[2025] Subdomain là gì? | Phân biệt giữa Domain & SubDomain

Subdomain là gì? Subdomain có công dụng gì và khác gì với so với tên miền chính? Có lẽ nhiều bạn vẫn còn đang phân vân giữa các khái niệm này. Bài viết sau của VinaHost sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của subdomain đối với website, ưu điểm và nhược điểm của subdomain, cũng như hướng dẫn bạn cách tạo và quản lý Subdomain chi tiết và dễ hiểu nhất.

1. Subdomain là gì?, ví dụ về Subdomain

Subdomain, còn được gọi là tên miền phụ, là một phần mở rộng đặc biệt của tên miền chính, xuất hiện trước tên miền chính. Subdomain hoạt động như một trang web độc lập. Với subdomain, bạn có thể tạo nhiều trang web khác nhau dưới tên miền chính trên các lĩnh vực khác nhau.

Dưới đây là một ví dụ cụ thể về cấu trúc của một tên miền phụ:

  • Tên miền chính: example.com
  • Cấu trúc của tên miền phụ: subdomain.example.com

Xem ngay: Tên miền là gì? Cấu trúc, phân loại và tiêu chí lựa chọn domain

subdomain la gi
Tên miền phụ là gì?

Ví dụ:

  • Trang blog.example.com: Đây là một tên miền phụ được sử dụng để tạo ra một trang blog độc lập trên tên miền example.com. Bằng cách sử dụng tên miền phụ “blog”, bạn có thể truy cập vào trang blog của trang web này qua địa chỉ blog.example.com.
  • Trang employees.example.com: Subdomain “employees” được sử dụng để tạo ra một trang web độc lập nhằm cung cấp thông tin và tài nguyên cho nhân viên của công ty trên tên miền example.com. Địa chỉ trang web này là employees.example.com.
  • Cửa hàng trực tuyến shop.example.com: Subdomain “shop” được sử dụng để tạo ra một trang cửa hàng trực tuyến riêng biệt trên tên miền example.com. Địa chỉ của cửa hàng trực tuyến này là shop.example.com.
subdomain la gi
Cấu trúc của một tên miền phụ là gì?

Tương tự như trên, bạn có thể tạo ra nhiều tên miền phụ khác nhau trên cùng một tên miền chính để tách riêng các phần khác nhau của trang web và cung cấp trải nghiệm độc lập cho người dùng.

2. Cấu trúc của Subdomain

Dưới đây là các thành phần của một subdomain:

  • Tên Subdomain: Đây là phần đầu tiên của địa chỉ web, nằm trước tên miền chính. Ví dụ, trong blog.example.com, “blog” là tên subdomain.
  • Tên Miền Chính: Đây là phần chính của địa chỉ web, bao gồm tên miền chính và phần mở rộng. Ví dụ, trong blog.example.com, “example.com” là tên miền chính.

Ví dụ về các subdomain:

  • shop.example.com
  • blog.example.com
  • mail.example.com

Các subdomain được tạo ra bằng cách chỉnh sửa cấu hình DNS của tên miền chính và thêm bản ghi DNS cho subdomain tương ứng.

Xem thêm: Parked Domain là gì | Thiết lập & Cấu hình Parked Domain

3. Lợi ích khi sử dụng Subdomain

3.1. Tiết kiệm chi phí

Subdomain hoàn toàn miễn phí sau khi đăng ký tên miền, giúp tiết kiệm chi phí mua tên miền mới và vẫn cho phép tạo nhiều website dưới dạng tên miền phụ với các mục đích khác nhau. Bạn cũng có thể tận dụng giao diện thiết kế của trang chủ mà không cần chi trả thêm cho dịch vụ thiết kế website.

3.2. Tạo blog hoặc chủ đề mới cho subdomain

subdomain la gi
Bạn có thể tạo blog hoặc chủ đề mới cho subdomain

Với Subdomain, bạn có thể sử dụng tên miền phụ để tách các phần của trang web chính thành các trang web độc lập khác. Điều này hữu ích khi bạn muốn phát triển các trang review, tin tức hoặc blog cho từng nhóm sản phẩm riêng biệt. Quản lý nhiều website độc lập với mục đích cụ thể sẽ dễ dàng hơn so với việc quản lý và phát triển một trang web tổng hợp.

3.3. Xây dựng một website riêng

Subdomain có thể được sử dụng để tạo ra một trang web mới. Đối với các doanh nghiệp lớn, khi đã thành công và tạo ra nhiều giá trị sản phẩm, việc thành lập các công ty con đòi hỏi việc tạo ra một website riêng để xác định thương hiệu cho doanh nghiệp con và giới thiệu sản phẩm.

3.4. Đồng bộ hóa dễ dàng với trang web doanh nghiệp

Thay vì tạo một trang web hoàn toàn mới, các doanh nghiệp thường tạo ra một trang web con bằng tên miền phụ từ trang web chính của mình.

Điều này giúp đồng bộ hóa từ khóa và hình ảnh của doanh nghiệp, cũng như tiết kiệm chi phí vận hành cho doanh nghiệp con mới thành lập. Nếu doanh nghiệp ngừng hoạt động, việc xử lý trang web sẽ dễ dàng hơn và cũng không gây ảnh hưởng đến thương hiệu chính.

Xem thêm: Mục đích chính của việc đưa ra tên miền/domain là gì?

4. Ưu và nhược điểm của Subdomain là gì?

4.1. Ưu điểm 

  • Phân chia và tổ chức dễ dàng: Subdomain cho phép bạn phân chia và tổ chức nội dung trên trang web theo từng phần riêng biệt. Bạn có thể tạo ra các tên miền phụ cho các chủ đề, sản phẩm, hoặc dịch vụ khác nhau, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập vào nội dung mong muốn.
  • Tiết kiệm chi phí: Subdomain không đòi hỏi chi phí riêng biệt như việc mua tên miền mới. Bạn có thể sử dụng tên miền phụ dưới tên miền chính đã đăng ký, giúp tiết kiệm chi phí và quản lý nhiều trang web dễ dàng hơn.
  • Quản lý dễ dàng: Mỗi subdomain có thể được quản lý và điều chỉnh độc lập, cho phép bạn tùy chỉnh cấu hình, thiết lập quyền truy cập, và theo dõi hiệu suất của từng phần riêng biệt trên trang web.

4.2. Nhược điểm 

  • Hiệu suất truy cập: Do subdomain chia sẻ tài nguyên với trang web gốc, việc tải các tài liệu và nội dung từ subdomain có thể chậm hơn so với việc truy cập trực tiếp vào trang web chính. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và làm giảm hiệu suất truy cập của tên miền phụ.
  • Định danh phụ thuộc: Subdomain thường được xem là một phần của tên miền chính và không có định danh riêng biệt. Điều này có thể làm giảm sự chuyên nghiệp và nhận diện thương hiệu của trang web.
  • Quản lý phức tạp: Sử dụng nhiều tên miền phụ có thể phân tán tài nguyên và dẫn đến việc quản lý tên miền và duy trì phức tạp hơn. Việc phải theo dõi và quản lý các tài nguyên như cấu hình, dữ liệu và bảo mật trên từng tên miền phụ riêng biệt có thể tốn nhiều thời gian và công sức.
  • SEO khó khăn: Subdomain cũng có thể ảnh hưởng đến SEO của trang web. Một số công cụ tìm kiếm có thể xem tên miền phụ như là một trang web riêng biệt, trong khi các công cụ khác có thể xem nó là một phần của tên miền chính.
subdomain la gi
Tên miền phụ cũng có ảnh hưởng đến quá trình SEO

Xem thêm: [Miễn Phí] Đăng ký & Quản lý tên miền Tiếng Việt có dấu

5. Phân biệt giữa Domain và Subdomain

Domain và subdomain là hai khái niệm quan trọng trong xây dựng và tổ chức một trang web. Sự phân biệt giữa domain và tên miền giúp người dùng hiểu rõ hơn về cấu trúc và tổ chức của trang web và quản lý nội dung và dịch vụ một cách hiệu quả.

Domain là gì?

Domain là tên miền chính của một trang web và đóng vai trò như một địa chỉ đặc biệt để truy cập vào trang web đó trên Internet.

Domain thường được đăng ký từ các nhà cung cấp tên miền và có thể có các phần như tên gốc (ví dụ: example) và phần mở rộng (ví dụ: .com, .net, .org). Domain cung cấp sự định danh duy nhất cho một trang web và là cơ sở để xây dựng nội dung và dịch vụ trên trang web đó.

Subdomain là gì?

Subdomain là một phần mở rộng của tên miền chính và có thể hoạt động như một trang web độc lập. Tên miền phụ thường được thêm vào trước tên miền chính và được phân cách bằng dấu chấm.

Ví dụ, trong tên miền blog.vinahost.vn, “blog” là tên miền phụ của tên miền chính vinahost.vn.

Tên miền phụ cho phép bạn tạo ra các phân đoạn khác nhau trên cùng một tên miền chính và hoạt động như những trang web riêng biệt. Mỗi tên miền phụ có thể có nội dung và chức năng độc lập, với địa chỉ riêng và các tập tin và thư mục riêng.

Bảng so sánh chi tiết giữa domain và subdomain

DomainSubdomain
Khái niệmDomain là địa chỉ duy nhất của một trang web trên Internet, giúp người dùng dễ dàng truy cập vào trang web mà không cần phải nhớ địa chỉ IP phức tạp.Subdomain là phần mở rộng của Domain, giúp tổ chức và phân loại nội dung trang web. Subdomain thường được sử dụng để tạo các khu vực riêng biệt của trang web mà vẫn liên kết với tên miền chính.
Cấu trúcSLD.TLD (ví dụ: example.com)subdomain.SLD.TLD (ví dụ: blog.example.com)

Tóm lại, domain đại diện cho tên miền chính và cung cấp địa chỉ duy nhất cho trang web, trong khi tên miền phụ là phần mở rộng của tên miền chính và cho phép tạo ra các trang web con độc lập dưới cùng một tên miền chính.

Nếu có nhu cầu đăng ký tên miền, có thể tham khảo đăng ký tên miền giá rẻ của VinaHost bên dưới:

ĐĂNG KÝ TÊN MIỀN GIÁ RẺ

subdomain la gi

6. Hướng dẫn cách tạo và quản lý Subdomain dễ dàng

6.1. Cách tạo và quản lý Subdomain trên cPanel

Các bạn cần nắm thêm một vài thông tin sau trước khi tạo và quản lý trên cPanel hosting:

  • Sub-domain: đây là các tên miền con của một tài khoản, thông thường sub domain sẽ có dạng sub.tênmiềnchính.
  • Subdomain checker: Với một số giao diện hosting, bạn có thể kiểm tra thông tin của tên miền phụ có thể thêm vào tài khoản. Ví dụ như ảnh đính kèm sau:
subdomain la gi
Kiểm tra số lượng của tên miền phụ

Như tài khoản này, bạn có thể thêm sub-domain mà không bị giới hạn số lượng.

Thao tác thêm sub-domain như sau:

Tại mục Domains, bạn click chọn Subdomains

subdomain la gi
Không giới hạn số lượng

Khi đặt tên subdomain, không có yêu cầu nào đặc biệt khi chọn tên miền phụ. Bạn có thể chọn các tên sub domain tùy theo yêu cầu mục đính cá nhân.

Tại đây, chúng tôi chọn sub web1 được tạo cho tên miền chính là kito.vn. Nếu có nhiều tên miền (addon domain), bạn có thể chọn dấu drop down xuống ở cuối dòng, chọn tên miền chính cho tên miền phụ của mình.

Hiện tại, tài khoản này có một addon domain (maria.com.vn) trước đó, vì vậy chúng ta có thể thêm sub domain web1 cho tên miền chính này như sau:

Subdomain là gì?
Thêm sub domain web1 cho tên miền chính

Cuối cùng, bạn chọn Create để hoàn tất thao tác tạo sub-domain.

