[2025] Hosting là gì? | Tổng hợp kiến thức về Web Hosting [A-Z]

Hosting là yếu tố đóng vai trò chen chốt, giúp một website/phần mềm/ứng dụng… hoạt động trên môi trường Internet. Tuy nhiên trên thị trường hiện nay có rất nhiều gói Hosting phù hợp với từng nhu cầu lưu trữ khác nhau của người dùng. Người mới bắt đầu rất khó lựa chọn được dịch vụ tốt nhất cho mình. VinaHost sẽ giúp bạn giải quyết khúc mắc này với bài viết Hosting là gì? Tổng hợp kiến thức cần biết khi mua Web Hosting? Cùng theo dõi nhé!

1. Hosting là gì?

Hosting hay web hosting là gì? Hosting là dịch vụ cung cấp không gian trên một máy chủ (server) để lưu trữ các tập tin và dữ liệu của trang web, cho phép trang web của bạn có thể truy cập từ mọi nơi trên thế giới thông qua internet. Khi bạn mua dịch vụ hosting, bạn đang thuê một phần dung lượng của máy chủ để lưu trữ các tập tin cần thiết để trang web của bạn hoạt động, như HTML, CSS, hình ảnh, video, và cơ sở dữ liệu.

Sử dụng hosting giúp cá nhân, tổ chức lưu trữ và chia sẻ thông tin trực tuyến một cách dễ dàng và hiệu quả thông qua mạng Internet.

Nói một cách dễ hiểu, nếu xem website là ngôi nhà, tên miền là địa chỉ nhà thì hosting chính là mảnh đất mà ngôi nhà tọa lạc.

Tùy thuộc vào ngân sách và nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn các loại hosting khác nhau như Shared hosting, Dedicated hosting, VPS hosting và Cloud hosting.

Hosting là gì
Nếu website được ví như ngôi nhà thì Hosting chính là mảnh đất xây nên ngôi nhà đó.

Xem thêm: SSD Hosting là gì | So sánh SSD Hosting & HDD Hosting

2. Cách thức hoạt động của Web Hosting

2.1. Đối với khách hàng

Mục đích chính của việc đăng ký webhost là gì? Đối với khách hàng, việc sử dụng Web Hosting bắt đầu bằng việc lựa chọn một gói hosting phù hợp với nhu cầu của họ, như dung lượng lưu trữ, băng thông, và các tính năng hỗ trợ khác (SSL, cơ sở dữ liệu, email,…). Sau khi chọn hosting, khách hàng sẽ được cấp quyền truy cập vào bảng điều khiển quản lý (Control Panel) để tải lên và quản lý các tập tin của trang web, cài đặt ứng dụng, quản lý cơ sở dữ liệu, và theo dõi hiệu suất trang web.

Để lưu trữ và vận hành website, người dùng cần đẩy toàn bộ dữ liệu (các file văn bản, file đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, video, source code…) lên hosting.

Sau đó, người dùng sẽ tiếp tục trỏ tên miền về địa chỉ IP của hosting để website được hoạt động với tên miền chính thức. Để truy cập vào website, user chỉ cần gõ tên miền lên trình duyệt, browser sẽ nhận thông tin về dữ liệu và server tiến hành duyệt web.

Khách hàng quan tâm đến việc bảo vệ dữ liệu của họ khỏi các cuộc tấn công mạng và đảm bảo rằng trang web của họ hoạt động nhanh chóng, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng cuối. Đối với họ, một dịch vụ hosting tốt sẽ giúp giảm thời gian phản hồi trang web và cung cấp các biện pháp bảo mật như SSL và tường lửa.

Trải nghiệm công cụ bảo mật WAF miễn phí 

Hosting là gì
Hosting website hoạt động được cần sự kết hợp từ nhà cung cấp hosting và người thuê hosting.

2.1. Đối với nhà cung cấp Web Hosting

Vậy đối với nhà cung cấp Hosting thì vai trò của web host là gì? Nhà cung cấp Web Hosting sẽ chịu trách nhiệm duy trì và quản lý cơ sở hạ tầng máy chủ, bao gồm phần cứng (máy chủ vật lý, ổ đĩa cứng, mạng) và phần mềm (hệ điều hành, phần mềm quản lý máy chủ). Họ đảm bảo rằng các tài nguyên này luôn hoạt động ổn định và có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Nói một cách dễ hiểu, nhà cung cấp hosting sẽ mua server, kết nối Internet và chia sẻ không gian lưu trữ trên server thành nhiều Hosting. Mỗi tài khoản Hosting Website sẽ cùng chia sẻ tài nguyên trên một máy chủ vật lý (dedicated server) và có thể lưu trữ được một hoặc nhiều website tùy vào giới hạn tài nguyên của từng gói dịch vụ.

Nhà cung cấp cần cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng thông qua các kênh như email, điện thoại, chat, hoặc hệ thống ticket. Họ cũng cần đảm bảo rằng các vấn đề của khách hàng được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả, đồng thời cung cấp tài liệu và hướng dẫn để khách hàng tự quản lý hosting của mình.

Để đảm bảo rằng trang web của khách hàng tải nhanh và hoạt động ổn định, nhà cung cấp web hosting phải liên tục theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống. Họ cũng cần phải cập nhật phần mềm và nâng cấp phần cứng thường xuyên khi cần thiết để duy trì chất lượng dịch vụ.

Xem thêm: [Tổng Hợp] 12+ nhà cung cấp Hosting Việt Nam tốt nhất

3. Phân loại web hosting phổ biến hiện nay

Hiện tại trên thị trường có nhiều loại hosting với các tính năng cũng như ưu và nhược điểm riêng. Bạn có thể chọn giải pháp phù hợp nhất với mình tùy theo nhu cầu và ngân sách.

3.1. Shared hosting là gì?

Hosting là gì
Các shared hosting cùng chia sẻ tài nguyên máy chủ.

Shared Hosting là hình thức hosting trong đó nhiều website chia sẻ cùng một máy chủ vật lý và tài nguyên như CPU, RAM, và băng thông. Điều này giúp giảm chi phí vì tài nguyên được phân chia giữa nhiều người dùng.

Shared Hosting thường được sử dụng cho các website nhỏ hoặc cá nhân có lưu lượng truy cập thấp. Mặc dù có chi phí thấp, nhưng hiệu suất và bảo mật của shared hosting có thể bị ảnh hưởng do tài nguyên bị chia sẻ.

Xem thêm: So sánh Cloud Hosting và Shared Hosting chi tiết

3.2. VPS hosting là gì?

Hosting là gì
VPS là dịch vụ máy chủ ảo riêng độc lập.

VPS Hosting cung cấp một máy chủ ảo riêng biệt trên cùng một máy chủ vật lý, chia máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Mỗi VPS có hệ điều hành riêng, tài nguyên (CPU, RAM) và không gian lưu trữ riêng, cung cấp nhiều quyền kiểm soát hơn và hiệu suất ổn định hơn so với shared hosting. VPS thích hợp cho các website hoặc ứng dụng cần nhiều tài nguyên hơn và yêu cầu quyền truy cập cao hơn.

3.3. WordPress Hosting là gì?

Đây là loại hosting được tối ưu hóa đặc biệt cho WordPress, bao gồm các công cụ và cấu hình đặc biệt như cài đặt một cú nhấp chuột, tự động cập nhật, và các tính năng bảo mật tích hợp. Các nhà cung cấp thường cung cấp hỗ trợ kỹ thuật chuyên biệt cho WordPress, giúp dễ dàng quản lý và vận hành website WordPress. WordPress Hosting thích hợp cho các website WordPress để cải thiện hiệu suất và bảo mật.

Hosting là gì
Host WordPress tối ưu cho website chạy mã nguồn WordPress.

Xem thêm: Managed Hosting & Managed WordPress Hosting là gì?

3.4. Cloud hosting là gì?

Cloud hosting hay Cloud server là dịch vụ lưu trữ ảo hóa các tài nguyên tính toán và các ứng dụng, cung cấp cho khách hàng khả năng xử lý không giới hạn các lưu lượng truy cập lớn. Trong đó, các tài nguyên lưu trữ của khách hàng được phân bổ linh động trên nhiều máy chủ ảo được kết nối và quản lý bởi công nghệ Cloud.

Cloud hosting thường được sử dụng để lưu trữ và vận hành các trang web, ứng dụng…. yêu cầu độ tin cậy, tính linh hoạt, sẵn sàng và khả năng mở rộng cao.

Hosting là gì
Cloud Hosting nổi bật với tính linh hoạt và độ sẵn sàng cao.

Xem thêm: Cloud Hosting Windows là gì? | Nên mua Cloud Hosting Windows ở đâu?

3.5. SEO Hosting

SEO Hosting (còn được gọi là Multiple IP Hosting) là một loại dịch vụ hosting được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các chiến dịch SEO (Search Engine Optimization).

Với SEO Hosting, người dùng có thể đăng ký nhiều địa chỉ IP riêng biệt cho các trang web của họ. Việc sở hữu nhiều địa chỉ IP khác nhau giúp phân tách các trang web và tạo ra sự đa dạng IP, một yếu tố được cho là có lợi trong việc tối ưu hóa SEO và tăng cường khả năng xếp hạng của các trang web trên các công cụ tìm kiếm.

3.6. Reseller hosting

Reseller Hosting là một dịch vụ hosting mà người dùng (reseller) mua một khoảng tài nguyên lớn từ nhà cung cấp dịch vụ hosting, sau đó chia nhỏ và bán lại dưới dạng các gói hosting nhỏ hơn cho các khách hàng của mình.

Trong Reseller Hosting, reseller hoạt động như một nhà cung cấp dịch vụ hosting độc lập và có thể tùy chỉnh, quản lý và cung cấp dịch vụ hosting cho khách hàng của họ. Điều này giúp reseller có thể tạo ra doanh thu và lợi nhuận từ việc bán dịch vụ hosting mà không cần quản lý và duy trì các máy chủ riêng.

3.7. Hosting Windows

Hosting Windows là dịch vụ lưu trữ các trang web và ứng dụng trên máy chủ sử dụng hệ điều hành Windows Server của Microsoft. Hosting Windows hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình phổ biến như ASP.NET và .NET Framework, cũng như cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server.

Đây là lựa chọn phù hợp cho các trang web và ứng dụng được xây dựng trên nền tảng Microsoft và có yêu cầu sử dụng các công nghệ Windows đặc biệt.

Xem thêm: Nên chọn Hosting Linux hay Hosting Windows cho website

3.8. Hosting Linux

Hosting Linux là dịch vụ lưu trữ các trang web và ứng dụng trên máy chủ sử dụng hệ điều hành Linux. Hầu hết các trang web công cộng sử dụng hệ điều hành Linux vì nó có tính bảo mật cao, ổn định và phổ biến.

Hosting Linux hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình phổ biến như PHP, Python và Ruby, cũng như cơ sở dữ liệu như MySQL. Đây là lựa chọn phổ biến và linh hoạt cho các trang web đa dạng và yêu cầu sử dụng mã nguồn mở.

3.9. Database Hosting

Hosting là gì
Database hosting dành riêng cho việc lưu trữ cơ sở dữ liệu.

Trước khi tìm hiểu về Database Hosting, chúng ta cần hiểu rõ cơ sở dữ liệu là gì. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp có cấu trúc các dữ liệu được tổ chức và lưu trữ một cách có hệ thống. Ví dụ như danh sách khách hàng, sản phẩm, bài viết trên một website đều được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu.

Database Hosting là một dịch vụ cho phép bạn lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu của mình trên các máy chủ của một nhà cung cấp dịch vụ. Dịch vụ này cung cấp môi trường ổn định và bảo mật để lưu trữ các loại cơ sở dữ liệu như MySQL, PostgreSQL, SQL Server, Oracle, và NoSQL (như MongoDB, Cassandra). Thay vì tự mình cài đặt và quản lý một hệ thống cơ sở dữ liệu, bạn chỉ cần thuê một gói dịch vụ phù hợp và tập trung vào việc phát triển ứng dụng.

3.10. Unlimited Hosting

Unlimited Hosting cung cấp dung lượng lưu trữ và băng thông không giới hạn theo lý thuyết. Loại hosting này thích hợp cho các website có nhu cầu lưu trữ và băng thông lớn. Tuy nhiên, thực tế thì đa số các dịch vụ unlimited hosting có thể có các giới hạn về tài nguyên sử dụng hợp lý hoặc chính sách quản lý tài nguyên để ngăn chặn việc lạm dụng.

3.11. NVMe Hosting

NVMe Hosting sử dụng ổ đĩa NVMe (Non-Volatile Memory Express) để cung cấp tốc độ đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn nhiều so với ổ đĩa SSD thông thường. NVMe Hosting cung cấp hiệu suất cao hơn, giảm thời gian tải trang và cải thiện tốc độ truy cập dữ liệu, thích hợp cho các website và ứng dụng yêu cầu hiệu suất tối ưu.

3.12. Hosting Doanh Nghiệp

Hosting Doanh Nghiệp là gói hosting được thiết kế đặc biệt cho các doanh nghiệp với các tính năng nâng cao như bảo mật cao, hỗ trợ kỹ thuật 24/7, và khả năng mở rộng linh hoạt. Dịch vụ này thích hợp cho các doanh nghiệp cần một giải pháp hosting mạnh mẽ và tin cậy để hỗ trợ hoạt động kinh doanh trực tuyến.

3.13. Dedicated Hosting

Hosting là gì
Dedicated hosting hay còn gọi là dedicated server (máy chủ vật lý riêng).

Dedicated hosting hay dedicated server cung cấp một máy chủ vật lý hoàn toàn dành riêng cho một khách hàng. Điều này mang lại quyền kiểm soát tối đa và tài nguyên không chia sẻ, cung cấp hiệu suất cao và khả năng tùy chỉnh. Thích hợp cho các website hoặc ứng dụng lớn cần tài nguyên và hiệu suất tối ưu, nhưng có chi phí cao hơn.

Xem thêm: 1 Hosting chứa được bao nhiêu Website, Domain?

4. Các thông số cần biết khi mua hosting là gì?

Ở phần trên, chúng ta đã tìm hiểu web hosting là gì cách thức hoạt động, cũng như vai trò của Hosting. VinaHost sẽ tiếp tục giới thiệu về các thông số cần thiết quyết định chất lượng của dịch vụ hosting nhé!

4.1. Dung lượng lưu trữ (storage)

Dung lượng lưu trữ (ổ đĩa) thường có hai loại chính là HDD (Hard Disk Drive)SSD (Solid State Drive). Về cơ bản, SSD mang đến có tốc độ xử lý nhanh hơn cho hosting, chính vì vậy giá thành cũng cao hơn.

Hosting là gì?
Bạn nên chọn hosting SSD để tăng tốc cho hosting của mình.

4.2. Băng thông

Vai trò của băng thông đối với website hosting là gì? Băng thông (Bandwidth) là thông số cho biết lưu lượng dữ liệu được truyền đi trong một giây. Thường sẽ được định lượng theo tháng, vì thế nếu hết băng thông, bạn có thể liên hệ nhà cung cấp để mở rộng.

Băng thông web hosting càng lớn, tốc độ load web càng nhanh. Bạn nên theo dõi để cung cấp đủ lượng băng thông cần thiết cho Hosting để tránh ảnh hưởng đến tốc độ truy cập website.

4.3. CPU

CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm của máy chủ, quản lý và thực hiện các tác vụ tính toán và xử lý dữ liệu. Hiệu năng CPU quyết định khả năng xử lý và tải trọng mà máy chủ có thể xử lý cùng một lúc. Đối với các trang web có lưu lượng truy cập lớn hoặc yêu cầu xử lý phức tạp, cần chọn gói Hosting với CPU mạnh mẽ để đảm bảo trang web chạy thông suốt.

Xem thêm: GPU là gì? | Tính năng & Phân biệt giữa GPU và CPU

4.4. RAM

RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ ngẫu nhiên được sử dụng để lưu trữ dữ liệu tạm thời khi máy chủ thực hiện các tác vụ xử lý. RAM quyết định khả năng đồng thời xử lý của máy chủ.

Các trang web và ứng dụng phức tạp thường yêu cầu RAM cao hơn để đảm bảo xử lý nhanh chóng và hiệu quả. Chọn gói Hosting với dung lượng RAM phù hợp để đáp ứng yêu cầu của trang web.

4.5. Hệ điều hành

Mỗi hosting cần chạy hệ điều hành riêng. Các hệ điều hành phổ biến hiện nay là LinuxWindows. Linux Hosting phù hợp với các mã nguồn PHP như WordPress, Joomla, NukeViet, Drupal… Windows hosting phù hợp để lưu trữ các ngôn ngữ ASP.NET.

4.6. Số lượng tên miền

Số lượng tên miền trong hosting (domain hosting) đề cập đến số lượng tên miền mà bạn có thể liên kết hoặc lưu trữ trên một gói dịch vụ hosting cụ thể, bao gồm:

  • Primary Domain (Tên miền chính)
  • Addon Domains (Tên miền bổ sung)
  • Subdomains (Tên miền phụ)
  • Parked Domains (Tên miền trỏ về)

MUA TÊN MIỀN GIÁ RẺ

Số lượng tên miền trong hosting quan trọng vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng:

  • Quản lý nhiều trang web: Nếu bạn muốn chạy nhiều trang web từ cùng một gói hosting, bạn cần một gói hỗ trợ nhiều addon domain. Điều này giúp tiết kiệm chi phí và quản lý dễ dàng hơn.
  • Khả năng mở rộng: Số lượng tên miền cho phép bạn dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh hoặc phát triển các dự án mới mà không cần mua thêm gói hosting riêng biệt.
  • SEO và Marketing: Với nhiều tên miền, bạn có thể phát triển các chiến dịch marketing khác nhau hoặc nhắm mục tiêu vào các thị trường khác nhau mà không cần tạo nhiều trang web mới.

Xem thêm: [Bật Mí] Sau khi mua tên miền thì làm gì? | 7 Điều bạn cần biết

4.7. Sub Domain

Sub Domain được hiểu là phần mở rộng của tên miền chính, có thể hoạt động như một tên miền bình thường. Ví dụ vinahost.vn là tên miền chính, thì Sub Domain là kb.vinahost.vn.

4.8. Addon Domain

Addon domain là cách gọi của tên miền được thêm vào hosting của bạn và đóng vai trò như tên miền chính thức. Sử dụng addon domain giúp bạn chạy nhiều website với domain khác nhau trên cùng một hosting.

4.9. Các tham số bảo mật

Để tăng cường sự an toàn, bảo mật, hosting thường được tích hợp các tính năng như:

  • Chứng chỉ số SSL (Secure Sockets Layer): Đây là tên gọi của công nghệ bảo mật, truyền thông mã hoá giữa Web server và browser. SSL cài trên website là dấu hiệu giúp khách hàng nhận biết được tính xác thực, tin cậy của website.
  • SSL mã hóa dữ liệu và đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và khách hàng được an toàn, tránh nguy cơ bị rò rỉ hoặc bị can thiệp. Dấu hiệu nhận biết của SSL là ổ khóa màu hiển thị trên url khi truy cập website.
  • Tính năng anti-virus, quét mã độc, phòng chống tấn công DDoS: Đây là các tính năng/công cụ cần thiết giúp bảo vệ hosting khỏi sự tấn công từ virus, hacker hoặc các đối thủ cạnh tranh khác, bảo vệ an toàn dữ liệu.

4.10. Sao lưu, phục hồi

Sao lưu và phục hồi (data backup) là quá trình tạo ra và lưu trữ bản sao của dữ liệu nhằm mục đích tránh mất dữ liệu và sẵn sàng khôi phục khi có sự cố xảy ra. Hiện tại các nhà cung cấp hosting đều cung cấp tính năng sao lưu và khôi phục dữ liệu tự động. Bạn cần lưu ý điều này khi chọn mua web hosting.

5. So sánh sự khác nhau giữa Hosting và tên miền

Để hiểu rõ sự khác nhau giữa hosting và tên miền, bạn có thể xem qua bảng so sánh dưới đây của VinaHost nhé:

Tiêu chíHostingTên miền (Domain)
Định nghĩaKhông gian lưu trữ dữ liệu website trên máy chủĐịa chỉ để truy cập website trên Internet
Chức năngLưu trữ và vận hành các tệp, dữ liệu của websiteĐịnh danh địa chỉ trang web (ví dụ: www.vinahost.vn)
Yêu cầuCần thiết để website hoạt động và truy cập đượcCần thiết để người dùng truy cập vào website
Thành phầnMáy chủ, băng thông, dung lượng lưu trữTên miền, phần mở rộng (.com, .net, .org)
Liên kếtKết nối với tên miền để hiển thị websiteTrỏ đến hosting để liên kết với nội dung website
Chi phíThường tính theo tháng hoặc nămThường tính theo năm
Quản lýCần quản lý tài nguyên và bảo mậtCần gia hạn và bảo vệ quyền sở hữu

6. So sánh sự khác nhau giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí

Hosting miễn phí
Hosting miễn phí là giải pháp lưu trữ phù hợp với học sinh sinh viên.

Ở phần này, VinaHost sẽ giúp bạn so sánh sự khác nhau giữa Hosting trả phí và Hosting miễn phí qua bảng sau:

Tiêu chíHosting Trả PhíHosting Miễn Phí
Chi phíNgười dùng phải trả phí hàng tháng hoặc hàng nămKhông mất phí
Dung lượng lưu trữThường không giới hạn hoặc giới hạn lớnDung lượng lưu trữ hạn chế
Băng thôngBăng thông cao hoặc không giới hạnBăng thông thấp, có giới hạn
Quảng cáoKhông có quảng cáo bắt buộcThường có quảng cáo từ nhà cung cấp
Tên miềnCho phép sử dụng tên miền riêngThường phải sử dụng tên miền phụ (subdomain)
Hỗ trợ kỹ thuậtHỗ trợ kỹ thuật 24/7, chuyên nghiệpHỗ trợ kỹ thuật hạn chế hoặc không có
Bảo mậtBảo mật cao, có các tính năng bảo vệ nâng caoBảo mật yếu, ít tính năng bảo vệ
Hiệu suấtHiệu suất ổn định và caoHiệu suất không ổn định, thường chậm
Tính năng bổ sungNhiều tính năng bổ sung, như sao lưu, SSLTính năng hạn chế, ít hoặc không có
Khả năng mở rộngDễ dàng nâng cấp khi cầnKhả năng mở rộng bị giới hạn

Xem thêm: Top 20+ Web Hosting Free [Miễn Phí] Tốt Nhất

7. Nên lựa chọn Hosting Việt Nam hay Hosting nước ngoài

Để trả lời câu hỏi này, trước hết, VinaHost sẽ so sánh hai dịch vụ hosting này thông qua bảng dưới đây để bạn có cái nhìn tổng quan hơn:

Tiêu chíHosting Nước NgoàiHosting tại Việt Nam
Tốc độ truy cậpTốc độ truy cập nhanh với người dùng quốc tế, chậm hơn với người dùng Việt NamTốc độ truy cập nhanh với người dùng tại Việt Nam, có thể chậm hơn với quốc tế
Hỗ trợ kỹ thuậtHỗ trợ bằng tiếng Anh, chênh lệch múi giờ có thể gây khó khănHỗ trợ bằng tiếng Việt, dễ tiếp cận và nhanh chóng
Chi phíThường cao hơn, đặc biệt với dịch vụ chất lượng caoThường rẻ hơn, phù hợp với người dùng Việt Nam
Chất lượng dịch vụĐa dạng tính năng, cơ sở hạ tầng mạnh, nhiều lựa chọnĐáp ứng tốt nhu cầu trong nước, nhưng có thể ít tùy chọn cao cấp hơn
Đường truyền quốc tếCó kết nối tốt với các nước khác, nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi đứt cáp quangÍt bị ảnh hưởng bởi đứt cáp quang khi truy cập nội địa
Pháp lý và thanh toánCần hỗ trợ thanh toán quốc tế, có thể gặp khó khăn về pháp lýThanh toán dễ dàng, tuân thủ pháp luật Việt Nam
Hỗ trợ SEOTốt cho SEO quốc tế, nhưng có thể ảnh hưởng SEO tại Việt NamTối ưu cho SEO tại Việt Nam do vị trí máy chủ gần

Vậy, ta có thể thấy, nên lựa chọn Hosting Việt Nam trong trường hợp:

  • Cần IP tại Việt Nam
  • Tập trung phát triển tại thị trường Việt Nam và các nước lân cận
  • Ưu tiên băng thông nội địa, tối ưu tốc độ load, tránh tình trạng mất kết nối do các sự cố cáp quang biển

Nên lựa chọn Hosting nước ngoài nếu:

  • Cần IP tại một quốc gia khác, server đặt ở quốc gia nào sẽ sử dụng IP của quốc gia đó
  • Cần phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường tại quốc gia đó hoặc các khu vực lân cận
  • Muốn tránh các sự cố về đường truyền cáp quang có thể xảy ra, tối ưu được tốc độ tải và thuận tiện hơn trong quá trình đăng ký và sử dụng dịch vụ tại chính quốc gia đó

Xem thêm: [Tìm Hiểu] 12 nhà đăng ký Hosting nước ngoài Tốt Nhất

8. Các yếu tố lựa chọn nhà cung cấp Hosting phù hợp cho người mới

Hosting giá rẻ
Việc lựa chọn một nhà cung cấp hosting phù hợp là bước đầu tiên quan trọng để xây dựng một website thành công.

Việc lựa chọn một nhà cung cấp hosting phù hợp là bước đầu tiên quan trọng khi bạn muốn xây dựng một website. VinaHost sẽ phân tích chi tiết từng yếu tố để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất!

8.1. Tính tin cậy

Tính tin cậy của một nhà cung cấp Hosting phản ánh khả năng duy trì thời gian hoạt động (uptime) cao và ít gặp sự cố.

Đối với người dùng mới, việc website luôn có sẵn và truy cập được là rất quan trọng. Thời gian ngừng hoạt động (downtime) có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm người dùng và uy tín của website.

Hãy tìm kiếm nhà cung cấp có cam kết về thời gian hoạt động trên 99.9%.và đọc các đánh giá của khách hàng để xem xét kinh nghiệm của người dùng trước đó.

8.2. Độ bảo mật

Độ bảo mật của dịch vụ Hosting bao gồm các biện pháp bảo vệ dữ liệu và website khỏi các mối đe dọa như hacker, phần mềm độc hại, và vi phạm dữ liệu. Người dùng mới có thể chưa có nhiều kinh nghiệm về bảo mật, vì vậy việc chọn nhà cung cấp có hệ thống bảo mật mạnh mẽ là rất quan trọng để bảo vệ website và dữ liệu khách hàng.

Do đó, bạn cần ưu tiên tìm kiếm nhà cung cấp có chứng chỉ SSL miễn phí, tường lửa, bảo vệ DDoS, và sao lưu dữ liệu tự động. Đồng thời, hãy xem xét các tính năng bảo mật bổ sung mà nhà cung cấp có thể cung cấp.

8.3. Khả năng mở rộng

Khả năng mở rộng của một dịch vụ Hosting là khả năng tăng hoặc giảm tài nguyên như dung lượng lưu trữ, băng thông, và số lượng tên miền khi nhu cầu thay đổi. Đầu tiên, bạn có thể bắt đầu với một website nhỏ, nhưng vẫn nên ưu tiên chọn hosting có khả năng mở rộng dịch vụ khi website phát triển và thu hút nhiều lưu lượng truy cập hơn.

Bạn nên lựa chọn nhà cung cấp Hosting có các gói dịch vụ linh hoạt, dễ dàng nâng cấp mà không cần phải di chuyển sang nhà cung cấp khác bằng cách kiểm tra các tùy chọn nâng cấp hoặc thay đổi gói dịch vụ.

8.4. Nhu cầu sử dụng

Nhu cầu sử dụng ở đây sẽ bao gồm loại website, lượng truy cập dự kiến, và các tính năng kỹ thuật mà người dùng cần. Việc lựa chọn Hosting phải phù hợp với nhu cầu cụ thể của website, chẳng hạn như blog cá nhân, cửa hàng trực tuyến, hay trang tin tức.

Do đó, bạn cần xác định rõ loại website và các yêu cầu cụ thể như dung lượng lưu trữ, khả năng xử lý lưu lượng truy cập, và các tính năng cần thiết (cơ sở dữ liệu, ngôn ngữ lập trình, ứng dụng) và chọn gói dịch vụ đáp ứng tốt những yêu cầu này.

8.5. Chi phí

Chi phí bao gồm giá của các gói Hosting cũng như các chi phí phát sinh khác như phí đăng ký tên miền, phí gia hạn, hoặc các dịch vụ bổ sung. Đối với người dùng có ngân sách hạn chế, hãy tìm kiếm một gói Hosting có chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu.

Ngoài ra, bạn cũng nên so sánh chi phí của các nhà cung cấp khác nhau, lưu ý đến các chương trình khuyến mãi, và kiểm tra kỹ các điều khoản về phí gia hạn để đảm bảo không có các khoản phí ẩn phát sinh.

8.6. Chính sách chăm sóc khách hàng

Chính sách chăm sóc khách hàng của một nhà cung cấp hosting sẽ bao gồm dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ khách hàng, thanh toán, hậu mãi cũng như nguồn tài nguyên, tài liệu hướng dẫn mà nhà cung cấp Hosting cung cấp cho người dùng.

Người dùng mới có thể gặp khó khăn khi thiết lập và quản lý website, do đó, sự hỗ trợ từ nhà cung cấp là rất cần thiết để giải quyết các vấn đề kịp thời.

Do đó, hãy ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp có hỗ trợ khách hàng 24/7 qua nhiều kênh như chat, email, điện thoại, và đọc các đánh giá của khách hàng cũ để biết chất lượng hỗ trợ thực tế của họ.

Xem thêm: TOP 20 Nhà Cung Cấp Dùng Thử Hosting Uy Tín Nhất

9. Các yếu tố lựa chọn Hosting phù hợp với nhu cầu

Hosting là gì
Bạn cần chọn gói Hosting với tốc độ tải trang nhanh và thời gian hoạt động cao.

Để lựa chọn hosting phù hợp với nhu cầu của bạn, hãy xem xét các yếu tố sau đây:

  • Yêu cầu trang web: Xác định yêu cầu cụ thể của trang web của bạn, bao gồm loại trang web (blog, thương mại điện tử, diễn đàn, v.v.), kích thước trang web, số lượng lượt truy cập dự kiến và tính năng đặc biệt mà trang web cần.
  • Hiệu suất và tốc độ: Chọn gói Hosting với tốc độ tải trang nhanh và thời gian hoạt động cao. NVMe Hosting và Cloud Hosting thường có hiệu suất tốt hơn.
  • Băng thông: Đảm bảo hosting cung cấp đủ băng thông để đáp ứng lưu lượng truy cập dự kiến của trang web. Nếu trang web có nhu cầu về video hoặc hình ảnh lớn, cần chọn gói hosting có băng thông lớn.
  • Hỗ trợ ngôn ngữ lập trình và cơ sở dữ liệu: Kiểm tra xem hosting có hỗ trợ ngôn ngữ lập trình mà trang web của bạn sử dụng (ví dụ: PHP, Python, Ruby) và cơ sở dữ liệu (ví dụ: MySQL, PostgreSQL) không.
  • Bảo mật: Đặc biệt đối với các trang web thương mại điện tử hoặc chứa thông tin nhạy cảm, hãy chọn hosting có các tính năng bảo mật như SSL, firewall, và công nghệ chống tấn công DDoS.
  • Tỉ lệ Uptime cao: Đảm bảo nhà cung cấp hosting cam kết với tỷ lệ uptime đáng tin cậy (ví dụ: 99.9% uptime) để trang web của bạn luôn hoạt động một cách ổn định và không bị gián đoạn.
  • Hỗ trợ và chăm sóc khách hàng: Xem xét chất lượng và tính sẵn lòng của dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng, đảm bảo bạn có thể nhận được sự hỗ trợ kịp thời và chuyên nghiệp khi gặp sự cố hoặc cần giúp đỡ.
  • Giá cả: Xác định ngân sách của bạn và tìm kiếm các gói hosting phù hợp với giá trị và yêu cầu của bạn.

Xem thêm: Hosting thương mại điện tử là gì? | Top 6 nhà cung cấp uy tín

10. Nên mua Hosting ở đâu uy tín, tốt nhất?

Tại thị trường Việt Nam, công nghệ lưu trữ có chất lượng không hề thua kém với nước ngoài. Thời kì bùng nổ của mảng hosting – website – domain có thể nói là khoảng những năm 2005 – 2015, khi người người nhà nhà bắt đầu làm website và cần sử dụng hosting. Nhu cầu mạnh mẽ đó đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của hàng loạt các công ty hosting uy tín trên thị trường, tiêu biểu là VinaHost, PAVietnam, Mắt Bão, Nhân Hòa, Vietnix, TinoHost, 123Host

Hosting là gì
VinaHost có 15 năm kinh nghiệp trong lĩnh vực hosting – server

Trong số đó, VinaHost đã trở thành sự lựa chọn của nhiều khách hàng nhờ dịch vụ chất lượng, giá tốt cùng đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp. Với hơn 16+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Máy Chủ – Hosting – Cloud nói riêng cùng các dịch vụ công nghệ khác nói chung, VinaHost đã mở rộng hoạt động trên toàn cầu và phục vụ cho hàng ngàn khách hàng tại Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan,.. và nhiều quốc gia khác.

Tại VinaHost, chúng tôi có các tư vấn viên chuyên nghiệp, các chuyên gia quản trị hệ thống, các nhà phát triển và lập trình viên, chuyên gia bảo mật… với năng lực và kinh nghiệm dày dặn có thể tạo ra các giải pháp tối ưu nhất cho mọi khách hàng cá nhân, doanh nghiệp.

Hosting là gì
Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật tại VinaHost.

Hiện tại, VinaHost cung cấp các dịch vụ và giải pháp công nghệ chính sau:

Hosting

Server 

  • Dedicated Server & Colocation
  • Proxy/Web DDoS Filter

Cloud & VPS

  • Public Cloud
  • Private Cloud
  • Cloud Backup
  • CDN & Networking
  • VPS

Email doanh nghiệp

Dịch vụ khác

  • thiết
  • Domain
  • SSL
  • License
  • Software

Sau hơn 15 năm hoạt động, VinaHost xây dựng được mối quan hệ đối tác và khách hàng sâu rộng trong và ngoài nước:

  • Đối tác: Alibaba Cloud, Microsoft, Cisco, eNom, Supermicro…
  • Khách hàng: Vinamilk, Nguyen Kim, Thien Hoa, Topica, Meta.vn, Bamboo Airways, VNNIC…

12.1. Vai trò của Web Hosting đối với doanh nghiệp như thế nào?

Web Hosting đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động, hiệu suất và sự thành công của các trang web và dịch vụ trực tuyến của doanh nghiệp. Sau đây là những vai trò chính của Web Hosting đối với doanh nghiệp:

  • Hiện diện trực tuyến: Cung cấp nền tảng để doanh nghiệp có thể hoạt động và quảng bá trên Internet.
  • Đảm bảo hiệu suất: Đảm bảo website luôn sẵn sàng và tải nhanh, cải thiện trải nghiệm người dùng.
  • Hỗ trợ kinh doanh: Lưu trữ dữ liệu, quản lý ứng dụng và dịch vụ trực tuyến.
  • Bảo mật dữ liệu: Cung cấp các biện pháp bảo vệ như sao lưu và chứng chỉ SSL.
  • Khả năng mở rộng: Dễ dàng nâng cấp tài nguyên khi nhu cầu tăng cao.
  • Hỗ trợ khách hàng: Cung cấp dịch vụ hỗ trợ 24/7 và công cụ quản lý.
  • Tối ưu hóa SEO: Cải thiện tốc độ tải trang và ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng tìm kiếm.

12.2. Hosting có ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Hosting đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO). Mặc dù nội dung chất lượng là yếu tố cốt lõi của SEO, nhưng một hosting chất lượng sẽ giúp tăng cường hiệu quả của các nỗ lực SEO của bạn. Cụ thể như sau:

  • Thời gian tải trang nhanh: Google ưu tiên những trang web tải nhanh. Hosting tốt cung cấp các máy chủ mạnh mẽ, kết nối mạng ổn định, giúp giảm thiểu thời gian tải trang.
  • Trải nghiệm người dùng: Tốc độ tải trang nhanh mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, giúp họ ở lại website lâu hơn và tương tác nhiều hơn.
  • Website luôn sẵn sàng: Một website hoạt động ổn định, không bị gián đoạn sẽ được Google đánh giá cao hơn.
  • Lượng truy cập: Website luôn sẵn sàng tiếp nhận lượt truy cập, giúp tăng khả năng thu thập dữ liệu của Google.
  • An toàn cho website: Một hosting bảo mật tốt sẽ bảo vệ website của bạn khỏi các cuộc tấn công, mã độc.
  • Uy tín với Google: Google đánh giá cao các website an toàn, không chứa mã độc hại.
  • Tích hợp với các công cụ khác: Hosting có thể tích hợp dễ dàng với các công cụ phân tích, marketing khác để bạn theo dõi và cải thiện hiệu quả SEO.
  • Địa chỉ IP độc lập: Nếu nhiều website chia sẻ cùng một địa chỉ IP, website của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu các website khác gặp vấn đề. Địa chỉ IP độc lập giúp cải thiện uy tín của website trong mắt Google.
Hosting là gì
Hosting ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả SEO.

12.3. Hosting có ảnh hưởng đến hiệu suất trang web không?

Hiệu suất trang web, hay nói cách khác là tốc độ tải trang, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm. Một hosting chất lượng sẽ giúp website của bạn hoạt động ổn định, tốc độ nhanh và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.

Hosting ảnh hưởng đến hiệu suất trang web thông qua các yếu tố như:

  • Tốc độ máy chủ: Máy chủ càng mạnh mẽ, cấu hình càng cao thì tốc độ xử lý yêu cầu của người dùng càng nhanh, giúp trang web tải nhanh hơn.
  • Băng thông: Băng thông cao cho phép truyền tải dữ liệu nhanh chóng, giảm thiểu tình trạng giật lag khi truy cập.
  • Dung lượng đĩa: Dung lượng đĩa đủ sẽ giúp website hoạt động ổn định, không bị gián đoạn do thiếu không gian lưu trữ.
  • Thời gian hoạt động: Một hosting có thời gian hoạt động cao (uptime) đảm bảo website của bạn luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng.
  • Vị trí trung tâm dữ liệu: Trung tâm dữ liệu càng gần với đối tượng khách hàng của bạn thì tốc độ truy cập sẽ càng nhanh.

Xem thêm: PHP Hosting là gì? | [Lý do] nên lựa chọn PHP Hosting

12.4. Đối với Website WordPress nên lựa chọn gói Hosting nào?

Đối với Website WordPress, lựa chọn gói Hosting phù hợp nhất là WordPress Hosting (hoặc Managed WordPress Hosting). Đây là gói hosting được tối ưu hóa đặc biệt cho WordPress, đảm bảo hiệu suất và trải nghiệm tốt nhất cho người dùng nhờ các tính năng:

  • Tối ưu hóa cho WordPress: WordPress Hosting được tối ưu hóa đặc biệt để hoạt động tốt với WordPress. Hệ thống được cấu hình để hỗ trợ các yêu cầu đặc biệt của WordPress, giúp trang web chạy nhanh và mượt mà.
  • Cài đặt tự động và cập nhật: Nhà cung cấp WordPress Hosting thường cung cấp cài đặt tự động của WordPress, giúp bạn dễ dàng cài đặt trang web một cách nhanh chóng. Ngoài ra, hệ thống cũng tự động cập nhật phiên bản mới nhất của WordPress, giúp bảo mật và tối ưu hóa trang web.
  • Bảo mật cao cấp: WordPress Hosting thường đi kèm với các biện pháp bảo mật cao cấp, bao gồm chứng chỉ SSL, bảo vệ chống tấn công DDoS và quét mã độc, giúp bảo vệ trang web khỏi các mối đe dọa an ninh.
  • Hỗ trợ chuyên gia về WordPress: Nhà cung cấp WordPress Hosting có đội ngũ hỗ trợ chuyên gia về WordPress, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật và hỗ trợ mọi thao tác quản trị website WordPress.
  • Hiệu suất cao và tốc độ truy cập nhanh: Với cấu hình tối ưu và hạ tầng mạng mạnh mẽ, WordPress Hosting đảm bảo hiệu suất cao và tốc độ truy cập nhanh cho trang web của bạn.

12.5. Server Hosting là gì?

Server Hosting là dịch vụ cung cấp không gian và tài nguyên trên máy chủ để lưu trữ và vận hành các ứng dụng, website, và dịch vụ trực tuyến.

Server Hosting bao gồm nhiều loại, từ Shared Hosting (chia sẻ máy chủ với các website khác) cho đến Dedicated Server Hosting (máy chủ dành riêng cho một khách hàng) và Cloud Hosting (sử dụng nhiều máy chủ ảo để linh hoạt tài nguyên).

Server Hosting đảm bảo hiệu suất tối ưu, bảo mật, và khả năng mở rộng cho các dịch vụ trực tuyến, đồng thời có thể đi kèm với các dịch vụ quản lý và hỗ trợ kỹ thuật tùy thuộc vào loại hình dịch vụ và nhu cầu của người sử dụng.

12.6. Quản lý Hosting là gì?

Quản lý Hosting là quá trình kiểm soát và bảo trì dịch vụ Hosting để đảm bảo website và ứng dụng trực tuyến hoạt động hiệu quả. Quá trình này thường gồm cấu hình máy chủ, thực hiện bảo trì và cập nhật phần mềm, giám sát hiệu suất, thực hiện sao lưu dữ liệu, và quản lý bảo mật để bảo vệ khỏi các mối đe dọa.

Ngoài ra, quản lý Hosting còn bao gồm việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và duy trì sự ổn định của hệ thống. Tùy thuộc vào dịch vụ Hosting, quản lý có thể được thực hiện bởi nhà cung cấp dịch vụ hoặc do người dùng tự quản lý.

Xem thêm: 20 Phần Mềm Quản Lý Hosting Đơn Giản Và Hiệu Quả

12.7. Gia hạn Hosting là gì?

Hosting là gì
Bạn cần đóng phí gia hạn hosting kịp thời để tránh gián đoạn dịch vụ.

Gia hạn Hosting là quá trình gia hạn thời gian sử dụng dịch vụ Hosting sau khi gói dịch vụ hiện tại sắp hết hạn. Khi bạn mua một gói Hosting, nó thường có thời hạn cụ thể, như 1 năm, 2 năm hoặc 3 năm. Để tiếp tục sử dụng dịch vụ mà không bị gián đoạn, bạn cần thực hiện gia hạn trước khi hết hạn.

Quá trình gia hạn thường bao gồm:

  • Thanh toán: Cung cấp thanh toán cho nhà cung cấp dịch vụ Hosting để gia hạn gói dịch vụ cho một khoảng thời gian mới.
  • Cập nhật thông tin: Cập nhật thông tin tài khoản và thanh toán nếu cần thiết.
  • Xác nhận gia hạn: Nhận xác nhận từ nhà cung cấp về việc gia hạn thành công và thời gian hiệu lực mới.

Việc gia hạn Hosting đúng hạn là quan trọng để tránh mất mát dữ liệu hoặc gián đoạn dịch vụ của website.

12.8. Tài khoản hosting là gì?

Tài khoản Hosting là một tài khoản được cấp cho người dùng để quản lý dịch vụ Hosting mà họ đã đăng ký. Tài khoản này cho phép người dùng truy cập và điều chỉnh các cài đặt liên quan đến máy chủ và website của họ. Các chức năng chính của tài khoản Hosting thường bao gồm:

  • Quản lý website: Cung cấp quyền truy cập để tải lên, chỉnh sửa và quản lý các tệp và dữ liệu của website.
  • Cấu hình máy chủ: Cho phép người dùng cấu hình các thông số kỹ thuật của máy chủ như cơ sở dữ liệu, email, và bảo mật.
  • Theo dõi hiệu suất: Cung cấp thông tin về hiệu suất máy chủ, băng thông sử dụng, và lưu lượng truy cập.
  • Sao lưu và kkhôi phục: Cho phép quản lý các bản sao lưu dữ liệu và khôi phục nếu cần thiết.
  • Quản lý tài khoản: Cập nhật thông tin thanh toán, gia hạn dịch vụ, và xử lý các vấn đề liên quan đến tài khoản.

Tài khoản Hosting thường được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ Hosting và có thể truy cập thông qua một giao diện web hoặc ứng dụng quản lý.

12.9. Hosting và domain là gì?

HostingDomain là hai thành phần cơ bản của bất kỳ trang web nào, nhưng chúng phục vụ các mục đích khác nhau:

  • Hosting: Là dịch vụ cung cấp không gian lưu trữ trên máy chủ để lưu trữ các tệp của website, bao gồm HTML, CSS, hình ảnh và cơ sở dữ liệu. Hosting đảm bảo rằng website có thể truy cập từ Internet bằng cách giữ các tệp và dữ liệu trên một máy chủ mà người dùng có thể truy cập từ bất kỳ đâu. Nó bao gồm các loại như shared hosting, VPS hosting, dedicated hosting và cloud hosting, tùy thuộc vào nhu cầu về tài nguyên và hiệu suất.
  • Domain: Là tên miền của website, là địa chỉ mà người dùng gõ vào trình duyệt để truy cập trang web, ví dụ như www.example.com. Domain là một phần của hệ thống tên miền (DNS) giúp chuyển đổi tên miền dễ nhớ thành địa chỉ IP của máy chủ nơi website được lưu trữ. Tên miền cần phải được đăng ký và duy trì để đảm bảo rằng website của bạn có thể được tìm thấy trên Internet.

Xem thêm: Lifetime Hosting là gì? | Lúc nào nên chọn Hosting Lifetime

12.10. Gói hosting là gì?

Gói Hosting là dịch vụ cung cấp không gian lưu trữ và tài nguyên máy chủ để vận hành website hoặc ứng dụng trực tuyến. Nó bao gồm dung lượng lưu trữ, băng thông, loại hosting (như shared, VPS, hoặc dedicated), và các tính năng bổ sung như bảo mật và sao lưu.

Nói tóm lại, gói hosting cung cấp một tập hợp các tài nguyên và dịch vụ cần thiết để vận hành và duy trì một website hoặc ứng dụng trực tuyến. Mỗi gói hosting có các đặc điểm và tài nguyên khác nhau, phù hợp với nhu cầu của người dùng. Gói hosting có thể được thuê theo tháng hoặc năm.

12.11. Chi phí trung bình của một gói Hosting là bao nhiêu?

Chi phí trung bình của một gói Hosting phụ thuộc vào loại dịch vụ và nhà cung cấp. Dưới đây là mức giá ước chừng cho từng loại hosting tùy thuộc vào tài nguyên sử dụng tại nhà cung cấp VinaHost:

  • Shared Hosting: Từ khoảng 15,000 VNĐ/tháng trở lên.
  • VPS Hosting: Từ khoảng 70,000 VNĐ/tháng trở lên.
  • Dedicated Hosting: Từ khoảng 200,000 VNĐ/tháng trở lên.
  • Cloud Hosting: Từ khoảng 1,800,000 VNĐ/tháng trở lên.

Xem thêm: Private Hosting là gì? | Tính ứng dụng của Private Hosting

13. Tổng kết

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ dịch vụ hosting là gì cũng như biết cách lựa chọn dịch vụ hosting phù hợp nhất với nhu cầu và ngân sách của mình. Bạn có thể xem thêm các bài viết khác của VinaHost tại đây hoặc liên hệ theo thông tin sau để được hỗ trợ nhé!

Xem thêm một số bài viết khác:

Podcast Hosting là gì? | Cách lựa chọn Podcast Hosting tốt

Java Hosting là gì | Top 6 nhà cung cấp Java Hosting ‘xịn’

Nodejs Hosting Là Gì? | [Lý Do] Nên Sử Dụng Nodejs Hosting

Hướng dãn tự tạo Hosting tại nhà chi tiết, đơn giản, dễ dàng

Đánh giá
5/5 - (15 bình chọn)
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận
    Tổng lượt truy cập: lượt xem