Tên miền Quốc Tế và tên miền Việt Nam gần như có giai đoạn vòng đời giống nhau. Tuy nhiên, chúng vẫn có những sự khác biệt nhất định do quy định của đơn vị quản lý, cụ thể là khác biệt về số ngày trong từng giai đoạn. Để biết rõ điều này, mời bạn cùng VinaHost tìm hiểu ngay về vòng đời tên miền Quốc Tế và vòng đời tên miền Việt Nam trong bài viết sau đây nhé.
1. Vòng đời tên miền Quốc Tế là gì?
Tên miền quốc tế là tên miền thuộc sở hữu của cá nhân hoặc tổ chức đã đăng ký với ICANN cho đến khi người dùng không tiếp tục sử dụng tên miền nữa.
Một vòng đời tên miền Quốc tế sẽ trải qua 5 trạng thái cơ bản như sau:
- Tên miền ở trạng thái tự do.
- Tên miền ở trạng thái được đăng ký.
- Tên miền ở trạng thái hết hạn: Khi quá thời hạn đăng ký hoặc gia hạn thì tên miền sẽ ngừng hoạt động.
- Tên miền ở trạng thái ngừng hoạt động: Chủ sở hữu tên miền sẽ có khoảng 40 ngày để tiếp tục gia hạn tên miền quốc tế. Trong thời gian này, chủ sở hữu có thể gia hạn tên miền của họ với mức giá thông thường. Lưu ý: 30 ngày tiếp theo, tên miền sẽ được chuyển sang trạng thái có thể gia hạn nhưng với mức giá cao hơn.
- Tên miền ở trạng thái bị xóa/thu hồi: Sau khi hết giai đoạn có thể gia hạn với giá cao thì tên miền rơi vào trạng thái bị thu hồi. Sau 5 ngày tên miền ở trạng thái bị thu hồi, tên miền sẽ trở về trạng thái tự do và từ lúc này các cá nhân hoặc tổ chức có thể đăng ký để sử dụng.
Xem thêm: ICANN là gì? Tổng hợp thông tin về tổ chức ICANN mà bạn cần biết
2. Vòng đời tên miền Việt Nam là gì?
Vòng đời tên miền (hay chu kỳ của tên miền) được quản lý bởi Trung tâm Internet Việt Nam, viết tắt là VNNIC (Vietnam Internet Network Information Center), tổ chức phụ trách quản lý tên miền cấp cao nhất (.vn) tại Việt Nam. Thông thường, một tên miền .vn có chu kỳ gia hạn là 1 năm, nghĩa là sau mỗi năm, người sở hữu tên miền cần phải gia hạn để tiếp tục sử dụng.
Vòng đời tên miền bắt đầu từ việc đăng ký tên miền, sau đó là thanh toán phí duy trì mỗi năm. Nếu không gia hạn, tên miền có thể trở thành không hoạt động và sau đó sẽ trở thành tên miền có sẵn để đăng ký cho người khác. Để có thể hiểu hơn về vòng đời tên miền Việt Nam hãy cùng theo dõi phần tiếp theo.
Xem thêm: [Miễn Phí] Đăng ký & Quản lý tên miền Tiếng Việt có dấu
3. Chú thích về minh họa vòng đời và trạng thái tên miền VN
Một vòng đời tên miền Việt Nam sẽ trải qua 5 trạng thái cơ bản như sau:
- Tên miền ở trạng thái tự do: Là tên miền chưa được ai đăng ký và bạn có thể đăng ký để sử dụng tên miền này.
- Tên miền ở trạng thái được đăng ký: Tên miền đã được đăng ký bởi cá nhân hoặc tổ chức nào đó.
- Tên miền ở trạng thái ngừng hoạt động: Sau khi hết hạn, tên miền sẽ có 30 ngày tạm ngưng hoạt động để bạn quyết định có tiếp tục gia hạn hoặc không. Nếu sau 30 ngày không gia hạn, tên miền sẽ chuyển sang trạng thái xử lý thu hồi.
- Tên miền ở trạng thái bị thu hồi: Ở trạng thái này chủ sở hữu sẽ không thể gia hạn tên miền. Thời gian thu hồi tối đa 15 ngày. Sau khi thu hồi, tên miền sẽ chuyển sang trạng thái tự do. Vào lúc này các cá nhân hoặc tổ chức khác có thể đăng ký sử dụng tên miền này.
Xem thêm: Tìm hiểu tên miền được phân cách bởi dấu gì? Có bao nhiêu loại?
4. Một số lưu ý về vòng đời tên miền Việt Nam
Dưới đây là một số lưu ý về vòng đời tên miền Việt Nam, bạn cần kiểm tra những mục dưới đây để tránh mất đi tên miền mà mình đang sử dụng nhé:
- Xác nhận hành chính: Trong vòng 15 ngày kể từ khi chuyển sang trạng thái xử lý thu hồi, VNNIC cùng với nhà đăng ký quản lý tên miền sẽ phối hợp để thực hiện các thủ tục hành chính để xác nhận xử lý tên miền.
- Thu hồi tên miền: Sau khi xác nhận hành chính, tên miền được trả về trạng thái tự do. Và quá trình này sẽ được diễn ra không quá 15 ngày kể từ khi bắt đầu xử lý thu hồi.
Khi chuyển sang trạng thái tự do có nghĩa là tên miền đó hoàn toàn có thể được đăng ký bởi người khác. Vậy nên, nếu muốn giữ tên miền, quan trọng là thực hiện thanh toán phí duy trì đúng hạn để tránh việc tên miền bị thu hồi.
Xem thêm: Top 6 công cụ kiểm tra lịch sử tên miền [Miễn Phí], uy tín nhất
5. Chú thích về minh họa vòng đời và trạng thái tên miền .COM
- Trạng thái tên có sẵn/Available
Đây là giai đoạn ban đầu của tên miền và ở giai đoạn này tên miền chưa được đăng ký bởi bất kỳ ai. Bạn có thể dễ dàng đăng ký tên miền thông qua các nhà cung cấp. Tuy nhiên, để đảm bảo đăng ký hợp lý, bạn cần tuân theo các quy định sau đây:
- Tên miền chỉ bao gồm chữ cái (A-Z), chữ số hoặc gạch ngang “-”. Không được sử dụng những ký tự đặc biệt khác
- Tên miền chỉ tối đa 64 ký tự không bao gồm các ký tự đặc biệt như #, dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu chấm than (!), %,…
- Thời gian đăng ký tối thiểu 1 năm. Bên cạnh đó, tên miền có thể đăng ký với thời gian từ 1-10 năm. Các cá nhân hoặc tổ chức có thể tùy chọn thời gian đăng ký phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Tên miền hoàn toàn có khả năng duy trì đến khoảng 50 năm tuỳ thuộc vào quy định và chính sách cụ thể của nhà cung cấp tên miền.
Xem thêm: [TOP] 13+ Cách chọn tên miền chuẩn SEO cho Website
- Trạng thái tên miền đã được đăng ký/Registered
Đây là giai đoạn cho biết tên miền đã được mua. Dưới đây là những điểm quan trọng mà bạn nên biết ở giai đoạn này:
- Chuyển nhà cung cấp: Để có thể chuyển sang nhà cung cấp khác, bạn cần đợi cho tên miền của mình đủ 60 ngày tuổi tính từ thời điểm mua.
- Gia hạn tên miền: Bạn hoàn toàn có thể gia hạn đăng ký vào ngày cuối cùng khi tên miền đang Active. Khi gia hạn, bạn sẽ được cộng thêm 1 năm vào ngày hết hạn của tên miền.
- Thời hạn gia hạn: Đối với tên miền quốc tế, thời hạn hiệu lực tối đa mỗi lần gia hạn là không quá 10 năm.
- Quên hoặc không gia hạn: Nếu bạn quên hoặc không có nhu cầu gia hạn, tên miền sẽ chuyển sang giai đoạn “Expired”.
- Trạng thái tên miền tạm ngừng hoạt động, hết hạn/Expired
Đây là giai đoạn sau khi tên miền đã hết hạn. Dưới đây là những điều mà bạn cần biết trong giai đoạn này:
- Truy cập và chuyển tên miền: Khi tên miền hết hạn sử dụng, bạn không thể truy cập hoặc không thể chuyển tên miền sang nhà cung cấp khác.
- Thời gian gia hạn: Thời gian gia hạn là từ 0 đến 40 ngày tính từ ngày hết hạn. Tuy nhiên, thời gian chờ để gia hạn của mỗi tên miền có thể khác nhau.
Lưu ý: Các thời gian chờ và quy tắc của từng tên miền có thể khác nhau tùy thuộc vào chính sách của tổ chức quản lý tên miền và những quy định của nhà cung cấp dịch vụ tên miền. Đối với những tên miền đặc biệt như .WS, .ED, . AI, .CN, .UK, .DE, thời gian chờ và quy tắc chờ có thể khác.
- Giai đoạn Redemption Period
Đây là giai đoạn sau khi tên miền đã hết hạn và trước khi bị xoá. Dưới đây là những lưu ý quan trọng mà bạn cần biết:
- Thời gian Redemption Period: Sau khi hết giai đoạn gia hạn, ICANN – tổ chức tên miền quốc tế quy định rằng toàn bộ tên sẽ chuyển sang trạng thái “Redemption Period” trong vòng 30 ngày. Trong khoảng thời gian này, toàn bộ dữ liệu thông tin của tên miền này sẽ bị xóa. Như vậy có nghĩa là các dịch vụ như website, email và các dịch vụ khác liên quan đến tên miền sẽ không hoạt động.
- Khôi phục tên miền: Bạn có thể khôi phục bằng cách liên hệ với nhà đăng ký và yêu cầu chuộc tên miền. Tổng chi phí sẽ bao gồm chi phí chuộc + phí gia hạn tên miền (tối thiểu 1 năm). Và chi phí chuộc trung bình khoảng $100.
- Giai đoạn Pending Deletion
Sau khi trải qua giai đoạn “Redemption” thì tiếp đó tên miền sẽ được chuyển sang trạng thái “Pending Delete”. Dưới đây là giải thích về giai đoạn này:
- Thời gian “Pending Deletion”: Giai đoạn kéo dài trong vòng 5 ngày. Nếu tên miền không được đăng ký bởi bất kỳ ai thì vào thời gian cuối cùng của giai đoạn, cụ thể là 11AM đếm 2PM (khoảng 1AM đến 4am theo giờ Việt Nam) tên miền sẽ được xoá.
- Đăng ký lại tên miền: Sau khi tên miền bị xóa, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cũng có thể đăng ký sử dụng tên miền đó.
- Sử dụng công cụ Date Calculator: Bạn có thể sử dụng công cụ Date Calculator để tính toán ngày hết hạn tên miền hoặc các sự kiện liên quan,
Lưu ý: Quy tắc và các thời gian đều có thể thay đổi tuỳ thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ và quản lý tên miền. Vậy nên việc sử dụng công cụ Date Calculator sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi các sự kiện quan trọng trong vòng đời tên miền.
- Giai đoạn Released
Đây là giai đoạn cuối cùng trong vòng đời tên miền. Khi tên miền bị xoá, nó sẽ được chuyển giai đoạn “Released”. Dưới đây là những điểm quan trọng mà bạn cần biết:
- Trở về giai đoạn “Available”: Sau khi tên miền chuyển sang trạng thái “Released” sẽ trở về giai đoạn ban đầu là “Available”. Điều này có nghĩa là tên miền đó có thể được đăng ký bởi bất kỳ người dùng hoặc tổ chức nào.
- Đăng ký lại tên miền: Người dùng hoàn toàn có thể đăng ký lại tên miền này và một vòng đời mới sẽ bắt đầu từ giai đoạn “Available”.
Giai đoạn “Released” chính là đánh dấu cho sự kết thúc của vòng đời trước đó của tên miền và tạo cơ hội cho những người đăng ký khác và mở ra một vòng đời tên miền mới.
6. Một số lưu ý về vòng đời tên miền Quốc Tế
Dưới đây là một số lưu ý về vòng đời tên miền Quốc Tế:
- Quyết định gia hạn: Đối với vòng đời tên miền Quốc tế, quyền quyết định gia hạn nằm ở chủ sở hữu của tên miền. Nếu có ý định gia hạn thì việc gia hạn đúng hạn là điều rất quan trọng để tránh tình trạng mất tên miền.
- Rủi ro mất vĩnh viễn: Nếu bạn không gia hạn đúng hạn, bạn sẽ có nguy cơ mất tên miền và không thể phục hồi một khi tên miền chuyển sang giai đoạn “Expired”.
- Sự quan tâm của các bộ máy săn tên miền: Mục tiêu của những bộ máy săn tên miền chính là các tên miền có lượng truy cập nhiều. Khi những tên miền này không được gia hạn kịp thời, có khả năng bộ máy săn tên miền sẽ đăng ký nó nhanh chóng.
Xem thêm: Mua Tên Miền Ở Đâu?| Top 15 Nhà Cung Cấp Tên Miền Uy Tín
7. Tổng kết
Vừa rồi là những thông tin tổng quát của vòng đời tên miền Việt Nam lẫn vòng đời tên miền Quốc Tế. Bạn có thể tìm hiểu thêm về các chủ đề khác bằng cách truy cập vào Blog của VinaHost TẠI ĐÂY hoặc liên hệ ngay cho chúng tôi nếu cần tư vấn về dịch vụ:
- Email: support@vinahost.vn
- Hotline: 1900 6046
- Livechat: https://livechat.vinahost.vn/chat.php
Xem thêm một số bài viết khác:
Bảo vệ tên miền là gì | Cách bảo mật tên miền tuyệt đối
Transfer domain là gì | Hướng dẫn [A-Z] Transfer tên miền dễ dàng
Định giá tên miền là gì | 7+ thẩm định giá tên miền [Chính Xác]
[Tổng hợp] Kiểm tra domain [Domain age | Lịch sử tên miền | Thông tin tên miền]