Xem thêm: Kiểm tra dung lượng Hosting trên cPanel, DirectAdmin hiệu quả

6.2. Cách tạo và quản lý Subdomain trên Direct Admin

Đầu tiên, bạn truy cập vào giao diện quản trị DirectAdmin và click chọn mục Subdomain Management.

subdomain la gi
Giao diện quản trị DirectAdmin

Tại đây, ngay phần Add Subdomain, bạn nhập sub-domain muốn tạo và nhấn Create để tạo.

subdomain la gi
Bạn nhập sub-domain muốn tạo và nhấn Create

Sau khi thực hiện xong, bạn sẽ thấy tên miền phụ hiển thị như hình bên dưới. Vậy là chúng ta đã hoàn thành!

subdomain la gi
Hiển thị tên miền phụ

6.3. Cách tạo và quản lý Subdomain trên Plesk:

Tại giao diện quản trị Plesk, bạn chọn mục Add Subdomain như hình dưới:

subdomain la gi
Tại giao diện quản trị Plesk, bạn chọn mục Add Subdomain

Tiếp theo, bạn thực hiện khai báo tên subdomain muốn tạo:

subdomain la gi
Thực hiện khai báo tên subdomain muốn tạo

Cuối cùng, bạn nhấn chọn OK và tiến hành khởi tạo. Vậy là chúng ta đã thực hiện xong thao tác tạo tên miền phụ với control panel Plesk!

Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách trỏ Tên Miền về Hosting đơn giản

7. Một số lưu ý khi sử dụng Subdomain

  • Tạo subdomain hoàn toàn miễn phí: Khi bạn đăng ký một tên miền chính, bạn có thể tạo các tên miền phụ mà không phải trả thêm phí. Điều này giúp bạn tiết kiệm chi phí khi muốn tạo nhiều trang web hoặc mục đích khác nhau.
  • Khả năng tạo subdomain không giới hạn: Bạn có thể tạo ra số lượng tên miền phụ không giới hạn dưới tên miền chính của mình. Điều này cho phép bạn tạo ra các trang web riêng biệt hoặc phân loại các phần khác nhau của trang web chính của bạn.
  • Subdomain hoạt động như tên miền gốc: Mỗi subdomain được coi như một tên miền độc lập và có thể hoạt động một cách đầy đủ như tên miền chính. Bạn có thể cài đặt các trang web, trang blog, hoặc chức năng khác trên mỗi tên miền phụ riêng biệt.
  • Sự phụ thuộc vào tên miền gốc(root domain): Nếu tên miền chính gặp vấn đề như hết hạn, bị hủy hoặc bị khóa, các subdomain cũng sẽ bị ảnh hưởng và không thể hoạt động. Vì vậy, duy trì sự ổn định của tên miền chính rất quan trọng để đảm bảo hoạt động của tên miền phụ.
  • Sử dụng bản ghi “*” cho tất cả các subdomain: Bạn có thể tạo một bản ghi DNS có tên là “*” để định rõ một IP mặc định cho tất cả các tên miền phụ. Điều này cho phép tất cả các tên miền phụ trỏ về cùng một địa chỉ IP mà không cần thiết lập từng bản ghi DNS riêng lẻ cho mỗi tên miền phụ.
  • SEO độc lập cho từng subdomain: Một lợi ích của sử dụng tên miền phụ là bạn có thể tối ưu hóa SEO cho từng tên miền phụ một cách độc lập. Điều này cho phép bạn tạo ra nhiều trang web có nội dung riêng biệt và tối ưu hóa từ khóa, tiêu đề và mô tả trang cho mục đích cụ thể.
subdomain la gi
Bạn có thể SEO độc lập cho từng tên miền phụ
  • Quản lý dễ dàng: Việc sử dụng tên miền phụ giúp bạn quản lý và tổ chức trang web dễ dàng hơn. Bạn có thể phân chia các phần khác nhau của trang web chính thành các tên miền phụ riêng biệt, giúp tạo sự rõ ràng và dễ dàng quản lý.
  • Tùy chỉnh và phân quyền riêng: Bạn có thể tùy chỉnh và phân quyền riêng cho từng tên miền phụ. Điều này cho phép bạn kiểm soát quyền truy cập và quản lý cho các thành viên, đội ngũ hoặc phân loại người dùng khác nhau trên các phần khác nhau của trang web.
  • Mở rộng và mục tiêu đối tượng khác nhau: Sử dụng subdomain cho phép bạn mở rộng hoặc mục tiêu đối tượng khác nhau. Bạn có thể tạo ra các trang web con riêng biệt dành cho sản phẩm, dịch vụ, chi nhánh, khu vực địa lý hoặc ngôn ngữ khác nhau. Điều này giúp tăng tính tương tác và tối ưu hóa trải nghiệm của khách hàng.
  • Khả năng chuyển đổi sang tên miền riêng: Nếu muốn trong tương lai, bạn có thể chuyển đổi một subdomain thành một tên miền riêng biệt, cho phép bạn xây dựng một trang web hoàn toàn độc lập và định hình lại thương hiệu của mình.

Xem thêm: Mua Tên Miền Ở Đâu?| Top 15 Nhà Cung Cấp Tên Miền Uy Tín

8. Một số câu hỏi liên quan đến Subdomain

8.1. Một domain chính có thể tạo tối đa bao nhiêu Subdomain?

Một domain chính có thể tạo ra không giới hạn số lượng tên miền phụ. Số lượng tên miền phụ mà bạn có thể tạo phụ thuộc vào nhà cung cấp thuê hosting giá rẻ hoặc quản lý tên miền mà bạn sử dụng. Nhiều nhà cung cấp hosting cho phép bạn tạo và quản lý hàng ngàn tên miền phụ dưới một domain chính.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng việc tạo quá nhiều tên miền phụ có thể ảnh hưởng đến hiệu suất quản lý trang web, vì vậy hãy đảm bảo bạn có khả năng quản lý và duy trì các subdomain một cách hiệu quả.

8.2. Lúc nào nên sử dụng Subdomain?

Subdomain thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

Phân tách nội dung hoặc dịch vụ

Nếu bạn muốn cung cấp các dịch vụ hoặc nội dung khác nhau trên cùng một tên miền, bạn có thể sử dụng subdomain. Ví dụ:

  • blog.example.com: để quản lý blog
  • shop.example.com: để quản lý cửa hàng trực tuyến
  • support.example.com: để cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Phân chia các khu vực địa lý

Nếu doanh nghiệp của bạn phục vụ các khu vực địa lý khác nhau, bạn có thể sử dụng tên miền phụ để phân chia. Ví dụ:

  • us.example.com: cho khách hàng ở Hoa Kỳ
  • uk.example.com: cho khách hàng ở Vương quốc Anh
  • vn.example.com: cho khách hàng ở Việt Nam

Mục đích phát triển và thử nghiệm

Subdomain có thể được sử dụng cho các mục đích phát triển và thử nghiệm mà không ảnh hưởng đến trang web chính. Ví dụ:

  • dev.example.com: cho môi trường phát triển
  • test.example.com: cho môi trường thử nghiệm

Phân chia các phần của tổ chức hoặc doanh nghiệp

Các công ty lớn có thể sử dụng subdomain để phân chia các bộ phận hoặc chi nhánh khác nhau. Ví dụ:

  • marketing.example.com: cho bộ phận marketing
  • hr.example.com: cho bộ phận nhân sự
  • sales.example.com: cho bộ phận bán hàng

Sử dụng subdomain một cách hợp lý có thể giúp quản lý nội dung, dịch vụ và các phần của trang web một cách dễ dàng và hiệu quả hơn.

Xem thêm: Kiểm tra domain [Domain age | Lịch sử tên miền | Thông tin tên miền]

9. Tổng kết

Mong rằng qua bài viết mà VinaHost cung cấp, bạn đã hiểu được khái niệm subdomain là gì và biết cách ứng dụng subdomain sao cho hiệu quả nhất. Nếu bạn có gặp khó khăn trong việc tạo tên miền phụ, hãy để lại bình luận bên dưới, VinaHost sẽ phản hồi và hỗ trợ miễn phí! Xem thêm các bài viết hay tại đây. Liên hệ VinaHost

>> Xem thêm một số bài viết khác:

Tên miền quốc gia là gì? | Danh sách tên miền quốc gia trên thế giới

Tên miền quốc tế là gì? | Mua & Đăng ký tên miền quốc tế

Top 15 các đuôi tên miền phổ biến nhất hiện nay

Vòng đời tên miền Quốc Tế và Việt Nam chi tiết A-Z

Đánh giá
5/5 - (5 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem