SSH là gì? Với khả năng mã hóa mạnh mẽ, SSH giúp bảo vệ thông tin trao đổi giữa người dùng và máy chủ, đảm bảo rằng dữ liệu không bị đánh cắp hoặc thay đổi bởi các bên thứ ba. Vậy ưu điểm của nó có gì? Cách sử dụng ra sao? Bài viết dưới đây của VinaHost sẽ đem đến cho bạn những thông tin cực kỳ chi tiết và hữu ích cho những ai mới biết đến SSH nhé.
1. SSH là gì?
SSH (Secure Shell) là một giao thức mạng bảo mật được sử dụng để thiết lập kết nối an toàn giữa hai hệ thống, thường là giữa máy tính của người dùng và một máy chủ từ xa.
SSH cho phép người dùng thực hiện các lệnh, quản lý hệ thống, và truyền dữ liệu một cách an toàn qua mạng internet. Điều này được thực hiện thông qua cơ chế mã hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ dữ liệu khỏi sự truy cập trái phép và các cuộc tấn công.
SSH thường được sử dụng thay cho các giao thức cũ như Telnet, vốn không cung cấp mã hóa, khiến dữ liệu dễ bị đánh cắp. Ngoài ra, SSH hỗ trợ nhiều tính năng như xác thực bằng khóa công khai, quản lý tệp từ xa, và thiết lập các phiên làm việc bảo mật, giúp đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật cho các hoạt động quản trị từ xa.
ĐỌC THÊM: [2023] FTP là gì | Tổng hợp kiến thức [A – Z] về giao thức FTP
2. SSH có độ bảo mật không?
SSH đảm bảo rằng dữ liệu được truyền qua mạng là an toàn và cung cấp một mức độ bảo mật cao. SSH sử dụng mã hóa và xác thực để đảm bảo dữ liệu truyền qua mạng không bị đánh cắp. Điều này được thể hiện bằng việc ứng dụng đã tạo ra SSH generate key. Vậy SSH generate key là gì? Nó chính là quá trình tạo ra cặp khóa SSH bằng cách sử dụng công cụ ssh-keygen.
SSH key là gì? SSH key là cặp khóa được sử dụng trong giao thức SSH để xác thực và bảo mật trong quá trình kết nối mạng. Cặp khóa bao gồm: khóa công khai (Public Key) và khóa cá nhân (Private Key). Quá trình này giúp ngăn chặn kẻ xâm nhập giả mạo danh tính và truy cập trái phép vào hệ thống. Ngoài ra, độ bảo mật của SSH phụ thuộc vào cấu hình và quản lý hệ thống.
3. SSH được sử dụng khi nào?
Giao thức SSH thường được sử dụng trong những trường hợp dưới đây.
3.1. Sử dụng trong hầu hết datacenter
SSH được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các trung tâm dữ liệu. Nó cho phép quản trị viên truy cập và kiểm soát từ xa các máy chủ và hệ thống mạng một cách an toàn. SSH đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu truyền qua mạng và cung cấp khả năng quản lý hiệu quả và thực hiện các tác vụ quan trọng trong môi trường dữ liệu.
3.2. Khi kết nối hệ thống Server
SSH access là khả năng kết nối và điều khiển từ xa vào một máy chủ hoặc thiết bị mạng bằng giao thức SSH. Điều này cho phép quản trị viên và người dùng truy cập, điều khiển từ xa server một cách an toàn. Ngoài ra, đảm bảo rằng dữ liệu được truyền qua mạng là mã hóa và không thể bị đánh cắp. Đồng thời, nó cũng cung cấp khả năng quản lý hệ thống, cài đặt phần mềm và thực hiện các tác vụ khác từ xa.
ĐỌC THÊM: [2023] Máy chủ Server là gì? Tổng hợp kiến thức A-Z về máy chủ Server
3.3. Ứng dụng vào hệ thống đăng nhập một lần SSO
SSO cho phép người dùng đăng nhập vào nhiều ứng dụng và hệ thống khác nhau chỉ bằng một lần đăng nhập duy nhất. SSH có thể là một phương pháp xác thực trong quy trình SSO, trong đó người dùng sử dụng kết nối SSH để xác thực vào một máy chủ trung gian.
Sau đó, thông tin xác thực này có thể được chuyển tiếp cho các ứng dụng và hệ thống khác, giúp người dùng truy cập và sử dụng chúng mà không cần phải đăng nhập lại. Điều này tạo ra một trải nghiệm đăng nhập thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho người dùng.
3.4. Khi mã hóa dữ liệu
Khi thiết lập kết nối SSH, dữ liệu được mã hóa để ngăn chặn kẻ xâm nhập có thể đọc được nội dung khi truyền đi. Điều này đảm bảo tính bảo mật của thông tin, đảm bảo rằng chỉ những người được ủy quyền mới có thể giải mã và đọc nội dung.
Mã hóa dữ liệu trong SSH sử dụng các thuật toán mạnh như AES (Advanced Encryption Standard), đảm bảo rằng dữ liệu được truyền qua mạng an toàn và không thể bị đánh cắp.
3.5. Dùng để xác thực thông tin
Thay vì sử dụng mật khẩu truyền thống, SSH sử dụng cặp khóa công khai (Public key) và khóa cá nhân (Private Key). Khóa công khai được lưu trữ trên máy chủ, trong khi khóa bí mật chỉ có người dùng duy nhất giữ.
Khi kết nối, SSH sử dụng khóa công khai để xác nhận danh tính của người dùng và khóa cá nhân để giải mã thông tin xác thực. Quá trình này đảm bảo rằng chỉ những người dùng có khóa bí mật tương ứng mới có thể truy cập vào hệ thống, tăng cường tính bảo mật của quá trình xác thực.
4. Cách thức hoạt động của giao thức SSH
Cách thức hoạt động của SSH sẽ trải qua ba giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 1: Mã hóa
Trong giai đoạn này, SSH sử dụng mã hóa đối xứng (Symmetric Encryption) và mã hóa không đối xứng (Asymmetric Encryption) để bảo mật việc truyền thông tin.
- Mã hóa đối xứng: sử dụng một khóa duy nhất để mã hóa và giải mã dữ liệu. Khóa này được chia sẻ giữa client và server.
- Mã hóa không đối xứng: sử dụng hai khóa, một khóa công khai (public key) và một khóa riêng tư (private key). Khóa công khai được chia sẻ với tất cả mọi người, trong khi khóa riêng tư được bảo mật.
- Giai đoạn 2: Xác thực
Ở giai đoạn 2 của quá trình kết nối SSH, client sử dụng khóa công khai của server để tạo session key. Session key này sẽ được sử dụng để mã hóa tất cả các giao tiếp giữa client và server trong suốt phiên kết nối.
- Giai đoạn 3: Chứng thực máy chủ
SSH sử dụng phương pháp chứng thực máy chủ để đảm bảo rằng người dùng đang kết nối với máy chủ mà họ tin tưởng.
Khi client kết nối với server, server sẽ gửi một thông báo chứng thực cho client. Thông báo này sẽ chứa tên máy chủ và một public key. Client sẽ sử dụng public key này để xác định danh tính của server.
5. Các chức năng nổi bật của SSH là gì?
Trong quá trình tìm hiểu SSH, bạn đọc cũng đừng quên khám phá một số chức năng nổi bật của SSH mang lại cho website và máy chủ của bạn
- Xác thực an toàn: SSH sử dụng cặp khóa công khai và khóa cá nhân để xác thực người dùng.
- Mã hóa dữ liệu: Dữ liệu được mã hóa trước khi truyền qua mạng, đảm bảo tính bảo mật.
- Tạo kết nối bảo mật: SSH tạo ra kết nối an toàn giữa máy tính người dùng và máy chủ.
- Đa chức năng: SSH cho phép truy cập từ xa, điều khiển máy tính và hệ thống mạng, truyền tệp tin và thực hiện các tác vụ quản lý từ xa.
- Hỗ trợ proxy và tunneling: SSH hỗ trợ tạo các proxy và tunnel để bảo vệ dữ liệu, truy cập an toàn vào các nguồn tài nguyên từ xa.
6. Ưu điểm của giao thức SSH là gì?
Khi đã biết SSH, hãy cùng khám phá tiếp một số ưu điểm mà giao thức SSH mang lại:
- Bảo mật cao: Sử dụng mã hóa mạnh để bảo vệ dữ liệu truyền qua mạng.
- Xác thực an toàn: Sử dụng cặp khóa công khai và khóa cá nhân để xác thực người dùng.
- Tính linh hoạt: Hỗ trợ truy cập từ xa, điều khiển và quản lý hệ thống mạng.
- Dễ sử dụng: Giao diện đơn giản, tương thích với nhiều nền tảng và hệ điều hành.
- Hỗ trợ proxy và tunneling: Cho phép bảo vệ dữ liệu và truy cập an toàn vào nguồn tài nguyên từ xa.
7. Các phương thức kĩ thuật mã hóa trong SSH
Cùng Vinahost điểm mặt gọi tên 3 phương thức kĩ thuật mã hóa trong SSH bao gồm: Mã hóa Symmetric Encryption, Mã hóa Asymmetric Encryption, Mã hóa Hashing.
7.1. Mã hóa Symmetric Encryption
Mã hóa Symmetric Encryption trong SSH sử dụng mã khóa secret key ở cả 2 chiều để mã hóa dữ liệu trước khi truyền. Chính vì thế mà bất kỳ ai nắm được khóa thì mới có thể giải mã tin nhắn trong quá trình truyền dữ liệu.
Mã hóa này hoạt động dựa trên việc tạo chung một key bí mật giữa client và server. Đặc biệt, key đó không được tiết lộ với bất kỳ ai. Bởi vì nó chính là chìa khóa giúp cho việc kết nối giữa hai bên diễn ra.
7.2. Mã hóa Asymmetric Encryption
Mã hóa Asymmetric Encryption trong SSH sử dụng cặp khóa công khai và khóa cá nhân để bảo vệ dữ liệu truyền qua mạng. Trong đó, khóa công khai được chia sẻ và khóa bí mật được giữ bí mật. Dữ liệu được mã hóa bằng khóa công khai và chỉ có thể được giải mã bằng khóa cá nhân tương ứng. Điều này đảm bảo tính bảo mật và xác thực trong quá trình truyền thông tin qua mạng.
7.3. Mã hóa Hashing
Mã hóa Hashing là một trong những công cụ quan trọng được sử dụng trong việc bảo mật thông tin. Nó được sử dụng để bảo vệ dữ liệu khỏi bị truy cập trái phép hoặc thay đổi.
Bản chất của mã hóa Hashing là một thuật toán chuyển đổi dữ liệu đầu vào có độ dài bất kỳ thành một chuỗi đầu ra có độ dài cố định, được gọi là giá trị băm. Giá trị băm là một đại diện duy nhất của dữ liệu đầu vào và không thể đảo ngược.
TÌM HIỂU THÊM VỀ DATA: Data là gì] | Vai trò & Ứng dụng dữ liệu cho doanh nghiệp 2023
8. Giai đoạn thiết lập và xử lý các dạng mã hóa trong SSH
Cùng Vinahost tìm hiểu SSH có những giai đoạn thiết lập và xử lý các dạng mã hóa nào với những thông tin chi tiết dưới đây.
8.1. Giai đoạn định danh host
Giai đoạn định danh host trong SSH là quá trình xác thực danh tính của máy chủ trước khi thiết lập kết nối SSH. Trong giai đoạn này, người dùng cần kiểm tra xem máy chủ có phải là máy chủ chính mà họ đang cố gắng kết nối hay không. Điều này đảm bảo tính bảo mật của kết nối SSH.
XEM THÊM: Hướng dẫn 3 cách trỏ Tên Miền về Hosting [A-Z] đơn giản, hiệu quả 2023
8.2. Giai đoạn Session Encryption Negotiation
Giai đoạn Session Encryption Negotiation trong SSH là quá trình thỏa thuận, chọn thuật toán mã hóa và giao thức mã hóa cho phiên kết nối SSH. Trong giai đoạn này, máy tính người dùng và máy chủ sẽ thương lượng.
Sau đó, chọn các thuật toán mã hóa mạnh nhất mà cả hai đều hỗ trợ để bảo mật dữ liệu trong quá trình truyền đi. Thông qua quá trình thỏa thuận này, hai bên sẽ đồng ý với một cấu hình mã hóa chung để sử dụng trong suốt phiên kết nối SSH.
8.3. Giai đoạn chứng thực của người dùng
Giai đoạn chứng thực của người dùng trong SSH là quá trình xác minh danh tính và xác thực người dùng trước khi cho phép truy cập vào máy chủ SSH. Trong giai đoạn này, người dùng cung cấp thông tin xác thực như tên và mật khẩu, hoặc sử dụng cặp khóa công khai và khóa cá nhân để chứng thực.
Máy chủ sẽ kiểm tra và xác minh thông tin xác thực từ người dùng để đảm bảo rằng người dùng có quyền truy cập và được phép kết nối vào hệ thống. Quá trình chứng thực này đảm bảo rằng chỉ những người dùng hợp lệ và được ủy quyền mới có thể truy cập vào máy chủ SSH.
9. Hướng dẫn sử dụng SSH kết nối với Server Linux
Trong quá trình tìm hiểu định nghĩa SSH, bạn nên tham khảo thêm cách thức sử dụng SSH để liên kết với Server SSH.
Xem thêm: Linux là gì | Tổng hợp kiến thức [A-Z] hệ điều hành Linux
9.1. Thiết lập Server Linux chấp nhận các liên kết
Đầu tiên, bạn phải thực hiện các bước thiết lập trên server, sau đó mới kết nối Server Linux với SSH. Với các phiên bản Linux và phần cứng khác nhau, bạn tùy chỉnh cài đặt phù hợp.
Sau khi Tải xuống thành công công cụ về máy, bạn hãy nhận tổ hợp phím Ctrl + Alt + T và nhập dòng lệnh “sudo apt-get update” để tạo nên một Terminal.
Ngoài ra, bạn cần kiểm tra chương trình nâng cấp, trước khi cài đặt OpenSSH. Bằng cách, bạn hãy nhập dòng lệnh “sudo apt-get upgrade” trong Terminal. Quá trình nâng cấp hoàn thành, bạn cần tiếp tục nhập thêm một dòng lệnh nữa “sudo apt-get install openssh-server“
9.2. Cấu hình cài đặt SSH cho Server
Sau khi thiết lập Server Linux chấp nhận liên kết xong, bạn nên bắt đầu tiến hành bước chỉnh sửa cấu hình cơ bản. Đầu tiên, hãy mở một Terminal, sau đó mở file cấu hình SSH và nhập dòng lệnh “sudo nano /etc/ssh/sshd_config”.
Nếu theo mặc định của cài đặt ban đầu, SSH Server của người sử dụng sẽ thường hoạt động ở cổng số 22. Đồng thời, bạn có thể thiết lập mật khẩu phức tạp để tăng cường tính bảo mật.
Giao thức SSH Server sẽ bắt đầu khởi chạy sau khi bạn đã cài đặt xong công cụ OpenSSH. Tuy nhiên nếu bạn muốn kiểm tra xem giao thức đã được chạy hay chưa thì chỉ cần nhập lệnh “sudo service ssh status”.
Nếu trong trường hợp bạn không muốn chạy SSH thì hãy nhập lệnh “sudo service ssh stop”.
10. Hướng dẫn kết nối SSH trong Window
Bởi vì Window không tích hợp SSH Command nên người dùng phải tải về các mã nguồn mở hay ứng dụng như một bên trung gian. Để kết nối trên Window bạn có thể sử dụng những SSH clients là gì chẳng hạn như Putty và ZOC7.
10.1. SSH PuTTy là gì?
PuTTY là một phần mềm miễn phí được sử dụng để thiết lập kết nối SSH, Telnet, và Serial trên hệ điều hành Windows. Nó cung cấp một giao diện đồ họa dễ sử dụng và hỗ trợ các chức năng cơ bản như đăng nhập vào máy chủ từ xa, quản lý tệp tin, thực thi lệnh và truyền dữ liệu qua kết nối mạng bảo mật.
PuTTY là một công cụ phổ biến được sử dụng rộng rãi trong việc quản lý và điều khiển từ xa các máy chủ Linux và thiết bị mạng.
Để kết nối với PuTTy, bạn sẽ làm theo các bước sau
- Bước 1: Tải phần mềm PuTTy về máy
- Bước 2: Sau đó khởi động chương trình PuTTy
- Bước 3: Bạn cần nhập thông tin server cần điều khiển
- Bước 4: Cuối cùng là nhập thông tin username và password
10.2. SSH ZOC7 Terminal là gì?
ZOC7 Terminal là một phần mềm emulator terminal SSH và Telnet dành cho hệ điều hành Windows và macOS. Phần mềm cung cấp một giao diện đồ họa chuyên nghiệp và các tính năng mạnh mẽ để quản lý, điều khiển từ xa các máy chủ thông qua giao thức SSH và Telnet. Nó hỗ trợ các tính năng như đăng nhập an toàn, quản lý tệp tin, truyền dữ liệu, thực thi lệnh và kết nối đa phiên.
ZOC7 cung cấp các tính năng bổ sung như kịch bản tự động, ghi lại phiên, kết nối serial và nhiều tùy chỉnh khác để phù hợp với nhu cầu của người dùng trong việc quản lý hệ thống từ xa.
Nếu muốn kết nối, bạn cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Đầu tiên bạn cần tải về và cài đặt phần mềm ZOC7 Terminal
- Bước 2: Sau đó điền thông tin server và port vào cửa sổ Log in
- Bước 3: Tiếp theo là chọn Secure Shell trong ô Connection Type
- Bước 4: Bạn chọn Linux trong ô Emulation
- Bước 5: Bạn sẽ nhập Username và Password
- Bước 6: Cuối cùng nhấn Connect để kết nối với server
11. Hướng dẫn kết nối SSH trong Linux/MacOS
Để kết nối SSH trong Linux/MacOS, hãy làm theo các bước Vinahost hướng dẫn sau:
Bước 1: Mở Terminal trên Linux hoặc MacOS.
Bước 2: Sử dụng lệnh sau “ssh username@remote_host” để kết nối đến máy chủ SSH:
Thay thế “username” bằng tên người dùng và “remote_host” bằng địa chỉ IP hoặc tên miền của máy chủ SSH
Bước 3: Nhập mật khẩu người dùng khi được yêu cầu (nếu sử dụng phương thức xác thực bằng mật khẩu).
Bước 4: Nếu đăng nhập thành công, bạn sẽ được kết nối vào máy chủ SSH và có thể thực thi các lệnh và quản lý từ xa từ Terminal.
12. Hướng dẫn thêm Public Key vào Server
Để thêm Public Key vào Server, bạn hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Mở Terminal trên máy tính của bạn.
Bước 2: Sử dụng lệnh sau “ssh-keygen -t rsa” để tạo cặp khóa SSH trên máy tính của bạn (nếu bạn chưa có cặp khóa). Bạn có thể sử dụng các tùy chọn mặc định bằng cách nhấn Enter hoặc tùy chọn khác nếu cần.
Bước 3: Sử dụng lệnh sau “ssh-copy-id username@remote_host” để sao chép Public Key vào máy chủ SSH
Thay thế “username” bằng tên người dùng và “remote_host” bằng địa chỉ IP hoặc tên miền của máy chủ SSH
Bước 4: Nhập mật khẩu người dùng khi được yêu cầu (nếu sử dụng phương thức xác thực bằng mật khẩu).
Bước 5: Nếu các bước trên diễn ra thành công, Public Key của bạn sẽ được sao chép vào máy chủ SSH. Bây giờ bạn có thể đăng nhập vào máy chủ SSH mà không cần mật khẩu.
13. So sánh giữa giao thức SSH, SSL/TLS và Telnet
Hãy cùng Vinahost tìm hiểu sự khác nhau giữa giao thức SSH và các giao thức khác như SSL/TLS và Telnet trong phần dưới đây nhé.
13.1. So sánh giữa SSH và SSL/TLS
SSH (Secure Shell) và SSL/TLS (Secure Sockets Layer/Transport Layer Security) là hai giao thức bảo mật được sử dụng để truyền dữ liệu an toàn và bảo mật. Tuy nhiên giữa cả hai lại có một số điểm khác biệt nhau. Cùng Vinahost tìm hiểu qua phần so sánh sau:
Mục đích:
- SSH: Đảm bảo kết nối mạng và truyền dữ liệu an toàn giữa các thiết bị từ xa.
- SSL/TLS: Bảo vệ dữ liệu truyền qua mạng, đặc biệt là tạo kết nối an toàn cho trình duyệt web và máy chủ web.
Xác thực:
- SSH: Sử dụng xác thực mật khẩu hoặc cặp khóa công khai và khóa cá nhân.
- SSL/TLS: Sử dụng chứng chỉ số và xác thực hai bên để xác minh danh tính.
Ứng dụng:
- SSH: Thường được sử dụng trong hệ thống hệ điều hành và quản lý từ xa.
- SSL/TLS: Phổ biến trong truyền thông web an toàn, đặc biệt cho kết nối HTTPS.
Bảo mật:
- SSH: Cung cấp mã hóa và xác thực mạnh mẽ để bảo vệ dữ liệu truyền qua mạng.
- SSL/TLS: Cung cấp mã hóa và xác thực, đảm bảo an toàn trong việc truyền thông web.
13.2. So sánh giữa SSH và Telnet
Tuy cùng là giao thức được sử dụng để kết nối từ xa, nhưng giữa SSH (Secure Shell) và Telnet lại có nhiều điểm khác biệt nhau. Cùng tìm hiểu qua phần so sánh sau:
Bảo mật:
- SSH: Cung cấp bảo mật cao với mã hóa dữ liệu và xác thực mạnh mẽ.
- Telnet: Không có bảo mật tương tự, dữ liệu không được mã hóa và dễ bị đánh cắp.
Xác thực:
- SSH: Bạn có thể sử dụng mật khẩu hoặc cặp khóa công khai và khóa bí mật để xác minh danh tính.
- Telnet: Chỉ sử dụng mật khẩu, không đảm bảo tính bảo mật cao.
Truyền dữ liệu:
- SSH: Đảm bảo truyền dữ liệu an toàn với mã hóa thông tin, ngăn chặn nguy cơ nghe trộm và hiệu chỉnh.
- Telnet: Truyền dữ liệu rõ ràng, không được mã hóa, dễ bị đánh cắp hoặc thay đổi.
Sử dụng:
- SSH: Thường được sử dụng cho quản lý từ xa và truy cập vào máy chủ từ xa.
- Telnet: Được sử dụng cho việc kết nối và điều khiển từ xa, nhưng không đảm bảo tính bảo mật cao.
14. Một số vấn đề bảo mật của giao thức SSH
Giao thức SSH là gì (Secure Shell) là một giao thức mạng an toàn để truy cập từ xa vào các hệ thống và thiết bị mạng. Tuy nhiên, SSH cũng có một số vấn đề bảo mật cần được lưu ý:
- Mật khẩu yếu: Sử dụng mật khẩu yếu là một lỗ hổng bảo mật lớn. Kẻ tấn công có thể thử tất cả các khả năng cho đến khi tìm ra mật khẩu chính xác. Để ngăn chặn điều này, bạn hãy sử dụng mật khẩu mạnh, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, chữ số và ký tự đặc biệt.
- Tấn công Brute Force: Kẻ tấn công có thể thực hiện tấn công Brute Force bằng cách thử tất cả các khả năng mật khẩu. Để ngăn chặn tấn công này, hạn chế số lần thử đăng nhập và sử dụng các biện pháp bảo vệ như tạm dừng thời gian giữa các lần thử.
- Tấn công Man-in-the-Middle (MITM): Kẻ tấn công có thể giả mạo giao tiếp giữa máy client và server để đánh cắp thông tin nhạy cảm. Để ngăn chặn tấn công MITM, hãy sử dụng cặp khóa SSH (SSH key pair) thay vì mật khẩu để xác thực.
- Các lỗ hổng bảo mật trong phiên bản SSH: Các phiên bản cũ của SSH có chứa nhiều lỗ hổng bảo mật, do đó các phiên bản mới ra đời để khắc phục các lỗi. Vậy nên, hãy đảm bảo bạn luôn cập nhật phiên bản SSH mới nhất để khắc phục các lỗi bảo mật cũ nhé..
- Sử dụng các phương thức xác thực không an toàn: Sử dụng các phương thức xác thực không an toàn, ví dụ như xác thực bằng mật khẩu rõ (plaintext) hoặc xác thực bằng rhosts,… có thể tạo ra lỗ hổng bảo mật. Hãy sử dụng các phương thức xác thực mạnh và an toàn như SSH key pairs hoặc xác thực 2FA.
15. Tổng kết
Bài viết trên của Vinahost đã mang đến cho bạn một cách nhìn tổng quan, toàn diện về SSH là gì. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn phát triển và vận hành website tốt nhất. Ngoài ra, đừng quên truy cập ngay vào Blog Vinahost – Cộng đồng chia sẻ kiến thức về Công nghệ để tìm hiểu thêm nhiều bài viết khác về Công nghệ thông tin nhé.
Xem thêm:
[2023] Git là gì? | [Tìm Hiểu] Thuật Ngữ & Câu Lệnh Git chi tiết
WAF là gì | Kiến thức [A-Z] về Tường Lửa Ứng Dụng Web
Bài viết đầy đủ kiến thức. Cám ơn người viết