Tên miền quốc tế được sử dụng rộng rãi ở khắp các quốc gia trên Thế Giới. Sử dụng tên miền Quốc Tế giúp doanh nghiệp có thể mở rộng tệp khách hàng vượt ra ngoài vùng lãnh thổ quốc gia. Trong bài viết sau đây, VinaHost sẽ giúp bạn hiểu thêm về các đặc điểm quan trọng của tên miền này, ưu nhược điểm cũng như các giai đoạn trong vòng đời tên miền quốc tế mà bạn cần lưu ý.
1. Tên miền quốc tế là gì?
Tên miền quốc tế (tiếng Anh là “top-level domain” hoặc viết tắt là “TLD”) là phần cuối cùng của một địa chỉ web, được đặt sau dấu chấm cuối cùng. Ví dụ: Trong địa chỉ web “www.vinahost.com”, “.com” là tên miền quốc tế.
Tên miền quốc tế được quản lý bởi Internet Corporation for Assigned Names and Numbers (ICANN) và bao gồm nhiều loại, có các tên miền thông dụng (như .com, .org, .net) và các tên miền đặc biệt (như .edu cho các tổ chức giáo dục hoặc .gov cho các tổ chức chính phủ).
Ngoài ra, tên miền quốc tế cũng góp phần ảnh hưởng đến quá trình tối ưu hóa Website của bạn có lên top của công cụ tìm kiếm hay không, chính vì vậy một lưu ý nhỏ cho các bạn SEOer chính là hãy tìm hiểu các tên miền trước khi quyết định chọn mua nhé!
Xem thêm: Domain là gì? Cấu trúc, phân loại và tiêu chí lựa chọn tên miền
2. Các đuôi tên miền quốc tế phổ biến hiện nay
Các đuôi Domain quốc tế | Vai trò tên miền |
.COM | Viết tắt của “Commercial” – đuôi miền này có vai trò thể hiện các website về thương mại. Có thể nói đây là tên miền có phần mở rộng tên miền phổ biến nhất hiện nay. |
.NET | Đuôi miền này là từ viết tắt của “Network” – đóng vai trò là mạng lưới kết nối được sử dụng bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet hay các công ty cung cấp dịch vụ website. |
.ORG | Viết tắt của cụm “Organization” – nhìn vào một website có đuôi miền là .ORG bạn sẽ nghĩ ngay đến các tổ chức dành phi lợi nhuận, liên kết thương mại,.. |
.INFO | Đuôi miền này là từ viết tắt của cụm “Information” – thông tin, thường dùng để đặt tên cho các website cung cấp các “nguồn tài nguyên” chất lượng và uy tín. |
.BIZ | Được viết tắt của “Business” – đây là đuôi miền dành cho các website thương mại, dùng để kinh doanh. |
.EDU | Đây là đuôi miền được viết tắt của từ “Education” – được sử dụng cho các website về giáo dục, trường học, tổ chức giáo dục quốc tế, trang website trường học,… |
.NAME | Đầy là tên miền đặc biệt vì thường được sử dụng cho website cá nhân. |
3. Vòng đời tên miền quốc tế
Trước khi bắt đầu đăng ký tên miền quốc tế để sử dụng cho doanh nghiệp của mình bạn cần biết đến vòng đời tên miền trải qua 7 giai đoạn như sau:
3.1. Trạng thái Available (tên miền tự do)
Đây là giai đoạn đầu tiên trong 7 vòng đời của tên miền quốc tế, đây là tên miền tự do và khách hàng có thể đăng ký bất cứ lúc nào.
Tên miền quốc tế tự do chưa thuộc sở hữu của bất kỳ đơn vị tổ chức nào, lúc này bạn có thể tự do đăng ký tên miền, miễn sao đáp ứng được các điều kiện đăng ký là hợp lệ.
Điều kiện đăng ký tên miền ở giai đoạn này như sau:
- Tên miền phải thuộc bảng chữ cái từ A – Z, có thể chứa ký tự số ( 0 – 9) và chứa dấu trừ (- ).
- Một tên miền chỉ chứa nhiều nhất 253 ký tự (đã bao gồm phần mở rộng: .com, .net, .org,…)
Ví dụ như sau: Vinahost.net, Vinahost.com
3.2. Trạng thái Registered (Tên miền đăng ký thành công)
Tên miền sau khi đã đăng ký sẽ có thời gian sử dụng nhất định vì vậy đây là giai đoạn tên miền bạn được sử dụng và hoạt động trên website của doanh nghiệp.
- Tuy vào thời gian bạn đăng ký là thời hạn sử dụng tên miền sẽ kéo dài từ 1 – 10 năm.
- Khi tên miền gần hết thời hạn sử dụng, doanh nghiệp cần lưu ý phải gia hạn tên miền để sử dụng nhé! Tuy nhiên, bạn không thể đăng ký thời gian sử dụng tên miền vượt quá cột mốc 10 năm.
3.3. Trạng thái Expired (Tên miền hết hạn)
Tên miền quốc tế cũng đều sẽ có thời gian hoạt động nhất định, khi thời gian sử dụng sắp hết chủ sở hữu nên đăng ký gia hạn thêm thời gian nhé!
- Tên miền sau khi hết hạn sẽ không thể hoạt động được nữa, điều này đồng nghĩa việc website doanh nghiệp của bạn sẽ không thể liên kết với tên miền.
- Nếu không tiếp tục gia hạn để sử dụng có thể tên miền Quốc Tế của bạn sẽ được đơn vị khác đăng ký và sử dụng.
Xem thêm: [Tìm Hiểu] Tên miền hết hạn bao lâu thì mua lại được?
3.4. Trạng thái Grace Period (Tên miền chờ gia hạn)
Tên miền quốc tế sau khi hết hạn sẽ không hoạt động và rơi vào chế độ chờ đợi, gửi thông báo đến doanh nghiệp để bạn thực hiện gia hạn thời gian sử dụng.
- Thường thì thời gian “chờ đợi” của tên miền sau khi hết hạn sẽ từ 30 – 45 ngày để doanh nghiệp tiếp tục gia hạn.
- Tuy nhiên, thời gian chờ đợi của mỗi loại tên miền sẽ khác nhau và có thể ngắn hơn 30 ngày thì vậy bạn cần chú ý gia hạn nhé!
3.5. Trạng thái Redemption (Tên miền chờ chuộc)
Đây là giai đoạn tên miền xem như đã chết và hoàn toàn ngưng hoạt động. Thời điểm này, toàn bộ thông tin quản trị của tên miền đã bị xóa hoàn toàn, nếu như bạn truy cập website có chứa tên miền này thì sẽ không được hiển thị.
- Mặc dù tên miền ở giai đoạn này đã ngừng hoạt động hoàn toàn nhưng vẫn chưa quay về giai đoạn Tên miền tự do vì vậy bạn không thể đăng ký lại tên miền này.
- Đối với những trường hợp tên miền quốc tế ngừng hoạt động sẽ rời vào trạng thái “Chuộc” (Đây là giai đoạn tên miền đã hết thời gian gia hạn nhưng vẫn chưa được đăng ký, trạng thái chuộc sẽ có thời gian từ 25 – 30 ngày).
- Vào giai đoạn này nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng tên miền, chuộc tên miền đang bị treo thì bắt buộc bạn phải trả thêm chi phí.
- Chi phí phải thanh toán được tính như sau: Phí chuộc tên miền + phí gia hạn tên miền (thời gian gia hạn ít nhất phải 1 năm).
- Lệ phí chuộc: Đây là chi phí mà doanh nghiệp của bạn cần phải chi trả cho Registrar để chuộc lại tên miền quốc tế bị quá hạn
- Tùy vào quy định của nhà cung cấp mà chi phí chuộc sẽ được tính khác nhau: 75$, 100$, 120$, 140$, 175$, 200$,…
- Lưu ý: Sau khi đã hoàn thành phí chuộc xong bạn cần thanh toán thêm chi phí gia hạn tên miền.
3.6. Trạng thái Pending Delete (Tên miền chờ xóa)
Giai đoạn Pending Delete là đoạn cuối của vòng đời tên miền Quốc Tế, thời điểm này bạn và cả Registar không còn có thể tiếp tục can thiệp vào gia hạn được nữa. Thường thì chỉ cần sau 5 ngày (tính luôn từ ngày update trạng thái Pending Delete) tên miền lúc này sẽ được chuyển về trạng thái Available để mọi người tự do đăng ký bạn nhé!
3.7. Trạng thái Released (Tên miền có thể mua)
Đây là giai đoạn tên miền trở về giai đoạn đầu Available để đăng ký lại tên miền và bắt đầu một vòng đời mới.
Xem thêm: Kiểm tra domain [Domain age | Lịch sử tên miền | Thông tin tên miền]
4. Lợi ích khi mua tên miền quốc tế
Mua tên miền quốc tế mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp, giúp tăng cường sự hiện diện trên thị trường toàn cầu và cải thiện khả năng cạnh tranh. Dưới đây là những lợi ích chi tiết khi sở hữu tên miền quốc tế:
4.1. Mở rộng thị trường ra phạm vi toàn cầu
Tên miền quốc tế, chẳng hạn như .com, .net, hoặc .org, không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng trên toàn thế giới mà không gặp phải các rào cản địa lý. Khi mở rộng ra thị trường quốc tế, việc sử dụng tên miền quốc tế có thể giúp doanh nghiệp thu hút các đối tác và khách hàng tiềm năng từ nhiều quốc gia khác nhau. Điều này tạo ra cơ hội kinh doanh mới và đa dạng hóa nguồn thu nhập.
4.2. Tiết kiệm chi phí
Thay vì phải đăng ký và duy trì nhiều tên miền quốc gia khác nhau (.vn, .ru, .cn), doanh nghiệp có thể chỉ cần một tên miền quốc tế duy nhất để phục vụ cho nhiều thị trường. Điều này giúp tiết kiệm chi phí đăng ký, duy trì, và quản lý tên miền. Sở hữu tên miền quốc tế giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các chiến dịch marketing trực tuyến trên quy mô toàn cầu, giảm thiểu chi phí khi phải điều chỉnh chiến lược cho từng quốc gia riêng lẻ.
4.3. Được đánh giá cao, chuyên nghiệp
Tên miền quốc tế thường được người tiêu dùng và đối tác đánh giá cao hơn về mặt uy tín và tính chuyên nghiệp. Một doanh nghiệp với tên miền quốc tế thể hiện sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cam kết nghiêm túc đối với thị trường toàn cầu. Một tên miền quốc tế phổ biến như .com không chỉ dễ nhớ mà còn tạo ra sự liên kết mạnh mẽ với thương hiệu của doanh nghiệp, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và tin tưởng.
4.4. Tạo lợi thế cạnh tranh
Trong môi trường kinh doanh toàn cầu, sự hiện diện trực tuyến với tên miền quốc tế giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Khách hàng thường có xu hướng tin tưởng hơn vào các doanh nghiệp có tên miền quốc tế. Sở hữu tên miền quốc tế cho phép doanh nghiệp dễ dàng thích nghi và phản ứng nhanh chóng với các thay đổi của thị trường, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh sang các khu vực mới một cách hiệu quả.
Xem thêm: Tên miền quốc gia là gì? | Danh sách tên miền quốc gia trên thế giới
5. Vì sao cần khai báo tên miền quốc tế sau khi mua?
Tên miền quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định và truy cập địa chỉ web trên Internet. Mỗi tên miền quốc tế đại diện cho một trang web hoặc một nhóm trang web liên quan đến một chủ đề hay một tổ chức nào đó, giúp người dùng dễ dàng nhận biết và truy cập vào các trang web mà họ quan tâm.
Để đảm bảo tính chất an toàn cho website doanh nghiệp nên khai báo đầy đủ, cụ thể như sau:
- Khi bạn mua tên miền, bạn muốn đảm bảo rằng bạn là chủ sở hữu hợp pháp của nó.
- Việc khai báo thông tin chính xác và đầy đủ có thể giúp tạo niềm tin cho khách hàng hoặc người ghé thăm trang web của bạn. Họ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi biết rằng họ đang giao dịch với một tổ chức hoặc cá nhân có thông tin xác thực và minh bạch.
- Theo thông tư chính phủ, nghị định 174/2013 /NĐ – CP xử phạt trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin có yêu cầu các thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại và địa chỉ email của chủ sở hữu tên miền. Việc khai báo thông tin chính xác và đầy đủ giúp bạn tuân thủ các quy định này và tránh bị phạt hoặc mất tên miền.
Điều 42. Vi phạm các quy định về đăng ký, cung cấp tên miền Internet
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam không hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng tên miền quốc tế thực hiện việc thông báo trên môi trường mạng với Bộ Thông tin và Truyền thông các thông tin theo quy định;
b) Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam không báo cáo việc cập nhật danh sách tên miền quốc tế mà mình đang quản lý với Bộ Thông tin và Truyền thông qua môi trường mạng theo đúng quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
6. Bảng so sánh tên miền quốc tế và tên miền Việt Nam
Dưới đây là bảng so sánh giữa tên miền quốc tế và tên miền Việt Nam:
Tiêu chí | Tên miền quốc tế | Tên miền Việt Nam |
---|---|---|
Phạm vi sử dụng | Toàn cầu, không giới hạn địa lý | Chỉ giới hạn ở Việt Nam, hoặc thị trường Việt Nam |
Phổ biến | Phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới (.com, .net, .org) | Chủ yếu sử dụng trong nước (.vn, .com.vn) |
Chi phí đăng ký | Thường rẻ hơn do không có các phí quản lý địa phương | Thường cao hơn do có thêm phí quản lý bởi VNNIC |
Uy tín và chuyên nghiệp | Được đánh giá cao trên thị trường quốc tế | Được người tiêu dùng trong nước tin cậy hơn |
Khả năng mở rộng thị trường | Dễ dàng mở rộng kinh doanh ra thị trường toàn cầu | Thích hợp cho doanh nghiệp hoạt động chủ yếu tại Việt Nam |
Thời gian đăng ký và phê duyệt | Thường nhanh chóng, đơn giản | Đăng ký có thể phức tạp hơn, đòi hỏi thông tin xác thực |
Bảo mật và pháp lý | Tuân theo quy định quốc tế | Tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam |
Hỗ trợ SEO | Có lợi thế cho SEO toàn cầu, giúp xếp hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm quốc tế | Hỗ trợ SEO tốt hơn trong phạm vi nội địa |
Độ linh hoạt | Cao, có thể chuyển nhượng hoặc bán lại dễ dàng | Ít linh hoạt hơn, quy định chuyển nhượng tên miền chặt chẽ hơn |
Yêu cầu pháp lý | Không yêu cầu nhiều thủ tục pháp lý tại Việt Nam | Phải tuân thủ các quy định của Bộ TT&TT Việt Nam |
Mức độ nhận diện thương hiệu | Cao, dễ nhớ và dễ nhận diện trên toàn cầu | Tốt cho thị trường nội địa, dễ nhớ đối với người Việt |
- Tên miền quốc tế: Phù hợp cho các doanh nghiệp có chiến lược mở rộng ra thị trường quốc tế hoặc mong muốn tiếp cận khách hàng toàn cầu. Nó thường có chi phí thấp hơn và linh hoạt hơn trong việc quản lý.
- Tên miền Việt Nam: Lý tưởng cho các doanh nghiệp tập trung vào thị trường Việt Nam, giúp tăng uy tín trong nước và phù hợp với các quy định pháp lý địa phương.
7. Hướng dẫn tra cứu tên miền quốc tế chính xác
- Chọn công cụ tra cứu: Sử dụng các trang web như Who.is để kiểm tra tên miền.
- Nhập tên miền cần tra cứu: Nhập đầy đủ tên miền kèm phần mở rộng (ví dụ: example.com) và thử các biến thể khác nhau.
- Xem kết quả: Nếu tên miền chưa đăng ký, bạn có thể đăng ký ngay. Nếu đã đăng ký, bạn có thể kiểm tra thông tin chủ sở hữu.
Xem thêm: Whois là gì? Hướng dẫn tra cứu, cập nhật, ẩn thông tin tên miền
8. Hướng dẫn đăng ký tên miền quốc tế đơn giản, nhanh chóng
- Tên chủ thể chính xác theo thông tin trên CCCD/Hộ chiếu
- Số CMND/CCCD/Hộ chiếu
- Giới tính
- Ngày sinh
- Địa chỉ: Điền đầy đủ 05 cấp theo quy định; Chọn Quốc gia – Tỉnh Thành – Quận huyện – Phường xã – Nhập địa chỉ số nhà, tên đường.
- Số điện thoại
- Chủ thể đăng ký tên miền: Mã số thuế, tên chủ thể, tên người đại diện chủ thể, số CCCD, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, Email, số điện thoại.
- Người quản lý tên miền: Tên, số CCCD, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, Email, số điện thoại của người quản lý.
- Người quản lý kỹ thuật: Tên, số CCCD, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, Email, số điện thoại của người quản lý.
- Người thanh toán: Tên, số CCCD, giới tính, ngày sinh, địa chỉ, Email, số điện thoại của người thanh toán.
- Tải về và điền thông tin vào bản khai đăng ký tên miền quốc tế dành cho cá nhân, ký tên, sau đó tải bản khai lên hệ thống.
- Tải lên hình ảnh CCCD mặt trước và mặt sau.
- Trong trường hợp cần nộp thêm tài liệu khác, bạn nhấn nút Thêm file và tải lên tài liệu bổ sung.
- Chọn nút Xác thực sau khi đã cập nhật đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.
- Người nhận: Công ty TNHH VinaHost
- SĐT: 19006046 ext 1, 2
- Trụ sở chính: 351/31 Nơ Trang Long, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
9. Hướng dẫn khai báo tên miền quốc tế sau khi mua
Như đã đề cập ở trên, muốn sở hữu tên miền hợp pháp bạn nên khai báo tên miền càng sớm càng tốt. Các bước thực hiện để đăng ký tên miền cụ thể như sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào liên kết dưới đây để truy cập vào website để thực hiện khai báo tên miền quốc tế nhé!
Bước 2: Ngay sau đó bạn hãy nhấn chọn vào mục “Thông báo sử dụng mới” nhé!
Bước 3: Tiếp tục, nhập tên miền vào ô trống để thực hiện tra cứu.
Bước 4: Sau đó bạn điền thông tin đăng ký tên miền cho cá nhân hay tổ chức đang sử dụng tên miền quốc tế cần được khai báo.
Bước 5: Chọn vào mục “Thông báo sử dụng” > chọn vào chủ sở hữu phù hợp (Chọn cá nhân hoặc chọn vào Tổ chức).
Lưu ý: Áp dụng cho tên miền đang sử dụng là lần khai báo đầu tiên bạn nhé!
Bước 6: Cuối cùng bạn chọn vào mục thực hiện nhé!
Sau khi đã khai báo tên miền bạn sẽ nhận mail từ confirm@thongbaotenmien.vn, thông báo đến bạn tên miền lúc khai báo đã thành công và mật khẩu bạn sử dụng lúc nhập khai báo.
Xem thêm: [Miễn Phí] Đăng ký & Quản lý tên miền Tiếng Việt có dấu
10. Một số lưu ý khi mua tên miền quốc tế
Trước khi quyết định đăng ký tên miền quốc tế bạn cần lưu ý lựa đăng ký mua các tên miền phù hợp với doanh nghiệp và đáp ứng các tiêu chí như sau:
10.1. Lựa chọn tên miền quốc tế ngắn gọn, dễ nhớ
Bạn nên sử dụng các tên miền quốc tế ngắn gọn, dễ dọc, dễ nhớ giúp khách hàng dễ dàng tra cứu trên các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng sử dụng tên miền chuẩn SEO cũng là yếu tố giúp bạn tối ưu website tốt hơn, dễ dàng lên top trên Google.
Lưu ý: Bạn không nên đặt tên miền quá ngắn vì trong các trường hợp bạn kiếm tiền Niche Site và cần tối ưu SEO thì bắt buộc tên miền phải đủ dài bạn nhé!
Xem thêm: Subdomain là gì? Cách tạo và quản lý Subdomain chi tiết
10.2. Đặt tên miền quốc tế phù hợp
Bạn nên đặt tên miền phù hợp với sản phẩm bạn đang kinh doanh hoặc tên miền gắn với tên thương hiệu của doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, để tối ưu hóa SEO tốt hơn bạn nên đặt tên miền có chứa từ khóa SEO và chứa tên doanh nghiệp để khách hàng dễ dàng nhận biết được website của công ty.
Nếu bạn có nguồn lực tài chính mạnh mẽ thì có thể đặt tên miền theo từng mã sản phẩm. Trường hợp bạn là một Blogger, hoạt động cá nhân thì nên sử dụng chính tên của bạn hoặc nickname của bạn để đặt tên miền giúp người dùng dễ dàng truy cập vào website phù hợp với lĩnh vực mà bạn đang cung cấp.
Ngoài ra, nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên chọn tên miền quốc tế như thế nào mới phù hợp với doanh nghiệp, phù hợp với sản phẩm mà bạn đang kinh doanh thì hãy tham khảo ngay những bài viết hướng dẫn chọn tên miền trong blog VinaHost để đặt tên chính xác nhất nhé!
10.3. Tránh tình trạng trùng lặp nhãn hiệu
Để tránh trường hợp bị trùng với tên miền đã được đăng ký, bạn nên tìm hiểu những tên miền muốn sử dụng đã được đăng ký thương hiệu chưa hay có đang hoạt động không?
Bạn cần đảm bảo rằng tên miền bạn muốn đăng ký là độc nhất, chưa được sử dụng cho cá nhân hay doanh nghiệp nào để tránh trường hợp tranh chấp bản quyền về sau.
Xem thêm: [TOP] 13+ Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho Website
10.4. Hạn chế các ký tự đặc biệt
Tên miền quốc tế chỉ nên bao gồm các chữ cái (a-z), chữ số (0-9), và dấu gạch ngang (-). Tránh sử dụng các ký tự đặc biệt như @, #, $, %, ^, &, *, và dấu cách vì chúng không được chấp nhận trong tên miền. Việc sử dụng ký tự đặc biệt không chỉ gây ra sự cố khi đăng ký mà còn có thể khiến tên miền khó nhớ và khó truy cập đối với người dùng. Khi chọn tên miền, nên tránh việc kết hợp các ký tự khó nhớ hoặc dễ gây nhầm lẫn. Điều này giúp người dùng dễ dàng truy cập vào website của bạn mà không gặp khó khăn.
11. Một số câu hỏi liên quan đến tên miền quốc tế
11.1. Nên mua tên miền quốc tế ở đâu?
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn VinaHost để đăng ký tên miền Quốc Tế. Chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền, Hosting, VPS, Server, Cloud hơn 15 năm đồng hành cùng khách hàng.
VinaHost sở hữu đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp, đội kỹ thuật được đào tạo bài bản hỗ trợ khách hàng “thần tốc”, giải đáp chi tiết nhất từng dịch vụ đảm bảo bạn có thể an tâm sử dụng các dịch vụ liên quan đến mua bán, đăng ký Website, Hosting, Domain, Server tại VinaHost.
Vì vậy nếu bạn đang băn khoăn chưa biết đăng ký tên miền quốc tế ở đâu uy tín? Thì sự lựa chọn phù hợp ngay lúc này chính là hãy liên hệ ngay VinaHost – nhà cung cấp Domain, Hosting, VPS, Server, Cloud giá tốt nhất Việt Nam.
- VinaHost sở hữu đội ngũ nhân viên viên tư vấn tận tâm, dịch vụ chăm sóc khách hàng trực hotline 24/7 để giải quyết, lắng nghe các vấn đề của khách hàng khi muốn đăng ký tên miền quốc tế hay bất kỳ các dịch vụ khác có liên quan đến website, hosting, email,…
- Tại đây, chúng tôi cung cấp đa dạng các dịch vụ liên quan đến tên miền quốc tế như: Hướng dẫn đăng ký tên miền miễn phí, chuyển tên miền, cung cấp dịch vụ DNSSEC (Đảm bảo mức độ chính xác, uy tín cao cho tên miền), Bảo mật thông tin (Whois Protection) hay chống chiếm dụng trái phép cho khách hàng,…
- Liên tục triển khai các chương trình ưu đãi trợ giá cho khách hàng cực kỳ hấp dẫn
Xem thêm: Mua Tên Miền Ở Đâu?| Top 15 Nhà Cung Cấp Tên Miền Uy Tín
11.2. Tên miền quốc tế hết hạn bao lâu thì mới được mua?
Thời gian từ khi tên miền quốc tế hết hạn cho đến khi có thể mua lại thường kéo dài từ 70 đến 80 ngày, tùy thuộc vào quy trình của nhà đăng ký tên miền.
12. Tổng kết
việc chọn và quản lý tên miền quốc tế là một bước quan trọng trong việc xây dựng sự hiện diện trực tuyến của bạn. Từ việc chọn tên miền dễ nhớ, hạn chế ký tự đặc biệt, đến việc hiểu rõ quy trình hết hạn và gia hạn, mỗi quyết định đều ảnh hưởng đến sự thành công của website hoặc doanh nghiệp của bạn.
Liên hệ ngay cho chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ:
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm một số bài viết khác:
Parked Domain là gì | Hướng dẫn thiết lập & Cấu hình Parked Domain
Định giá tên miền là gì | 7+ thẩm định giá tên miền [Chính Xác]