[Tổng Hợp] 20 Phần Mềm Quản Lý Hosting Đơn Giản Và Hiệu Quả 2025

Phần mềm quản lý hosting là công cụ không thể thiếu đối với các nhà quản trị hệ thống và người dùng hosting. Mỗi phần mềm đều có những tính năng nổi bật cũng như ưu và nhược điểm riêng phù hợp với từng loại hình hosting. Để biết phần mềm nào hỗ trợ tốt nhất cho bạn, đừng bỏ qua bài viết này nhé!

1. Tổng hợp kiến thức về quản lý hosting

1.1. Phần mềm quản lý hosting là gì?

Phần mềm quản lý hosting (hosting control panel) là công cụ được tạo ra nhằm hỗ trợ người dùng hosting quản lý, kiểm soát dịch vụ hosting server của mình.

Người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác quản lý hosting như quản lý tên miền, tài khoản email, tài khoản FTP, quản lý file, cơ sở dữ liệu, cài đặt sao lưu, các công cụ, phần mềm…

Thông qua giao diện trực quan, phần mềm quản lý hosting giúp người dùng quản trị tập trung dữ liệu và đơn giản hóa quy trình quản lý hệ thống phức tạp bằng các thao tác đơn giản.

1.2. Quản lý hosting là gì?

Quản lý hosting là quá trình người dùng thực hiện các tác vụ quản lý và điều khiển dịch vụ hosting (bao gồm quản lý tên miền, email, dữ liệu, cài đặt phần mềm và các tính năng khác liên quan đến việc lưu trữ và quản lý website/ứng dụng… của bạn).

Việc quản lý hosting đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hiệu suất hosting, đảm bảo sử dụng tài nguyên hiệu quả, từ đó đem lại hoạt động ổn định cho website của bạn.

2. Tính năng chính của công cụ quản lý hosting

Như đã đề cập ở phần trên, phần mềm quản lý hosting đem đến cho nhà quản trị hệ thống/người dùng nhiều tính năng nổi bật.

  • Quản lý tài khoản hosting: Nhà quản trị có toàn quyền quản lý tài khoản hosting và tự do thực hiện các tác vụ như thay đổi thông tin tài khoản, mật khẩu…
  • Quản lý tên miền: Nhà quản trị có thể tự do quản lý tên miền chính, tên miền phụ đã trỏ về hosting.
  • Quản lý tài khoản email: Nhà quản trị có thể tạo và quản lý tài khoản email, cấu hình email forwarder, email autoresponder…
  • Cài đặt ứng dụng: Nhà quản trị có thể tự cài đặt phần mềm, ứng dụng, công cụ, website… trên hosting thông qua hosting control panel.
  • Quản lý dữ liệu, database: Nhà quản trị có thể thực hiện các thao tác như tạo mới, xóa, chỉnh sửa, sao lưu… toàn bộ dữ liệu, cơ sở dữ liệu như file văn bản, file media, source code… trên hosting.
  • Tính năng bảo mật: Các công cụ quản lý hosting cung cấp nhiều tính năng bảo mật hữu ích như email filter, spam assassin, ip blocker, anti-virus… bảo vệ hosting khỏi các cuộc tấn công mạng, các lỗ hổng bảo mật và phần mềm độc hại.
  • Tính năng tự động hóa: Tính năng tự động hóa cho phép người dùng tự động cập nhật phần mềm, ứng dụng, thực hiện backup định kỳ…

3. Phần mềm quản lý hosting hoạt động như thế nào?

Phần mềm quản lý hosting hoạt động bằng cách cung cấp cho người dùng giao diện quản trị đơn giản để thực hiện các tác vụ quản trị dịch vụ hosting của họ.

Để sử dụng phần mềm này, người dùng cần đăng nhập vào tài khoản quản trị của mình và thực hiện các thao tác quản lý tên miền, tài khoản email, tài khoản FTP, quản lý cơ sở dữ liệu và các tính năng khác.

Khi người dùng thực hiện các tác vụ, hosting control panel sẽ tương tác với hosting/server và thực hiện các thay đổi cần thiết trên máy chủ.

Ví dụ, nếu người dùng muốn cài đặt một ứng dụng trên server, phần mềm quản lý hosting sẽ hỗ trợ quá trình này bằng cách cài đặt và cấu hình phần mềm đó trên server.

4. Tại sao nên sử dụng phần mềm quản lý hosting?

Phần mềm quản lý hosting giúp người dùng quản lý và điều khiển dịch vụ hosting của họ một cách dễ dàng và hiệu quả. Sau đây là những lý do bạn nên sử dụng hosting control panel:

4.1. Quản lý hosting hiệu quả hơn

  • Quy trình quản lý hiệu quả: Tất cả tác vụ đều chỉ cần thực hiện thông qua giao diện quản trị trực quan với đầy đủ các tính năng cần thiết thống kê tài nguyên hosting đã sử dụng, quản lý CSDL PHPMyAdmin, thống kê theo tên miền, quản trị tài khoản email, bộ lọc spamAssassin cùng các trình quản lý file…
  • Tăng tính linh hoạt: Người dùng có thể linh hoạt tùy chỉnh và cấu hình các tính năng của hosting phù hợp với nhu cầu của mình. Một số control panel hỗ trợ phiên bản di động giúp cho người dùng có thể dễ dàng quản trị hosting mọi lúc, mọi nơi.

4.2. Tiết kiệm thời gian và tăng năng suất

  • Người dùng không cần phải sở hữu kiến thức kỹ thuật chuyên sâu để có thể sử dụng hosting control panel và thực hiện các thao tác quản lý.
  • Ngoài ra, phần mềm quản lý hosting còn cung cấp tính năng tự động hóa các tác vụ, giúp người dùng tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả quản lý hosting.

4.3. Tăng tính bảo mật cho website

  • Hầu hết các phần mềm quản lý hosting hiện nay đều được có tính năng phân quyền quản trị, với các tính năng bảo mật cao cho hệ thống, giúp tăng độ tin cậy và an toàn cho hosting.
  • Người dùng có thể cập nhật và cài đặt các bản vá bảo mật mới nhất, thực hiện sao lưu định kỳ và theo dõi các vấn đề bảo mật.

