[2024] VDI là gì? | Tổng quan về Virtual Desktop Infrastructure

Công nghệ ảo hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ mang đến nhiều giải pháp đột phá cho các doanh nghiệp trong việc quản lý và vận hành hệ thống IT. Trong số đó, VDI nổi lên như một giải pháp tối ưu cho môi trường làm việc hiện đại, mang lại sự linh hoạt, bảo mật và khả năng mở rộng cao. Nhưng VDI là gì? và tại sao nó lại quan trọng đối với doanh nghiệp? Hãy cùng VinaHost khám phá những điều này trong bài viết dưới đây.

1. VDI là gì?

VDI là viết tắt của Virtual Desktop Infrastructure (cơ sở hạ tầng máy tính để bàn ảo). Chúng là một giải pháp công nghệ giúp người dùng truy cập vào môi trường máy tính từ xa qua mạng internet.

Thay vì sử dụng máy tính cá nhân, người dùng có thể truy cập vào các máy ảo được lưu trữ tại trung tâm dữ liệu, bằng các thiết bị như laptop, tablet, hoặc smartphone.

Các máy ảo trong hệ thống VDI có thể được cấu hình như máy thật và dễ dàng tùy biến, nâng cấp mà không cần đến quá nhiều thời gian và chi phí. Việc truy cập vào máy ảo được thực hiện thông qua giao thức hiển thị từ xa và có thể kết nối bằng mạng LAN, mạng WAN, hoặc 3G.

Với sự phát triển của cơ sở hạ tầng mạng, người dùng có thể truy cập máy ảo mọi lúc, mọi nơi, trong khi dữ liệu được tập trung một chỗ. Chúng là giải pháp mang lại sự linh hoạt cho nhân viên và nâng cao năng suất công việc. Đồng thời, giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và kiểm soát hệ thống cơ sở dữ liệu của mình.

VDI la gi?
Người dùng có thể truy cập máy ảo mọi lúc, mọi nơi.

Xem thêm: VPS là gì? | Tổng hợp kiến thức [A-Z] về máy chủ ảo VPS

2. Cách thức hoạt động của VDI như thế nào?

Mỗi hệ thống VDI đi kèm với một hypervisor – một loại phần mềm giám sát mạnh mẽ giúp chia sẻ tài nguyên của máy chủ thành nhiều máy ảo. Các máy ảo này sau đó được sử dụng để chứa các desktop ảo khác nhau. Điều này cho phép người dùng truy cập vào desktop của họ từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.

Cụ thể, người dùng kết nối đến phiên bản desktop của mình thông qua một tầng ngắt mạch, được gọi là connection broker. Đây thực chất là một loại cổng kết nối dựa trên phần mềm, hoạt động như một trung gian giữa người dùng và máy chủ.

Nói một cách đơn giản, hypervisor giúp chia sẻ tài nguyên máy chủ thành các máy ảo, trong khi connection broker đóng vai trò như cầu nối giữa người dùng và máy chủ, giúp họ truy cập vào desktop ảo của mình một cách dễ dàng và linh hoạt.

Có hai mô hình triển khai chính: Persistent VDI và Non-Persistent VDI.

  • Persistent VDI: Mỗi người dùng có một máy tính để bàn ảo riêng biệt được lưu trữ vĩnh viễn. Máy tính ảo này sẽ lưu giữ các cài đặt, dữ liệu và ứng dụng cá nhân của người dùng.
  • Non-Persistent VDI: Mỗi người dùng được cấp một máy tính để bàn ảo mới mỗi khi họ đăng nhập. Máy tính ảo này sẽ được reset về trạng thái ban đầu sau khi người dùng đăng xuất.

Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hai hình thức này nằm ở cách thức xử lý thay đổi của người dùng. Persistent VDI lưu lại mọi thay đổi của người dùng, trong khi Non-Persistent VDI xóa bỏ mọi thay đổi sau mỗi kết nối. Điều này đáp ứng các nhu cầu sử dụng khác nhau của doanh nghiệp.

VDI la gi
Cách thức hoạt động của VDI như thế nào?

Xem thêm: Ảo hóa là gì? | Tổng hợp các công nghệ ảo hóa phổ biến

3. Vì sao nên sử dụng VDI?

VDI thường được sử dụng vì những lý do dưới đây:

  • Tăng cường tính linh hoạt: Người dùng có thể truy cập máy tính để bàn ảo từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet, bất kể họ ở đâu.
  • Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp có thể giảm chi phí mua sắm, bảo trì và nâng cấp phần cứng cho máy tính cá nhân của nhân viên.
  • Nâng cao bảo mật: Dữ liệu được lưu trữ tập trung trên máy chủ và được bảo vệ bởi các biện pháp an ninh mạng tiên tiến.
  • Đơn giản hóa việc quản lý: Việc quản lý và cập nhật phần mềm, ứng dụng được thực hiện tập trung trên máy chủ, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

4. Lợi ích khi sử dụng VDI

VDI (Virtual Desktop Infrastructure) tuy phức tạp nhưng chúng cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy lợi ích khi sử dụng VDI là gì? Cụ thể như:

4.1. Truy cập từ xa

Khả năng truy cập từ xa của VDI là điều đáng chú ý nhất. Chúng ta không còn bị ràng buộc bởi vị trí vật lý nào cả. Nhân viên có thể kết nối đến desktop ảo của họ từ bất kỳ đâu trên thế giới và trên bất kỳ thiết bị nào – có thể là máy tính xách tay, máy tính bảng hoặc thậm chí là điện thoại di động.

Điều này có nghĩa là họ có thể truy cập vào các tập tin và ứng dụng của mình mọi lúc, mọi nơi, mà không cần phải làm việc từ văn phòng. Điều này không chỉ giúp họ tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển mà còn giúp họ duy trì sự linh hoạt trong lịch trình làm việc.

Đồng thời, khả năng truy cập từ xa cũng giúp họ giữ được sự tập trung vào công việc mà không bị gián đoạn bởi các vấn đề liên quan đến địa điểm làm việc. Điều này thật sự quan trọng trong một thế giới nơi mà làm việc từ xa đang trở nên phổ biến và cần thiết hơn bao giờ hết.

VDI la gi
Khả năng truy cập từ xa của VDI là điều đáng chú ý nhất.

Xem thêm: Network là gì? | [SO SÁNH] giữa Internet và Network

4.2. Tiết kiệm chi phí

Tiết kiệm chi phí là một trong những lợi ích quan trọng của hệ thống VDI. Bằng cách thực hiện mọi quá trình xử lý trên server, nhu cầu về phần cứng và thiết bị cuối cùng được giảm bớt đáng kể. Thậm chí, các thiết bị có cấu hình thấp như tablet hay thiết bị đời cũ vẫn có thể dễ dàng truy cập vào các desktop ảo thông qua VDI.

Nhờ vào cơ chế này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư vào phần cứng IT. Thay vì phải mua và duy trì nhiều máy tính cá nhân cho từng nhân viên, họ chỉ cần đầu tư vào các máy chủ mạnh mẽ để chạy các máy ảo.

Điều này không chỉ giúp giảm chi phí mua sắm ban đầu mà còn giảm thiểu chi phí bảo trì và nâng cấp phần cứng trong tương lai. Đồng thời, việc sử dụng các thiết bị đời cũ và có cấu hình thấp cũng giúp tái sử dụng tài nguyên và giảm thiểu lượng rác điện tử, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường.

4.3. Độ bảo mật

Bảo mật là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà VDI mang lại. Trong môi trường Virtual Desktop Infrastructure, dữ liệu được lưu trữ trực tiếp trên server thay vì trên thiết bị client. Điều này mang lại nhiều lợi ích bảo mật, đặc biệt là khi thiết bị endpoint bị đánh cắp hoặc tấn công.

Bằng cách này, dữ liệu quan trọng không phụ thuộc vào thiết bị cá nhân của người dùng. Thậm chí khi thiết bị endpoint bị mất hoặc bị tấn công, dữ liệu vẫn được an toàn trên server. Như vậy những thông tin sẽ được bảo mật, ngăn chặn việc lộ thông tin và bảo vệ doanh nghiệp khỏi các mối đe dọa bảo mật từ bên ngoài.

Ngoài ra, việc quản lý và bảo vệ dữ liệu trên server cũng dễ dàng hơn. VDI cho phép quản trị viên thực hiện các biện pháp bảo mật hiệu quả như mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố và theo dõi hoạt động người dùng. Điều này giúp tăng cường sự bảo mật của doanh nghiệp một cách hiệu quả.

4.4. Quản lý tập trung

Một trong những lợi ích quan trọng phải kể đến là khả năng quản lý tập trung. Cấu trúc tập trung của VDI cho phép việc cập nhật, cấu hình và cung cấp bản vá cho tất cả các desktop ảo trong một hệ thống duy nhất.

Xem thêm: VPN Là Gì? | Hướng Dẫn Cài Đặt và Sử Dụng VPN [A-Z]

5. Tính ứng dụng của VDI

Mặc dù VDI có thể được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, nhưng thường thì việc triển khai VDI được ưu tiên ở các trường hợp sau đây:

  • Làm việc từ xa: Virtual Desktop Infrastructure cung cấp một giải pháp linh hoạt để làm việc từ xa. Nhân viên có thể dễ dàng truy cập và cập nhật các desktop ảo từ bất kỳ đâu, giúp tăng cường hiệu suất làm việc khi họ không cần phải ở trong văn phòng.
  • BYOD (Bring Your Own Device) – Sử dụng thiết bị cá nhân: VDI là lựa chọn lý tưởng cho các môi trường cho phép hoặc yêu cầu nhân viên sử dụng thiết bị cá nhân của họ. Với VDI, mọi quá trình sẽ được thực hiện trên máy chủ tập trung, cung cấp sự linh hoạt cho việc sử dụng thiết bị. Đồng thời, VDI cũng mang lại mức độ bảo mật cao hơn vì dữ liệu được lưu trữ trực tiếp trên máy chủ.
  • Công việc theo nhiệm vụ: VDI rất phù hợp với các tổ chức có nhiều nhân viên thực hiện các nhiệm vụ giống nhau, chẳng hạn như các trung tâm nhận cuộc gọi. Bằng cách sử dụng VDI, mỗi nhân viên có thể truy cập vào một desktop ảo có sẵn, giúp tối ưu hóa quá trình làm việc và tăng cường hiệu suất công việc.
VDI la gi
Mức độ bảo mật cao hơn vì dữ liệu được lưu trữ trực tiếp trên máy chủ

Xem thêm: [Tìm Hiểu] VoIP là gì? | Tổng quan kiến thức về công nghệ VoIP

6. So sánh sự khác nhau giữa Desktop Virtualization và VDI

Sự khác biệt giữa Desktop Virtualization (DV) và VDI (Virtual Desktop Infrastructure) nằm ở phạm vi và cách triển khai:

Desktop virtualization là một thuật ngữ chung chỉ các công nghệ giúp tách biệt môi trường desktop khỏi phần cứng của nó. Điều này có thể bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, không chỉ giới hạn ở VDI.

VDI (Virtual Desktop Infrastructure) là một loại cụ thể của desktop virtualization. Chúng là một giải pháp công nghệ cho phép triển khai và quản lý các desktop ảo trên một hạ tầng hợp nhất, thường là trên một mạng nội bộ hoặc internet. Mỗi người dùng sẽ có một desktop ảo độc lập chạy trên server và họ có thể truy cập vào desktop này từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng.

Mặt khác, Desktop Virtualization cũng có thể bao gồm các phương pháp khác như Remote Desktop Services (RDS). Nơi một máy chủ chia sẻ một desktop chung cho nhiều người dùng. Trái ngược với VDI, ở đây các người dùng không có desktop ảo riêng, mà chia sẻ một desktop duy nhất.

Dưới đây là bảng so sánh cụ thể giữa Deaktop Virtualization và VDI:

Tính năngDesktop Virtualization (DV)Virtual Desktop Infrastructure (VDI)
Mức độ ảo hóaẢo hóa hệ điều hành và ứng dụngẢo hóa toàn bộ máy tính
Vị trí lưu trữTrên thiết bị cá nhânTrên máy chủ trung tâm
Truy cậpPhần mềm clientGiao thức mạng
Quản lýTrên từng thiết bịTập trung trên máy chủ
Chi phíThấpCao

Xem thêm: Mô hình OSI là gì? | Vai trò và Chức năng của 7 tầng OSI

7. So sánh sự khác nhau giữa Virtual Machine (VM) và VDI

Sự khác biệt giữa Virtual Machine (VM) và VDI là:

  • Virtual Machine (VM): Đây là một phần mềm được dùng để tạo ra môi trường ảo trên một máy chủ vật lý. Môi trường ảo được hình thành thông qua việc phân vùng máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo độc lập, mỗi máy chủ ảo có thể chạy một hệ điều hành và ứng dụng riêng. Quá trình này được thực hiện bởi hypervisor. VM không nhất thiết phải được sử dụng trong VDI mà có thể được áp dụng trong nhiều mục đích khác nhau như hỗ trợ ứng dụng, thử nghiệm phần mềm, phân phối ứng dụng, và nhiều hơn nữa.
  • Virtual Desktop Infrastructure (VDI): Là một giải pháp công nghệ cho phép triển khai và quản lý các desktop ảo trên một hạ tầng hợp nhất. Mỗi người dùng sẽ có một desktop ảo độc lập chạy trên máy chủ, và họ có thể truy cập vào desktop này từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối mạng. VDI sử dụng VM để tạo ra các desktop ảo cho người dùng. Tuy nhiên, VDI không giới hạn ở việc chạy desktop ảo mà còn bao gồm các tính năng quản lý, định cấu hình và bảo mật để hỗ trợ việc triển khai và sử dụng desktop ảo trong môi trường doanh nghiệp.
Tính năngVirtual Machine (VM)Virtual Desktop Infrastructure (VDI)
Mục đích sử dụngThử nghiệm phần mềm, phát triển ứng dụng, v.v.Cung cấp môi trường máy tính để bàn ảo
Quản lýRiêng biệtTập trung
Khả năng truy cậpTrực tiếp hoặc qua mạngQua mạng
Chi phíThấpCao
VDI la gi
So sánh sự khác nhau giữa Virtual Machine (VM) và VDI

8. Hướng dẫn cách triển khai VDI

Hãy cân nhắc triển khai nền tảng này trong một môi trường HCI (Hyper-Converged Infrastructure) nếu các doanh nghiệp đang lên kế hoạch vận hành VDI. Sự lựa chọn này được ưa chuộng vì HCI có khả năng mở rộng và hiệu suất rất tốt, nhất là với nhu cầu sử dụng tài nguyên cao của VDI. Tuy nhiên, việc triển khai HCI cho VDI có thể không cần thiết và đắt đỏ đối với các doanh nghiệp nhỏ, có nhu cầu ít hơn 100 virtual desktop.

Dưới đây là một số lưu ý mà các doanh nghiệp nên cân nhắc trước khi bắt đầu triển khai VDI:

  • Chuẩn bị mạng: Đảm bảo mạng của bạn đủ sức đáp ứng nhu cầu của VDI là một yếu tố quan trọng. Tìm hiểu kỹ về thời gian sử dụng mạng cao điểm và dự đoán các khoảng thời gian có nhu cầu sử dụng tăng đột biến, để đảm bảo dung lượng mạng luôn được bảo đảm.
  • Cung cấp đúng mức tài nguyên: Sử dụng các công cụ giám sát hiệu suất để lên kế hoạch chi tiết về dung lượng sử dụng. Hiểu rõ về tài nguyên tiêu thụ của từng loại virtual desktop sẽ giúp bạn cung cấp đủ tài nguyên mà không lãng phí.
  • Hiểu rõ nhu cầu của người dùng: Trước khi triển khai VDI, hãy hiểu rõ nhu cầu và yêu cầu của người dùng. Điều này bao gồm việc đánh giá về hiệu suất, nhu cầu tùy chỉnh desktop và sự khác biệt giữa persistent và non-persistent VDI.
  • Thử nghiệm: Kiểm tra kỹ trước khi triển khai chính thức bằng cách sử dụng các công cụ kiểm thử được cung cấp bởi các nhà cung cấp dịch vụ ảo hóa. Điều này giúp bạn nắm rõ lượng tài nguyên cần cung cấp và tránh những rủi ro không mong muốn trong quá trình triển khai.
VDI la gi
Triển khai VDI nên hiểu rõ nhu cầu và yêu cầu của người dùng

Xem thêm: Mạng máy tính là gì? Lợi ích và Phân loại Mạng máy tính

9. VDI phù hợp với những doanh nghiệp nào?

  • Trung tâm hỗ trợ khách hàng, làm việc theo ca: Triển khai giải pháp VDI sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hiệu suất hệ thống 24/7 và giảm chi phí đầu tư ban đầu một cách đáng kể.
  • Nhân lực thuê ngoài: Các công ty muốn sử dụng nguồn lực bên ngoài để phát triển phần mềm, hệ thống mà vẫn muốn kiểm soát và bảo mật mã nguồn, dữ liệu nên áp dụng giải pháp VDI để cung cấp các desktop cho những nhà phát triển bên ngoài. Đồng thời, nhà phát triển bên ngoài có thể sử dụng hệ thống VDI như một PC thông thường dưới sự kiểm soát của công ty.
  • Đào tạo: Chúng cũng phù hợp cho các môi trường giáo dục mang tính nghiên cứu.
  • Ngân hàng và tài chính: Đây là những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, văn phòng giao dịch ở nhiều nơi khác nhau, yêu cầu cao về bảo mật, quản lý tập trung và đồng bộ hóa hạ tầng cơ sở.

Với xu hướng ảo hóa và điện toán đám mây đang phát triển, Virtual Desktop Infrastructure ngày càng trở nên phổ biến và phù hợp với nhiều ngành nghề và mục đích sử dụng khác nhau.

Xem thêm: CDN là gì? | Tổng hợp thông tin [A-Z] & Nhận CDN [FREE]

10. Tổng kết

Bài viết trên, VinaHost đã chia sẻ tất tần tật những thông tin về VDI là gì cũng như tổng quan về Virtual Desktop Infrastructure. Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm các thông tin liên quan về vấn đề công nghệ mạng tại trang blog VinaHost. 

Nếu bạn đang quan tâm các vấn về Hosting, tên miền, website, Cloud Server, VPS,… hãy liên hệ với chúng tôi tại đây.

Xem thêm một số bài viết khác

Data Center Tier 3 là gì? | Tổng quan về Data Center Tier 3

Proxy là gì? | Hướng dẫn cài đặt Proxy Server [Miễn Phí]

192.168.1.1 là gì? | Nguyên nhân & Khắc phục [Hiệu Quả]

ISP là gì? Tổng hợp mọi thông tin cần biết về ISP

Đánh giá
5/5 - (5 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem