thiết kế để lưu trữ và cung cấp nội dung của các trang web. Nó xử lý yêu cầu từ trình duyệt, trả về các tệp HTML, hình ảnh và dữ liệu để hiển thị trên màn hình. Máy chủ Web đóng vai trò quan trọng trong việc đưa thông tin và dịch vụ qua Internet đến người dùng.

Ví dụ: Apache, Nginx.

4.2.2. Database Server (Máy chủ cơ sở dữ liệu)

Máy chủ cơ sở dữ liệu, còn gọi là Database Server, là một loại máy chủ được sử dụng để lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu.

Nó cho phép lưu trữ thông tin cấu trúc hoặc phi cấu trúc như dữ liệu khách hàng, sản phẩm, giao dịch, và nhiều loại thông tin khác. Máy chủ cơ sở dữ liệu giúp tối ưu hóa việc truy xuất, thêm, sửa đổi và xóa dữ liệu, đảm bảo tính nhất quán và an toàn cho dữ liệu của hệ thống.

Ví dụ: MySQL, Microsoft SQL Server.

4.2.3. Mail Server (Máy chủ email)

Mail server là gì? Máy chủ Email, còn gọi là Mail Server, là một hệ thống máy chủ chuyên dụng được sử dụng để quản lý và trao đổi thư điện tử. Nó cho phép gửi, nhận và lưu trữ email giữa các người dùng trong mạng nội bộ hoặc qua Internet. Máy chủ Email đảm bảo việc truyền thông điện tử hiệu quả và đáng tin cậy bằng cách xử lý và định tuyến thư đến các hộp thư điện tử tương ứng.

Ví dụ: Microsoft Exchange Server.

Xem thêm: Dịch vụ Mail Server IP riêng độc lập – 99% inbox

4.2.4. FTP Server (Máy chủ FTP)

FTP server là gì? Máy chủ FTP (File Transfer Protocol), còn được gọi là FTP Server, là một loại máy chủ được sử dụng để trao đổi và quản lý tệp tin qua giao thức FTP.

Nó cho phép người dùng tải lên và tải xuống các tệp và thư mục từ máy tính cá nhân của họ vào máy chủ qua mạng. Máy chủ FTP đơn giản hóa việc chia sẻ và truy cập dữ liệu lưu trữ và hỗ trợ quản lý quyền truy cập và bảo mật cho tệp tin.

4.2.5. DHCP Server (Máy chủ DHCP)

DHCP server là gì? Nếu bạn thắc mắc DHCP Server là gì thì máy chủ DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol), còn được gọi là DHCP Server, là một loại máy chủ được sử dụng trong mạng máy tính để tự động cấp phát các địa chỉ IP và thông tin mạng khác cho các thiết bị kết nối vào mạng.

Máy chủ DHCP giúp tối ưu hóa quá trình cấu hình mạng cho các thiết bị như máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, địa chỉ IP được cấp phát một cách tự động và hiệu quả, giảm bớt công việc thủ công trong việc cài đặt IP và các thông số liên quan trên từng thiết bị mạng.

4.2.6. DNS Server (Máy chủ DNS)

DNS server là gì? Máy chủ DNS (Domain Name System), còn được gọi là DNS Server, là một loại máy chủ được sử dụng trong mạng Internet để dịch địa chỉ tên miền dễ nhớ thành địa chỉ IP số học của máy chủ.

DNS giúp người dùng truy cập các trang web bằng cách nhập tên miền như “www.example.com” thay vì phải ghi nhớ địa chỉ IP số như “192.168.1.1”. Máy chủ DNS giữ vai trò quan trọng trong việc định tuyến và xử lý yêu cầu để chuyển đổi giữa tên miền và địa chỉ IP, đảm bảo việc kết nối server trực tuyến hiệu quả và dễ dàng cho người dùng.

4.2.7. File Server (Máy chủ lữu trữ file)

Máy chủ lưu trữ file quản lý và cung cấp quyền truy cập đến các tệp và thư mục qua mạng, cho phép người dùng lưu trữ, chia sẻ và quản lý các tài liệu quan trọng trong tổ chức.

4.2.8. Application Server (Máy chủ ứng dụng)

Máy chủ ứng dụng cung cấp môi trường chạy và quản lý các ứng dụng doanh nghiệp. Nó xử lý các yêu cầu từ người dùng và cung cấp các dịch vụ ứng dụng, như xử lý giao dịch và tích hợp hệ thống.

4.2.9. Game Server (Máy chủ game)

Máy chủ game cung cấp môi trường mạng cho các trò chơi trực tuyến. Nó quản lý các kết nối người chơi, lưu trữ dữ liệu trò chơi, và điều phối các hoạt động trong trò chơi.

4.2.10. Video Server (Máy chủ video)

Máy chủ video lưu trữ và phân phối nội dung video qua internet hoặc mạng nội bộ. Nó xử lý việc stream video cho người dùng và quản lý các tệp video lớn.

4.2.11. Print Server (Máy chủ in)

Máy chủ in quản lý các yêu cầu in ấn từ các máy tính trong mạng và gửi chúng đến máy in. Nó giúp điều phối và kiểm soát các tác vụ in ấn, cải thiện hiệu suất và quản lý máy in trong tổ chức.

4.2.12. Client Server (Máy chủ khách)

Client server là gì? Nếu bạn chưa biết Client server là gì thì máy chủ khách (Client-Server) là một mô hình trong công nghệ thông tin mà máy tính hoặc thiết bị được chia thành hai vai trò chính: máy chủ (Server) và máy khách (Client). Trong mô hình này, máy chủ cung cấp và quản lý các tài nguyên, dịch vụ hoặc thông tin, trong khi máy khách truy cập và sử dụng các tài nguyên hoặc dịch vụ này thông qua mạng.

Xem thêm: Blade Server là gì? | Toàn bộ kiến thức về máy chủ phiến

5. Vai trò của máy chủ là gì?

Nếu bạn chưa biết mục đích của máy chủ là gì thì vai trò của Server là cung cấp các dịch vụ, tài nguyên và thông tin cho các thiết bị khác trong mạng. Máy chủ Server chơi một vai trò quan trọng trong việc quản lý, lưu trữ và cung cấp các dịch vụ đa dạng cho người dùng trong mạng hoặc trên internet. Cụ thể, ta có thể thấy các vai trò chính của máy chủ server là:

  • Lưu trữ và cung cấp dữ liệu: Máy chủ Server lưu trữ dữ liệu, tệp tin, ứng dụng và tài liệu. Người dùng trong mạng có thể truy cập và chia sẻ dữ liệu này thông qua kết nối mạng.
  • Cung cấp dịch vụ mạng: Máy chủ Server cung cấp các dịch vụ mạng như email, trang web, truyền thông, họp trực tuyến và nhiều ứng dụng khác.
  • Quản lý người dùng và quyền truy cập: Máy chủ Server quản lý các tài khoản người dùng, quyền truy cập và đảm bảo tính bảo mật của hệ thống.
  • Xử lý yêu cầu và dữ liệu: Máy chủ Server xử lý các yêu cầu từ người dùng và các thiết bị khác trong mạng, cung cấp dữ liệu hoặc dịch vụ tương ứng.
  • Phân phối tài nguyên: Trong môi trường máy chủ ảo hoặc đám mây, máy chủ Server phân phối tài nguyên máy tính như CPU, RAM và lưu trữ cho các máy chủ ảo hoặc ứng dụng.
  • Quản lý dịch vụ và ứng dụng: Máy chủ Server giúp duy trì và quản lý các dịch vụ và ứng dụng, đảm bảo chúng hoạt động một cách ổn định và liên tục.
  • Tích hợp và tương tác: Máy chủ Server cho phép các thiết bị và ứng dụng khác trong mạng tương tác và làm việc cùng nhau, tạo nên môi trường làm việc toàn diện.
  • Bảo mật và sao lưu: Máy chủ Server thực hiện các biện pháp bảo mật để đảm bảo tính riêng tư và an toàn của dữ liệu. Ngoài ra, chúng thường thực hiện việc sao lưu dữ liệu để đảm bảo không bị mất dữ liệu quan trọng.

Xem thêm: Edge Server là gì? | Khi nào nên sử dụng máy chủ biên?

6. Mô hình hoạt động của máy chủ Server

Máy chủ Server là gì
 Mô hình hoạt động của máy chủ tuân theo một số bước để cung cấp dịch vụ và quản lý tài nguyên trong mạng.