4.4. Giá cả phù hợp

Nhiều hosting control panel hiện nay được cung cấp miễn phí (Cyber panel, Webmin, Zpanel…) một số khác là bản trả phí với chi phí phải chăng được các hosting provider tích hợp sẵn trong hosting/VPS như cPanel, DireactAdmin… rất dễ dàng sử dụng. Tùy kinh phí mà bạn có thể lựa chọn cho mình phần mềm phù hợp.

>>> Xem thêm: Hosting Là Gì? 5 Loại Hosting Phổ Biến

5. Tổng hợp 20 phần mềm quản lý hosting phổ biến hiện nay

5.1. Phần mềm quản lý Hosting cPanel

5.1.1. Phần mềm CPanel là gì?

CPanel có thể xem là một trong những phần mềm quản trị hosting phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Nó được thiết kế để quản lý và và thực hiện các tác vụ cần thiết trên hosting và kiểm soát tài nguyên của máy chủ.

cPanel vận hành dựa trên nền tảng Linux với giao diện giao diện point – and – click cho phép người dùng tùy chỉnh trải nghiệm theo nhu cầu.

Phần mềm quản lý hosting CPanel có các tính năng cơ bản mà bất kỳ hosting control panel nào cũng cần có như quản lý tài khoản người dùng, quản lý tài khoản email, tên miền, cơ sở dữ liệu và nhiều tính năng khác.

 Phần mềm quản lý hosting cPanel là control panel phổ biến nhất hiện nay
Phần mềm quản lý hosting cPanel là control panel phổ biến nhất hiện nay

5.1.2. Ưu điểm của cPanel

  • Dễ sử dụng, có trình cài đặt tự động, có nhiều hướng dẫn sử dụng và có cộng đồng hỗ trợ mạnh mẽ.
  • ·Giao diện trực quan, thân thiện với nhiều công cụ như: email filter, spam assassin, IP blocker, addon domain…
  • Công nghệ tiên tiến, bảo mật cao, thường xuyên cập nhật.
  • Được sử dụng rộng rãi, hỗ trợ toàn cầu.
  • Hỗ trợ phiên bản di động giúp người dùng linh hoạt quản trị mọi lúc mọi nơi.

5.1.3. Nhược điểm của cPanel

  • Chi phí license cPanel khá cao.
  • Tính phí theo số lượng tài khoản (accounts).

Hiện tại VinaHost cung cấp hosting tích hợp sẵn phần mềm quản lý hosting cPanel với chi phí chỉ từ 15,000vnđ/tháng. Bạn có thể đăng ký để trải nghiệm trong 7 ngày hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm:  Tham khảo bảng giá License cPanel ưu đãi tại VinaHost

5.1.4. Khi nào nên dùng cPanel?

cPanel phù hợp với các nhà quản trị hệ thống, người dùng cần không đặt nặng chi phí mà quan trọng việc được sử dụng một control panel tối ưu, đầy đủ tính năng, đảm bảo an toàn, tin cậy.

5.2. Phần mềm quản lý Hosting Parallels Plesk

5.2.1. Phần mềm Plesk (đầy đủ là Parallels Plesk) là gì?

Plesk có thể nói là control panel chuyên nghiệp hàng đầu cho việc quản trị hosting, VPS và dedicated server.

Được cung cấp bởi Parallels, Plesk là giải pháp hosting control panel tối ưu và tiết kiệm được sử dụng bởi người dùng và cả các nhà cung cấp dịch vụ hosting, server.

Plesk là phần mềm quản lý hosting chuyên nghiệp
Plesk là phần mềm quản lý hosting chuyên nghiệp

Plesk là control panel hiếm hoi được tích hợp thêm giao diện storefront SaaS cùng phân hệ Billing và tính năng thiết kế web. Điều này giúp người dùng tiết kiệm chi phí quản trị đáng kể.

5.2.2. Ưu điểm của Plesk

  • Ưu điểm của Plesk nằm ở tính năng tự động hóa cao, từ đó  giúp giảm chi phí và thời gian quản lý, đầu tư tài nguyên, trang thiết bị…
  • Khác với cPanel, Plesk hỗ trợ cho nhiều HĐH như Windows, Ubuntu, Debian, openSUSE và cả các biến thể của Linux…
  • Plesk có ngôn ngữ sử dụng đa dạng, từ đó cho phép người dùng thiết lập host cùng cấu hình có sẵn.

5.2.3. Nhược điểm của Plesk

  • Giống như cPanel, Plesk cũng là phần mềm trả phí, không có gói trọn đời, tính chi phí theo hàng tháng/năm tùy thuộc vào số lượng tên miền bạn muốn lưu trữ trên Hosting.
  • Plesk không phải là mã nguồn mở, nên hạn chế về tính linh hoạt và sức mạnh hỗ trợ cộng đồng.

Hiện tại VinaHost cung cấp Windows hosting tích hợp bản quyền plesk với chi phí chỉ từ 15,000vnđ/tháng. Bạn có thể đăng ký để trải nghiệm trong 7 ngày hoàn toàn miễn phí.

Bạn có thể Tham khảo bảng giá License c Plesk Onyx ưu đãi tại VinaHost

5.2.4. Khi nào nên dùng Plesk?

Plesk tương thích cao với Windows. Trong số các control panel phổ biến nhất hiện nay là cPanel, Plesk và Directadmin, Plesk là phần mềm tương thích cao với Windows. Plesk hiện được đề xuất sử dụng cho Windows Server 2012 R2.

5.3. Phần mềm quản lý Hosting DirectAdmin

5.3.1. Phần mềm DirectAdmin là gì?

DirectAdmin là control panel hoạt động trên nền tảng Linux phục vụ cho mục đích quản trị shared hosting.

DirectAdmin không chỉ phù hợp cho người dùng cuối (end-user) và hosting provider mà còn hỗ trợ cả tài khoản hosting đại lý (hosting reseller).

DirectAdmin là control panel hoạt động trên nền tảng Linux
DirectAdmin là control panel hoạt động trên nền tảng Linux

Phần mềm quản lý hosting DirectAdmin sử dụng giao diện web trực quan, dễ dàng quản lý. So với cPanel có quá nhiều tính năng, dễ gây rối mắt thì giao diện quản lý File của DA khá đơn giản và dễ sử dụng.

5.3.2. Ưu điểm của DirectAdmin

  • Giao diện đơn giản, gọn gàng, đủ tính năng cần thiết, cho phép dễ dàng chuyển đổi giữa các loại tài khoản Administrator, Reseller, và user chỉ với 1 lần đăng nhập.
  • Giá License thấp so với cPanel, có bán gói trọn đời.
  • Chiếm dụng ít tài nguyên, phù hợp với nhiều hệ thống khác nhau từ hosting, VPS đến dedicated server.
  • Hoạt động ổn định, đáp ứng vận hành lâu dài của việc quản lý web server, đội ngũ support tốt.

5.3.3. Nhược điểm của DirectAdmin

  • Cần chú ý phân quyền quản trị chính xác để tránh gây ảnh hưởng đến việc quản lý.
  • Chỉ hỗ trợ HĐH Linux, không tương thích với dòng font unicode nên hạn chế với những file không dùng tiếng Anh.
  • Các tính năng của DirectAdmin không hoàn thiện như cPanel.
  • Là phần mềm trả phí.

Hiện tại VinaHost cung cấp hosting tích hợp sẵn DirectAdmin với chi phí chỉ từ 15,000vnđ/tháng. Bạn có thể đăng ký để trải nghiệm trong 7 ngày hoàn toàn miễn phí.

Bạn có thể Tham khảo bảng giá License DirectAdmin ưu đãi tại VinaHost

5.3.4. Khi nào nên dùng Direct Admin?

Direct Admin phù hợp với người dùng hướng tới sự đơn giản, tốc độ, ổn định hoặc có nhu cầu phân quyền sử dụng Administrator, Reseller và End-user.

5.4. Phần mềm quản lý Hosting ISPConfig

5.4.1. Phần mềm ISPConfig là gì?

ISPConfig là một phần mềm quản lý hosting free, sử dụng apache, nginx làm webserver chủ yếu. Tuy không phải là một công cụ với nhiều tính năng mới mẻ nhưng hiện tại ISPConfig vẫn sở hữu lượng người dùng ổn định nhờ khả năng vận hành trơn tru, ít lỗi.

ISPConfig hỗ trợ quá trình ảo hóa để có thể tạo và quản trị VPS. Đồng thời, người dùng có thể nhóm nhiều server để quản lý trong cùng control panel.

ISPConfig hỗ trợ quá trình ảo hóa để có thể tạo và quản trị VPS
ISPConfig hỗ trợ quá trình ảo hóa để có thể tạo và quản trị VPS

Phần mềm quản lý hosting ISPConfig giúp điều khiển và quản lý lưu trữ nhiều server dễ dàng thông qua giao diện web như máy chủ web, máy chủ email, cơ sở dữ liệu MySQL, máy chủ FTP và các máy chủ khác.

5.4.2. Ưu điểm của ISPConfig

  • Là phần mềm miễn phí.
  • Giao diện web trực quan thân thiện.
  • Cho phép quản lý nhiều máy chủ trên cùng một control panel.
  • Hỗ trợ tạo 4 loại tài khoản khác nhau bao gồm Admin, Reseller, User, Email Manager.

5.4.3. Nhược điểm của ISPConfig

  • Giao diện chưa chuyên nghiệp như cPanel hay các phần mềm trả phí khác
  • Không có nhiều tính năng.
  • hỉ hỗ trợ trên các hệ điều hành CentOS, Debian, Ubuntu, OpenSuse, Fedora.

5.4.4. Khi nào nên dùng ISPConfig?

ISPConfig phù hợp với người dùng cần phần mềm miễn phí để tạo và quản trị VPS và có nhu cầu quản lý nhiều máy chủ trên cùng một control panel.

>>> Đăng ký [VPS FREE] – Dùng Thử VPS hoàn toàn miễn phí tại VinaHost

5.5. Phần mềm quản lý Hosting VestaCP

5.5.1. Phần mềm VestaCP là gì?

VestaCP (viết tắt của Vesta Control Panel) là một phần mềm quản lý hosting, VPS mã nguồn mở miễn phí.

VestaCP được sử dụng để quản lý nhiều trang web trên hosting, và thực hiện các tác vụ cơ bản như tạo và quản lý tài khoản email, domain, tài khoản FTP, cơ sở dữ liệu, DNS recoed…

VestaCP là phần mềm quản lý hosting miễn phí với giao diện trực quan thân thiệ
VestaCP là phần mềm quản lý hosting miễn phí với giao diện trực quan thân thiện

VestaCP được viết bằng ngôn ngữ bash, tương thích với nền tảng máy chủ Linux. VestaCP tương thích với các HĐH Debian 7,8,9 RHEL / CentOS 5,6,7 Ubuntu 12.04- 18.04. VestaCP có giao diện trực quan, dễ sử dụng ngay cả với những người dùng mới.

Đó cũng là lý do biến VestaCP trở thành một những hosting control panel được sử dụng nhiều nhất hiện nay.

5.5.2. Ưu điểm của VestaCP

  • Là phần mềm miễn phí.
  • Giao diện trực quan thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng.
  • Được tích hợp sẵn WHMCS phù hợp với các hosting provider.
  • Bảo mật cao với tính năng giám sát hệ thống và chứng chỉ SSL, antivirus, antispam, sao lưu nhanh.
  • Tự động cập nhật phiên bản mới.

5.5.3. Nhược điểm của VestaCP

  • Không thể tùy chỉnh hoặc cấu hình một số tính năng nâng cao như các control panel trả phí khác, dẫn đến hạn chế tính linh hoạt của người dùng.
  • Độ phổ biến không cao như cPanel hoặc Plesk, do đó không có nhiều tài liệu hướng dẫn và sức mạnh hỗ trợ từ cộng đồng.

5.5.4. Khi nào nên dùng VestaCP?

VestaCP phù hợp với người dùng sử dụng website viết bằng ngôn ngữ PHP, cơ sở dữ liệu MySQL; Các dịch vụ Mail server, Webmail, dịch vụ về DNS.

Ngoài ra VestaCP cũng đáp ứng nhu cầu cấu hình backup tự động hoặc thủ công, restore lại dữ liệu cho từng ứng dụng cụ thể; Cấu hình firewall cho server; Chia sẻ tài nguyên, phân quyền cho từng người dùng; Sử dụng dịch vụ FTP để upload, download…

5.6. Phần mềm quản lý Hosting Kloxo

5.6.1. Phần mềm Kloxo là gì?

Kloxo là một phần mềm quản lý hosting miễn phí viết bằng mã nguồn mở, phù hợp với các dòng máy chủ chạy Linux như Red Hat và CentOS. Trước đây, KLOXO thường được gọi bằng cái tên khác là Lxadmin.

Phần mềm Kloxo phù hợp với mã nguồn Linux và hoàn toàn miễn phí
Phần mềm Kloxo phù hợp với mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí

Trước đây, bên cạnh các control panel trả phí như Cpanel, Direct Admin… thì Kloxo là phần mềm quản lý hosting miễn phí đầy đủ và hoạt động khá tốt.

Với chính sách miễn phí hoàn toàn  Kloxo là giải pháp phù hợp để quản trị VPS Linux, Dedicated server nhằm tiết kiệm chi phí.

5.6.2. Ưu điểm của Kloxo

Đây là mã nguồn mở miễn phí. KLOXO cho phép người dùng sử dụng miễn phí khoảng 40 tên miền, sau đó sẽ tính phí. Người dùng chỉ nên chạy KLOXO cho một số tên miền nhất định để đem lại hiệu quả cao nhất mà vẫn tiết kiệm chi phí.

5.6.3. Nhược điểm của Kloxo

Hiện tại, Kloxo (Kloxo MR) đã cũ và lỗi thời nên có khả năng ẩn chứa nhiều nguy cơ bảo mật.

5.6.4. Khi nào nên dùng Kloxo?

Nếu vẫn muốn dùng phần mềm miễn phí, bạn có thể cân nhắc thay thế Kloxon bằng aaPanel hoặc Cyber Panel.

5.7. Phần mềm quản lý Hosting CyberPanel

5.7.1. Phần mềm CyberPanel là gì?

CyberPanel là một hosting control panel hiệu quả và hoàn toàn miễn phí. CyberPanel hỗ trợ ngôn ngữ Tiếng Việt sử dụng OpenLiteSpeed – một web server mã nguồn mở của LiteSpeed Web Server EnterPrise làm webserver.

CyberPanel hỗ trợ hai phiên bản, bao gồm CyberPanel và CyberPanel Ent.

CyberPanel là một hosting control panel hoàn toàn miễn phí
CyberPanel là một hosting control panel hoàn toàn miễn phí

5.7.2. Ưu điểm của CyberPanel

  • CyberPanel tích hợp sẵn với OpenLiteSpeed, đem đến tốc độ, độ bảo mật và tin cậy cao.
  • Hoàn toàn miễn phí, không giới hạn số lượng miền và quy trình thao tác.

5.7.3. Nhược điểm của CyberPanel

  • LiteSpeed Web Server Enterprise chỉ miễn phí cho 1 tên miền. Nếu bạn cần sử dụng nhiều tên miền hơn thì cần phải mua thêm.
  • Chỉ cài đặt được các phần mềm, ứng dụng được hỗ trợ bởi CyberPanel và HĐH Linux.
  • Nếu phát triển thêm các tính năng addon riêng, khi chuyển hosting sang nhà cung cấp khác, bạn phải cài đặt và cấu hình lại từ đầu.

5.7.4. Khi nào nên dùng CyberPanel?

Đối với những ai không quen thuộc với Command Line thì CyberPanel là một lựa chọn tốt hơn vì nó rất dễ sử dụng.

5.8. Phần mềm quản lý Hosting AApanel

5.8.1. Phần mềm AApanel là gì?

aaPanel là một control panel miễn phí, mang lại sự giản tiện hơn cho việc cài đặt, quản trị VPS, server. aaPanel cho phép người dùng quản lý server với giao diện GUI đơn giản. Từ đó, người dùng có thể tiết kiệm nhiều thời gian quản trị hệ thống để tập trung phát triển ứng dụng.

Hosting control panel aaPanel phù hợp để cài đặt cho những VPS có cấu hình thấp
Hosting control panel aaPanel phù hợp để cài đặt cho những VPS có cấu hình thấp

Thông qua aaPanel, bạn có thể dễ dàng cài đặt một server web chạy mô hình LNMP/LAMP chỉ bằng một số thao tác đơn giản.

Với phần mềm quản lý hosting aaPanel, người dùng có thể tùy ý thực hiện các tác vụ cấu hình bảo mật VPS, Webserver như chỉnh sửa cấu hình PHP, Webserver trực tiếp trên giao diện, quản lý tập tin với File Manager…

5.8.2. Ưu điểm của Aapanel

  • Không tiêu tốn nhiều tài nguyên, chỉ yêu cầu VPS Linux 512MB RAM tối thiểu để có thể cài đặt.
  • Giao diện trực quan, thân thiện, dễ dàng sử dụng, cài đặt với các thao tác đơn giản.
  • Hỗ trợ backup website lên Google Drive, Amazon S3, FTP…
  • Nhiều tài liệu để tham khảo và được hỗ trợ từ cộng đồng người dùng rộng lớn.
  • Có sẵn thư viện App Store giúp dễ dàng cài đặt Redis, Memcached, Google Drive…
  • Hỗ trợ code editor tiện lợi và nhanh chóng.

5.8.3. Nhược điểm của Aapanel

  • Chưa hỗ trợ tính năng phân quyền người dùng, do đó bạn chỉ có thể truy cập vào control panel thông qua một tài khoản duy nhất.
  • Vì aaPanel là một control panel còn khá mới nên chỉ hỗ trợ cho một số chức năng cơ bản như quản lý web, Database, FTP và File…
  • Cấu hình thiết lập sẵn cho MySQL/MariaDB hơi cao nên có thể gây ra tình trạng MySQL tự tắt mà không thể khởi động lại được. Nếu xảy ra trường hợp này, bạn cần vào thiết lập lại cấu hình MySQL/MariaDB thấp hơn để hạn chế lỗi phát sinh.

5.8.4. Khi nào nên dùng AaPanel?

Hosting control panel aaPanel phù hợp để cài đặt cho những VPS có cấu hình thấp, đáp ứng nhu cầu vừa đủ cho mục đích sử dụng cá nhân. Nếu yêu cầu cấu hình cao hơn, người dùng cần phải lựa chọn một giải pháp control panel khác.

5.9. Phần mềm quản lý Hosting zPanel

5.9.1. Phần mềm zPanel là gì?

Zpanel là một trong những hosting control Panel có giao diện khá trực quan và thân thiện với người dùng.

Được cung cấp hoàn toàn miễn phí, đây là giải pháp phù hợp cho người dùng mới làm quen với bảng điều khiển hosting nhưng vẫn cung cấp đầy đủ tính năng quản lý các gói hosting cần thiết.

Zpanel đã được phát triển và đổi tên thành Sentora
Zpanel đã được phát triển và đổi tên thành Sentora

Với zPanel, bạn có thể tự do thực hiện các tác vụ thông thường như thêm domain, database, quản lý email account, quản lý tên miền, quản lý tài khoản FTP, phân chia tài nguyên, băng thông hosting…

5.9.2. Ưu điểm của zPanel

  • Hoàn toàn miễn phí.
  • Dễ dàng cài đặt nhanh chóng, không tiêu tố nhiều tài nguyên.
  • Giao diện thân thiện, trực quan cho người dùng mới quản trị VPS.
  • Tập trung chủ yếu vào các chức năng cơ bản như quản trị domain, MySQL, cấu hình Apache, backup, mail,…
  • Cung cấp tính năng phân chia quyền, quản trị người dùng (reseller, user)

5.9.3. Nhược điểm của zPanel

  • Chỉ hỗ trợ quản lý file bằng FTP, không hỗ trợ quản lý file. Người dùng không thể giải nén file hay thao tác dữ liệu trên host thông qua giao diện của website. Đôi khi có thể bị lỗi FTP user.
  • Tốn thời gian đợi server cập nhật từ 10 đến 30 phút sau khi add thêm domain.
  • Các tiện ích thống kê còn chưa hoàn chỉnh, chưa hỗ trợ tích hợp với LiteSpeed và NGHIX.
  • Không hỗ trợ cài đặt phần mềm mới

5.9.4. Khi nào nên dùng Zpanel?

  • Zpanel đã được phát triển và đổi tên thành Sentora. Hiện tại, các phiên bản cũ của Zpanel đã lỗi thời và ẩn chứa nhiều lỗi bảo mật. Người dùng nên thay thế Zpanel bằng Sentora.
  • Zpanel có thể dùng để thay thế cho phần quản trị Kloxo và Webmin.

5.10. Phần mềm quản lý Hosting Coudpanel

5.10.1. Phần mềm Cloudpanel là gì?

CloudPanel là một VPS control Panel cho phép cấu hình và quản lý VPS/server. Đây là một phần mềm quản lý miễn phí dùng nginx làm webserver. Với các tính năng quản trị cơ bản, CloudPanel tập trung vào tính đơn giản, dễ sử dụng.

CloudPanel là một VPS control Panel cho phép cấu hình và quản lý VPS/server
CloudPanel là một VPS control Panel cho phép cấu hình và quản lý VPS/server

CloudPanel tích hợp Cloudflare, hỗ trợ tất cả các cloud cơ bản, hỗ trợ cho X86 và ARM. CloudPanel có hiệu suất cao, sẵn sàng hoạt động trong vòng 1 phút từ khi khởi tạo.

5.10.2. Ưu điểm của Cloudpanel

  • Hoàn toàn miễn phí.
  • Giao diện trực quan, dễ sử dụng.
  • Có cộng đồng hỗ trợ rộng lớn.
  • Bảo mật cao, được tích hợp chứng chỉ SSL/TLS miễn phí.

5.10.3. Nhược điểm của Cloudpanel

  • Tính linh hoạt không cao, chỉ hỗ trợ HĐH Ubuntu hoặc
  • Hiệu suất cao, tốn tài nguyên để chạy.

5.10.4. Khi nào nên dùng CloudPanel?

CloudPanel phù hợp với các website chạy Static Websites, PHP, Node. Js và Python ứng dụng công nghệ High-Performance.

>>> Xem thêm Cách Khắc Phục Website WordPress Bị Hack Với Wordfence

5.11. Phần mềm quản lý Hosting Control WebPanel

5.11.1. Phần mềm Control WebPanel (CWP) là gì?

Tương tự Cpanel hay Direct Admin, CWP cho phép người dùng quản lý ứng dụng cũng như các thành phần của VPS thông qua giao diện web đơn giản, dễ sử dụng.

Sau khi cài đặt xong, CWP cung cấp cho người dùng một bộ LAMP gồm Apache + Nginx, MySQL/ MariaDB, PHP để sẵn sàng tạo website với mã nguồn WordPress, Joomla, Nuke.

CWP cho phép người dùng quản lý VPS thông qua giao diện web đơn giản
CWP cho phép người dùng quản lý VPS thông qua giao diện web đơn giản

Phần mềm quản lý hosting CWP được sử dụng rất phổ biến bởi cả người dùng cá nhân lẫn hosting provider.

5.11.2. Ưu điểm của CWP

  • Hỗ trợ rất nhiều tính năng và các phần mềm bên thứ ba như các control panel trả phí như LiteSpeed Webserver Enterprise, Softaculous, CloudLinux, Varnish Cache, FFMPEG, ShoutCast.
  • Cho phép phân quyền người dùng.
  • Dễ dàng chuyển đổi kiểu webserver chỉ với một thao tác đơn giản. Người dùng có thể tự do tùy chọn NGINX Proxy + Apache + PHP, NGINX + PHP-FPM, NGINX + PHP-FPM + Varnish,…
  • Cung cấp các tính năng email server và DNS server chuyên nghiệp.

5.11.3. Nhược điểm của CWP

  • CWP là khá nặng và tốn tài nguyên vì sự đa dạng tính năng của nó.
  • Các tính năng nổi bật chỉ áp dụng cho phiên bản trả phí.

5.11.4. Khi nào nên dùng CWP?

CWP bản miễn phí phù hợp với các khách hàng cá nhân. Các nhà cung cấp dịch vụ Web Hosting giá rẻ có thể sử dụng bản trả phí cho VPS của mình để cung cấp cho khách hàng.

5.12. Phần mềm quản lý Hosting Cockpit

5.12.1. Phần mềm Cockpit là gì?

Cockpit là một Hosting control panel mã nguồn mở chạy trên nền tảng Linux. Cockpit cho phép người dùng có thể thay đổi cấu hình các dịch vụ trong server mà không tốn nhiều tài nguyên cho một trang web.

Phần mềm quản lý hosting Cockpit đem đến cho bạn khả năng kiểm soát và giám sát nhiều server cùng một lúc. Tại giao diện quản trị của Cockpit, bạn có thể thực hiện các tác vụ quản lý máy ảo như khởi động container, quản lý bộ nhớ, định cấu hình mạng, check log…

Cockpit là một Hosting control panel mã nguồn mở chạy trên nền tảng Linux
Cockpit là một Hosting control panel mã nguồn mở chạy trên nền tảng Linux

Ngoài ra, Phần mềm quản lý hosting Cockpit còn cho phép người dùng:

  • Quản lý tài khoản người dùng thực hiện các chứ năng thêm người dùng, xóa, khóa, gán vai trò quản trị viên, đặt mật khẩu,…
  • Quản lý trạng thái dịch vụ như bắt đầu, ngừng, khởi động lại, vô hiệu hóa, khởi động lại,…
  • Quản lý network và tường lửa.
  • Xem lại nhật ký hệ thống, tạo báo cáo chẩn đoán.
  •  Cập nhật phần mềm.
  • Quản lý chính sác SELinux.

 5.12.2. Ưu điểm của Cockpit

  • Hoàn toàn miễn phí.
  • Giao diện web đơn giản, dễ sử dụng bởi thao tác trên web browser và dùng chuột hoặc chuyển đổi sử dụng terminal khi muốn.
  • Không tốn nhiều tài nguyên, cài đặt dễ dàng.
  • Dễ dàng start các container, quản lý lưu trữ, cấu hình mạng và kiểm tra nhật ký.
  • Thân thiện với những người sử dụng Linux
  • Hỗ trợ đa số các hệ điều hành Linux như: CentOS, Debian, Ubuntu, Fedora, Redhat,…

5.12.3. Nhược điểm của Cockpit

Phần mềm quản lý hosting Cockpit là một công cụ mạnh và nhẹ có thể giúp người dùng định cấu hình hệ thống của họ nhanh hơn.

Tuy nhiên, Cockpit không thay thế được các công cụ quản lý cấu hình như Ansible, mà tập trung giúp đơn giản hóa các tác vụ thông thường.

5.12.4. Khi nào nên dùng Cockpit?

Cockpit được thiết kế để quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn là các ứng dụng web. Nó phù hợp hơn cho người dùng có kỹ năng và quen thuộc với thiết bị đầu – cuối.

5.13. Phần mềm quản lý Hosting Ajenti

5.13.1. Phần mềm Ajenti là gì?

Ajenti là phần mềm quản lý hosting dựa trên web nguồn mở, được ứng dụng để thực hiện các tác vụ quản trị máy chủ. Ajenti cho phép người dùng cài đặt các gói và chạy các lệnh.

Người dùng có thể xem thông tin tài nguyên cơ bản của máy chủ như RAM, SSD,… đang được sử dụng thông qua giao diện web.

Ajenti là phần mềm quản lý hosting dựa trên web nguồn mở
Ajenti là phần mềm quản lý hosting dựa trên web nguồn mở

Phần mềm quản lý hosting Ajenti cung cấp một số tính năng nổi bật sau:

  • Xác thực Pluggable và ủy quyền Firewall.
  •  Layout đáp ứng đầy đủ.
  • Thông báo, phương thức và cập nhật trực tiếp.
  • GUI dựa trên AngularJS của Google
  •  Giao diện người dùng dựa trên AJAX.

5.13.2. Ưu điểm của Ajenti

  • Giao diện dễ nhìn và được ghi chép đầy đủ.
  •  Hỗ trợ nhiều hệ điều hành, dễ dàng cài đặt các ứng dụng Python, Ruby, PHP và Node.js.

5.13.3. Nhược điểm của Ajenti

  • Plugin Ajenti-v không tương thích với các phiên bản hiện tại của hệ điều hành như CentOS 7.x và Ubuntu 18.04.
  • Bạn nên kiểm tra các bản cập nhật chính thức để biết nên lựa chọn bản cập nhật nào cho phù hợp với hệ thống của mình.

5.13.4. Khi nào nên dùng Pluginjenti-V?

Pluginjenti-V là điều kiện cần thiết để lưu trữ và tạo trang Web, tài khoản email và cơ sở dữ liệu trên server Ajenti.

5.14. Phần mềm quản lý Hosting Webmin

5.14.1. Phần mềm Webmin là gì?

Webmin là một control panel dành cho các nhà quản trị hệ thống quản lý các Unix server.

Webmin được xây dựng bởi nguồn mở miễn phí, phù hợp để quản trị hệ thống cho Linux. Control panel này cho phép người dùng quản lý mọi mặt của VPS hoặc dedicated server thông qua giao diện đồ họa thay vì CLI.

Phần mềm quản lý hosting Webmin hoạt động như một ứng dụng cơ bản trên server, hỗ trợ người dùng thực hiện cấu hình các ứng dụng như FTP, ssh, mail, Web, database và các tính năng khác.

Webmin cho phép người dùng định cấu hình bên trong HĐH như users, mức đĩa, dịch vụ hoặc file cấu hình, cũng như sửa đổi và kiểm soát các ứng dụng nguồn mở, như Máy chủ HTTP Apache, PHP, MySQL…

Webmin là một control panel dành cho các nhà quản trị hệ thống quản lý các Unix server.
Webmin là một control panel dành cho các nhà quản trị hệ thống quản lý các Unix server.

Phần mềm quản lý hosting Webmin là một công cụ quản trị hệ thống web-based cho các hệ thống giống Unix. Các phiên bản gần đây của Webmin cũng đã có thể được cài đặt và chạy trên HĐH Windows.

5.14.2. Ưu điểm của Webmin

  • Webmin được xây dựng xung quanh các modules, có giao diện với các tệp cấu hình và server. Do vậy, người dùng dễ dàng thêm chức năng mới bằng việc tạo thêm các modules phù hợp.

5.14.3. Nhược điểm của Webmin

  • Phần mềm quản lý hosting Webmin đã bị xóa khỏi một số bản phân phối GNU/Linux vì không tương thích với cách các gói của các bản phân phối đó xử lý các tệp cấu hình. Từ đó dẫn đến sự cố không mong muốn với các hệ thống.

5.14.4. Khi nào nên dùng Webmin?

  • Webmin được sử dụng phổ biến trên các bản phân phối Linux/Unix (Debian, Gentoo, Solaris).

5.15. Phần mềm quản lý Hosting InterWorx

5.15.1. Phần mềm InterWorx là gì?

InterWorx Hosting Control Panel vừa là là một web hosting và vừa là phần mềm quản lý hệ thống Linux server. InterWorx cung cấp các công cụ quản lý cho nhà quản trị hệ thống và công cụ hỗ trợ giám sát website dành cho enduser.

InterWorx bao gồm hai modules là NodeWorx để quản lý server và SiteWorx để quản lý các website và tên miền.

Phần mềm quản lý hosting Interworx hỗ trợ cài đặt plugin và giúp quản trị viên quản lý ứng dụng trên hệ thống một cách toàn diện. Nó cũng có khả năng định cấu hình FTP, Firewall, DNS, SSL và một số chức năng quan trọng khác.

InterWorx bao gồm hai modules là NodeWorx và SiteWorx
InterWorx bao gồm hai modules là NodeWorx và SiteWorx

Bên cạnh đó, phần mềm quản lý hosting InterWorx có hỗ trợ dựa trên ứng dụng, bao gồm Apache, PHP, MySQL, Perl và Djbdns (DNS) và cũng có hỗ trợ dựa trên email, bao gồm các dịch vụ POP3 và IMAP, SMTP sử dụng Gmail.

5.15.2. Ưu điểm của InterWorx

  • CLI, API và hỗ trợ cho các plugin
  • Nhận thông báo khi có sự cố
  • Phân cụm để có tính khả dụng cao
  • Quản lý sử dụng băng thông
  •  Quản lý các bản sao lưu

5.15.3. Nhược điểm của InterWorx

  •  Là phần mềm trả phí

5.15.4. Khi nào nên dùng Interworx?

Interworx phù hợp với người dùng cần công cụ tiện dụng để quản lý VPS một cách hiệu quả.

5.16. Phần mềm quản lý Hosting SolidCP

5.16.1. Phần mềm SolidCP là gì?

SolidCP là một control panel tự động hóa hoàn chỉnh trên các server thông qua một giao diện web duy nhất. SolidCP cung cấp nhiều tính năng hữu ích và hiệu quả, vận hành trên nền tảng mã nguồn mở mạnh mẽ, linh hoạt.

SolidCP giúp quản trị viên quản lý kiến trúc hạ tầng hosting từ một cổng trung tâm và kiểm soát nhiều ứng dụng server khác một cách dễ dàng.

SolidCP là một control panel tự động hóa hoàn chỉnh trên các server
SolidCP là một control panel tự động hóa hoàn chỉnh trên các server

Phần mềm quản lý hosting SolidCP cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát đối với các ứng dụng máy chủ bao gồm IIS, SQL Server, MySQL, MariaDB, Microsoft 365, Webdav, và triển khai Hyper-V.

5.16.2. Ưu điểm của SolidCP

  • Mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí.
  • Sử dụng tự do và được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

5.16.3. Nhược điểm của phần mềm quản lý hosting SolidCP

  • Tính linh hoạt không cao, tương thích với HĐH Windows

5.16.4. Khi nào nên dùng SolidCP?

SolidCP là bảng điều khiển Hosting mã nguồn mở phù hợp với máy chủ Windows. Nó cung cấp cho người dùng quyền kiểm soát hoàn toàn cùng những tác vụ đơn giản với các máy chủ IIS, SQL Server, MySQL, Microsoft Exchange,… để giúp tự động hóa việc vận hành nhiều tác vụ khác nhau trên nhiều VPS.

5.17. Phần mềm quản lý Hosting Controller

5.17.1. Phần mềm Controller là gì?

Hosting Controller là một control panel tự động hóa dành cho các nhà cung cấp dịch vụ hosting và các dịch vụ hosting chạy trên nền điện toán đám mây.

Phần mềm quản lý hosting Hosting Controller có tính linh hoạt cao, Hỗ trợ Cross-Platform, cho phép người dùng quản trị cả hosting Window và Linux.

Với Hosting Controller, người dùng có thể tạo và quản lý các trang web, email, tài khoản FTP, DNS, database, SSL, cấp quyền thư mục…..một cách dễ dàng.

Hosting Controller quản trị cả hosting Window và Linux
Hosting Controller là phần mềm quản lý hosting dành cho cả hosting Window và Linux

Hosting Controller cung cấp một bộ ứng dụng của bên thứ ba bao gồm hệ thống quản trị nội dung, blog, giải pháp ecomerce, forum, xây dựng website, thư viện hình ảnh… cho phép bạn cấu hình trên mỗi website.

>>> Xem thêm Mẫu thiết kế Website 3D (website 360 độ) giúp doanh nghiệp tăng chuyển đổi

5.17.2. Ưu điểm của Controller

  • Tính linh hoạt cao, hỗ trợ cả Windows và Linux.
  • Giao diện quản trị trực quan.

5.17.3. Nhược điểm của Controller

  • Có thể khó thao tác cho người dùng mới.

5.17.4. Khi nào nên dùng Hosting Controller?

Hosting Controller cho phép các nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng của họ và có thể phát triển dịch vụ xây dựng Website chuyên nghiệp.

5.18. Phần mềm quản lý Hosting CentOS

5.18.1. CentOS là gì?

CentOS (Community Enterprise Operating System) được biến đến là một HĐH miễn phí được phát triển dựa trên mã nguồn mở Linux.

CentOS có khả năng tương thích với phần lớn các phần mềm chạy trên Linux. Có thể nói, đây là một trong những những bản phân phối Linux tốt nhất tính đến thời điểm hiện tại. Nó tạo ra một môi trường sử dụng rất đơn giản giống tương tự như desktop.

Người dùng có thể tùy chỉnh dễ dàng với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ cộng đồng và Red Hat. Do có tính tương đồng với RHEL nên CentOS là một môi trường rất tốt để lập trình.

CentOS có khả năng tương thích với phần lớn các phần mềm chạy trên Linux
CentOS có khả năng tương thích với phần lớn các phần mềm chạy trên Linux

CentOS có khả năng tùy biến cao, vận hành an toàn và ổn định. Điều này đã khiến CentOS trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều người dùng.

5.18.2. Ưu điểm của CentOS

  • Có nhiều cấp độ bảo mật, là sự lựa chọn an toàn cho doanh nghiệp.
  • Nhiều tính năng hỗ trợ được phát triển và xây dựng từ chính cộng đồng.
  • Vận hành tốt, mượt mà trên các mainframe, đặc biệt là GUI, KDE, GNOME,…
  • Được Red Hat cung cấp nhiều mã nguồn và trình quản lý gói RPM.

5.18.3. Nhược điểm của CentOS

  • Mức độ thân thiện với người dùng không cao.
  • Tương thích kém với những tác vụ về game và các lĩnh vực giải trí khác.
  • CentOS kém linh hoạt hơn Ubuntu về mặt hỗ trợ kỹ thuật.
  • Chưa có control panel quản lý riêng..

5.18.4. Khi nào nên dùng CentOS?

CentOS thích hợp với những ai đang muốn tìm kiếm giải pháp miễn phí nhằm thay thế RHEL hoặc các công việc liên quan đến lập trình.

5.19. Phần mềm quản lý Hosting Sentora

5.19.1. Phần mềm Sentora là gì?

Tương tự như Cpanel, Sentora là một control panel quản trị VPS. Zpanel chính là tiền thân của Sentora. Phần mềm Sentora được đánh giá cao bởi cả người dùng lẫn chuyên gia trong lĩnh vực Hosting Providers.

Sử dụng phần mềm quản lý hosting Sentora giúp bạn quản trị VPS thông qua giao diện trực quan hơn. Sentora được xây dựng trên mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí.

Tương tự như Cpanel, Sentora là một control panel quản trị VPS
Tương tự như Cpanel, Sentora là một control panel quản trị VPS

Phần mềm quản lý hosting Sentora hỗ trợ thiết lập tài khoản cho nhiều người dùng và có thể tạo Reseller Account.

Người dùng có thể thay đổi giao diện, brand name, quản lý số lượng domain của từng tài khoản, quản lý dung lượng, bộ nhớ, băng thông, mail box…

5.19.2. Ưu điểm của Sentora

  • Hoàn toàn miễn phí.

5.19.3. Nhược điểm của Sentora

  • Không nhiều tính năng đa dạng như cPanel.

5.19.4. Khi nào nên dùng Sentora?

Sentora là một trong các phần mềm quản trị có chức năng và chi phí phù hợp cho các SMEs và cả các doanh nghiệp lớn.

5.20. Phần mềm quản lý Hosting Virtualmin

 5.20.1. Phần mềm Virtualmin là gì?

Virtualmin là một phần mềm quản lý hosting phổ biến cho hệ thống Linux và BSD, cho phép người dùng host các trang web theo domain. Virtualmin cung cấp cho quản trị viên và người dùng cuối giao diện quản trị thân thiện, dễ sử dụng.

Virtualmin cho phép người dùng thực hiện các tác vụ quản lý domains, mailboxes, cơ sở dữ liệu, ứng dụng… Khi cài đặt Virtualmin, bạn sẽ được cung cấp các tính năng hoàn chỉnh của web hosting như web, tên miền, email, DNS…

Virtualmin cũng cho phép người dùng quản lý nhiều VPS
Virtualmin cũng cho phép người dùng quản lý nhiều VPS

Virtualmin cũng cho phép người dùng quản lý nhiều VPS. Bạn có thể quản lý các kho lưu trữ Apache, Nginx, PHP, DNS, MySQL, PostgreSQL, mailboxes, FTP, SSH, SSL, Subversion / Git.…

Virtualmin cũng cung cấp cho người dùng một số tính năng như xác thực 2 lớp, xác thực LDAP, quản lý dòng lệnh và nhiều tính năng nâng cao khác.

5.20.2. Ưu điểm của phần mềm quản lý hosting Virtualmin

  • Giao diện người dùng rất dễ sử dụng.
  • Có cung cấp bản miễn phí.
  • Nhẹ, không tốn nhiều tài nguyên, bảo mật tốt.

5.20.3. Nhược điểm của Virtualmin

  • Virtualmin cung cấp cả license miễn phí và trả phí. Gói miễn phí sẽ không có nhiều tính năng như gói trả phí.

5.20.4. Khi nào nên dùng Virtulmin?

Virtualmin là một phần mềm quản lý hosting thích hợp để vận hành một hoặc nhiều website mà không tốn kém thêm nhiều chi phí. Do vậy, nó rất phù hợp với người dùng cá nhân.

6. Kết luận

Phần mềm quản lý hosting chính là công cụ giúp nhà quản trị hệ thống và doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể thời gian, công sức và nâng cao hiệu quả quản lý hosting. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phần mềm quản lý hosting phù hợp nhất với mô hình doanh nghiệp của mình!

Đánh giá
5/5 - (2 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem