Nodejs Hosting là gì? Đây là dịch vụ lưu trữ dữ liệu website sử dụng nền tảng Nodejs. Nodejs Hosting là một dịch vụ phổ biến dành cho các doanh nghiệp muốn xây dựng và phát triển website hoặc các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Hosting Nodejs, các ưu nhược điểm và cách cài đặt Nodejs trên hosting.
1. Nodejs hosting là gì?
Để hiểu Nodejs hosting là gì, trước tiên, bạn cần hiểu về dịch vụ hosting. Đây là dịch vụ cung cấp không gian lưu trữ dữ liệu trên website. Hosting nodejs là dịch vụ cho phép các bạn lưu trữ dữ liệu trên nền tảng Nodejs.
Thông thường, các doanh nghiệp hoặc tổ chức có nhu cầu phát triển trang web trên nền tảng thương mại điện tử sẽ cần đến Nodejs hosting. Khách hàng cá nhân cũng có thể cân nhắc đến dạng hosting này khi muốn sở hữu trang web thương mại điện tử.
Nodejs được phát triển dựa trên công cụ Javascript của Google Chrome. Ryan Dahl là cha đẻ của Nodejs hosting. Ông phát triển công cụ này với mục đích tạo các ứng dụng mạng đảm bảo tốc độ hoạt động nhanh chóng. Đồng thời, công cụ này có thể hỗ trợ người dùng mở rộng các tính năng linh động và dễ dàng hơn so với các công cụ trước.
Vì được phát triển trên Javascript, các ứng dụng trong Nodejs hosting đều được tạo dựng từ ngôn ngữ lập trình Javascript. Các ứng dụng này có thể được chạy trên hệ điều hành Linux, Microsoft Windows hoặc OS X (tùy vào nhu cầu thực tế).
Một tính năng vượt trội khác của hosting nodejs là đa dạng module Javascript. Các công việc có liên quan đến phát triển trang web sẽ được thực hiện nhanh chóng và giảm tải tình trạng sử dụng Nodejs liên tục. Từ đó, Năng suất công việc của người sử dụng cũng sẽ cải thiện rõ rệt.
Xem thêm: Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết [A-Z] khi mua Web Hosting
2. Lý do nên sử dụng Nodejs hosting?
Khi tìm hiểu các đặc tính nổi bật của hosting này, bạn sẽ biết lý do vì sao cần sử dụng Nodejs hosting vào công việc.
2.1. Tính không đồng bộ
Nodejs Hosting sử dụng kiến trúc không đồng bộ, cho phép xử lý API nhanh chóng. Máy chủ có thể gọi nhiều API cùng lúc mà không cần chờ đợi kết quả từ API trước khi gọi API tiếp theo. Điều này giúp giảm thiểu thời gian chờ đợi và cải thiện hiệu suất của các ứng dụng sử dụng API.
2.2. Tốc độ và xử lý dữ liệu nhanh chóng
Nodejs được xây dựng trên nền tảng V8 JavaScript Engine và sử dụng ngôn ngữ lập trình C++ cho phần lõi, nhờ đó có tốc độ vận hành nhanh.
2.3. Cơ chế vận hành đơn giản
Nodejs sử dụng cơ chế vận hành đơn luồng kết hợp với sự kiện lặp lại, giúp tăng hiệu quả và đơn giản hóa quá trình xử lý yêu cầu. Nhờ đó, Nodejs có thể xử lý nhiều yêu cầu cùng lúc, nhanh hơn nhiều so với các server phiên bản truyền thống.
Xem thêm: Shared Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức về Shared Hosting chi tiết
2.4. Không có vùng đệm
Nodejs là một nền tảng không đồng bộ, không sử dụng vùng đệm dữ liệu. Điều này có nghĩa là các ứng dụng Nodejs phải xử lý dữ liệu ngay lập tức, không thể lưu trữ dữ liệu tạm thời trong vùng đệm.
2.5. Được cấp phép
Nền tảng Nodejs đã được cấp giấy phép bởi MIT License. Do đó, bạn không phải lo lắng về tính hợp lệ của nó khi sử dụng trong công việc hàng ngày.
Xem thêm: Hosting Linux là gì? | Ưu & Nhược điểm của Linux Hosting
3. Ưu điểm và nhược điểm của Nodejs hosting
Những ưu và nhược điểm của Nodejs hosting có thể kể đến như.
3.1. Ưu điểm của Nodejs hosting
Nodejs hosting có những ưu điểm sau:
- Tốc độ triển khai nhanh và mượt: Nodejs hosting cho phép các bạn phát triển trang web nhanh. Ngay cả khi bạn cần phát triển đồng bộ nhiều website cùng lúc, hosting này vẫn đáp ứng đủ. Số lượng người dùng truy cập vào trang web không còn là trở ngại nữa.
- Giải quyết lượng kết nối lớn cùng lúc: Nodejs hosting có khả năng xử lý số lượng kết nối lớn mà không phát sinh vấn đề nào khác. Quy trình xử lý của Nodejs hosting cũng không rắc rối như với PHP hosting.
- Có thể ứng dụng vào các dự án mang tính thực tiễn: Nodejs hosting là phương thức phù hợp để xây dựng các ứng dụng hàng ngày như web, blog và mạng xã hội. Nói chung, các ứng dụng cần đòi hỏi tính tương tác nhanh chóng và tối ưu.
3.2. Nhược điểm của Nodejs hosting
Bên cạnh hàng loạt ưu điểm, Nodejs hosting cũng tồn tại những hạn chế như:
- Mất thời gian và tài nguyên: Vì hosting này được lập trình bởi C++ và Javascript nên quá trình xử lý vấn đề sẽ tốn nhiều thời gian và tài nguyên CPU. Khi gặp vấn để xảy ra và cần phải xử lý, nó phải trải qua một bước biên dịch. Vì vậy, bạn không nên ứng dụng Hosting nodejs vào các dự án phải đòi hỏi khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu hoặc thông tin.
- Không là lựa chọn cho các dự án quan trọng: So với PHP, Ruby và Python thì Nodejs hosting không phải là lựa chọn tối ưu nhất.
Xem thêm: Cloud Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức về Cloud Hosting chi tiết
4. Hướng dẫn cài đặt và cấu hình Nodejs trên Cpanel Hosting
Dưới đây là hướng dẫn cài đặt và cấu hình Nodejs trên cPanel Hosting.
Bước 1: Truy cập vào giao diện chính của cPanel
Bạn cần đăng nhập vào giao diện chính của cPanel.
Bước 2: Tìm và chọn phần thiết lập Nodejs
Ở giao diện của cPanel mà bạn vừa truy cập vào, bạn nhập “Setup Node” vào thanh công cụ tìm kiếm.
Tiếp theo, bạn truy cập vào tính năng này. Sau đó, bạn chọn Create Application
Và đừng quên nhập các thông tin cần thiết cho App Nodejs.
Cuối cùng chọn Create.
Bạn sẽ thấy có một dòng lệnh hiện lên. Bạn nên sao chép dòng lệnh này và sử dụng nó với tính năng Terminal trên cPanel.
Trong trường hợp bạn thấy cPanel chưa có tính năng này, bạn nên liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ hosting nodejs.
Bước 3: Kiểm tra lại kết quả
Khi thực hiện đoạn lệnh bạn nhận được, bạn sẽ không thấy kết quả trả về.
Do đó, bạn nên kiểm tra lại kết quả bằng cách truy cập đường dẫn cài đặt ứng dụng.
Xem thêm: Hosting Windows là gì? | Lý do nên chọn Hosting Windows
5. Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NodeJS Hosting trên Amazon Web Services (AWS)
Để cài đặt và cấu hình Nodejs hosting trên Amazon web services, bạn cần thực hiện các bước sau đây.
- Bước 1: Đăng nhập vào AWS Management Console và tạo một instance EC2.
- Bước 2: Chọn AMI (Amazon Machine Image) sao cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.
- Bước 3: Chọn instance phù hợp với nhu cầu sử dụng. Vì instance có nhiều CPU và RAM nên chúng sẽ cải thiện hiệu suất ứng dụng Nodejs.
- Bước 4: Tạo và gán một IAM (Identity and Access Management) role cho instance EC2. Vì bạn sẽ cần truy cập vào các dịch vụ khác của AWS.
- Bước 5: Kết nối tới instance EC2 bằng SSH và cài đặt Nodejs. Bạn nên nhập lệnh: sudo yum install nodejs và sau đó kiểm tra phiên bản Nodejs đó là mới hay cũ bằng lệnh: node –v
- Bước 6: Tải mã nguồn ứng dụng lên instance EC2 và cấu hình môi trường chạy ứng dụng. Bạn có thể sử dụng PM2 (Process Manager 2) để quản lý quá trình chạy ứng dụng trên server.
Trong trường hợp bạn cần chạy Nodejs trên instance EC2, bạn nhập lệnh sau: pm2 start app.js
Để thiết lập tự động khởi động ứng dụng khi instance EC2 được khởi động lại, bạn nên thêm dòng lệnh khởi động ứng dụng vào file startup script. File này sẽ được thực thi khi instance EC2 khởi động lại.
Không chỉ cài đặt và cấu hình dễ dàng, AWS còn có điểm thú vị khác. Bạn sẽ thấy có rất nhiều dịch vụ để triển khai và quản lý Nodejs. Điển hình nhất là AWS Elastic Beanstalk và AWS Lambda. Các dịch vụ triển khai và quản lý Nodejs có thể hỗ trợ bạn trong việc sử dụng Nodejs đạt hiệu quả cao trên AWS.
6. Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NodeJS Hosting trên Google Cloud Platform
Nếu bạn muốn thử dùng Nodejs trên Google Cloud Platform, thì bạn đừng quên các bước dưới đây.
Bước 1: Tạo một instance trên Google Cloud Platform
Bạn cần truy cập vào Google Cloud Console và tạo một instance. Hãy đảm bảo là instance đó thể hiện đầy đủ tài nguyên để chạy ứng dụng Nodejs.
Bước 2: Cài đặt Nodejs trên instance
Khi bạn đã tạo instance, bạn nên cài đặt Nodejs trên đó ngay. Hai câu lệnh thông dụng trên package manager dưới đây sẽ hỗ trợ bạn.
sudo apt-get update sudo apt-get install nodejs
Khi đã cài xong Nodejs, bạn cần cài đặt npm (Node Package Manager) để quản lý các gói phụ thuộc của ứng dụng Nodejs.
sudo apt-get install npm
Bước 3: Cấu hình firewall cho ứng dụng Nodejs.
Khi bạn chạy ứng dụng Nodejs trên Google Cloud Platform, đừng quên mở cổng cho ứng dụng của bạn trên firewall. Vì nếu thiếu bước này, các yêu cầu không thể đến được từ Internet. Bạn cần tạo một luật firewall cho phép các kết nối đến cổng mặc định của ứng dụng Nodejs (cổng 3000 là ví dụ).
Bước 4: Khởi động ứng dụng Nodejs
Khi đã cài đặt và cấu hình xong Nodejs, bạn có thể khởi động nó qua dòng lệnh node app.js (app.js là tên file của ứng dụng Nodejs).
Bước 5: Cấu hình proxy server (tùy chọn)
Đừng quên cài đặt và cấu hình proxy server để có thể đẩy các yêu cầu đến ứng dụng Nodejs của bạn. Nếu bạn cần cấu hình một proxy server để bảo vệ ứng dụng Nodejs, thì bạn có thể thử sử dụng Nginx hoặc Apache.
Xem thêm: [Tìm Hiểu] Google Cloud Hosting là gì | 7 lợi ích khi sử dụng Google Cloud
7. Hướng dẫn cài đặt và cấu hình NodeJS Hosting trên Microsoft Azure
Microsoft Azure là nền tảng điện toán đám mây khá thịnh hành, thường được ứng dụng để lưu trữ và chạy các ứng dụng web. Để cài đặt và cấu hình Nodejs hosting trên Microsoft Azure, bạn cần thực hiện từng bước như sau.
Bước 1: Tạo một tài khoản của bạn trên Microsoft Azure.
Đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang web của Microsoft Azure và đăng ký một tài khoản của riêng bạn. Nếu trước đó bạn đã có tài khoản, thì chỉ cần thực hiện đăng nhập.
Bước 2: Tạo một ứng dụng web trên Microsoft Azure
Khi đã đăng nhập, bạn chọn “Create a resource” (nằm ở góc trên bên trái của trang web). Tiếp theo, bạn cần chọn mục “Web App” trong danh sách các tài nguyên để tạo ứng dụng web mới. Lưu ý rằng, bạn nên cung cấp các thông tin đầy đủ về tên ứng dụng, tên đăng nhập và mật khẩu để đăng nhập vào các ứng dụng web. Bạn cũng nên chọn khu vực cố định để đặt máy chủ.
Bước 3: Cài đặt Nodejs trên ứng dụng web
Khi đã tạo xong ứng dụng web, bạn phải cài đặt Nodejs trên đó. Nếu thiếu bước này, thì Nodejs sẽ không hoạt động. Để thực hiện điều này, bạn nên thêm một module Nodejs vào ứng dụng web của mình. Kế tiếp, bạn chọn ứng dụng web của bạn ngay trên trang quản lý và nhấp chọn “Configuration” (nằm ở menu bên trái). Sau đó, bạn chọn “General Settings” và chọn phiên bản Nodejs mà bạn cần cài đặt. Khi đã chọn được phiên bản Nodejs như mong muốn, bạn click vào “Save” để lưu cài đặt.
Bước 4: Tải mã nguồn Nodejs của bạn lên ứng dụng web
Bạn nên sử dụng các công cụ quản ý tập tin của Microsoft Azure hoặc các công cụ quản lý mã nguồn như Git để tải mã nguồn Nodejs lên trên đó.
Bước 5: Cấu hình thêm các thông số cho ứng dụng web
Khi đã hoàn tất cài đặt Nodejs và tải mã nguồn thành công, bạn có thể cấu hình các thông số khác cho ứng dụng web. Một số tùy chọn hữu ích là cấu hình các biến môi trường, quyền truy cập cho các tập tin, tối ưu hóa hiệu suất và quản lý tất cả log file.
8. Một số biện pháp bảo mật hệ thống NodeJS Hosting
Bảo mật là phần quan trọng trong việc quản lý Nodejs trên hosting. Việc triển khai các biện pháp bảo mật cho Nodejs giúp đảm bảo an toàn cho các dữ liệu hoặc thông tin. Bên dưới là các biện pháp bảo mật cần được cân nhắc khi triển khai Nodejs.
- Thường xuyên cập nhật các phiên bản phần mềm và lib: Cập nhật các phiên bản phần mềm và thư viện có liên quan tới Nodejs. Điều này giúp đảm bảo tính bảo mật của ứng dụng. Các phiên bản phần mềm và lib cũ có thể chứa các lỗ hổng bảo mật và từ đó, các tin tặc có thể tấn công hệ thống.
- Sử dụng HTTPS: HTTPS là giao thức an toàn giúp mã hóa thông tin gửi đi và thường tới từ server. Do đó, bạn sử dụng HTTPS để bảo vệ dữ liệu của ứng dụng Nodejs.
- Phân quyền cho người dùng: Phân quyền cho người dùng theo chức năng và nhiệm vụ của họ để đảm bảo rằng chỉ những người có quyền truy cập cần thiết mới có thể truy cập vào các tài nguyên và dữ liệu nhạy cảm của ứng dụng.
- Luôn ứng dụng các công cụ quét mã độc: Các công cụ quét mã độc sẽ là cứu cánh cho bạn nhằm phát hiện các lỗ hổng bảo mật kịp thời.
- Tích hợp nhiều công cụ bảo mật: Khi bạn tích hợp đa dạng các công cụ bảo mật, các nguồn truy cập từ IP không đáng tin cậy sẽ không vào được.
9. Top 5 nhà cung cấp NodeJS Hosting uy tín và chất lượng
Hosting nodejs là loại hosting khá đặc thù và không thịnh hành như các dạng web hosting thông thường. Do đó, không phải nhà cung cấp nào cũng có thể đáp ứng dịch vụ này với chất lượng ổn định. Trên thị trường hiện nay có những nhà cung cấp tiêu biểu sau.
9.1. VinaHost
Vinahost là một trong các nhà cung cấp uy tín và chuyên nghiệp trên thị trường về dịch vụ lưu trữ và các giải pháp công nghệ với hơn 15 năm hoạt động. Dịch vụ của VinaHost được đánh giá cao về chất lượng, độ ổn định, tốc độ truy cập và khả năng bảo mật. Các gói dịch vụ Hosting giá rẻ của VinaHost đều có hỗ trợ NodeJS, ngoài ra VinaHost còn nhiều thế mạnh khác như:
- Giá cả hợp lý: VinaHost cung cấp nhiều gói hosting với mức giá đa dạng, phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng, từ cá nhân, doanh nghiệp nhỏ đến doanh nghiệp lớn.
- Chính sách hỗ trợ tốt: VinaHost cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Tiện ích đa dạng: VinaHost cung cấp nhiều tiện ích đi kèm với dịch vụ hosting, bao gồm sao lưu tự động giúp bảo vệ dữ liệu của khách hàng an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố, tích hợp SSL miễn phí giúp website được bảo mật bởi giao thức HTTPS, cung cấp các công cụ tối ưu SEO giúp website của khách hàng đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm
- Trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Tier 3: VinaHost sở hữu trung tâm dữ liệu đạt chuẩn Tier 3, đảm bảo tính sẵn sàng cao và bảo mật tối đa cho dữ liệu website của khách hàng.
- Công nghệ hiện đại: VinaHost sử dụng các công nghệ hiện đại như LiteSpeed Web Server, phần cứng DELL + Full-SSD RAID 10 giúp website của khách hàng chạy nhanh và ổn định hơn.
Dịch vụ hosting của VinaHost là một lựa chọn tốt cho các doanh nghiệp và cá nhân cần lưu trữ website của mình.
9.2. Bluehost
Bluehost là một trong các đơn vị cung cấp dịch vụ lâu đời trên thị trường giải pháp hosting. Hiện nay, Bluehost đã có hơn 1 triệu domain đăng ký sử dụng lâu dài. Bluehost chuyên cung cấp:
- Dung lượng ổ đĩa
- Băng thông của host
- Địa chỉ email doanh nghiệp
- Tên miền vô hạn
9.3. A2 Hosting
A2 Hosting là đơn vị cung cấp các dịch vụ hosting khá phổ biến trên thị trường. Đơn vị này cũng cung cấp các gói Nodejs hosting chuyên dụng. Khác với các nhà cung cấp khác, các bạn có thể dùng chung các gói thay vì phải sử dụng riêng lẻ từng gói. Do đó, A2 Hosting có thể giúp các bạn sử dụng Nodejs, dedicated server và cloud hosting. Đây là giải pháp an toàn và cho hiệu suất cao.
9.4. DigitalOcean
DigitalOcean cũng là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ lưu trữ web và ứng dụng trên Nodejs. Các bạn có thể tự thiết lập theo ý muốn và tạo droplet mang dấu ấn riêng. Khi dùng Digital Ocean, bạn cũng được dùng các dịch vụ điện toán đám mây.
Đội ngũ kỹ thuật DigitalOcean cũng sẽ hỗ trợ bạn về mặt kỹ thuật và cung cấp các hướng dẫn cần thiết. Bạn có thể mở rộng nhiều tính năng không giới hạn và áp dụng vào dự án của bạn bất cứ lúc nào.
9.5. Amazon Web Services (AWS)
AWS cung cấp một loạt các dịch vụ để hỗ trợ việc triển khai và lưu trữ ứng dụng Nodejs. Các dịch vụ này bao gồm:
- Elastic Beanstalk: Elastic Beanstalk là một dịch vụ tự động hóa giúp bạn triển khai và quản lý ứng dụng Nodejs trên AWS.
- AWS Lambda: Dịch vụ chạy code không cần máy chủ. Bạn có thể sử dụng AWS Lambda để chạy mã Nodejs và xử lý các tác vụ như xử lý sự kiện, gọi API hoặc lưu trữ dữ liệu.
- Amazon EC2: Amazon EC2 là một dịch vụ máy chủ ảo cho phép bạn chạy ứng dụng Nodejs trên máy chủ của riêng bạn.
- Amazon S3: Đây là dịch vụ lưu trữ đối tượng cho phép bạn lưu trữ tệp và dữ liệu của ứng dụng Nodejs.
10. Tổng kết
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về Hosting NodeJS, bao gồm khái niệm, ưu nhược điểm và lợi ích của loại hình dịch vụ này. Có thể nói, Hosting NodeJS là sự lựa chọn tối ưu cho những ứng dụng cần tốc độ xử lý nhanh chóng và ổn định. Nếu có thắc mắc, bạn có thể liên hệ ngay cho VinaHost để được hỗ trợ:
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Hoặc xem thêm các bài viết thú vị khác TẠI ĐÂY.
Unlimited Hosting là gì? | Tìm Hiểu A-Z về Unlimited Hosting
[Tổng Hợp] 20 Phần Mềm Quản Lý Hosting Đơn Giản Và Hiệu Quả