Mô hình hoạt động của máy chủ Server thường tuân theo một số bước chính để cung cấp dịch vụ và quản lý tài nguyên trong mạng. Dưới đây là mô hình hoạt động cơ bản của máy chủ Server:

  • Yêu cầu từ người dùng hoặc thiết bị khác: Quá trình bắt đầu khi máy chủ nhận yêu cầu từ người dùng hoặc từ các thiết bị khác trong mạng. Yêu cầu này có thể là truy cập tệp tin, gửi email, truy cập trang web, hoặc thực hiện các tác vụ khác.
  • Xử lý yêu cầu: Máy chủ Server xử lý yêu cầu này bằng cách tìm kiếm và truy xuất dữ liệu cần thiết hoặc thực hiện các tác vụ yêu cầu. Điều này có thể bao gồm truy vấn cơ sở dữ liệu, tính toán, mã hóa, giải mã, và nhiều hoạt động khác.
  • Cung cấp dịch vụ hoặc dữ liệu: Sau khi xử lý yêu cầu, máy chủ Server cung cấp dịch vụ hoặc dữ liệu tương ứng cho người dùng hoặc thiết bị yêu cầu. Ví dụ, nếu người dùng yêu cầu truy cập trang web, máy chủ Web sẽ phản hồi bằng cách gửi trang web đó cho trình duyệt của người dùng.
  • Quản lý tài nguyên: Máy chủ Server cũng quản lý tài nguyên, chẳng hạn như CPU, RAM, lưu trữ, để đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu và dịch vụ đều được xử lý một cách hiệu quả và không ảnh hưởng đến hiệu suất.
  • Bảo mật và kiểm soát truy cập: Máy chủ Server thực hiện các biện pháp bảo mật để đảm bảo rằng chỉ những người có quyền truy cập hợp lệ mới có thể truy cập vào dữ liệu và dịch vụ.
  • Ghi nhật ký và giám sát: Máy chủ Server thường ghi nhật ký hoạt động và thực hiện việc giám sát để theo dõi hiệu suất, khắc phục sự cố và tối ưu hóa hệ thống.
  • Duy trì và quản lý: Máy chủ Server đòi hỏi việc duy trì, cập nhật, và quản lý liên tục để đảm bảo rằng chúng hoạt động ổn định và đáp ứng các yêu cầu của mạng.

Xem thêm: Quản trị Server là gì? | 11 phần mềm quản trị Server tốt nhất

7. Tác động của Server đối với hoạt động kinh doanh và đời sống

7.1. Server đối với hoạt động kinh doanh

Máy chủ Server có một tác động sâu sắc đến hoạt động kinh doanh trong thế giới số hóa hiện nay:

  • Dịch vụ và sản phẩm trực tuyến: Máy chủ Server cho phép doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và sản phẩm trực tuyến, từ trang web thương mại điện tử đến ứng dụng di động. Điều này mở ra cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn.
  • Quản lý tài liệu và thông tin: Máy chủ Server lưu trữ dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp như tài liệu, hồ sơ khách hàng, dữ liệu tài chính. Việc quản lý và bảo mật dữ liệu này rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
  • Cung cấp dịch vụ khách hàng: Máy chủ Server hỗ trợ việc cung cấp dịch vụ khách hàng qua email, chat trực tuyến, họp trực tuyến, tạo sự thuận tiện và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
  • Lưu trữ dữ liệu và sao lưu: Máy chủ Server cho phép doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu quan trọng và thực hiện sao lưu định kỳ để đảm bảo an toàn dữ liệu.
  • Tối ưu hóa quy trình làm việc: Các máy chủ Server giúp tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình làm việc, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nguồn lực.

7.2. Server đối với đời sống

Máy chủ Server là gì
Máy chủ Server mở ra cơ hội học tập và nghiên cứu không giới hạn.

Máy chủ Server đã thay đổi cách chúng ta sống và tương tác hàng ngày:

  • Kết nối xã hội và truyền thông: Máy chủ Server cho phép chúng ta duyệt web, sử dụng mạng xã hội, trò chuyện trực tuyến và tiếp cận thông tin từ mọi nơi.
  • Làm việc từ xa và học trực tuyến: Máy chủ Server hỗ trợ làm việc từ xa và học trực tuyến thông qua các ứng dụng và dịch vụ trực tuyến.
  • Mua sắm và thanh toán trực tuyến: Máy chủ Server giúp chúng ta mua sắm và thanh toán trực tuyến, tạo thuận lợi và tùy chọn đa dạng cho người tiêu dùng.
  • Giải trí trực tuyến: Máy chủ Server cung cấp trải nghiệm giải trí trực tuyến như xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi trực tuyến.
  • Học tập và nghiên cứu: Máy chủ Server mở ra cơ hội học tập và nghiên cứu không giới hạn thông qua việc truy cập vào tài liệu, tài nguyên học tập trực tuyến.

Xem thêm: Tower Server là gì? | Tất tần tật kiến thức về Server Tower

8. Một số tiêu chí lựa chọn máy chủ phù hợp

Máy chủ Server là gì
Tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu cụ thể của dự án hoặc doanh nghiệp, các tiêu chí trên sẽ giúp bạn lựa chọn máy chủ Server phù hợp nhất để đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chi phí, linh hoạt và bảo mật.

8.1. Chi phí

Chi phí là một yếu tố quan trọng khi chọn máy chủ. Bạn cần cân nhắc không chỉ giá mua hoặc thuê máy chủ mà còn các chi phí liên quan khác như bảo trì, nâng cấp, và chi phí vận hành. Có nhiều loại máy chủ với các mức giá khác nhau, từ máy chủ vật lý (dedicated server) đến máy chủ ảo (VPS) và máy chủ đám mây, bạn hãy lựa chọn dịch vụ phù hợp dựa theo ngân sách và yêu cầu về hiệu suất.

8.2. Hiệu quả

Hiệu suất của server máy chủ là gì? Hiệu suất hoạt động của máy chủ sẽ liên quan đến khả năng xử lý và tốc độ đáp ứng của nó. Bạn có thể đánh giá hiệu suất của máy chủ bằng cách xem xét các yếu tố như tốc độ xử lý của CPU, dung lượng và tốc độ của RAM, và hiệu suất của ổ cứng, đảm bảo rằng máy chủ có đủ tài nguyên để xử lý khối lượng công việc hiện tại và tương lai của bạn.

8.3. Tính linh hoạt và khả năng nâng cấp

Tính linh hoạt và khả năng nâng cấp của máy chủ rất quan trọng trong việc đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu trong tương lai. Do vậy, bạn nên lựa chọn nhà cung cấp máy chủ cho phép bạn dễ dàng nâng cấp phần cứng hoặc tài nguyên ảo (như CPU, RAM, dung lượng lưu trữ) mà không làm gián đoạn dịch vụ.

Trong các tùy chọn máy chủ thì Cloud server thường cung cấp sự linh hoạt cao nhất trong việc mở rộng tài nguyên khi cần thiết, hãy ưu tiên chọn dịch vụ này nếu bạn cần nâng cấp trong tương lai nhé!

8.4. Tính bảo mật

Tính bảo mật là một yếu tố thiết yếu khi lựa chọn máy chủ. Bạn cần đảm bảo rằng máy chủ có các tính năng bảo mật mạnh mẽ như tường lửa, hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS), và mã hóa dữ liệu. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra các chính sách và quy trình của nhà cung cấp máy chủ để đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo vệ khỏi các mối đe dọa bên ngoài và các sự cố có thể xảy ra.

8.5. Chính sách hỗ trợ từ nhà cung cấp máy chủ

Chính sách hỗ trợ của nhà cung cấp máy chủ rất quan trọng giúp đảm bảo rằng bạn nhận được sự giúp đỡ kịp thời khi gặp sự cố.

Bạn có thể đánh giá chất lượng dịch vụ hỗ trợ thông qua các yếu tố như thời gian phản hồi, phương thức liên hệ (như chat trực tiếp, email, điện thoại) và khả năng giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Hãy luôn nhớ rằng sự hỗ trợ từ nhà cung cấp sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng vận hành suôn sẻ của hệ thống của bạn đấy!

9. So sánh sự khác nhau giữa Shared Hosting, VPS, Dedicated Server và Cloud Server là gì?

Shared Hosting, VPS, Dedicated Server, Cloud Server đều có những tính năng và ưu/nhược điểm riêng. Việc lựa chọn sẽ sử dụng dịch vụ nào chủ yếu tùy thuộc vào mục tiêu, ngân sách, nguồn lực của bạn.

Máy chủ Server là gì
Nếu bạn có ngân sách hạn hẹp, Shared Hosting là lựa chọn phù hợp. Nếu bạn cần hiệu năng cao và bảo mật tốt hơn, hãy cân nhắc VPS hoặc Cloud Server.
Yếu TốShared HostingVPSDedicated ServerCloud Server
Tài nguyênChia sẻ nguồn tài nguyên với nhiều người dùngPhân chia tài nguyên ảo độc lập cho mỗi VPSTài nguyên vật lý dành riêngPhân chia tài nguyên ảo độc lập cho mỗi VM
Hiệu suấtGiới hạn bởi việc chia sẻ, thích hợp cho trang web nhỏ và trang cá nhânTốt hơn so với Shared Hosting, thích hợp cho doanh nghiệp vừa và lớnRất cao, do có tài nguyên riêng biệtLinh hoạt và có thể tùy biến tài nguyên
Bảo mậtThấpTương đối cao, mỗi VPS hoạt động độc lậpRất cao, vì dành riêng tài nguyênTùy biến bảo mật theo yêu cầu
GiáRẻTrung bìnhCaoLinh hoạt, tùy thuộc vào sử dụng
Quản lýDễ dàngTrung bìnhPhức tạp, đòi hỏi kiến thức kỹ thuật caoThường được quản lý bởi nhà cung cấp Cloud
Tùy biếnHạn chếTương đối caoCao, có thể tùy chỉnh phần cứng và phần mềmLinh hoạt, có thể tùy chỉnh theo nhu cầu
Phù hợp choTrang web cá nhân và những dự án nhỏDoanh nghiệp nhỏ và trung bìnhDoanh nghiệp lớn, các dự án chuyên sâuDự án lớn, cần tính linh hoạt và mở rộng

Xem thêm: So sánh VPS và Cloud Server | Nên chọn giải pháp nào?

10. Một số câu hỏi liên quan đến Server

10.1. Máy chủ thường được quản lý ở đâu?

Máy chủ thường được quản lý tại các địa điểm chuyên biệt, được gọi là data center (trung tâm dữ liệu) hoặc server room (phòng máy chủ).

  • Data center là cơ sở hạ tầng chuyên biệt được thiết kế để chứa và quản lý máy chủ cùng với các thiết bị mạng và lưu trữ. Các trung tâm dữ liệu thường cung cấp các dịch vụ quản lý máy chủ, bảo mật, làm mát, và điện năng. Chúng thường được trang bị các hệ thống bảo mật tiên tiến, như kiểm soát truy cập, camera giám sát, và hệ thống phòng cháy chữa cháy. Data center có thể được vận hành bởi các công ty dịch vụ đám mây, nhà cung cấp dịch vụ máy chủ, hoặc các tổ chức doanh nghiệp lớn.
  • Phòng máy chủ là một khu vực riêng biệt trong một tòa nhà văn phòng hoặc cơ sở tổ chức, nơi chứa máy chủ và các thiết bị mạng của tổ chức đó. Phòng máy chủ thường được thiết kế để cung cấp môi trường tối ưu cho các thiết bị máy chủ, bao gồm hệ thống làm mát, cung cấp điện liên tục (UPS), và các biện pháp bảo mật vật lý.
Máy chủ Server là gì
Máy chủ cần được đặt tại DC chuẩn Tier để đảm bảo an toàn và hiệu suất.

Tại VinaHost, máy chủ được đặt tại DC chuẩn Tier 3 uy tín nhất Việt Nam: Viettel IDC và VNPT DATA. Các DC này có đầy đủ các tiêu chuẩn để đảm bảo:

  • Hiệu năng máy chủ: nguồn điện, hệ thống làm mát, kết nối Internet,…
  • Bảo mật/An toàn cho máy chủ: được giám sát 24/7, phát hiện sự cố và xử lý kịp thời, hệ thống báo động, báo cháy kịp thời…

Xem thêm: Data Center Tier 3 là gì? | Tổng quan về Data Center Tier 3

10.2. Tại sao máy chủ phải hoạt động 24/24?

Máy chủ Server là gì
Server cần cam kết tỉ lệ uptime ít nhất 99.9%.

Máy chủ phải hoạt động 24/24 giờ (24/7) vì nhiều lý do liên quan đến nhu cầu liên tục của các dịch vụ và ứng dụng trong môi trường ngày nay:

  • Tính sẵn sàng của dịch vụ: Để phục vụ người dùng và ứng dụng không ngừng, như trang web và dịch vụ trực tuyến.
  • Đáp ứng nhu cầu của người dùng toàn cầu: Người dùng từ khắp nơi và mọi múi giờ cần truy cập dịch vụ bất kỳ lúc nào.
  • Đảm bảo khả năng dự phòng: Để đảm bảo dịch vụ không bị gián đoạn và dữ liệu có thể được khôi phục nhanh chóng.
  • Đảm bảo tính ổn định và hiệu suất: Để duy trì hiệu suất và trải nghiệm người dùng ổn định.
  • Đám ứng yêu cầu của doanh nghiệp: Để hỗ trợ các quy trình kinh doanh quan trọng và duy trì hoạt động liên tục.

Xem thêm: Uptime là gì? | Một số biện pháp tối ưu hóa Uptime 99%

10.3. Cách kết nối máy tính khác với máy chủ như thế nào?

Kết nối máy tính với máy chủ là một hoạt động cơ bản trong mạng máy tính, cho phép các thiết bị chia sẻ tài nguyên, thông tin và dịch vụ. Có nhiều cách để thực hiện điều này, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và cấu hình mạng như:

Mạng LAN (Local Area Network)

  • Kết nối qua cáp mạng: Sử dụng cáp Ethernet để kết nối máy tính với máy chủ qua switch hoặc router trong cùng một mạng nội bộ.
  • Kết nối không dây: Sử dụng Wi-Fi để kết nối máy tính với máy chủ nếu máy chủ hỗ trợ kết nối không dây hoặc qua router không dây.

Internet: Sử dụng địa chỉ IP công cộng hoặc tên miền của máy chủ để kết nối từ xa qua internet. Bạn có thể sử dụng các giao thức như HTTP/HTTPS cho web server, FTP cho chuyển tệp, hoặc Remote Desktop Protocol (RDP) cho máy chủ Windows.

VPN (Virtual Private Network): Sử dụng VPN để tạo một kết nối bảo mật qua internet giữa máy tính và máy chủ, giả lập như bạn đang trong cùng một mạng nội bộ.

SSH (Secure Shell): Sử dụng SSH để kết nối từ xa với máy chủ Unix/Linux qua dòng lệnh, cung cấp một phương pháp bảo mật để truy cập và quản lý máy chủ.

RDP (Remote Desktop Protocol): Sử dụng RDP để kết nối và điều khiển máy chủ Windows từ xa qua giao diện đồ họa.

10.4. Liệu máy tính có thể trở thành máy chủ được không?

Có, máy tính có thể trở thành máy chủ. Thực tế, có nhiều người dùng đã tự xây dựng các máy chủ tại nhà để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau như:

  • Máy chủ web: Tự tạo website cá nhân hoặc cho doanh nghiệp nhỏ.
  • Máy chủ file: Lưu trữ và chia sẻ tập tin trong mạng nội bộ.
  • Máy chủ game: Tổ chức các máy chủ game riêng cho bạn bè.
  • Máy chủ email: Xây dựng hệ thống email riêng.
  • Và nhiều mục đích khác nữa…

Bạn có thể cấu hình máy tính để hoạt động như một máy chủ bằng cách cài đặt và cấu hình phần mềm máy chủ phù hợp. Ví dụ:

  • Web Server: Cài đặt phần mềm như Apache, Nginx hoặc IIS để biến máy tính thành máy chủ web.
  • File Server: Sử dụng phần mềm như FileZilla Server để chia sẻ và quản lý tệp.
  • Database Server: Cài đặt MySQL, PostgreSQL hoặc SQL Server để quản lý cơ sở dữ liệu.

Tóm lại, ta có thể thấy máy tính cá nhân có thể hoạt động như một máy chủ, phục vụ cho dự án nhỏ hoặc thử nghiệm. Tuy nhiên, nếu cần phải xử lý khối lượng công việc lớn và yêu cầu hiệu suất, độ tin cậy và bảo mật tốt hơn, bạn vẫn nên lựa chọn sử dụng máy chủ riêng nhé!

10.5. Nên thuê máy chủ hay nên mua máy chủ?

Bạn nên thuê máy chủ trong các trường hợp sau:

  • Ngân sách hạn chế: Nếu bạn không có ngân sách lớn cho đầu tư ban đầu, thuê máy chủ sẽ giảm chi phí đầu tư và cho phép bạn chi trả theo mức sử dụng.
  • Nhu cầu sử dụng cao: Khi bạn cần khả năng mở rộng và điều chỉnh tài nguyên nhanh chóng theo nhu cầu, thuê máy chủ (đặc biệt là cloud server) cho phép bạn dễ dàng thay đổi cấu hình và nâng cấp tài nguyên.
  • Không thể tự quản lý và bảo trì: Nếu bạn không có đội ngũ IT hoặc không muốn quản lý bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật, thuê máy chủ sẽ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, bảo trì và sao lưu.
  • Đề cao khả năng dự phòng: Khi bạn cần tính năng sao lưu, khôi phục dữ liệu và tính khả dụng cao, các nhà cung cấp dịch vụ thuê máy chủ sẽ cung cấp kèm các giải pháp dự phòng và khôi phục.
  • Cần chạy dự án ngắn hạn: Nếu bạn cần máy chủ cho một dự án tạm thời hoặc thử nghiệm, việc thuê là lựa chọn hợp lý để tránh đầu tư dài hạn không cần thiết.

Bạn nên mua máy chủ trong các trường hợp sau:

  • Ngân sách đầu tư cao: Nếu bạn có ngân sách đầu tư ban đầu cao và muốn sở hữu máy chủ lâu dài, mua máy chủ có thể là lựa chọn tốt hơn về chi phí dài hạn.
  • Cần nắm quyền kiểm soát toàn diện: Khi bạn cần quyền kiểm soát toàn diện đối với phần cứng và phần mềm, nên mua máy chủ để toàn quyền tùy chỉnh cấu hình theo nhu cầu cụ thể và kiểm soát hoàn toàn hệ thống.
  • Nhu cầu cố định: Nếu bạn có nhu cầu về tài nguyên cố định và cần thay đổi cấu hình hoặc mở rộng hệ thống trong tương lai gần, việc mua máy chủ sẽ phù hợp với các nhu cầu dài hạn ổn định.
  • Sở hữu đội ngũ IT chuyên nghiệp: Khi bạn có đội ngũ IT sẵn có để quản lý bảo trì, hỗ trợ và cập nhật, bạn có thể tự tin mua máy chủ để tự quản trị hệ thống.
  • Cần sử dụng nội bộ: Bạn có thể mua máy chủ nếu cần sử dụng trong một mạng nội bộ hoặc môi trường không yêu cầu kết nối internet liên tục và cần kiểm soát cao hơn về bảo mật và quản lý.

10.6. Lỗi server là gì?

Máy chủ Server là gì
Lỗi 500 server là một lỗi máy chủ thường gặp.

Lỗi server là gì? Lỗi server là một tình trạng xảy ra khi máy chủ không thể hoàn thành yêu cầu từ phía người dùng hoặc không thể cung cấp dịch vụ một cách chính xác. Điều này có thể xảy ra vì nhiều nguyên nhân như tải quá nặng, lỗi phần mềm, vấn đề về kết nối mạng, hoặc sự cố phần cứng.

Khi máy chủ gặp lỗi, người dùng có thể gặp khó khăn trong việc truy cập vào trang web, ứng dụng hoặc dịch vụ trực tuyến, và điều này có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và hoạt động kinh doanh.

Xem thêm: Lỗi Server là gì? | Các lỗi Server thường gặp và cách khắc phục

10.7. Mô hình Client Server là gì?

Nếu bạn thắc mắc Mô hình Client – Server là gì thì đây là một cách tổ chức và triển khai hệ thống thông tin trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong mô hình này, có hai vai trò chính:

  • Client (Máy khách): Đây là những thiết bị hoặc máy tính sử dụng dịch vụ hoặc tài nguyên từ máy chủ. Máy khách yêu cầu dịch vụ hoặc tài nguyên từ máy chủ và sau đó sử dụng chúng để thực hiện các tác vụ.
  • Server (Máy chủ): Đây là máy tính hoặc thiết bị chứa và quản lý tài nguyên hoặc dịch vụ. Máy chủ cung cấp dịch vụ hoặc tài nguyên mà máy khách có thể truy cập và sử dụng.

Mô hình Client-Server cho phép phân chia công việc và tài nguyên giữa các máy khách và máy chủ, làm tăng hiệu suất và quản lý trong mạng. Ví dụ điển hình của mô hình này là trình duyệt web (máy khách) yêu cầu dữ liệu từ máy chủ để hiển thị trang web.

Mô hình Client-Server đang phổ biến và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như ứng dụng web, hệ thống email, quản lý dữ liệu, game online và nhiều ứng dụng khác.

10.8. Sever hay server?

Từ đúng sẽ là “server”. “Server” là từ tiếng Anh có nghĩa là máy chủ, dùng để chỉ các thiết bị hoặc phần mềm cung cấp dịch vụ hoặc tài nguyên cho các máy khách trong một mạng lưới. Từ “sever” không liên quan đến lĩnh vực máy tính và thường được dùng với nghĩa là “cắt đứt” hoặc “phân chia”. Đây có thể là sự nhầm lẫn khi người dùng gõ từ “server” quá nhanh!

10.9. Top server là gì? Top 1 server là gì?

Có hai cách hiểu phổ biến về định nghĩa của các cụm từ này.

Đầu tiên, các thuật ngữ này thường được sử dụng trong các bài viết đánh giá, danh sách so sánh, hoặc báo cáo thị trường để nêu bật những lựa chọn hàng đầu cho người dùng hoặc doanh nghiệp khi lựa chọn máy chủ.

  • “Top server” thường chỉ các máy chủ nổi bật hoặc hàng đầu trong một phân khúc nhất định dựa trên các tiêu chí như hiệu suất, tính năng, độ tin cậy hoặc phổ biến.
  • “Top 1 server” là cách chỉ định máy chủ được đánh giá là số 1 hoặc tốt nhất trong một danh mục cụ thể, có thể là máy chủ đứng đầu trong danh sách các máy chủ dựa trên các tiêu chí đánh giá.

Bên cạnh đó, Top ServerTop 1 Server cũng có thể thường được sử dụng trong ngữ cảnh game online, đặc biệt là các game MMORPG (Massive Multiplayer Online Role-Playing Game – Game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi). Đây là những thuật ngữ được sử dụng để chỉ những máy chủ có sức hút đặc biệt trong thế giới game online. Việc tham gia vào các server này mang lại cho người chơi những trải nghiệm thú vị và cơ hội để giao lưu, kết nối với cộng đồng game thủ.

  • Khi nói đến “Top Server“, thường ám chỉ một máy chủ có số lượng người chơi đông đảo, hoạt động sôi nổi và có cộng đồng game thủ lớn mạnh.
  • Top 1 Server” là cách gọi dành cho máy chủ đứng đầu trong một danh sách xếp hạng nào đó, có thể dựa trên số lượng người chơi, độ hoạt động, hoặc các tiêu chí khác do nhà phát hành game đưa ra.

10.10. Dell server là gì?

Dell Server là các máy chủ do hãng Dell Technologies sản xuất và cung cấp. Dell là một trong những nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực máy chủ, cung cấp nhiều loại máy chủ cho các nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp.

Các máy chủ của Dell được biết đến với tính ổn định, hiệu suất cao và khả năng mở rộng. Với các ưu điểm vượt trội, máy chủ Dell đáp ứng đa dạng nhu cầu từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tập đoàn lớn.

Xem thêm: Storage Server là gì? | Lý do nên sử dụng Storage Server

11. Tổng kết

Qua bài viết này, chúng ta có thể thấy rằng máy chủ là thành phần quan trọng trong các hệ thống mạng và công nghệ thông tin, giúp kết nối, quản lý, và cung cấp các dịch vụ và tài nguyên cho người dùng và các hệ thống khác. Sự đa dạng của các loại server hiện nay như máy chủ vật lý, máy chủ đám mây, máy chủ ảo và nhiều loại khác đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng.

Mong rằng với bài viết “Server là gì? | Phân loại & Vai trò của máy chủ hiện nay“, VinaHost đã giúp bạn hiểu sâu hơn về máy chủ và biết cách ứng dụng tối đa các tiềm năng của công nghệ máy chủ vào hoạt động kinh doanh hiện đại.

Xem thêm các bài viết thú vị khác tại đây và liên hệ với VinaHost nếu bạn cần hỗ trợ nhé!

Xem thêm: 

Server Cluster là gì? | Toàn bộ kiến thức về Server Cluster

[2023] Proxy là gì? | Hướng dẫn cài đặt Proxy Server [Miễn Phí]

DPU Server là gì? | Vai trò & Tính năng của DPU Server

Samba Server là gì? | Cài đặt & Sử dụng Samba Server

Đánh giá
5/5 - (3 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem