Addon Domain là gì? Addon domain khác gì với domain chính? Làm sao để tạo và xóa Addon domain? Có lẽ đây là các câu hỏi thường gặp nhất liên quan đến addon domain. Bài viết này sẽ giúp nắm rõ khái niệm, cách hoạt động, vai trò của addon domain, cũng như sự khác nhau giữa addon domain và primary domain (domain chính). Nếu bạn cần hỗ trợ thêm Addon Domain trên Hosting, đừng ngại ngần liên hệ với VinaHost nhé!
1. Addon Domain là gì?
Addon Domain là một dạng tên miền được bổ sung vào dịch vụ lưu trữ của bạn, có chức năng tương tự như tên miền chính.
Addon Domain là một tính năng trong web hosting cho phép bạn thêm một tên miền mới vào tài khoản hosting hiện có của mình và quản lý nó như một trang web riêng biệt. Điều này có nghĩa là bạn có thể lưu trữ nhiều trang web dưới cùng một tài khoản hosting mà không cần phải mua thêm tài khoản hosting khác.
Khi bạn thêm một Addon Domain, hệ thống sẽ tạo ra một thư mục riêng biệt trong thư mục gốc của hosting. Các tập tin của trang web mới sẽ được lưu trữ trong thư mục này. Addon Domain sẽ hoạt động như một trang web độc lập, có nội dung và địa chỉ email riêng. Addon Domain được người dùng ưa chuộng vì khả năng chạy nhiều website trên cùng một dịch vụ lưu trữ.
Sự khác nhau giữa domain chính và addon domain là gì?
Domain Chính | Addon Domain | |
Vai trò | Tên miền đầu tiên và quan trọng nhất của tài khoản hosting. | Tên miền bổ sung, hoạt động như một trang web độc lập. |
Thư mục gốc | Thường gắn với thư mục gốc của hosting (public_html). | Có thư mục riêng trong thư mục gốc của hosting. |
Quản lý | Quản lý các cài đặt chính của tài khoản hosting, như SSL, cơ sở dữ liệu, v.v | Quản lý độc lập với các cài đặt riêng cho trang web. |
Có thể tạo và quản lý địa chỉ email liên quan đến domain chính. | Có thể tạo và quản lý địa chỉ email riêng cho addon domain. | |
Subdomain | Có thể tạo và quản lý subdomain liên quan đến domain chính. | Có thể tạo và quản lý subdomain riêng cho addon domain. |
Sử dụng tài nguyên | Chiếm tài nguyên chính của tài khoản hosting. | Chia sẻ tài nguyên của tài khoản hosting với domain chính. |
Số lượng | Chỉ có một domain chính trong một tài khoản hosting. | Có thể thêm nhiều addon domain trong cùng một tài khoản hosting. |
Tóm lại, domain chính là tên miền chính của trang web gốc, trong khi addon domain là các tên miền phụ được thêm vào và có khả năng hoạt động độc lập. Domain chính được sử dụng để truy cập vào trang web gốc, trong khi addon domain cho phép bạn tạo và quản lý các trang web khác nhau trên cùng một tài khoản hosting.
Xem thêm: Subdomain là gì? | Phân biệt giữa Domain & SubDomain
2. Nguyên lý hoạt động của Addon Domain
Khi sử dụng Addon Domain, hệ thống sẽ tự động tạo ra một thư mục mới cho tên miền được thêm vào. Khi tên miền mới được kích hoạt, hệ thống sẽ tự động tạo ra ba đường dẫn URL liên quan đến thư mục mới này.
Người dùng có thể truy cập vào những thư mục mới này thông qua các đường dẫn đó. Thông qua thư mục mới, bạn có thể tạo và quản lý các tập tin và nội dung riêng biệt mà không gây ảnh hưởng đến tên miền chính hay các thư mục khác. Điều này cho phép mọi hoạt động được thực hiện một cách độc lập và riêng biệt.
Xem thêm: [TOP] 13+ Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho Website
3. Vì sao nên sử dụng Addon Domain?
Sử dụng Addon Domain giúp bạn tiết kiệm chi phí bằng cách quản lý nhiều tên miền từ một tài khoản hosting duy nhất mà không cần mua thêm gói hosting. Nó cung cấp sự linh hoạt cao, cho phép bạn thêm tên miền mới dễ dàng và quản lý tất cả các trang web từ một bảng điều khiển. Bạn cũng có thể tạo và quản lý các subdomain riêng biệt cho mỗi addon domain, giúp phát triển các trang web cho các mục đích khác nhau.’
Xem thêm: Mục đích chính của việc đưa ra tên miền/domain là gì?
4. Ưu điểm của Addon Domain
4.1. Toàn quyền sở hữu tên miền
Với Addon Domain, bạn có hoàn toàn quyền sở hữu tên miền này. Bạn có thể sử dụng tên miền chính và tên miền phụ một cách độc lập. Điều này rất tiện lợi và linh hoạt hơn so với các sản phẩm khác trên thị trường.
4.2. Không gian lưu trữ lớn
Addon Domain cung cấp không gian lưu trữ đáng kể. Bạn có thể lưu trữ nhiều dạng dữ liệu khác nhau một cách nhanh chóng mà không cần lo lắng về dung lượng.
4.3. Giao diện thân thiện
Giao diện của Addon Domain được thiết kế dễ sử dụng và thân thiện. Tất cả các chức năng và thông tin được hiển thị một cách rõ ràng và dễ nhìn. Điều này mang lại cho người dùng trải nghiệm thân thiện và giúp họ thao tác một cách dễ dàng.
4.4. Dễ dàng quản lý với một bảng điều khiển
Addon Domain cho phép doanh nghiệp sử dụng và quản lý tài liệu hoặc truy cập vào giao thức FTP thông qua một bảng điều khiển đơn giản.
Người dùng có thể tự thực hiện các điều chỉnh chỉ qua bảng điều khiển này mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình quản lý.
Xem thêm: Transfer domain là gì | Hướng dẫn Transfer tên miền dễ dàng
5. Nhược điểm của Addon Domain
5.1. Giới hạn tài nguyên
Khi bạn sử dụng addon domain, tất cả các tên miền, bao gồm cả domain chính và các addon domain, chia sẻ cùng một tài nguyên máy chủ như băng thông, dung lượng lưu trữ, và CPU. Điều này có thể dẫn đến tình trạng tài nguyên bị quá tải, đặc biệt nếu một trong các trang web tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn mức bình thường. Kết quả là hiệu suất của các trang web khác có thể bị ảnh hưởng.
5.2. Rủi ro bảo mật website
Bảo mật của tất cả các trang web trong cùng một tài khoản hosting có thể bị ảnh hưởng nếu một trang web bị xâm phạm. Ví dụ, nếu một addon domain bị tấn công hoặc chứa mã độc, nó có thể tạo lỗ hổng bảo mật cho toàn bộ tài khoản hosting, làm tăng nguy cơ cho các trang web khác. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn quản lý các trang web có yêu cầu bảo mật cao.
5.3. Quản lý phức tạp
Quản lý nhiều trang web từ một tài khoản hosting có thể trở nên phức tạp, đặc biệt nếu các trang web có các yêu cầu cấu hình khác nhau. Việc theo dõi, bảo trì, và cập nhật nội dung cho từng trang web cần sự chú ý cẩn thận. Nếu không được quản lý tốt, bạn có thể gặp khó khăn trong việc duy trì các cài đặt và bảo trì cho từng addon domain.
5.4. Giảm hiệu suất
Khi nhiều trang web cùng hoạt động trên một tài khoản hosting, hiệu suất tổng thể có thể bị giảm. Nếu một hoặc nhiều addon domain sử dụng nhiều tài nguyên máy chủ, các trang web khác có thể trải qua tốc độ tải trang chậm hơn hoặc thời gian phản hồi kém hơn. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và hiệu quả hoạt động của tất cả các trang web trong tài khoản.
Tuy Addon Domain mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc sử dụng và quản lý cần được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho các dự án trên các addon domain.
6. Hướng dẫn tạo và xóa Addon Domain trên cPanel
Sau đây, VinaHost xin hướng dẫn cách tạo, trỏ và xóa Addon Domain trên cPanel. Nếu bạn chưa có tên miền, có thể tham khảo dịch vụ ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN tại VinaHost nhé:
6.1. Cách tạo Addon Domain trên cPanel
Bạn cần lưu ý các thông tin sau trước khi thực hiện thêm addon domain vào cPanel hosting:
- Add-on domain: Tên miền bổ sung khác có thể thêm bên cạnh tên miền chính của tài khoản cPanel. Tên miền này sẽ sử dụng source và database riêng với tên miền chính.
- Check số lượng domain: Với một số giao diện bạn có thể check thông tin add-on domain, sub-domain, aliases domain có thể thêm vào tài khoản như hình bên dưới:
Đối với tài khoản này, bạn có thể thêm 1 add-on domain, không giới hạn số lượng sub-domain và aliases domain.
Tức là khi tài khoản chính bạn đang sử dụng domain chính là kito.vn, bạn còn 1 vị trí dự phòng để thêm domain maria.com.vn vào tài khoản này. Domain maria.com.vn có source và database hoàn toàn tách rời – riêng với domain chính kito.vn.
Bạn cần tính toán dung lượng để tổng dữ liệu của website (database + source web) không vượt quá dung lượng cho phép của tài khoản cPanel đang dùng.
Thao tác thêm Add-on domain:
Domains >> Addon Domains >>
Sau khi thêm addon domain hoàn tất, bạn sẽ nhận sẽ được thông tin như ảnh bên dưới:
Bạn chọn link này để check đường dẫn lưu trữ source website maria.com.vn.
Sau đó bạn upload source tại đường dẫn này.
Nếu không có nhu cầu sử dụng tên miền này nữa, bạn hãy chọn Remove để xoá tên miền.
6.2. Cách trỏ Addon Domain đến thư mục cụ thể trên cPanel
Để trỏ một Addon Domain đến một thư mục cụ thể trên CPanel Hosting, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Đăng nhập vào tài khoản CPanel của bạn.
- Tìm và truy cập vào phần “Addon Domains” hoặc “Domains” trong giao diện CPanel. Vị trí chính xác có thể khác nhau tùy theo phiên bản và cấu trúc của CPanel.
- Trong phần “Addon Domains“, bạn sẽ thấy danh sách các tên miền phụ đã được thêm vào. Tìm tên miền phụ mà bạn muốn hướng đến thư mục.
- Nhấp vào biểu tượng “Quản lý” tương ứng với tên miền phụ cần chỉnh sửa.
- Trong trang quản lý domain, chỉnh sửa đường dẫn/tên file
- Trường hợp add mới domain. Bỏ tick vào “share document root” nếu muốn trỏ tới 1 thư mục chứa source web riêng. Như ảnh thư mục sẽ là test1.com
- Sau khi nhập đường dẫn thư mục, nhấp vào nút “Save” hoặc “Lưu” để lưu cấu hình hướng đi.
- Sau khi hoàn tất các bước trên, khi người truy cập truy cập vào tên miền phụ, nó sẽ tự động chuyển hướng và hiển thị nội dung từ thư mục được chỉ định.
Lưu ý: Việc hướng Addon Domain đến một thư mục cụ thể có thể khác nhau tùy thuộc vào giao diện và cấu hình của CPanel hoặc nhà cung cấp dịch vụ hosting.
Nếu bạn gặp khó khăn hoặc không tìm thấy tùy chọn phù hợp, hãy liên hệ với VinaHost để được hỗ trợ nhé!
Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách trỏ Tên Miền về Hosting đơn giản, hiệu quả
6.3. Cách xóa Addon Domain trên cPanel
Để xóa một Addon Domain trên CPanel Hosting, bạn có thể làm theo các bước sau:
- Đầu tiên, hãy login vào tài khoản CPanel.
- Tìm và truy cập vào phần “Addon Domains” hoặc “Domains” trong giao diện CPanel. Vị trí chính xác có thể khác nhau tùy theo phiên bản và cấu trúc của CPanel.
- Trong phần “Domains”, bạn sẽ thấy danh sách các tên miền phụ đã được thêm vào. Tìm tên miền phụ mà bạn muốn xóa.
- Nhấp vào biểu tượng “Xóa” hoặc “Remove” tương ứng với tên miền phụ cần xóa.
- Xác nhận việc xóa Addon Domain bằng cách nhấp vào nút “Xác nhận” hoặc “Confirm“.
Lưu ý: Trước khi xóa Addon Domain, hãy đảm bảo bạn đã sao lưu hoặc di chuyển các tệp tin và dữ liệu liên quan đến tên miền phụ này. Việc xóa Addon Domain có thể dẫn đến mất mát dữ liệu nếu không được thực hiện đúng cách.
Nếu bạn gặp khó khăn hoặc không tìm thấy phần “Addon Domains” trong CPanel Hosting, hãy liên hệ với VinaHost để được hỗ trợ cụ thể và chính xác.
Xem thêm: Backup Là Gì? Top 7 Loại Backup Dữ Liệu Phổ Biến Hiện Nay
7. Hướng dẫn tạo và xóa Addon Domain trên Direct Admin
7.1. Cách tạo Addon Domain trên Direct Admin
- Trước tiên, bạn chọn Account Manager, sau đó chọn Domain Setup.
- Tiếp theo, nhấp vào ADD NEW. Điền thông tin của domain mới mà bạn muốn thêm, sau khi hoàn tất, nhấp vào CREATE để tạo domain.
- Khi bạn thêm một addon domain, hệ thống sẽ tự động tạo một thư mục có tên giống như domain đó, và bạn cần tải dữ liệu vào thư mục này để website hoạt động.
7.2. Cách xóa Addon Domain trên Direct Admin
Để xóa Addon Domain trên DirectAdmin, bạn thực hiện theo các bước sau đây:
- Đăng nhập vào DirectAdmin.
- Vào Domain Setup.
- Tìm và chọn addon domain muốn xóa.
- Nhấp vào Delete hoặc Remove và xác nhận.
Thư mục và dữ liệu liên quan đến addon domain sẽ bị xóa.
Xem thêm: Mua Tên Miền Ở Đâu?| Top 15 Nhà Cung Cấp Tên Miền Uy Tín
8. Một số câu hỏi liên quan đến Addon Domain
8.1. Addon wix chat có nghĩa là gì?
Addon Wix Chat là một ứng dụng tích hợp của Wix, nền tảng xây dựng trang web, cho phép bạn thêm chức năng trò chuyện trực tiếp vào trang web của bạn. Với Wix Chat, bạn có thể:
- Giao tiếp trực tiếp: Tương tác với khách truy cập trang web theo thời gian thực qua một cửa sổ trò chuyện.
- Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và dễ dàng bằng cách trả lời câu hỏi và giải quyết vấn đề ngay lập tức.
- Cài đặt tùy chỉnh: Tùy chỉnh giao diện của cửa sổ trò chuyện để phù hợp với thiết kế trang web của bạn.
- Theo dõi và quản lý: Quản lý các cuộc trò chuyện, xem lịch sử trò chuyện và theo dõi hiệu quả tương tác với khách truy cập.
Addon Wix Chat giúp cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tăng khả năng tương tác trên trang web của bạn.
8.2. Subdomain là gì?
Subdomain là phần mở rộng của tên miền chính, cho phép bạn tạo các khu vực riêng biệt trên trang web. Ví dụ, “blog.example.com” và “shop.example.com” là các subdomain của “example.com”. Chúng giúp tổ chức nội dung, phân chia dịch vụ, và có thể được quản lý độc lập trong hệ thống DNS.
8.3. Parked Domain là gì?
Parked Domain là tên miền chưa sử dụng để tạo trang web, mà chỉ hiển thị một trang mặc định hoặc thông báo. Nó giúp bảo vệ tên miền và có thể chuyển hướng đến trang web khác khi cần.
Xem thêm: Tên miền quốc gia là gì? | Danh sách tên miền quốc gia trên thế giới
9. Tổng kết
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ addon domain là gì cũng như vai trò quan trọng song song với domain chính. Bạn có thể tận dụng addon domain để tạo và quản lý các website khác nhau trên cùng một tài khoản hosting. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về subdomain, parked domain cũng như các thông tin khác, hãy xem thêm tại đây nhé hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ:
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm một số bài viết khác:
Kiểm tra domain [Domain age | Lịch sử tên miền | Thông tin tên miền]
[Tìm Hiểu] Tên miền vn là gì | Tại sao tên miền .vn đắt hơn .com